Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Người Mẹ Đẻ Thuê (Nguyễn Vạn Lý)

Truyện ngắn NGƯỜI MẸ ĐẺ THUÊ mô tả cuộc đời đầy thương cảm, đầm đìa nước mắt của một người phụ nữ Trung Hoa sống cách đây ngót một thế kỷ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Vạn Lý":Ba Chị Em Nhà Họ TốngCái Chết Của Lâm BưuTuyệt Tình CaYamamoto - Con Rồng Thái Bình DươngNgười Mẹ Đẻ Thuê

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Mẹ Đẻ Thuê PDF của tác giả Nguyễn Vạn Lý nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Múa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì... (Toan Ánh)
Ngày nay là thời đại của súng đạn, của bom nguyên tử, của hỏa tiễn, của phi thuyền không gian, nhưng trước thời đại này là thời đại của gươm giáo, của võ nghệ. Tại Việt Nam ta, trước thời Pháp thuộc và ngay trong thời Pháp thuộc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt và những món võ khí cổ truyền của ta như thiết lĩnh, gươm, đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên v.v… đều đáng ghê sợ và đáng lợi hại đối với người biết sử dụng. Đã có nhiều trường hợp một vài ngọn súng trường hoặc súng săn bắn phát một phải chịu bó tay trước những ngón võ cổ truyền của ta. Hôm nay, tôi xin hân hạnh mời bạn đọc dạo qua địa hạt của võ nghệ thời xưa với những ngón ném bút chì, múa thiết lĩnh, lăn khiên v.v… đã từng làm say mê những thanh niên thanh nữ nơi bùn lầy nước đọng. ***Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán (1916 - 14 tháng 5 năm 2009), là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Tìm mua: Múa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì... TiKi Lazada Shopee Nhà văn Toan Ánh sinh tại Thị Cầu, Bắc Ninh, một vùng quan họ nổi tiếng với những lễ hội, đình đám. Mẹ ông làm nghề hàng xáo, ngày bà đi bán, tối về vừa xay gạo vừa dạy chữ Hán cho ông. Sau, ông theo học với thầy Chu Kinh Phượng, là một thầy đồ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc. Khi trưởng thành, nhờ ông làm nhiều công việc khác nhau, như thuế vụ, thanh tra, dạy học...và hay thay đổi nơi ở, nên ông biết được nhiều vùng của đất nước. Đến đâu ông cũng chú tâm tìm hiểu tập quán, hội hè, ca dao... và ghi chép một cách rất cẩn thận. Ông nắm chức giám đốc trong Cục Tâm lý chiến (1963-1966) của Việt Nam Cộng hòa, sau chuyển làm quản thư Bộ Thông tin (1968-1971) rồi phó chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục (1972-1973). Ông cũng từng làm giảng viên ở Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Huế (phân khoa Nhân văn) trước năm 1975. Ông còn là hội viên Hội Văn bút Việt Nam (Vietnam Pen Club). Trong lãnh vực chính trị ông là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng. Đời tư Vợ ông là một hoa khôi khi 17 tuổi vùng Vĩnh Yên, Vĩnh Phú. Họ sống với nhau 20 năm, có 11 người con. Tháng 12 năm 1969, vợ ông bị đột tử khi mới 46 tuổi. An táng cho vợ xong, ông đóng cửa nửa tháng để viết hồi ký Nhớ thương rất cảm động.Từ đó, ở tuổi 55, ông một mình nuôi con cho đến ngày nhắm mắt ở tuổi 96. Nhà văn Toan Ánh đã trút hơi thở cuối cùng lúc 23g50 ngày 14 ngày 5 năm 2009 tại TPHCM. Tác phẩm Toan Ánh bắt đầu viết văn từ năm 1934. Năm 1935, truyện ngắn đầu tay của ông: Chiếc nhẫn quý, được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ Bảy. Kể từ đó, ông gắn bó mật thiết với đề tài văn hóa truyền thống của Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam và để lại cho đời khoảng 124 tác phẩm có giá trị học thuật, như:• Nếp cũ (11 cuốn)• Việt Nam chí lược (5 cuốn gồm: Người Việt Đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường, và Cao nguyên miền Thượng)• Phong lưu đồng ruộng (1958), biên khảo• Bó hoa Bắc Việt (1958), biên khảo• Ký vãng (1958)• Nếp xưa (1962)• Tiết tháo một thời (1957), tiểu thuyết• Người đẹp thời chiến cuộc tiểu thuyết lịch sử• Thanh gươm Bắc Việt, tiểu thuyết lịch sử• Trong lũy tre xanh, (1957) tập truyện ngắn• Tinh thần trọng nghĩa Đông Phương• Phong tục Việt Nam, biên khảo• Tín ngưỡng Việt Nam, biên khảo• Hội hè đình đám biên khảo• Cầm ca• Hương nước hồn quê (1999)Tháng 5 năm 2004, NXB Trẻ đã ký hợp đồng mua tác quyền toàn bộ tác phẩm của nhà văn Toan Ánh trong thời hạn đến năm 2015. Từ đó đến nay (2009) đã có gần 20 tác phẩm của ông được in lại một cách có hệ thống theo hình thức Toan Ánh toàn tập.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Múa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì... PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Gặt Đỏ (Dashiell Hammett)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Gặt Đỏ PDF của tác giả Dashiell Hammett nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Đông Dài (Scotland Chiết Nhĩ Miêu)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Đông Dài PDF của tác giả Scotland Chiết Nhĩ Miêu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Cổ Điển (Quách Tấn)
Chúng ta thích những gì chúng ta thiếu. Khi, vì liên tài, tôi tìm và gặp được ông QUÁCH TẤN, lòng tôi vui sướng bao nhiêu! Ai ngờ rằng cái thế kỷ hai mươi nhộn nhịp với những thi sĩ dâm loạn, điên cuồng, gian trá, độc ác của nó, lại còn giữ nguyên vẹn, đâu đây, cả một bầu không khí Tống, Đường. Thật thế, QUÁCH TẤN chúng ta có đủ phong vận của một tao ông mặc khách thời buổi đó. Và bắt buộc tôi phải nói nhiều đến cái tâm hồn diễm lệ của người. Bởi vì, chỉ trong chốc nữa, chính nó sẽ soi xuống, vào cái mặt giếng trung thành của những trang thơ. Tôi nghĩ ngay - lố bịch thay là ý tưởng! - đến một chiếc bình lọc nước: Chậm chạp mà vững vàng, âm thầm mà mạnh mẽ, nó sẽ hút chất nước ngọt ngào chung quanh vào trong tinh khiết của lòng mình, gạn lọc, chọn lọc. QUÁCH TẤN là như thế đó. Một sự thu nhận rất đỗi thận trọng điều hòa. Cử chỉ ít, lặng, nhưng đầy ý nghĩa. Lời nói sưa, nhỏ, nhưng không thiếu sâu xa. Tóm lại có thể trong mấy chữ: hiểm tuy rằng điềm. Đó là cái tính của hồ, một mặt phẳng im, trên một lòng sâu tối. Đó là cái tính của núi, đơn sơ ba nét, ba chiều cổ điển, nhưng tâm lý chi ly từng ngọn cỏ, nhành gai. Yêu hồ yêu núi dường kia, không trách QUÁCH TẤN không thích bể là phải lắm. Một lần người bảo: « Tôi chỉ yêu nó khi nó là một mặt lặng im thôi ». Tôi tưởng như người đã nói rõ quan niệm của người trong câu nói đó. Bởi vì QUÁCH TẤN không phải chỉ là người chôn hoa khóc hoa, tưởng nhớ một lòng sen, cảm thương một thân lá. Cũng không phải ông chỉ là người ưa siêu thoát ra ngoài thế sự, mong lấy cái hư vô làm cái tâm hồn, bởi lẽ tâm hồn đã quá say đắm hư vô, Không! ông đủ cái phức tạp của chúng ta, lại thêm cái từng trải của một con người tam thập. Nhưng ông đã trót mang cái quan niệm là đàn áp, đàn áp tất cả, để được bình tĩnh mà đón tiếp thi ca. Tưởng là khô khan của Cao đạo nhưng thật ra trong suốt của Tượng trưng. Cũng không đáng lấy làm lạ, khi người ta bước ra từ địa hạt thơ Đường, nguồn tượng trưng thuần túy nhất. Tôi có cảm giác, một khi về với thơ Tầu, là thế giới chia ra hai phần: một, mặt đất, hai, cái tượng trưng của nó bên trên: không khí. Nhà thơ là người hiểu nhất về cái bên trên. Đáng lẽ than khóc cái cành hoa rơi, họ than khóc cái chỗ trống của cành hoa rơi. Đáng lẽ kêu gọi một ngọn gió, họ chỉ kêu gọi cái gì như hình thể của ngọn gió. Họ đi đến với chung quanh, với sự vật không bằng đường đất của con tim, bàn chân của cảm tình, nhưng bằng không gian, bằng cánh bay của trực giác. Riêng về QUÁCH TẤN cái quan niệm « tình nhiều nhưng không được lộ, khí mạnh nhưng mà phải dằn », như sao ta có thể đọc thấy rõ ràng, trong mấy câu, gọi đi là tâm sự: Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ, Tìm mua: Mùa Cổ Điển TiKi Lazada Shopee Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ. Và sự liên tưởng, xui chúng ta không sao không nghĩ đến một đôi nhà thi sĩ Pháp đã đưa ra cái thuyết: « Người thơ khi đi tìm cái Đẹp phải dằn lên những dục vọng tầm thường, phải gạt tro ra cho điếu thuốc được dễ dàng cháy theo với LỬA ». Phương Đông, phương Tây, ngửng lên cùng thấy trời kia xanh. Một cái quan niệm như thế ở một nhà thơ cũ, chẳng xui ta ngạc nhiên mảy may nào hết. Ai đã có thể yêu sự tự ràng buộc của tâm hồn, thì yêu luôn cái ràng buộc tâm hồn bởi ngoại cảnh. Kẻ hoàng vương sợ gì lễ nghi. Bởi vì lễ nghi làm ra kẻ hoàng vương vậy. Con cá đẹp, múa giữa bốn mặt pha lê, mà cũng làm được khoái lạc cho kẻ tài tử - chính vì nó múa giữa bốn mặt pha lê. Cái múa tự do đó, QUÁCH TẤN nuôi mãi trong hi vọng. Ông nguyện ngày kia sẽ trả lại hoàn toàn cho thơ cũ cái hoàn toàn của nó - âm điệu, nhịp nhàng, uyển chuyển, đổi thay - mà « làng thơ Việt Nam đã bao lâu đánh mất ». Mười năm, hai mươi năm, hay cần đến, cả một đời, điều ấy là một điều chẳng đáng kể với ông. Tập thơ thứ hai nầy vượt biết bao nhiêu tập thơ thứ nhất đã làm chúng ta không mãn nguyện. Tập thứ hai nầy, tuy xinh đẹp nhường ấy, yêu kiều nhường ấy, ông cũng rụt rè mà cho là thêm một bước tập tành. Và xin cảm ơn cái tập tành ấy nhé. Bởi vì, tập MÙA CỔ ĐIỂN bé bỏng nhưng quá đầy đủ, trước hết, đã giải cho ta một mối lầm ác nghiệt là phân chia bờ cõi Thơ bằng hai chữ Mới Cũ chẳng có ý nghĩa gì. Và cũng không thể gọi là sau hết, cái việc nó đã đem lại, - ngoài những ý hay, tứ mới, ngoài những cảnh đẹp, tình sâu, - một cái quí báu nhất và cốt tủy nhất là Hồn Thơ, mà chưa một ai định nghĩa cho rành mạch. Những người, không vì một lẽ rõ ràng gì, đã thích những câu: Cỏ biếc chẳng treo hồn Sở trướng. Trúc vàng thà điểm giọt Ngu cung. (Phạm Thái) Vàng rụng giếng ngô sa lá gió, Bạc xuy dậu cúc nảy chồi sương. (Tương An) Một tòa sen tỏa hơi hương ngự, Năm thức mây phong nếp áo chầu. (Thanh Quan) Xuân đào lý gió đêm hoa nở, Thu khi mưa rụng lá ngô đồng. (Tản Đà) Họ sẽ hiểu tôi muốn nói gì. Ấy là tôi muốn nói đến thơ thuần túy. Phải rồi QUÁCH TẤN, tuy chưa đến được - vì ai mà đến được, vả chăng ông cũng chẳng mong đến được bây giờ - nhưng ông đã đi gần cái thể đọng của Thơ thuần túy mà ở cổ nhân, ta chỉ thường thấy trong các bản Cung oán ngâm khúc, Tần cung nữ oán, Bái Công văn… Hỡi những bạn trẻ! Chúng ta vẫn thường say mê cái nguồn thơ phương Đông, sao hôm nay chúng ta không đón rước cái chân tài đương độ nở nầy; - huống gì đó lại là kẻ đại biểu cuối cùng cho một trường thơ hôm nay tẻ lạnh. Tôi phải nói thế nào cho đủ lòng tin của các bạn đây? Một bài tựa không phải là một chỗ ca tụng. Nhưng khi với những bài thơ đầu, TẢN ĐÀ đã không ngại ngần mà đặt QUÁCH TẤN bên Yên Đổ, Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan, Tôn thọ Tường…, 1 thì với tập thơ thứ hai nầy, sao tôi không đủ can đảm để nói rằng: qua các cổ nhân, đến bây giờ, bạn trẻ chúng ta mới tìm thấy những bài bát cú mà chúng ta yêu được hoàn toàn, một nhà thơ cổ điển hiến dâng một mùa mà chúng ta đón tiếp với một lòng vui sướng không do dự. Cái đẹp, người ta bảo nên để nó đi đến một mình. Nhưng hôm nay sự nó đến không có tính cách dĩ nhiên, cái một mình lại thành ra bó buộc, bởi vậy nên xin. Có tựa. Nhatrang, Xuân năm rắn, Chế Lan ViênĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Cổ Điển PDF của tác giả Quách Tấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.