Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối (John C. Maxwell)

Giao tiếp thành công không đơn thuần chỉ là truyền đạt thông tin, mà còn phải tạo nên sợi dây kết nối đặc biệt và gieo những cảm xúc tích cực cho người tiếp nhận. Số ít những người kết nối được với mọi người là những người có khả năng lãnh đạo và tạo sức ảnh hưởng lớn lao trong tổ chức của mình.

Trong cuốn sách Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối, John Maxwell đã tổng kết 5 nguyên tắc nền tảng khi kết nối với mọi người. Từ đó tác giả đưa ra 5 ứng dụng hành động để giúp bạn kết nối thành công - với một người, một nhóm, với khán giả, hay bất kì ai bạn muốn.

“Hãy học cách kết nối để thay đổi cuộc sống của bạn!”

Tháng trước, Sangeeth Varghese, tác giả, nhà báo chuyên mục kiêm người sáng lập LeadCap, một tổ chức đào tạo các nhà lãnh đạo ở Ấn Độ đã gọi cho tôi từ nước ngoài. Ông phỏng vấn tôi cho bài đăng trên Tạp chí Forbes. Tôi rất thích trò chuyện với Sangeeth, nhưng chúng tôi đã gặp chút trục trặc vì đường truyền điện thoại không được tốt lắm. Chúng tôi đã bị ngắt kết nối đến gần 10 lần. Phút trước, chúng tôi còn đang nói rôm rả về nghệ thuật lãnh đạo, thì ngay phút sau đã là những tiếng tút dài báo ngắt kết nối.

Ai cũng từng gặp vấn đề này khi trò chuyện qua điện thoại. Đó là lý do Verizon đã thực hiện một chiến dịch mang tên “Các bạn có nghe thấy tôi nói gì không?” Khi cuộc gọi bị gián đoạn, các bạn có biết không? Các bạn phản ứng thế nào? Các bạn cảm thấy ra sao? Khó chịu? Thất vọng? Hay tức giận? Tìm mua: Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối TiKi Lazada Shopee

Bạn đã bao giờ nghĩ đến các nguyên nhân khiến kết nối bị gián đoạn chưa? Kết nối bị gián đoạn làm mất thời gian, gián đoạn mạch thông tin và làm giảm năng suất của bạn. Như vậy, kết nối là mạch nguồn của giao tiếp.

Kết nối gián đoạn qua điện thoại có thể dễ dàng nhận biết, vậy khi bạn giao tiếp trực tiếp với mọi người thì sao? Bạn có biết khi nào kết nối được tạo ra? Hay khi nào kết nối bắt đầu xấu đi? Bạn có xác định được thời điểm giao tiếp có dấu hiệu bị gián đoạn không? Sự thật là hầu hết mọi người đều mù mờ về các yếu tố này khi kết nối trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Đối với tôi, khi tương tác với mọi người, dù là một người, một nhóm, hay đám đông khán giả, tôi biết mình vừa kết nối khi cảm nhận được:

• Nỗ lực đặc biệt - mọi người đều nỗ lực.

• Sự đánh giá tự nguyện - họ nói những điều tích cực.

• Sự cởi mở - họ thể hiện sự tin tưởng.

• Giao tiếp tăng cường - họ mở lòng hơn.

• Trải nghiệm thú vị - mọi người cảm thấy thú vị về những gì họ đang làm.

• Sự gắn bó về mặt tình cảm - họ giao tiếp bằng cảm xúc.

• Nhiệt huyết - “pin” năng lượng cảm xúc của họ được sạc đầy khi chúng tôi ở cùng nhau.

• Sự đồng tâm hiệp lực ngày càng tăng - hiệu quả làm việc của họ đạt mức cao nhất.

• Tình yêu vô điều kiện - họ chấp thuận mà không có bất cứ sự đề phòng nào.

Bất cứ khi nào tương tác với mọi người và nhận thấy những dấu hiệu này, tôi biết mình đang kết nối. Tôi biết mình cần gì để kết nối với người khác và phán đoán được thời điểm thành công.

Còn bạn, khi tương tác trực tiếp với một người nào đó quan trọng trong cuộc sống, bạn có nhận thấy những tín hiệu này không? Khi chủ trì một cuộc họp hay tham dự một hoạt động nhóm, bạn có thấy rõ những đặc điểm kết nối này không? Khi nói chuyện với khán giả, bạn có kết nối với họ, có mang lại hiệu quả về giao tiếp và trải nghiệm thú vị cho bạn và cả họ không? Nếu không thể trả lời “có” cho những câu hỏi trên một cách dứt khoát, thì có nghĩa bạn cần phải cải thiện khả năng kết nối với mọi người. Chúng ta trò chuyện, giao tiếp hằng ngày, hằng giờ, thậm chí hằng phút, nhưng không mấy ai biết kết nối. Số ít người biết kết nối sẽ đưa các mối quan hệ, công việc và cuộc sống của họ lên một tầm cao mới.

Nếu bạn muốn kết nối để giành thế chủ động hơn trong mọi việc, bạn có thể học nó ngay từ hôm nay dù hôm qua bạn không giỏi kết nối chút nào. Và đó cũng là lý do bạn nên đọc cuốn sách này. Tôi đã học được cách kết nối hiệu quả với mọi người và nó là một trong những điểm mạnh nhất của tôi. Đó là một trong những lý do chính tôi có thể giao tiếp với mọi người − một phần cơ bản trong khả năng lãnh đạo của tôi. Và tôi còn học hỏi thêm cách kết nối với những người tiên tiến hơn. Tôi đã đưa bản thảo này lên blog của tôi, JohnMaxwellOnLeadership.com, để tôi có thể kết nối với mọi người về chủ đề này và nhận được những nhận xét cũng như phản hồi của họ. Cuốn sách đã nhận được hơn 100.000 lượt xem trong 11 tuần sau khi được đăng tải. Tôi đã thực hiện hàng trăm thay đổi và chỉnh sửa cho bản thảo dựa trên ý kiến của họ, hơn 70 trích dẫn, câu chuyện cùng giai thoại từ độc giả đã được đưa vào cuốn sách.

Nhưng đó không phải là động lực chính để tôi đăng tải bản thảo lên blog, hay đưa lên Twitter. Tôi làm tất cả những điều này bởi tôi muốn đem lại giá trị nhiều hơn cho mọi người. Vào năm 1979, tôi bắt đầu viết sách với mong muốn có chút ảnh hưởng nào đó đến những người tôi sẽ không bao giờ có cơ hội gặp mặt. Năm 2009, tôi bắt đầu viết blog và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để mở rộng vòng kết nối với mọi người hơn nữa. Giờ đây, tôi đã có thể bổ sung giá trị cho cả những người không bao giờ đọc sách của tôi. Đó là một cách trong những cách khác để kết nối với mọi người.

Tôi tin mình có thể giúp bạn học cách kết nối. Đó là lý do tôi viết cuốn sách này. Trong phần đầu của cuốn sách, tôi sẽ đưa ra năm nguyên tắc nền tảng để bạn hiểu rõ hơn về cách kết nối với mọi người. Trong phần hai, bạn sẽ biết được năm hành động mà bất cứ ai cũng có thể làm để kết nối với những người khác - bất kể tuổi tác, kinh nghiệm hay khả năng giao tiếp. Học cách kết nối với mọi người có thể sẽ thay đổi cuộc sống của bạn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "John C. Maxwell":Tôi Tư Duy - Tôi Thành ĐạtĐể Hôm Nay Trở Thành Kiệt TácHọc Từ Thất BạiKim Cương Trong Mỏ Vàng10 Nguyên Tắc Vàng Để Sống Không Hối TiếcNhà Lãnh Đạo 360 Độ1% Và 99% Tài Năng Mồ Hôi Nước Mắt15 Nguyên Tắc Vàng Về Phát Triển Bản Thân21 Nguyên Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Lãnh Đạo21 Phẩm Chất Vàng Của Nhà Lãnh Đạo25 Thuật Đắc Nhân TâmAi Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết NốiCách Tư Duy Khác Về Thành CôngCuốn Sách Nhỏ Cho Nhà Lãnh Đạo LớnĐồng Hành Cùng Vĩ NhânHọc Từ Vấp Ngã Để Từng Bước Thành CôngPhát Triển Kỹ Năng Lãnh ĐạoThuật Đắc Nhân Tâm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối PDF của tác giả John C. Maxwell nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đi Tìm Lẽ Sống (Viktor E. Frankl)
LỜI NÓI ĐẦU Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế. Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kì diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong quyển sách này, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Nhiều lần trong quyển sách này, Frankl hay trích dẫn lời của Nietzche[1]: “Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lí giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa. Những trải nghiệm kinh hoàng của tác giả trong trại tập trung Auschwitz đã củng cố một trong những quan điểm chính của ông: Cuộc sống không phải chỉ là tìm kiếm khoái lạc, như Freud[2] tin tưởng, hoặc tìm kiếm quyền lực, như Alfred Adler[3] giảng dạy, mà là đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”. Tìm mua: Đi Tìm Lẽ Sống TiKi Lazada Shopee Frankl luôn trung thành với quan điểm: Những thế lực vượt quá khả năng kiểm soát của bạn có thể lấy đi mọi thứ mà bạn có, chỉ trừ một thứ, đó là sự tự do chọn lựa cách bạn phản ứng trước hoàn cảnh. Tôi luôn áp dụng quan điểm này của Frankl trong suốt cuộc đời mình cũng như trong vô số tình huống tư vấn. Bạn không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy ra trong đời mình, nhưng bạn luôn có thể kiểm soát cách đón nhận cũng như cách phản ứng trước mọi tình huống của cuộc sống. Có một cảnh trong vở kịch Incident at Vichy (Sự cố tại Vichy) của Arthur Miller, trong đó, một người đàn ông trung lưu xuất hiện trước chính quyền Đức quốc xã, vốn đang chiếm đóng thị trấn của ông và trưng ra bằng cấp của mình: tấm bằng đại học, các lá thư tham khảo do những người có tiếng tăm viết, v.v. Tên lính Đức quốc xã hỏi ông: “Mày chỉ có thế thôi sao?”. Người đàn ông gật đầu. Tên lính quăng tất cả vào sọt rác và nói: “Tốt, giờ mày chẳng còn gì nữa”. Người đàn ông cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Frankl đã nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ mất đi tất cả nếu chúng ta vẫn còn được tự do lựa chọn cách phản ứng với sự việc. Trải nghiệm tôn giáo của tôi đã cho tôi thấy chân lý trong quan điểm của Frankl. Tôi biết có nhiều doanh nhân thành công sau khi nghỉ hưu, đã mất hết mọi nhiệt huyết với cuộc sống. Với họ, dường như ý nghĩa cuộc sống chỉ xoay quanh hai chữ “công việc”. Vì vậy, khi không có việc làm nữa, họ cảm thấy cuộc sống trở nên vô vị. Mỗi ngày qua đi, họ lặng lẽ ngồi trong nhà băn khoăn thấy mình “không biết làm gì”. Tôi biết nhiều người đã trưởng thành từ khả năng chịu đựng phi thường của họ một khi họ có lòng tin rằng những tai họa, nghịch cảnh của họ đang chịu đựng không vô ích. Đa phần đối với mọi người, việc có một lý do để sống khiến cho họ có thể chịu được Mọi hoàn cảnh, có thể đó là mong muốn được cùng mọi người trong gia đình gánh vác một trọng trách nào đó hoặc hy vọng các bác sĩ sẽ tìm ra phương thuốc điều trị căn bệnh của họ. Tuy Frankl và tôi có những trải nghiệm không giống nhau song những gì chúng tôi rút ra được từ những bài học cuộc sống có nhiều điểm tương đồng. Những quan điểm trong tập sách When bad Things Happen to Good People (Khi điều tồi tệ xảy ra với người tốt) có được sự tín nhiệm của độc giả bởi vì chúng được rút ra từ chính những trải nghiệm của tôi trong quá trình tìm hiểu căn bệnh dẫn đến cái chết của con trai mình. Trong khi đó, học thuyết về liệu pháp ý nghĩa của Frankl trình bày phương thức chữa trị vết thương cho tâm hồn bằng cách dẫn dắt nó đi tìm ý nghĩa cuộc sống, những trang viết được đúc kết từ trải nghiệm mà tác giả phải chịu ở Auschwitz đã lập tức nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của độc giả. Bạn không thể tiếp nhận toàn bộ giá trị sâu sắc của tập sách này nếu chỉ đọc phần sau mà bỏ qua nửa đầu của cuốn sách. Một điểm rất có ý nghĩa nữa, là lời đề tựa cho ấn bản năm 1962, được viết bởi Gordon Allport - một nhà tâm lý học nổi tiếng, còn trong lần này, lời đề tựa được viết bởi một giáo sĩ. Đây là một quyển sách có bàn về những nội dung rất sâu sắc liên quan đến lĩnh vực tôn giáo. Nó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác giả là cuộc sống co ý nghĩa và chúng ta phải học cách nhìn cuộc sống theo hướng có ý nghĩa bất kể hoàn cảnh nào đi nữa. Tác phẩm cũng nhấn mạnh một điều: cuộc sống này có một ý nghĩa tối hậu. Và trong bản gốc, trước khi bổ sung phần tái bút, Frankl đã kết thúc quyển sách bằng những lời đậm chất tôn giáo nhất của thế kỉ hai mươi: Chúng ta đã đến chỗ biết được Con người thực sự là gì. Rốt cuộc, con người là hữu thể đã tạo ra phòng hơi ngạt ở Auschwitz, nhưng cũng là hữu thể hiên ngang bước vào phòng hơi ngạt với kinh Lạy Cha hoặc câu kinh Shema Yisrael[4] trên môi. HAROLD S. KUSHNERĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đi Tìm Lẽ Sống PDF của tác giả Viktor E. Frankl nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đắc Nhân Tâm (Nguyễn Hiến Lê)
MỤC LỤC LỜI NHÀ XUẤT BẢN... 10 VÀI LỜI THƯA TRƯỚC.. 12 TỰA.. 18 I. Mục đích của chúng tôi.. 18 Tìm mua: Đắc Nhân Tâm TiKi Lazada Shopee II. Vài lời giới thiệu tác giả.. 25 III. Giới thiệu sách... 28 IV. Chúng tôi lƣợc dịch ra sao?. 38 V. Xin bạn hãy thử thí nghiệm đi... 38 VI. Sự mong ƣớc của chúng tôi.. 39 PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG THUẬT CĂN BẢN ĐỂ DẪN ĐẠO NGƯỜI.42 Chương I: Muốn lấy mật đừng phá tổ ong... 44 Chương II: Một bí quyết quan trọng trong phép xử thế. 52 Chương III: Hãy khêu gợi ở ngƣời cái ý tự muốn làm công việc mà chính ta đề nghị với họ... 64 Chương IV: Tám lời khuyên để giúp các bạn đọc sách này đƣợc nhiều lợi ích nhất... 80 ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN THỨ NHÌ: SÁU CÁCH GÂY THIỆN CẢM.. 86 Chương I: Để cho tới đâu cũng đƣợc tiếp đón niềm nở. 88 Chương II: Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ kiến.. 102 Chương III: Không theo quy tắc sau này tức là tự rƣớc lấy thất bại.. 110 Chương IV: Bạn muốn thành một ngƣời nói chuyện có duyên không? Dễ lắm.. 118 Chương V: Làm sao để gây thiện cảm... 130 Chương VI: Làm sao cho ngƣời ta ƣa mình liền... 136 PHẦN THỨ BA: MƯỜI HAI CÁCH DẪN DỤ NGƯỜI KHÁC CHO HỌ NGHĨ NHƯ MÌNH.. 152 Chương I: Trong một cuộc tranh biện không có ngƣời thắng kẻ bại... 154 Chương II: Một cách chắn chắn để gây thù oán. Tránh nó cách nào?. 162 Chương III: Quá tắc quy cung... 174 Chương IV: Do trái tim sẽ thắng đƣợc lý trí... 182 Chương V: Bí quyết của Socrate.. 194 Chương VI: Xả hơi.. 202 Chương VII: Thiện bất chuyên mỹ.. 210 MỤC LỤC Chương VIII: Quy tắc này sẽ giúp bạn làm đƣợc những việc dị thƣờng... 220 Chương IX: Loài ngƣời muốn gì?... 224 Chương X: Gợi những tình cảm cao thƣợng... 230 Chương XI: Kích thích thị giác và óc tƣởng tƣợng của ngƣời. 238 Chương XII: Khi mọi cách đều vô hiệu bạn hãy thử cách này xem sao. 242 PHẦN THỨ TƯ: CHÍN CÁCH SỬA TÍNH NGƯỜI MÀ KHÔNG LÀM CHO HỌ GIẬN DỮ, PHẬT Ý.. 248 Chương I: Nếu bạn bắt buộc phải chỉ trích, thì xin bạn bắt đầu nhƣ sau này. 250 Chương II: Chỉ trích cách nào mà khỏi gây thù oán?.. 258 Chương III: Hãy tự cáo lỗi trƣớc đã... 262 Chương IV: Đừng ra lệnh... 268 Chương V: Giữ thể diện cho ngƣời. 270 Chương VI: Khích lệ ngƣời ta cách nào?. 274 Chương VII: Vị tri kỷ giả dụng.. 280 Chương VIII: Hãy khuyến khích ngƣời.. 286 Chương IX: Làm sao cho ngƣời ta vui sƣớng mà làm công việc bạn nhờ cậy. 290 PHẦN THỨ NĂM: NHỮNG BỨC THƯ MẦU NHIỆM.. 296 ĐẮC NHÂN TÂM Chương độc nhất: Những bức thƣ mầu nhiệm.298 PHẦN THỨ SÁU: BẢY LỜI KHUYÊN ĐỂ TĂNG HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH...310 Chương I: Chôn sống hạnh phúc gia đình cách nào lẹ nhất? 312 Chương II: Tùy ngộ nhi an.320 Chương III: Thƣơng nhau chín bỏ làm mƣời..324 Chương IV: Làm cho ngƣời ở chung quanh mình đƣợc sung sƣớng là điều dễ dàng..328 Chương V: Cái gì làm cảm động một ngƣời đàn bà.330 Chương VI: Phu phụ tƣơng kính nhƣ tân..334 Chương VII: Những kẻ thất học trong hôn nhân...338 PHẦN THỨ BẢY: VÀI CÂU HỎI...342 PHỤ LỤC của Nguyễn Hiến Lê...348Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đắc Nhân Tâm PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đắc Nhân Tâm (Nguyễn Hiến Lê)
MỤC LỤC LỜI NHÀ XUẤT BẢN... 10 VÀI LỜI THƯA TRƯỚC.. 12 TỰA.. 18 I. Mục đích của chúng tôi.. 18 Tìm mua: Đắc Nhân Tâm TiKi Lazada Shopee II. Vài lời giới thiệu tác giả.. 25 III. Giới thiệu sách... 28 IV. Chúng tôi lƣợc dịch ra sao?. 38 V. Xin bạn hãy thử thí nghiệm đi... 38 VI. Sự mong ƣớc của chúng tôi.. 39 PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG THUẬT CĂN BẢN ĐỂ DẪN ĐẠO NGƯỜI.42 Chương I: Muốn lấy mật đừng phá tổ ong... 44 Chương II: Một bí quyết quan trọng trong phép xử thế. 52 Chương III: Hãy khêu gợi ở ngƣời cái ý tự muốn làm công việc mà chính ta đề nghị với họ... 64 Chương IV: Tám lời khuyên để giúp các bạn đọc sách này đƣợc nhiều lợi ích nhất... 80 ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN THỨ NHÌ: SÁU CÁCH GÂY THIỆN CẢM.. 86 Chương I: Để cho tới đâu cũng đƣợc tiếp đón niềm nở. 88 Chương II: Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ kiến.. 102 Chương III: Không theo quy tắc sau này tức là tự rƣớc lấy thất bại.. 110 Chương IV: Bạn muốn thành một ngƣời nói chuyện có duyên không? Dễ lắm.. 118 Chương V: Làm sao để gây thiện cảm... 130 Chương VI: Làm sao cho ngƣời ta ƣa mình liền... 136 PHẦN THỨ BA: MƯỜI HAI CÁCH DẪN DỤ NGƯỜI KHÁC CHO HỌ NGHĨ NHƯ MÌNH.. 152 Chương I: Trong một cuộc tranh biện không có ngƣời thắng kẻ bại... 154 Chương II: Một cách chắn chắn để gây thù oán. Tránh nó cách nào?. 162 Chương III: Quá tắc quy cung... 174 Chương IV: Do trái tim sẽ thắng đƣợc lý trí... 182 Chương V: Bí quyết của Socrate.. 194 Chương VI: Xả hơi.. 202 Chương VII: Thiện bất chuyên mỹ.. 210 MỤC LỤC Chương VIII: Quy tắc này sẽ giúp bạn làm đƣợc những việc dị thƣờng... 220 Chương IX: Loài ngƣời muốn gì?... 224 Chương X: Gợi những tình cảm cao thƣợng... 230 Chương XI: Kích thích thị giác và óc tƣởng tƣợng của ngƣời. 238 Chương XII: Khi mọi cách đều vô hiệu bạn hãy thử cách này xem sao. 242 PHẦN THỨ TƯ: CHÍN CÁCH SỬA TÍNH NGƯỜI MÀ KHÔNG LÀM CHO HỌ GIẬN DỮ, PHẬT Ý.. 248 Chương I: Nếu bạn bắt buộc phải chỉ trích, thì xin bạn bắt đầu nhƣ sau này. 250 Chương II: Chỉ trích cách nào mà khỏi gây thù oán?.. 258 Chương III: Hãy tự cáo lỗi trƣớc đã... 262 Chương IV: Đừng ra lệnh... 268 Chương V: Giữ thể diện cho ngƣời. 270 Chương VI: Khích lệ ngƣời ta cách nào?. 274 Chương VII: Vị tri kỷ giả dụng.. 280 Chương VIII: Hãy khuyến khích ngƣời.. 286 Chương IX: Làm sao cho ngƣời ta vui sƣớng mà làm công việc bạn nhờ cậy. 290 PHẦN THỨ NĂM: NHỮNG BỨC THƯ MẦU NHIỆM.. 296 ĐẮC NHÂN TÂM Chương độc nhất: Những bức thƣ mầu nhiệm.298 PHẦN THỨ SÁU: BẢY LỜI KHUYÊN ĐỂ TĂNG HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH...310 Chương I: Chôn sống hạnh phúc gia đình cách nào lẹ nhất? 312 Chương II: Tùy ngộ nhi an.320 Chương III: Thƣơng nhau chín bỏ làm mƣời..324 Chương IV: Làm cho ngƣời ở chung quanh mình đƣợc sung sƣớng là điều dễ dàng..328 Chương V: Cái gì làm cảm động một ngƣời đàn bà.330 Chương VI: Phu phụ tƣơng kính nhƣ tân..334 Chương VII: Những kẻ thất học trong hôn nhân...338 PHẦN THỨ BẢY: VÀI CÂU HỎI...342 PHỤ LỤC của Nguyễn Hiến Lê...348Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đắc Nhân Tâm PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cư Xử Như Đàn Bà, Suy Nghĩ Như Đàn Ông (Steve Harvey)
MỤC LỤC Giới Thiệu. Mọi Điều Cần Biết Về Đàn Ông Và Các Mối Quan Hệ Đều Nằm Trong Cuốn Sách Này Phần Một. Tư Duy Của Một Người Đàn Ông 1. Điều Gì Thúc Đẩy Đàn Ông 2. Tình Yêu Của Chúng Tôi Không Như Của Các Bạn Tìm mua: Cư Xử Như Đàn Bà, Suy Nghĩ Như Đàn Ông TiKi Lazada Shopee 3. Ba Thứ Mọi Đàn Ông Đều Cần: Ủng Hộ, Chung Thủy, Và Bánh Quy 4. “Chúng Ta Cần Nói Chuyện,” Và Những Lời Khác Khiến Đàn Ông Chạy Đi Tìm Chỗ Trốn Phần Hai. Tại Sao Đàn Ông Làm Điều Họ Làm? 5. Điều Quan Trọng Nhất - Anh Ta Muốn Ngủ Với Bạn 6. Cá Để Chơi Và Để Giữ Lại: Cách Đàn Ông Phân Biệt Giữa Loại Phụ Nữ Để Cưới Và Để Chơi Bời 7. Các Cậu Bé Cưng Của Mẹ 8. Tại Sao Đàn Ông Lừa Dối Phần Ba. Bí Quyết Cách Chiến Thắng Trò Chơi 9. Đàn Ông Tôn Trọng Tiêu Chuẩn, Hãy Đặt Ra Một Số 10. Năm Câu Mọi Phụ Nữ Nên Hỏi Trước Khi Gắn Bó Quá Sâu Sắc 11. Nguyên Tắc Chín Mươi Ngày: Có Được Sự Tôn Trọng Bạn Đáng Được Hưởng 12. Nếu Anh Ấy Gặp Lũ Trẻ Sau Khi Bạn Quyết Định Anh Chính Là “người Ấy,” Như Vậy Là Quá Muộn 13. Phụ Nữ Mạnh Mẽ, Độc Lập, Và Cô Đơn 14. Cách Có Được Chiếc Nhẫn 15. Trả Lời Nhanh Cho Những Câu Hỏi Bạn Luôn Muốn HỏĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cư Xử Như Đàn Bà, Suy Nghĩ Như Đàn Ông PDF của tác giả Steve Harvey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.