Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Freud Đã Thực Sự Nói Gì (David Stafford-Clark)

Một người sáng đi ra định bắt tay vào một công việc quan trọng. Ra ngõ gặp gái liền quay về, hôm ấy không đi nữa. Đúng là mê tín. Một người thứ hai cũng ra đi, lỡ chân bước hụt tam cấp suýt ngã. Cho là điềm gở cũng không chịu đi nữa. Một nhà “khoa học” cười là mê tín. Nhưng nếu hỏi Freud ông sẽ bảo người này làm đúng. Vì lỡ chân suýt ngã không phải là điềm gở mà biểu hiện một vướng mắc trong tâm tư, cho biết là người kia chưa thực sự sẵn sàng hào hứng bắt tay vào công việc định làm. Sự kiện “lỡ chân” ấy là biểu hiện của vô thức. Freud không phải người đầu tiên nêu lên khái niệm vô thức nhưng là người đầu tiên bày ra cái “thuật” để thăm dò tìm hiểu vô thức và từ đó để chữa những bệnh rối nhiễu tâm lý.

Thuật phân tâm

Sigmund Freud (1856 - 1939) xuất thân là một bác sĩ sinh ra và lớn lên ở Viên, thủ đô nước Áo vào cuối thế kỷ XIX là một nước lớn ở Tây Âu. Là một bác sĩ xuất sắc, Freud đã tiếp nhận sâu sắc những phương pháp cơ bản của y học Âu châu vào cuối thế kỷ XIX với 2 bộ phận chủ yếu: một bên là lâm sàng kỹ lưỡng rồi vận dụng những phương tiện vật lý học nghiên cứu thể chất con người, tạo nên một nền y khoa sinh học, phát hiện những thực tổn và căn nguyên của các bệnh tật. Mỗi một giả thuyết đều phải được chứng minh thông qua thực nghiệm. Tốt nghiệp y khoa, Freud vào công tác ở một phòng thí nghiệm sinh lý thần kinh và đã có những công trình đáng kể về mặt này. Nhưng theo Freud ghi lại trong hồi ức thì cần phải tìm một nghề có thù lao khá hơn là làm phòng thí nghiệm, nên phải chuyển sang nghề chữa bệnh và ông đã đi vào chuyên khoa các bệnh gọi là thần kinh. Vào thời ấy, mặc dù giải phẫu sinh lý thần kinh và bộ não đã có những thành tựu đáng kể, ngành y vẫn vấp phải một loại hiện tượng tâm lý, dù hết sức tìm tòi cũng không thể nào phát hiện được tổn thương thực thể, bệnh không để lại một dấu tích thể chất nào cả, thật là những bệnh “vô tích sự”.

Đặc biệt là một chứng bệnh khá phổ biến, với một loại triệu chứng xuất hiện từng cơn, hiện ra, biến mất, đột xuất không hiểu vì đâu. Cứ như là bệnh nhân đóng kịch vậy, bỗng nhiên liệt chân không đi được, mù không thấy, câm tịt không nói nữa, rồi một lúc nào đó bệnh lại biến mất. Y học gọi đó là hystêri. Các bác sĩ thời ấy, người thì nhún vai bĩu môi bảo là bệnh tưởng tượng, chẳng cần quan tâm đến, người thì cho rằng thế nào rồi vật lý học tiến lên sẽ tìm ra tổn thương ở hệ thần kinh, nhất là ở não, người thì cho rằng phải tìm nguyên nhân không phải trong thể chất mà trong cái “tâm”. Nhưng lý luận thế nào thì chưa rõ, bệnh nhân và gia đình vẫn đòi hỏi được chăm chữa. Bắt đầu, Freud dùng phương pháp thôi miên được thông dụng thời ấy. Kết quả nhiều khi ngoạn mục, có những bệnh nhân bại liệt hàng tháng, mù câm, đau bụng, đau đầu, nhức xương kinh niên, sau thôi miên “thầy” chỉ cần bảo: đứng dậy mà đi, nói đi, bệnh của anh hết rồi, là lành bệnh. Freud và ông bạn chí thân là Bruer vận dụng thôi miên bắt đầu nổi tiếng. Nhưng dần thấy rõ kết quả thôi miên không được lâu dài và sau một thời gian, hết chứng này lại xuất hiện những hiện tượng khó hiểu. Trong bệnh hystêri có những ca bệnh nhân tưởng tượng là mình có thai, bụng phình lên và tâm tư thay đổi đúng như một người thai nghén. Một hôm, một phụ nữ xinh đẹp xông vào phòng khám của bác sĩ Breuer bảo: tôi sắp sinh con của ông đấy. Breuer hoảng hốt vì đã có có vợ con, phải bỏ trốn khỏi thành phố Viên mấy tuần sau đó, bỏ luôn cả nghề chữa bệnh thần kinh. Freud vẫn tiếp tục, rồi phát hiện ra là những người hystêri như vậy có những nét tâm lý đặc biệt và khác với người bình thường, có những hành vi, những lời nói hình như bị ai xui khiến không làm chủ được.

Bình thường trong cuộc sống hàng ngày, phải đối phó với thế giới vật chất và phản ứng của những người khác trong một nền văn hóa xã hội nhất định, cho nên mọi hành vi đều phải có ý thức để thích nghi với thực tế. Làm việc gì thường có ý định, có ý nghĩa, tức là phù hợp với hoàn cảnh thực tế, có lý lẽ phù hợp với lý lẽ thông thường của xã hội. Nhưng cũng có biết bao hành vi vô lý, vô nghĩa, làm như con người bị “ma quỷ” nào thúc ép hay cấm đoán. Điển hình nhất là những giấc mộng diễn ra bất kể thời gian, không gian nào với những câu chuyện vô lý nhất. Freud dần dần nhận ra những triệu chứng của nhiều bệnh nhân, cùng với giấc mộng, những hành vi lỡ tay, lỡ lời đều là những hiện tượng rất gần gũi nhau và phỏng đoán từ những hiện tượng này đều có đường dẫn đến những cấu trúc và cơ chế của vô thức. Tìm mua: Freud Đã Thực Sự Nói Gì TiKi Lazada Shopee

Muốn hiểu phân tâm học, bước đầu tiên là phải hiểu cái thuật phân tâm là phương pháp cơ bản để nhìn vào vô thức và chữa trị bệnh nhân. Và muốn phê phán phân tâm học không thể bắt nguồn từ triết lý, từ hệ tư tưởng mà từ sự đối chiếu kết quả chẩn đoán và chữa trị các rối nhiễu tâm lý.

Luận thuyết phân tâm học

Với cái vốn học vấn đồ sộ của bản thân, Freud không thể bằng lòng với kinh nghiệm chữa bệnh thuần túy. Từ những kinh nghiệm cụ thể, Freud đã kiến tạo ra một hệ thống những khái niệm cơ bản để lý giải những phức tạp của tâm lý học. Hệ thống ấy gọi là métapsychologie, có người dịch là siêu tâm lý học. Thực chất đây không có gì là siêu nhiên cả, đây là một luận thuyết trong nhiều luận thuyết khác của tâm lý học. Bài tựa này không đi sâu vào những khái niệm sẽ được trình bày trong sách, chỉ nêu lên ý nghĩa của một vài từ. Luận thuyết Freud mang tính thứ nhất là topique. Topos là vị trí, khu trú, có ý xem cái tâm của con người được chia ra thành những khu riêng biệt với nhân cách con người có những ngôi riêng biệt với những vị trí riêng biệt. Luận điểm cơ bản thứ hai mang tên là dynamique, có ý nói là mọi hành vi hiện tượng tâm lý đều phải có một nguồn năng lượng mới thể hiện ra được và cái tâm thường xuyên ở vào tình trạng động với một xu thế chuyển động nhất định. Luận điểm thứ ba ông gọi là économique tức kinh tế, ở đây phải hiểu theo nghĩa là nguồn năng lượng nói trên được phân phối như thế nào, đầu tư vào đâu.

Cái lực thúc đẩy tâm lý học thường gọi là bản năng (instinct) và nhận ra hai bản năng cơ bản: bản năng bảo vệ sự tồn tại của cá thể và bản năng bảo đảm sự tái sinh sản nòi giống. Lúc đầu Freud cũng chấp nhận hai bản năng này, nhưng sau nhiều năm tiếp xúc với thực tiễn và nghiền ngẫm, ông đã đi đến kết luận là có hai bản năng (ông gọi là xung năng - tiếng Pháp: pulsion - tiếng Anh: drive - tiếng Đức: Triebe): một là Eros vừa là tính dục vừa là xung năng sống, hai là Thanatos tức là xung năng chết. Ông cho rằng sinh ra là ngay từ đầu con người đã mang trong mình bản chất cái chết, chứ không phải trong con người chỉ có bản năng tự bảo tồn để sống mãi. Luận thuyết này đã gây ra những tranh cãi hết sức sôi nổi, đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

Một điều đáng chú ý là Freud từ những hiện tượng bệnh lý của người lớn đã vạch ra cả một quá trình phát triển tâm lý suốt thời bé và nhấn mạnh những gì đã xảy ra vào thời tấm bé có ảnh hưởng quyết định đến cả cuộc đời của một con người. Freud chỉ quan sát con của ông một vài lần và chỉ nghiên cứu một ca bệnh trẻ em, thế mà những khái niệm và luận điểm ông nêu lên về sự phát triển tâm lý ở tuổi bé phần lớn sau này được những học giả chuyên về trẻ em công nhận là đúng. Ngày nay, giở bất kỳ một quyển sách khoa tâm lý nào, của bất kỳ nước nào (quyển Tâm lý học Trung Quốc chúng tôi mới nhận được năm 1996) cũng thấy trình bày những khái niệm Freud đã đưa ra. Học tập nghiên cứu tâm lý, nhất là tâm lý trẻ em không thể không biết đến phân tâm học.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Freud Đã Thực Sự Nói Gì PDF của tác giả David Stafford-Clark nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật
Lối Sống Tối Giản Của Người NhậtLối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này. Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản. Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai. Lối sống tối giản của người Nhật gồm có năm chương, trong đó, chương một, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của anh về nó. Sau đó anh sẽ đưa ra lý do vì sao mình lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của bản thân. Chương hai tác giả sẽ đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì? Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tác giả sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”. Chương bốn, những thay đổi của chính tác giả sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Kèm theo đó, anh còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học. Cuối cùng chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tác giả sẽ giải thích tại sao những thay đổi của bản thân lại dẫn đến “hạnh phúc”. Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình. Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: 1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân và 2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng. Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.
Mặc Kệ Thiên Hạ Sống Như Người Nhật
Mặc Kệ Thiên Hạ Sống Như Người NhậtCuốn sách gối đầu giường cho những người hay lo lắng, sợ hãi và luôn thấy mình kém may mắnDành cho những ai muốn được sống là chính mình, cuộc đời của mình, tuổi trẻ của mình.Đã đến lúc bạn nên dừng tìm kiếm sự an ủi ở người khác, hoặc chờ đợi sự giúp đỡ từ một ai đó. Bởi an ủi hay giúp đỡ về mặt cảm xúc đôi khi giống như con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp bạn chống đỡ lo âu hay muộn phiền nhất thời, nhưng lại đẩy bạn chìm sâu hơn vào những cảm xúc tiêu cực đó. Giống như một đứa trẻ khi vấp ngã, bạn mong đợi một sự xoa dịu từ người lớn, mà quên mất rằng sự “hỗ trợ” ấy chỉ càng khiến bạn mãi chẳng thể nào “biết đi”.Và Mặc hệ thiên hạ, sống như người Nhật chính là cuốn sách dành cho những người muốn đi bằng chính đôi chân mình. Dành cho những người muốn gạt bỏ những nỗi sợ bởi chính tay mình, chứ không cầu cứu bất kì sự trợ giúp nào.Hãy thử sống một ngày “mặc kệ thiên hạ”, mặc kệ những lời nhận xét từ người khác. Hãy thử sống một ngày bạn cho phép mình từ bỏ, từ bỏ những thứ khó khăn, ngổn ngang lo lắng. Hãy thử sống một ngày bạn trân trọng mọi cung bậc cảm xúc bên trong con người bạn.“Nếu bạn có thể thẳng thắn đối diện với bản thân và từ bỏ những thứ đang giam cầm bạn, bạn sẽ trở thành con người có chính kiến, biết quý trọng hơn và đặt những cảm xúc của bản thân lên trên mọi ánh nhìn của người khác.”Mari Tamagawa khuyến khích mỗi người nên sống thật và ngưng phán xét bản thân. Thật lãng phí khi bạn để cuộc đời mình phải trải qua những tháng ngày khổ sở chỉ vì cái nhìn của người khác. Cũng đừng tin vào những “chiếc phao” cứu cánh mà bạn nhầm tưởng rằng sẽ giúp mình rũ bỏ được mọi lo lắng. Tổn thương tâm lí, áp lực hay nỗi sợ… của bản thân, chúng ta phải đối mặt với nó, chiến đấu và tự chữa trị cho chính mình.Đã đến lúc bạn cần phải nói lời tạm biệt với cuộc sống đầy âu lo đang rút cạn năng lượng của bạn. Cuộc đời của bạn không thuộc về ai khác, cuộc đời của bạn thuộc về bạn. Tháng 3 này hãy để “Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật” giúp bạn bắt đầu cuộc đời mới, cuộc đời mang tên chính mình.
Bí ẩn Sức Mạnh Phụ Nữ
Bí ẩn Sức Mạnh Phụ NữMỗi người phụ nữ chính là một tiểu vũ trụ, trong đó chứa đựng sự kết tinh, sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của đại vũ trụ mênh mông. Bất cứ ai muốn đi vào tìm hiểu cái tiểu vũ trụ đó hẳn cũng sẽ thấy choáng ngợp. Và trong cuộc hành trình khám phá không điểm kết ấy, có lẽ ngay cả những người phụ nữ cũng sẽ thấy choáng ngợp. Và trong cuộc hành trình khám phá không điểm kết ấy, có lẽ ngay cả những người phụ nữ cũng cảm thấy bối rối. Sống trong một thế giới mà lịch sử được viết nên bởi hầu hết những dấu mốc quan trọng gắn liền với tên tuổi những người đàn ông, các Eva mọi thế hệ chắc không ít lần băn khoăn về vị trí, sức mạnh của mình trọng thế giới đó. Cuộc hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi này của phụ nữ càng trở nên phức tạp bởi những lo lắng, công việc thường nhật, bởi những định kiến thường là từ cả hai giới…Có lẽ để bí ẩn sức mạnh phụ nữ đến tay bạn đọc ngày hôm nay, Vickie Milazzo cũng đã phải trãi qua một hành trình đầy trăn trở như thế. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Vickie Milazzo đã tự mình vươn lên thành một doanh nhân triệu phú, đồng thời còn giúp rất nhiều phụ nữ khác đạt tới thành công. Là một phụ nữ, Vickie Milazzo cũng từng phải đối mặt với nhiều thử thách, thất bại, những lúc ngã lòng và cả những sai lầm. Sau từng đó quãng đường, bà vẫn giữ niềm tin mãnh liệt phụ nữ có những sức mạnh của riêng mình để có thể thành công cả trong cuộc sống, sự nghiệp và theo đuổi những giấc mơ chính đáng.Muốn khơi dậy nguồn sức mạnh vô tận ấy, mỗi người phục nữ phải đưa ra và thực hiện 5 lời hứa: sống và làm việc hết mình; lựa chọn thực hiện hoặc từ bỏ ngay lập tức những ước mơ; từng bước tiến tới ước mơ, luôn học hỏi suốt đời; và là phụ nữ tôi có thể làm được mọi việc. Thông qua 5 lời hứa đó, 10 sức mạnh tiềm ẩn của phụ nữ sẽ được đánh thức và cuộc sống của mỗi người sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu qua nhiều miền đất kỳ thú. Nhiệt huyết; trực giác, tận tâm, nhanh nhạy; thông minh; chính trực; khả năng chịu đựng; táo bạo; đổi mới và liên kết, đó không phải là những sức mạnh chỉ riêng phụ nữ mới có, nhưng chỉ phụ nữ mới có thể kết hợp chúng thành năng lực mạnh mẽ.*** Những ngày đầu viết cuốn sách này, tôi đã tự đặt ra câu hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cảm thấy hoàn toàn viên mãn và đầy đủ về mọi mặt ‒ sức khỏe, các mối quan hệ, sự nghiệp, tinh thần và tài chính. Tôi hy vọng bạn đã tìm ra cho mình một vài câu trả lời cho câu hỏi đó trong những trang sách này. Tôi cũng tin rằng bạn đã quyết tâm để vươn tới và nắm bắt được cuộc sống mà bạn khao khát. Bạn đã có mọi thứ cần thiết để có được sự nghiệp và cuộc sống mình mong muốn. Và bất kỳ mục tiêu nào bạn tập trung vào cũng nhất định là nơi bạn sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp. Hãy quan tâm đến những tưởng tượng về tương lai của mình.5 Lời hứa đã có ích cho tôi và các học viên của mình trong hai mươi năm xây dựng 10 Sức mạnh của phụ nữ. Tôi biết chúng cũng có thể giúp ích cho bạn như với chúng tôi. Tôi khuyến khích các bạn nâng cao tất cả những sức mạnh của nữ giới bên trong con người bạn ‒ nhiệt huyết, trực giác, tận tâm, nhanh nhạy, thông minh, chính trực, khả năng chịu đựng, tạo bạo, đổi mới và liên kết – thông qua việc thực hiện 5 Lời hứa. Tập trung những sức mạnh này sẽ không có gì ngăn trở được bạn trên con đường đã chọn.Sự can đảm để quyết tâm đạt được cuộc sống trong tưởng tượng là một việc dễ dàng ngay trong tầm tay của mọi người phụ nữ trên trái đất này. Bây giờ những gì tôi biết là khi những người phụ nữ liên kết lại với nhau để theo đuổi ước mơ của mình, chúng ta chắn chắn sẽ thực hiện được ước mơ. Đó chính là vinh dự và đặc quyền của tôi để chia sẻ thời đại này với các bạn. Hãy nhớ đặt ra lời hứa với chính mình và nhớ là hãy hứa những điều thật lớn lao.
Đánh Thức Năng Lực Vô Hạn
Đánh Thức Năng Lực Vô HạnKhi thấy một ai đó thành đạt ta thường tự hỏi “làm thế nào để anh ta có được thành quả ấy?”, mặc dù xét về xuất phát điểm có thể họ không đủ tư chất bằng ta, thế nhưng sao họ lại sớm đạt được sự thành công như ý…Sự khác biệt này thường đơn giản là vì bạn luôn có những nỗi sợ hãi tiềm ẩn trong tư tưởng, nhận thức của mình – Nó được tích lũy và phát triển, đôi lúc lại dâng cao để tự bảo vệ, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy đến, dần dần biến thành một lớp vỏ bọc – đó chính là trở lực của thành công.Vận dụng được nguồn năng lực vô hạn, không những loại bỏ được sự sợ hãi mà còn cho ta một thái độ sống tích cực, tự tin, dám nghĩ dám làm. Đó là nguồn nhiên liệu không bao giờ cạn kiệt đang chờ sự khởi động đúng lúc, nhịp nhàng để mọi người có thể đạt đến đỉnh điểm của thành công.Con người chỉ có thể chuyển đổi cuộc sống của mình một cách ngoạn mục, thần kỳ khi biết tìm cách khai thông, giải phóng nguồn năng lực tiềm ẩn đó.Nội dung sách sẽ là hồi chuông Đánh thức nguồn năng lực vô hạn trong mỗi chúng ta.