Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tôi Tự Học (Thu Giang)

TỰA

Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi”.

Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ, nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”.

Các nhà bác học uyên thâm nhất cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”.

Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng chứa đựng tinh hoa tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”. Tìm mua: Tôi Tự Học TiKi Lazada Shopee

Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cả!”

❉❉❉

Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, trong những ý kiến các trí giả xưa nay, ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”.

Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì?

Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang

Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: “Hoàn công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ tràng, đục, chạy lên thưa với nhà vua:

- Cả dám hỏi nhà vua học những câu gì thế?

Hoàn công nói:

- Ta đọc những câu của Thánh nhân.

- Thánh nhân hiện còn sống không?

- Đã chết cả rồi?

- Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là những cặn bã của cổ nhân đấy thôi.

- À! Anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lý thì ta tha, bằng không có lý ta bắt tội.

Người thợ mộc nói:

- Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đã chết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi.

Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi”.

Thật có đúng như lời của Alain đã nói:

“Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lại được”.

❉❉❉

Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài.

❉❉❉

Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật Sống

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tự Học PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hành trang du học
Hành Trang Du Học Hành trang du học – Chu Đình Tới Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, với nhiều cơ hội và thách thức, để tồn tại và phát triển, bản thân mỗi cá nhân phải luôn có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ và rèn luyện đạo đức. Việc ra nước ngoài học tập là lựa chọn của nhiều bạn trẻ và gia đình, để chuẩn bị cho mình, con em mình một nền tảng vững chắc trước khi bước ra cuộc sống. Tuy nhiên, du học không phải là hình thức duy nhất và tối ưu cho mọi đối tượng để có một tương lai tốt. Du học ở đâu, như thế nào và bằng hình thức gì chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố và quyết định đến sự thành công của việc du học. Thành đạt trong sự nghiệp 7 cuốn sách Dượng Tony khuyên bạn trẻ nên đọc Bí quyết học đâu nhớ đó Trên cơ sở trải nghiệm và những hiểu biết cá nhân, các tác giả của cuốn sách mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm về du học, học bổng cho các bạn trẻ có nguyện vọng ra nước ngoài học tập tham khảo, từ đó đưa ra những quyết định và phương thức du học đúng đắn, phù hợp và thành công. Cuốn sách này giúp chúng ta có kĩ năng trong cuộc sống cũng như những điều cần thiết khi đi du học. Đây chắc chắn là cuốn cẩm nang cần thiết và vô cùng bổ ích cho những bạn muốn và đang chuẩn bị đi du học. Thư viện Ebook Sách Mới khuyên các bạn nên tìm đọc cuốn sách này, nhằm góp phần làm kiến thức trở nên phong phú hơn. Đừng quên chia sẻ sách và đăng ký email nhận sách hay hàng tuần.
Lãnh Đạo Đúng Cách - Đừng Quàng Quạc Vào Mặt Nhân Viên
Lãnh Đạo Đúng Cách – Đừng Quàng Quạc Vào Mặt Nhân Viên Lãnh Đạo Đúng Cách – Đừng Quàng Quạc Vào Mặt Nhân Viên – Travis Bradberry Trong công việc hẳng ngày chúng ta thường xuyên bắt gặp việc lãnh đạo quở trách nhân viên. Đặc biệt với những công ty đến từ Trung Quốc, Hàn Quôc, việc sếp “quang quác vào măt nhân viên” là điều không hiếm. Nhưng liệu cách làm đó có giúp nhân viên sửa sai và phát triển hơn? Hãy cùng đọc cuốn Lãnh Đạo Đúng Cách – Đừng Quàng Quạc Vào Mặt Nhân Viên để biết nhé! Charlie là chú chim hải âu đầu đàn rất tốt bụng. Trước đó, cậu từng lãnh đạo thành công đàn hải âu của mình. Nhưng khi đối mặt với những thử thách phát sinh, cậu đã không hiểu rằng kiểu quản lý của mình đã làm ức chế, kìm hãm chứ không hề thúc đẩy mọi người trong đàn. Đọc thêm: Xây Dựng Bộ Máy Lãnh Đạo Để Trường Tồn Trí Tuệ Xúc Cảm – Ứng Dụng Trong Công Việc Từ tốt đến vĩ đại Hãy nhìn vào toàn cảnh những chú chim thân cận bên Charlie: một Scott quá tự tin, một Maya ít nói, một Yufan thực tế, một Alfred gầy gò nhút nhát; chúng ta sẽ thấy rằng chúng và tất cả những thành viên còn lại vừa phải gồng mình lên để giải quyết khó khăn, vừa phải cố học tập, áp dụng ba thói quen của một người lãnh đạo và nhân viên tuyệt vời. Câu chuyện ngụ ngôn vừa hài hước vừa sâu sắc này sẽ giúp chúng ta làm việc năng suất hơn, không khiến mọi việc rối tung lên và có thể làm việc hiệu quả với đồng nghiệp hơn ngay cả khi họ là những người luôn miệng kêu ca ầm ĩ suốt cả ngày.
Bốn Thỏa Ước
Bốn Thỏa Ước Bốn Thỏa Ước Bốn Thỏa Ước là cuốn sách liên tục nằm trong Top best – seller của The New York Times, bán được hơn bốn triệu bản và được giới thiệu trên show truyền hình đắt giá Oprah. Xuất phát từ triết lý tinh hoa về vũ trụ và con người của nền văn minh Toltec cổ xưa, Don Miguel đưa ra một quan niệm về “cái tôi, như bạn vốn là”, rất gần gũi với triết lý con người của phương Đông. “Không vơ mọi chuyện vào mình”, nói khác đi là không ngộ nhận. Những người bên ngoài bạn chỉ có khả năng tư duy, khát vọng, quan tâm và thực hiện những điều thuộc về họ và chỉ thoả mãn tư duy, khát vọng, quan tâm, hành động của bản thân họ mà thôi. “Không giả định, phỏng đoán”, vì giả định phỏng đoán thực chất cũng chỉ là lặp lại những thiên kiến, thành kiến sẵn có về sự vật, không gì khác, nó không thể cho bạn biết ý nghĩa đích thực của điều đang diễn ra. Hãy can đảm đặt câu hỏi về những gì chưa được biết rõ và hãy bày tỏ điều bạn muốn. Mặc Kệ Nó Làm Tới Đi Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi Cuộc Sống Không Giới Hạn “Hãy làm hết khả năng của mình” là thoả ước thứ tư, nó chính là nguyên lý thực hành căn bản để khai phóng “cái tôi” mà bạn vừa giác ngộ sau ba thoả ước khởi đầu, một cách mạnh mẽ nhất. Tình yêu là nguồn động lực mạnh mẽ duy nhất giúp bạn tiếp cận và thực hành triệt để một công việc. Chỉ tình yêu mới giúp bạn nhìn ra và thực hiện được hết mọi – khả- năng của một vấn đề. Tình yêu mở ra nguồn năng lượng vô hạn của con người và vũ trụ, vì nó chính là bản chất của mọi tồn tại trên thế giới này, cũng giống như quan niệm vô ngã, vị tha, từ bi hỉ xả của đạo Phật. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Bốn Thỏa Ước.
Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh
Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh Những sai sót có thể tránh được lại liên tục xảy ra trong lĩnh vực y tế, hoạt động chính phủ, luật pháp, ngành tài chính – gần và đôi khi để lại những hậu quả nghiêm trọng. Và lý do thật đơn giản: khối lượng kiến thức và mức độ phức tạp của nó đang vượt quá khả năng kiểm soát của chúng ta, đe dọa khả năng của chúng ta trong việc truyền đạt thông tin đến mọi người xung quanh một cách hoàn hảo, nhất quán, chính xác và an toàn. Đó chính là lý do cuốn sách Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh ra đời. Qua những câu chuyện kể hấp dẫn, Gawande dẫn dắt chúng ta đi từ nước Áo, nơi danh mục kiểm tra trong cấp cứu đã cứu sống một nạn nhân suýt chết đuối; đến cả danh mục kiểm tra cho buồng điều khiển của chiếc máy bay đang gặp nạn. Phút Nhìn Lại Mình Sống 24 Giờ Một Ngày Hãy đọc bài này nếu bạn đang không biết phải làm gì với cuộc đời mình Xuyên suốt các câu chuyện, ông tiết lộ cho chúng ta điều gì danh mục kiểm tra có thể làm được, điều gì không, và chúng đã tạo ra những tiến bộ thần kỳ như thế nào trong cuộc sống này. Và vấn đề mà Gawande đặt ra cho mọi lĩnh vực nghề nghiệp là: Hãy đơn giản mọi thứ có thể và hãy ngăn chặn sai lầm bằng những bước đơn giản nhất. Mời các bạn đón đọc Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh.