Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Tịnh Không)

Chào quí vị đồng tu!

Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ.

Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng.

Hôm nay xin giới thiệu bộ Tâm Kinh này với quí vị. Tâm kinh, bản dịch xưa nay tổng cộng có 14 bản, nhưng thường thấy có bảy bản. Hiện nay chúng ta chọn là bản dịch của đại sư Huyền Trang, cũng là bản dịch lưu thông rộng nhất. Bản kinh này ở Trung Quốc thường được các tông phái chọn làm khóa tụng sáng tối. Từ đó cho thấy, Tâm Kinh đã chiếm được địa vị trong toàn bộ Phật giáo. Do thời gian của chúng ta có hạn, lần này tuy không thể nói tường tận, nhưng nhất định sẽ nêu ra chỗ tinh yếu nhất để báo cáo đơn giản cùng quí vị.

Trước tiên, chúng ta xem đề kinh: “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”. Toàn bộ đề kinh có 8 chữ, có thể phân nó làm bốn đoạn để xem. Bát nhã là đoạn thứ nhất, Ba La Mật Đa là đoạn thứ hai, Tâm là đoạn thứ ba, Kinh là đoạn thứ tư. Bát Nhã là tiếng Phạn, cũng chính là ngôn ngữ của Ấn Độ xưa, dịch qua ý nghĩa của tiếng Tìm mua: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh TiKi Lazada Shopee

Trung Quốc là trí tuệ. Tại sao năm xưa chúng ta dịch kinh không dịch trực tiếp nó thành trí tuệ vậy? Đây là do trong thể lệ phiên dịch có cái gọi là năm điều không thể dịch. Năm điều không thể dịch này là:

- Điều thứ nhất là bí mật. Chúng ta thấy rất nhiều câu chú trong kinh Phật đều là dịch âm, không hề dịch ý nghĩa của nó ra, đây là loại thứ nhất.

- Điều thứ hai là chứa nhiều nghĩa, trong từ vựng Trung Quốc tìm không ra từ thích hợp, vậy là chúng ta bèn dùng âm dịch, sau đó dùng cách giải thích thêm. Như từ

Bạc Già Phạn, cái ý ở trong danh từ này chứa đựng rất nhiều nghĩa.

- Điều thứ ba là từ Trung Quốc không có. Như trong kinh nói Diêm Phù Đề, Diêm

Phù Đề là danh xưng của cây, là tên gọi của cây, loại cây này ở Trung Quốc không có, cho nên bèn dùng âm dịch này.

- Điều thứ tư là thuận theo xưa.

- Điều thứ năm là thuộc về tôn trọng. Bát nhã ba la mật là thuộc về tôn trọng nên không dịch. Ở trong giảng nghĩa này có một biểu giải, giải thích đơn giản hàm nghĩa danh tướng này của bát Nhã.

Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu

Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng. Nghĩa thứ ba là văn tự Bát Nhã.

Có thể nói toàn bộ văn tự trong kinh điển của kinh Phật đều thuộc vào loại văn tự Bát Nhã. Biệt danh của nó rất nhiều, như trong kinh nói chân tánh, thực tướng, tự tánh, thanh tịnh tâm, Như Lai Tàng, như như, thực tế, nhất thừa, pháp tánh, thủ

Lăng Nghiêm, trung đạo, tất cánh không, v.v… Vì sao chỉ có một sự việc mà Phật phải nói ra rất nhiều danh tự như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo của Phật thuyết pháp. Phật dạy chúng ta, điều quan trọng nhất là muốn chúng ta phải thông hiểu nghĩa thú mà Phật thuyết pháp, không nên chấp trước trên danh tướng. Danh tướng chỉ là công cụ, phương tiện mà thôi. Vì thế Phật nói ra rất nhiều danh từ, để chúng ta từ trong danh tướng đó thể hội được nghĩa lý chân thực. Trong Trí Độ Luận đã nói một bài kệ rất hay:

Bát nhã thị nhất pháp

Phật thuyết chủng chủng danh

Tùy chư chúng sanh loại

Vi chi lập danh tự.

Nghĩa là:

Bát nhã là một pháp

Phật nói nhiều danh từ

Tùy vào loài chúng sanh

Vì họ lập danh tự.

Bài kệ này vô cùng quan trọng, để cho chúng ta hiểu được nguyên do Phật nói kinh là vì tất cả chúng sanh mà dựng lập nên rất nhiều danh từ, thuật ngữ. Thông thường chúng ta dùng từ trí tuệ để dịch chữ Bát Nhã này. Trí có nghĩa là chiếu kiến, Tuệ có nghĩa là biện biệt. Cho nên trí có tính quyết đoán, trí có khả năng quyết đoán;

Tuệ có khả năng hiểu, chiếu soi thấy tất cả pháp quả thực là không thể được, thông đạt tất cả pháp quả thực không hề chướng ngại. Đây là trí tuệ chân chánh. Bát Nhã

Ba La Mật Đa, câu Ba La Mật Đa phía sau này cũng là âm dịch từ tiếng Phạn. Ba

La dịch là bờ kia, Mật Đa dịch là đến, hợp chung lại là bờ kia đến. Đây là văn phạm nước ngoài, theo như văn phạm của Trung Quốc mà nói thì phải nói ngược lại tức là đến bờ kia, họ thì nói bờ kia đến. Ý nghĩa của câu này so với từ đáo gia mà trong thành ngữ Trung Quốc chúng ta thường nói, thì ý nghĩa này rất gần nhau.

Người Trung Quốc phàm là một việc gì khi làm được rất thành thạo, vô cùng viên mãn đều gọi là đáo gia. Thí dụ vẽ tranh, công phu vẽ tranh thành thục rồi chúng ta gọi là họa gia, công phu của họ đáo gia rồi. Nấu nướng, chúng ta gọi là xào thức ăn, thức ăn họ xào cũng đáo gia rồi, công phu đáo gia rồi. Hay nói cách khác, ý nghĩa của Ba La Mật Đa này chính là cứu cánh viên mãn mà chúng ta thường nói.

Bát Nhã Ba La Mật Đa hợp chung lại mà nói thì chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn.

Có thể thấy được điều này so với trí tuệ thông thường là có sai khác.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thở Và Thiền (Nhiều Tác Giả)
Thở Và Thiền là tuyển tập những cái nhìn về thiền dưới nhiều góc độ của hơn 30 bậc thánh nhân và đạo sư trong lịch sử nhân loại. Thở Và Thiền cho chúng ta một cái nhìn đa dạng dưới các góc độ tôn giáo và tâm linh khác nhau, từ quan kiến của Đức Phật hàng ngàn năm trước cho đến quan niệm của các thiền sư hiện đại trong thế kỷ 20. Thông qua phân tích của các trào lưu tâm linh khác nhau, độc giả có cơ hội đối chiếu, cảm nhận và khám phá khoa học thiền bằng tư duy của chính mình. Hiểu thiền theo con đường thích ứng của bản thân và gặt hái nhiều lời khuyên quý báu từ kho tàng của những bậc đã thành tựu trên con đường giác ngộ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thở Và Thiền PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thở Và Thiền (Nhiều Tác Giả)
Thở Và Thiền là tuyển tập những cái nhìn về thiền dưới nhiều góc độ của hơn 30 bậc thánh nhân và đạo sư trong lịch sử nhân loại. Thở Và Thiền cho chúng ta một cái nhìn đa dạng dưới các góc độ tôn giáo và tâm linh khác nhau, từ quan kiến của Đức Phật hàng ngàn năm trước cho đến quan niệm của các thiền sư hiện đại trong thế kỷ 20. Thông qua phân tích của các trào lưu tâm linh khác nhau, độc giả có cơ hội đối chiếu, cảm nhận và khám phá khoa học thiền bằng tư duy của chính mình. Hiểu thiền theo con đường thích ứng của bản thân và gặt hái nhiều lời khuyên quý báu từ kho tàng của những bậc đã thành tựu trên con đường giác ngộ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thở Và Thiền PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Giữa Chợ Đời - Tập 1 (Trần Minh Luận)
Một triết gia từng phát biểu " Cuộc đời vốn dĩ đơn giản, nhưng người ta vẫn thích làm cho nó trở nên phức tạp", đối với kinh nghiệm cá nhân tôi thì câu này hoàn toàn đúng đắn. Lý do tôi chắp bút cho quyển sách này khá đơn giản. Qua rất nhiều buổi chia sẻ, tiếp xúc với không ít người từ nhiều vùng miền, giai tầng xã hội; tôi cảm nhận được rằng, đa phần rào cản của nhiều người đến với khoa học thiền định bởi sự hoài nghi, lo lắng và thậm chí là sợ hãi; bận lòng bởi những thông tin về thiền định là một cái gì đó khó khăn, trở ngại và có vẻ như thiền không dành cho họ, hoặc cũng nhiều người cho rằng trong thời buổi công nghiệp, lối sống hiện đại với nhiều lo toan, bận rộn không thể thiền đượ khi bản chất của sự việc thì ngược lại. Tôi tin rằng, nếu có hơi thở, bạn có thể thiền. Thông qua quyển sách này, tôi chỉ mong muốn chia sẻ thêm một góc nhìn về khoa học thiền định và việc vận dụng vào cuộc sống với một góc nhìn đơn sơ hơn về một vấn đề mà mọi người vẫn cho đó là phức tạp để nhiều người có cơ hội thực hành, trải nghiệm và cảm nhận được một thực tế là khoa học thiền định đem lại cho chúng ta nhiều giá trị hơn những điều mà người ta vẫn thường truyền miệng nhau. Vài năm trước, một ông anh có nhờ tôi hướng dẫn cho bố và mẹ của anh ấy thực hành thiền, hai cụ tuy là Phật tử thuần hành, ăn chay trường 20 năm nhưng vẫn nói không với thiền. Sau buổi nói chuyện và thực hành, ông cụ quay sang hỏi tôi: " phương pháp hít thở dưỡng sinh mà cháu vừa dạy ông bà sao giống thiền vậy", " dạ vâng ạ"- tôi trả lờ Những gì tôi viết trong quyển sách này chỉ là sự cóp nhặt từ những điều đã được học hỏi, trải nghiệm cá nhân, sự quan sát, tiếp xúc với nhiều trường hợp và được trình bày lại qua sự hiểu biết hạn hẹp của tôi. Do đó, tôi hoàn toàn không mong đợi quý đọc giả tin theo những điều này, chỉ mong muốn cung cấp thêm một góc nhìn về khoa học thiền định, về cuộc sống để mọi người tham khảo thêm cho quyết định với hành trình của chính mình. Và dù sao đi nữa, mọi thông tin bên ngoài cuộc đời của chúng ta cũng chỉ là mang tính chất tham khảo, hỗ trợ và chỉ có giá trị trong từng giai đoạn nhất định của hành trình phát triển bản thân, chỉ có bản thân mỗi người mới có thể là người thầy tuyệt vời nhất cho chính mình thông qua quá trình trải nghiệm, thực hành và sự suy ngẫm. Tìm mua: Thiền Giữa Chợ Đời - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Giữa Chợ Đời - Tập 1 PDF của tác giả Trần Minh Luận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sức Mạnh Của Trí Tuệ Tâm Linh (Tony Buzan)
Trí tuệ tâm linh sẽ soi rõ tầm nhìn của bạn, mở ra trước mắt bạn cả một "bức tranh toàn cảnh" để bạn hiểu thêm về bản thân, cũng như những người xung quanh; cũng cố lòng trắc ẩn; khám phá những cách làm tươi mới tâm hồn mình mỗi ngày. Anthony "Tony" Peter Buzan sinh năm 1942 tại Luân Đôn, là một tác gia, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy). Ông hiện là tác giả của hơn 90 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia, trong đó có VN. Bản đồ tư duy được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ; tìm ra qui luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống. Tony Buzzan còn là cố vấn cho một số tổ chức chính phủ và các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như như Hewlett Packard, IBM, BP, Barcláy International, EDS..., giảng viên thường xuyên của các đại học Oxford, Cambridge... Là một nhân vật truyền thông toàn cầu, ông đã xuất hiện trên 100 giờ ở các chương trình truyền hình, trên 1000 giờ ở các chương trình truyền thanh trong nước và trên thế giới với hơn 3 tỉ khán giả. Và không chỉ nổi tiếng là một tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học, cha đẻ của kĩ thuật Mindmap, ông còn được biết đến là biên tập viên của tạp chí Mensa, tư vấn viên, cố vấn cho chính phủ của Anh; huấn luyện viên của Olympic, vận động viên tài năng, và là một nhà thơ đã từng được nhận giải thưởng thi ca. Dẫn nhập Tìm mua: Sức Mạnh Của Trí Tuệ Tâm Linh TiKi Lazada Shopee Phần mở đầu: Hành trình đến thiên đường Chương 1. Khám phá "Bức tranh toàn cảnh" Chương 2. Khám phá những giá trị của bản thân Chương 3. Tầm nhìn cuộc đời Chương 4. Lòng trắc ẩn - Hiểu mình và hiểu người Chương 5. Trao và nhận - Thiện nguyện và Hàm ơn Chương 6. Sức mạnh của tiếng cười Chương 7. Trở lại khu vườn tuổi thơ Chương 8. Sức mạnh của nghi lễ Chương 9. Bình an Chương 10.Tất cả những gì ta cần là tình yêu!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tony Buzan":Bản Đồ Tư DuyLập Bản Đồ Tư DuyBản Đồ Tư Duy Trong Công ViệcSức Mạnh Của Trí Tuệ Tâm LinhSức Mạnh Của Trí Tuệ Xã HộiỨng Dụng Bản Đồ Tư Duy Để Khám Phá Tính Sáng Tạo Và Giải Quyết Vấn ĐềĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sức Mạnh Của Trí Tuệ Tâm Linh PDF của tác giả Tony Buzan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.