Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mặc Kệ Thiên Hạ - Sống Như Người Nhật

Dành cho những ai muốn được sống là chính mình

Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật

Hãy thử sống một ngày “mặc kệ thiên hạ”, mặc kệ những lời nhận xét từ người khác. Hãy thử sống một ngày bạn cho phép mình từ bỏ, từ bỏ những thứ khó khăn, ngổn ngang lo lắng. Hãy thử sống một ngày bạn trân trọng mọi cung bậc cảm xúc bên trong con người bạn.

“Nếu bạn có thể thẳng thắn đối diện với bản thân và từ bỏ những thứ đang giam cầm bạn, bạn sẽ trở thành con người có chính kiến, biết quý trọng hơn và đặt những cảm xúc của bản thân lên trên mọi ánh nhìn của người khác.”

Đã đến lúc bạn nên dừng tìm kiếm sự an ủi ở người khác, hoặc chờ đợi sự giúp đỡ từ một ai đó. Bởi an ủi hay giúp đỡ về mặt cảm xúc đôi khi giống như con dao hai lưỡi.

Nó có thể giúp bạn chống đỡ lo âu hay muộn phiền nhất thời, nhưng lại đẩy bạn chìm sâu hơn vào những cảm xúc tiêu cực đó. Giống như một đứa trẻ khi vấp ngã, bạn mong đợi một sự xoa dịu từ người lớn, mà quên mất rằng sự “hỗ trợ” ấy chỉ càng khiến bạn mãi chẳng thể nào “biết đi”.

Chiến Thắng Trò Chơi Cuộc Sống Điều Kỳ Diệu Của Thái Độ Sống 6 cuốn sách giúp bạn đạt được mọi mục tiêu trong cuộc sống

Và Mặc hệ thiên hạ, sống như người Nhật chính là cuốn sách dành cho những người muốn đi bằng chính đôi chân mình. Dành cho những người muốn gạt bỏ những nỗi sợ bởi chính tay mình, chứ không cầu cứu bất kì sự trợ giúp nào.

Mari Tamagawa khuyến khích mỗi người nên sống thật và ngưng phán xét bản thân. Thật lãng phí khi bạn để cuộc đời mình phải trải qua những tháng ngày khổ sở chỉ vì cái nhìn của người khác.

Cũng đừng tin vào những “chiếc phao” cứu cánh mà bạn nhầm tưởng rằng sẽ giúp mình rũ bỏ được mọi lo lắng. Tổn thương tâm lí, áp lực hay nỗi sợ… của bản thân, chúng ta phải đối mặt với nó, chiến đấu và tự chữa trị cho chính mình.

Đã đến lúc bạn cần phải nói lời tạm biệt với cuộc sống đầy âu lo đang rút cạn năng lượng của bạn. Cuộc đời của bạn không thuộc về ai khác, cuộc đời của bạn thuộc về bạn. Tháng 3 này hãy để “Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật” giúp bạn bắt đầu cuộc đời mới, cuộc đời mang tên chính mình.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Trí Tuệ Xúc Cảm (Daniel Goleman)
LỜI GIỚI THIỆU (Cho bản tiếng Việt, lần tái bản thứ nhất) Đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lý trí mà quên mất xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng, làm cho con người mang đầy đủ tính người cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt cho lớp trẻ. Các nhà tâm lý học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiếm soát cảm xúc và định hướng nó một cách đúng đắn được gọi là "Trí tuệ xúc cảm". Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman là Trí tuệ xúccảm (Emotional Intelligence) viết về vấn đề này năm 1995, thì "Trí tuệ xúc cảm" trở thành một trong những thuật ngữ nóng bỏng nhất trong xã hội Mỹ. Daniel Goleman đã trình bày vấn đề này rất đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Năm 2002, bản dịch đầu tiên của cuốn sách này đã được dịch giả Lê Diên thực hiện từ tiếng Pháp. Nhận thấy đây là một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị đối với các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và cả các bạn học sinh, sinh viên, Alpha Books đã chọn mua bản quyền tiếng Anh cuốn sách này và xuất bản lần đầu năm 2007, trong tủ sách Alpha Edu. Sau hơn một năm ra mắt, cuốn sách đã nhận được sự ủng hộ, đón đọc của đông đảo độc giả. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc, Alpha Books quyết định tái bản cuốn sách này trên tinh thần giữ nguyên những nội dung cơ bản là tinh hoa của cuốn sách. Đồng thời có lược dịch, biên tập lại một số chương mục sao cho súc tích hơn, dễ hiểu hơn với bạn đọc Việt Nam. Tìm mua: Trí Tuệ Xúc Cảm TiKi Lazada Shopee Việc xuất bản cuốn sách này là cơ hội giúp chúng tôi khám phá những kiến thức mới, toàn diện hơn về trí tuệ con người. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn bởi đây là một bộ sách có nhiều khái niệm mới nên khó tìm được thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn mạnh dạn sử dụng những thuật ngữ này và rất mong tiếp tục nhận được đóng góp của bạn đọc gần xa, những dịch giả uyên thâm, có kinh nghiệm và nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Tháng 12 năm 2008 CÔNG TY SÁCH ALPHAĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trí Tuệ Xúc Cảm PDF của tác giả Daniel Goleman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trí Tuệ Loài Rùa (Donna Denomme)
Lời nói đầu Vài năm trước, tôi đã trải qua một biến cố lớn trong cuộc đời. Tôi dần bị mất hết tinh thần sức lực, cuối cùng tôi quá mệt mỏi đến nỗi việc đi về phòng của mình cũng có thể được xem là một kỳ tích. Công việc của tôi bị ảnh hưởng, căn nhà của tôi trở thành thảm họa. Tệ hơn nữa, tôi không hề có một chút năng lượng nào để cảm thấy vui vẻ hay bất kỳ cảm xúc nào. Tôi quá mệt mỏi, tinh thần hoàn toàn trống rỗng. Việc suy nghĩ thôi cũng trở nên quá sức với tôi. Một thời gian dài, các chức năng thần kinh di chuyển quá chậm chạp và khó khăn. Thỉnh thoảng, tôi không thể tư duy hay không hiểu người khác đang nói gì. Sau này, khi trí tuệ minh mẫn, tôi nhận ra rằng có một câu trả lời tốt hơn cho những vấn đề mà bộ não của tôi không thể tiếp cận được vào lúc cần thiết. Tôi sẽ thất bại nếu tôi cứ kéo dài tình trạng này! Với sự giúp đỡ của bác sỹ châm cứu và một nhà vật lý, tôi đã có thể cân bằng lại sự trao đổi chất của mình. Thật là thú vị khi quan sát các chức năng não bộ của tôi khi nó dần dần bình phục. Tôi đã rất ấn tượng bởi số lượng lớn những hoạt động mà tôi có thể tung hứng cùng một lúc mà không phải nỗ lực gì. Bộ não của tôi tự điều chỉnh chức năng này, chức năng kia và nhiều thứ khác nữa. Không cần bất cứ sự cố gắng tẻ nhạt nào, giờ đây tôi đã quen với việc cố gắng. Phụ nữ nổi tiếng với khả năng làm nhiều việc một lúc và khi trải nghiệm điều này, tôi càng ngưỡng mộ sâu sắc trí tuệ của loài người và cả bản thân mình. Tìm mua: Trí Tuệ Loài Rùa TiKi Lazada Shopee Tôi gần như đánh mất chính mình… tối thiểu là cảm giác của mình. “Cái tôi” đã từng là chỗ dựa cho tôi. Khả năng mà tôi có. Rồi tình trạng sống chỉ để cho qua ngày. Tôi đi ngủ trong tâm trạng mệt mỏi và thức dậy trong tình trạng kiệt sức hoàn toàn. Và chính trong giai đoạn tuyệt vọng này, khái niệm về việc học cách yêu quý và tự chăm sóc bản thân mình xuất hiện trong tôi một cách đầy đủ. Nguồn gốc của trí tuệ này đã hình thành từ sớm. Khi tôi còn trẻ, gia đình tôi tin tưởng và giao tôi cho một người chăm sóc. Nhưng tôi lại trở thành nạn nhân của sức khỏe tinh thần, thể chất, tình dục và lạm dụng tín ngưỡng từ họ. Bố mẹ tôi hoàn toàn không hay biết. Tôi đã sống trong sợ hãi một vài năm trời. Tinh thần của tôi không hề bị suy sụp. Xét theo khía cạnh nào đó, những khó khăn mà tôi trải nghiệm trong cuộc sống của mình đã giúp tôi hiểu và cảm nhận được tận sâu thẳm trong tâm hồn mình và tiếp cận được sức mạnh ẩn sâu bên trong. Có một thứ gì đó tuyệt đối và dường như không chạm tới được vẫn tồn tại trong tôi dù bất kỳ điều gì xảy ra với cuộc sống bên ngoài. Có một cảm giác thư thái trong tôi, dù rằng tôi đang gặp khó khăn và cảm thấy cô đơn trống trải. Khi thảm họa xảy ra, chúng ta bị bỏ lại để đương đầu với hậu quả. Có thể là một tai nạn hay một tình trạng sức khỏe nào đó thay đổi chúng ta bằng cách này hay cách khác, nhưng chúng ta luôn luôn còn lại bản chất kiêu kỳ và tự phụ vốn có. Khi chúng ta thích nghi với một cách thức mới, một sự đánh giá rộng mở về bản thân có thể hỗ trợ cho sự điều chỉnh. Quan niệm rằng chúng ta có thể tới gần những nguồn lực bên trong - nguồn lực không thay đổi, là vô cùng quan trọng. Khi tôi trải nghiệm sự thay đổi tuyến giáp, tôi đã cố gắng lướt sóng, làm tất cả những nhiệm vụ khi vẫn còn năng lượng và ngồi nghỉ khi mất sức. Thật là thú vị vì vào những ngày khi mà tôi gần như không thể cầm cự được nữa, tôi vẫn có thể làm vườn và thỉnh thoảng còn viết lách. Cứ như thể là linh hồn tôi đã mong chờ những thứ mạo hiểm đầy sáng tạo này và sẽ đưa tôi đi theo hướng đó bằng cách lấy đi những giá trị công việc của tôi. Không kể những thử thách mà chúng mang đến cho mình, tôi thật sự cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chấn thương từ nhỏ và tình trạng sức khỏe hiện tại bởi vì chúng khích lệ tôi thay đổi cảm xúc hướng tới sự an toàn, tự tin và yên bình. Bên trong mỗi chúng ta luôn có một nguồn sức mạnh và trí tuệ vĩ đại, có thể giúp chúng ta đối diện và chế ngự những khó khăn theo cách thức mà chính chúng ta không nghĩ là mình có thể. Cuộc sống có thể là một cuộc hành trình. Thậm chí trong những thời kỳ khó khăn nhất, chúng ta có thể tìm thứ chúng ta cần không chỉ để sống mà còn để lớn mạnh. Bí quyết là bắt đầu bằng việc nhìn vào bên trong cơ thể bạn. Tại đó có tri thức, trí tuệ và cả quan niệm về cách thức để suy xét. Hãy đào bới tỉ mỉ những quặng vàng đó, ưu tiên những gì tốt nhất của bạn. Đó chính là gia tài giá trị nhất của bạn. Những ngày này, chỉ cần rất ít thứ cũng làm tôi hạnh phúc. Tất cả những gì tôi cần là Bản thân tôi và ngôi nhà di động của mình - cái mai trên lưng. Chúng ta sẽ đòi hỏi thêm những thứ chúng ta muốn trong cuộc hành trình của mình. “Một người sẽ nắm giữ tinh thần vàng trong tay khi anh ta tìm thấy được chính mình” - CLAUDE M. BRISTOLĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trí Tuệ Loài Rùa PDF của tác giả Donna Denomme nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Tự Học (Thu Giang)
TỰA Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi”. Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ, nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”. Các nhà bác học uyên thâm nhất cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”. Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng chứa đựng tinh hoa tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”. Tìm mua: Tôi Tự Học TiKi Lazada Shopee Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cả!” ❉❉❉ Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, trong những ý kiến các trí giả xưa nay, ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”. Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì? Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: “Hoàn công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ tràng, đục, chạy lên thưa với nhà vua: - Cả dám hỏi nhà vua học những câu gì thế? Hoàn công nói: - Ta đọc những câu của Thánh nhân. - Thánh nhân hiện còn sống không? - Đã chết cả rồi? - Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là những cặn bã của cổ nhân đấy thôi. - À! Anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lý thì ta tha, bằng không có lý ta bắt tội. Người thợ mộc nói: - Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đã chết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi”. Thật có đúng như lời của Alain đã nói: “Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lại được”. ❉❉❉ Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài. ❉❉❉ Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tự Học PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Tự Học (Thu Giang)
TỰA Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi”. Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ, nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”. Các nhà bác học uyên thâm nhất cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”. Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng chứa đựng tinh hoa tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”. Tìm mua: Tôi Tự Học TiKi Lazada Shopee Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cả!” ❉❉❉ Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, trong những ý kiến các trí giả xưa nay, ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”. Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì? Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: “Hoàn công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ tràng, đục, chạy lên thưa với nhà vua: - Cả dám hỏi nhà vua học những câu gì thế? Hoàn công nói: - Ta đọc những câu của Thánh nhân. - Thánh nhân hiện còn sống không? - Đã chết cả rồi? - Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là những cặn bã của cổ nhân đấy thôi. - À! Anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lý thì ta tha, bằng không có lý ta bắt tội. Người thợ mộc nói: - Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đã chết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi”. Thật có đúng như lời của Alain đã nói: “Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lại được”. ❉❉❉ Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài. ❉❉❉ Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tự Học PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.