Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (Thích Thanh Từ)

TỰA

Nghe rằng: Huệ môn rộng mở lý bặt mối manh sắc tướng, nẻo giác xa xăm một phen lên rồi thì chôn lấp danh ngôn biểu hiện.

Buồn thay! Đấng Năng Nhân thị hiện ứng hóa khắp nơi, mở diệu điển nơi ba thừa, suốt chân thuyên trong tám bộ. Sở dĩ phát huy đến chỗ sâu xa treo cao trí tuệ soi sáng nẻo tối tăm, xiển dương đại đạo, cỡi sóng Thiền trên sóng dục. Vì vậy, kim quan trùm ánh sáng, ngọc hào thâu vẻ đẹp, một mình nêu cao tinh anh Linh Thứu, riêng mang nghiệp thành lân (ý tán dương đại sư là bậc tôn quý trong nhà Thiền) chỉ có Đại sư vậy!

Đại sư họ Đới, người ở Vĩnh Gia. Thuở nhỏ, Ngài chuyên tâm nơi tam tạng, lớn lên lão thông pháp Đại thừa, ba nghiệp siêng năng riêng hoằng dương Thiền quán. Cảnh trí đều tịch, định tuệ song dung khiến cho bụi lặng nơi nẻo tối tăm, sóng dừng nơi biển diệu. Tâm trong như ngọc, đạo chủng sáng ngời thất tịnh (Thất tịnh: 1) Giới tịnh. 2) Tâm tịnh. 3) Kiến tịnh. 4) Độ nghi tịnh. 5) Phân biệt đạo tịnh.

6) Hạnh đoạn tri kiến tịnh. 7) Niết-bàn tịnh.) chói nhau. Giới sạch như trăng, hoa từ tỏ rạng tam không (Tam không là ba môn giải thoát: Không, Vô tướng, Vô nguyện.) trình chiếu. Lại thêm, chí thanh khiết như tùng điểm sương, tâm rỗng không như trăng đáy nước. Áo vải cơm rau quên thân vì đạo, xót thương hàm thức muốn chúng sanh đều được an vui. Quán niệm nối nhau tâm không gián đoạn, trước sau gìn giữ tiết tháo rắn chắc như đá vàng. Tâm yếu cạn sâu một lý dung thông như kết hoa không thẹn. Thần trí thấu triệt ngôn biểu, lý mầu khế hợp hoàn trung. Khiêm hạ mình, đề cao người. Thuận phàm đồng thánh chẳng khởi diệt định mà giữ bốn oai nghi. Danh trọng đương thời, hóa đạo cùng khắp. Người thạc học khắp Tam Ngô [Tam Ngô là Tô Châu (Đông Ngô), Nhuận Châu (Trung Ngô), Hồ Châu (Tây Ngô)] đông đúc đến học Thiền, bậc cao nhân ngoài tám hướng vào nhà lý mau như gió thổi. Tìm mua: Thiền Tông Vĩnh Gia Tập TiKi Lazada Shopee

Ngụy Tĩnh tôi hầu hạ dưới chân Ngài, chỉ hận chưa hết tấm lòng bỗng phải giã từ trở lại kinh kỳ. Từ đó đến nay u minh xa cách, vĩnh viễn thương tiếc, con mắt diệu huyền vừa gặp lương y chợt mất kim bài; biển dục sóng to mà vị Thầy dẫn đường đã mất. Tác phẩm còn đây mà am thất đã quạnh hiu.

Chao ôi! Đau đớn buốt cả tâm can. Một vị Thầy sáng suốt đã mất, bảy chúng biết nương tựa vào đâu. Lời vàng ngọc của bậc cao đức không còn được nghe, xa cách càng thêm thê lương sầu thảm.

Lúc Đại sư còn tại thế, những lời dạy được ghi lại gồm có mười thiên, góp lại thành một quyển. Ước mong người học được ý quên lời để khế hợp với đạo của Ngài vậy.

Nay sơ lược ghi lại vài lời, nếu có điều chi lầm lạc xin bậc minh triết sửa lại dùm cho.

Nhà Đường, Thứ Sử Khánh Châu

NGỤY TĨNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt Nam

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Tông Vĩnh Gia Tập PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những hiện tượng bí ẩn về nhân loại
Khoa học hiện đại đã tiến những bước dài trong lịch sử loài người, tạo nên muôn vàn tiện ích cho cuộc sống và giải mã hàng nghìn hàng vạn điều bí ẩn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều câu chuyện tưởng như chỉ có trong cổ tích mà khi được chứng kiến, người ta chỉ biết thốt lên: "Sao có thể như vậy được nhỉ?". Đó là những câu chuyện về các hiện tượng khoa học thú vị hay những sự kiện lịch sử thần bí mà con người biết đến nhưng chưa thể lý giải. Xuất phát từ mong muốn thoả mãn khát vọng tìm hiểu, lý giải các hiện tượng bí ẩn trên thế giới từ xưa đến nay, cuốn sách "Những hiện tượng bí ẩn về nhân loại" được ra đời.
Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam
Sự dị biệt giữa các nền văn học có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất sự dị-biệt về ngôn ngữ từ khi loài người xây dựng Tháp Babel trong tội-lỗi (Sáng thế, XI, 7). Nhờ mầu-nhiệm Cứu thế, sự thống nhất ngôn ngữ nguyên thủy bắt đầu phục hồi khi Chúa Thánh- Thần Hiện Xuống (Công vụ Tông-đồ, II, 4-6) nhưng chỉ thể hiện toàn vẹn khi mạt thế trong cảnh toàn thể loài người đồng thanh ngợi-khen Thiên-Chúa (Khải-huyền- thư, VII, 9). Giáo-hội Công-giáo là bi-tích, là dấu-hiệu khả-kiến của sự phục-hồi thống-nhất nguyên thủy đang thành hình. Đó là một sự thống-nhất trong dị-biệt, thống nhất trong Tình Yêu Thiên Chúa, dị-biệt trong thề-cách diễn đạt với đặc điểm của từng dân-tộc, trong « y-phục rực-rỡ muôn màu » như lời Thành-Vịnh nói về Giáo hội (Thánh Vịnh 104).Bộ sách này có kỳ-vọng trình bày những màu sắc Việt-Nam của y-phục rực-rỡ ấy. Tôi muốn dùng hình ảnh này để nói đến văn học Công giáo Việt-Nam, một nền văn học dung hợp dân tộc tinh và công-giáo-tính, một thành phần bất-khả-phân của toàn thể văn học quốc-gia.
Chuyển họa thành phúc
Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được  lưu hành   rộng rãi  nhất. Nội dung tuy không có gì quá  sâu xa  khó hiểu, nhưng  quả thật  là những điều  nhận thức   vô cùng   thiết thực  và  lợi lạc  trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả  cuộc đời ,  hay nói  theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”. Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được lưu hành rộng rãi nhất. Nội dung tuy không có gì quá sâu xa khó hiểu, nhưng quả thật là những điều nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời, hay nói theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”. Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của  tiên sinh   Viên Liễu Phàm , do ông viết ra để kể lại  câu chuyện  của chính  cuộc đời  mình cho con cháu,  đồng thời  cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý  nhân quả , khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và  nỗ lực  làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại  cuộc đời  nhiều  sóng gió  của mình cùng cuộc hội ngộ  ly kỳ  với một nhân vật mà ông  tin chắc  là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được  nội tâm  của chính mình để  nhận ra  và  phân biệt  được những điều  thiện ác  thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ  quyết tâm  “tránh ác làm thiện”, và  cuối cùng  đạt kết quả là  chấm dứt  được những chuỗi ngày  tai họa   liên tục  giáng xuống  gia đình  ông, để có thể sống một cách an vui  hạnh phúc   cho đến   tuổi già . Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc. Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được  Đại sư   Ấn Quang  chọn khắc in vào phần  phụ lục  của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng  nghĩa lý  bài văn Âm chất.  Đại sư   Ấn Quang  đã có nhiều hàm ý rất  sâu xa  khi chọn  lưu hành  hai bản văn khuyến thiện này, và  hiệu quả   lợi lạc  của việc này đối với người đọc đã được  chứng minh  một cách  rõ ràng  qua  thời gian . Về bản văn thứ nhất,  tiên sinh   Viên Liễu Phàm  không viết ra như một  nghiên cứu  triết lý, mà như một sự chia sẻ  kinh nghiệm   thực tiễn , bởi chính ông là người đã vận dụng  thành công  những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự  chuyển đổi  được số mạng, thay đổi  cuộc đời  từ những điều  bất hạnh  sang thành an vui  hạnh phúc . Có thể nói, bằng vào những  nỗ lực  cứu người giúp đời không  mệt mỏi   liên tục  nhiều năm, ông đã  thành công  trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không  cầu xin  bất kỳ một  sức mạnh   siêu nhiên  nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong  chúng ta  cũng đều có thể làm được nếu có đủ  quyết tâm , không loại trừ bất cứ ai.  Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Viên Liễu Phàm, do ông viết ra để kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình cho con cháu, đồng thời cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý nhân quả, khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và nỗ lực làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại cuộc đời nhiều sóng gió của mình cùng cuộc hội ngộ ly kỳ với một nhân vật mà ông tin chắc là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được nội tâm của chính mình để nhận ra và phân biệt được những điều thiện ác thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ quyết tâm “tránh ác làm thiện”, và cuối cùng đạt kết quả là chấm dứt được những chuỗi ngày tai họa liên tục giáng xuống gia đình ông, để có thể sống một cách an vui hạnh phúc cho đến tuổi già. Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc.Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được Đại sư Ấn Quang chọn khắc in vào phần phụ lục của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng nghĩa lý bài văn Âm chất. Đại sư Ấn Quang đã có nhiều hàm ý rất sâu xa khi chọn lưu hành hai bản văn khuyến thiện này, và hiệu quả lợi lạc của việc này đối với người đọc đã được chứng minh một cách rõ ràng qua thời gian.Về bản văn thứ nhất, tiên sinh Viên Liễu Phàm không viết ra như một nghiên cứu triết lý, mà như một sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bởi chính ông là người đã vận dụng thành công những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự chuyển đổi được số mạng, thay đổi cuộc đời từ những điều bất hạnh sang thành an vui hạnh phúc. Có thể nói, bằng vào những nỗ lực cứu người giúp đời không mệt mỏi liên tục nhiều năm, ông đã thành công trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không cầu xin bất kỳ một sức mạnh siêu nhiên nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể làm được nếu có đủ quyết tâm, không loại trừ bất cứ ai. 
Lịch sử giáo hội Công giáo
Hầu hết những gì xảy ra trong Kitô Giáo ở thế kỷ thứ nhất thì quen thuộc với chúng ta, nhờ kinh thánh Tân Ước. Trong sách Tông Ðồ Công Vụ, chúng ta biết công cuộc truyền giáo đã nới rộng giáo hội của Ðức Giêsu Kitô từ nguyên thủy ở Giêrusalem, gồm những người Do Thái tòng giáo theo Ðức Kitô, đến những người Dân Ngoại ở nhiều nơi trong Ðế Quốc La Mã và cho đến tận Rôma. Sự bình an tương đối trong thế kỷ này, cũng như hệ thống đường bộ và đường thủy của người La Mã, đã giúp Kitô Giáo có thể phát triển nhanh chóng. Nền văn hóa chung và một ngôn ngữ chung cũng giúp cho sự bành trướng. Tuy nhiên, động lực chính của sự phát triển Kitô Giáo là Chúa Thánh Thần, Ðấng đã làm nên các tông đồ vĩ đại như Thánh Phaolô và các vị tử đạo như Stêphanô, là vị tử đạo đầu tiên. Khi Phúc Âm được loan truyền cho đến tận cùng trái đất bởi những nhà thừa sai Công Giáo vào nửa đầu thế kỷ mười bảy, Âu Châu đã đắm chìm trong các cuộc chiến tôn giáo cay đắng giữa người Công Giáo và Tin Lành và giữa các quốc gia theo Tin Lành. Cuộc chiến sau cùng xảy ra ở nước Ðức. Cuộc chiến Ba Mươi Năm (1618-1648) được chấm dứt bằng Thỏa Ước Westphalia (1648), nó đã đem lại cho người Công Giáo, Luther và Calvin ở Ðức sự bình đẳng trước pháp luật. Trên thực tế, mỗi quốc gia hay mỗi vùng trong nước đều có một Giáo hội Kitô giáo riêng và tín đồ của các giáo phái khác sống tại lãnh thổ đó thường bị bách hại trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, trong mỗi vùng của Giáo Hội phân ly, vẫn có nhiều nơi mà Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô bừng cháy một cách chói lọi. Chắc chắn rằng Giáo Hội Công Giáo vẫn mong tìm ra cách củng cố đời sống Công Giáo ở Âu Châu, cũng như để lan tràn đức tin Công Giáo trên toàn thế giới. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã vượt qua được những thử thách lớn lao và tồn tại với một sinh lực được đổi mới.