Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

ĐỒNG KHÁNH, KHẢI ĐỊNH CHÍNH YẾU (QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN) - NGUYỄN VĂN NGUYÊN DỊCH

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  được biên soạn trong khoảng thời gian chưa đầy một năm, từ khoảng tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922) đến tháng 6 năm Khải Định thứ 8 (1923), gồm hai phần: Đồng Khánh chính yếu, 6 quyển, chép sự kiện trong hơn 3 năm thời Đồng Khánh (từ tháng 8/ 1885 đến 12/1888) và Khải Định chính yếu sơ tập, 10 quyển, chép sự kiện từ tháng 4 năm 1916 đến hết năm Khải Định thứ 7 (1923).

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu

 được biên soạn trong khoảng thời gian chưa đầy một năm, từ khoảng tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922) đến tháng 6 năm Khải Định thứ 8 (1923), gồm hai phần: Đồng Khánh chính yếu, 6 quyển, chép sự kiện trong hơn 3 năm thời Đồng Khánh (từ tháng 8/ 1885 đến 12/1888) và Khải Định chính yếu sơ tập, 10 quyển, chép sự kiện từ tháng 4 năm 1916 đến hết năm Khải Định thứ 7 (1923).

Sách biên soạn về lịch sử đến trước thời điểm này đã có  Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục  ghi chép về lịch sử chung các triều đại, từ thời Hùng Vương cho đến khi kết thúc triều Lê (1789); có Đại Nam thực lục, biên chép lịch sử từ thời các chúa Nguyễn (1558) từ triều Gia Long cho tới kết thúc triều Đồng Khánh (năm 1888). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng  là tài liệu lịch sử cuối cùng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.

Sách biên soạn về lịch sử đến trước thời điểm này đã có 

Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục 

ghi chép về lịch sử chung các triều đại, từ thời Hùng Vương cho đến khi kết thúc triều Lê (1789); có Đại Nam thực lục, biên chép lịch sử từ thời các chúa Nguyễn (1558) từ triều Gia Long cho tới kết thúc triều Đồng Khánh (năm 1888). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng  là tài liệu lịch sử cuối cùng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu 

là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng 

Tuy nhiên việc biên soạn cuốn sách có mục đích trực tiếp, cụ thể nên quy cách có đổi mới so với các bộ sử trước. Trong tấu trình của các sử thần, sách này làm ra cho Thái tử Vĩnh Thụy học để nắm được chính sự nước nhà trong lúc đang du học Tây phương, vì thế nên biên soạn ngắn gọn, ghi chép những việc chính thể, bang giao cốt lõi và hoàn thành trong thời gian ngắn. Vua Khải Định cho những lí lẽ này là rất sát thực và chuẩn tấu.

Tuy nhiên việc biên soạn cuốn sách có mục đích trực tiếp, cụ thể nên quy cách có đổi mới so với các bộ sử trước. Trong tấu trình của các sử thần, sách này làm ra cho Thái tử Vĩnh Thụy học để nắm được chính sự nước nhà trong lúc đang du học Tây phương, vì thế nên biên soạn ngắn gọn, ghi chép những việc chính thể, bang giao cốt lõi và hoàn thành trong thời gian ngắn. Vua Khải Định cho những lí lẽ này là rất sát thực và chuẩn tấu.

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  p hản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao. Theo dịch giả Nguyễn Văn Nguyên “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  rõ ràng đã vượt quá mục đích dùng làm tài liệu tham khảo cho Hoàng Thái tử học tập như lời giải trình của sử thần, mà thực sự là một bộ sách lịch sử chính thức của triều đình phản ánh giai đoạn lịch sử đặc biệt này”.

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu 

p

hản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao. Theo dịch giả Nguyễn Văn Nguyên “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  rõ ràng đã vượt quá mục đích dùng làm tài liệu tham khảo cho Hoàng Thái tử học tập như lời giải trình của sử thần, mà thực sự là một bộ sách lịch sử chính thức của triều đình phản ánh giai đoạn lịch sử đặc biệt này”.

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

LỊCH SỬ NỘI CHIẾN Ở VIỆT NAM (1771 - 1802)
“Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802” đã từ lâu được coi là một kiệt tác sử học, đem lại cả giải thưởng lẫn danh tiếng cho sử gia Tạ Chí Đại Trường. Thoát khỏi sự ràng buộc do định kiến hay lập trường chính trị, tác phẩm đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18, với các liên minh và đối địch, dựa trên quyền lợi thiết thân, được tác giả mô tả sinh động: giáo sĩ thừa sai và nhà buôn Tây phương, các thế lực ngoại bang Xiêm La hay Mãn Thanh, vua Lê chúa Trịnh cùng những ông hoàng chạy loạ Và nổi lên trên hết là hai gương mặt đối nghịch lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh, những người còn in dấu ấn vào các thế kỷ kế tiếp. Ra đời từ 1973, “Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802” của Tạ Chí Đại Trường đã luôn được học giới nhìn nhận như một công trình chung quyết về lịch sử phân ly và nhất thống đất nước. Đây thực sự là một cuốn sách gối đầu giường cho cả nhà chuyên môn, lẫn độc giả phổ thông, muốn tìm hiểu kỹ càng những gì đã xảy ra từ thế kỷ trước, mà ảnh hưởng vẫn còn mãi đến bây giờ.
LƯƠNG NGỌC QUYẾN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN NĂM 1917
LƯƠNG NGỌC QUYẾN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN 1917 của nhà văn Đào Trinh Nhất (1900-1951) viết về Lương Ngọc Quyến (1885-1917). Ông có tên hiệu là Lương Lập Nham, một chí sĩ yêu nước. Ông là con thứ của nhà yêu nước Lương Văn Can. Vào những năm 1905-1907, phong trào Đông Du phát triển mạnh mẽ do Phan Bội Châu khởi xướng và tổ chức, Lương Ngọc Quyến là một trong những thanh niên ưu tú được chọn đưa sang Nhật học tập. Trong thời gian đầu ở Nhật, cũng như các lưu học sinh khác, Lương Ngọc Quyến trải qua một cuộc sống nghèo khổ, nhưng vẫn khổ công học tập. Sau khi học tiếng Nhật, ông vào học và tốt nghiệp trường Chấn Võ Quân Sự Học Hiệu. Bị trục xuất khỏi Nhật Bản, Lương Ngọc Quyến sang học tại trường Quân Nhu ở Quảng Châu rồi học trường Sĩ Quan Bắc Kinh.Ông bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông trao cho thực dân Pháp giam ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại Thái Nguyên ông cùng Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Quân Pháp phản công, ông đã anh dũng hy sinh để không rơi vào tay giặc.
LÝ THƯỜNG KIỆT - LỊCH SỬ, NGOẠI GIAO & TÔNG GIÁO TRIỀU LÝ HOÀNG XUÂN HÃN
Cuốn sách "Lý Thường Kiệt – Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý" sẽ mang đến cho độc giả bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp của vị Tướng tài Lý Thường Kiệt. Ở cuốn sách này độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông ta đã đủ tài năng, nghị lực để gây dựng, tổ chức và gìn giữ khoảnh đất gốc cỗi của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hòa máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời, có kẻ lỡ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái. Cuốn sách "Lý Thường Kiệt – Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý" sẽ mang đến cho độc giả bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp của vị Tướng tài Lý Thường Kiệt. Ở cuốn sách này độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông ta đã đủ tài năng, nghị lực để gây dựng, tổ chức và gìn giữ khoảnh đất gốc cỗi của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hòa máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời, có kẻ lỡ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái. Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt. Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn. Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết. Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng, "Bậc ấy là Lý Thường Kiệt". Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt.Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn.Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết.Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng, "Bậc ấy là Lý Thường Kiệt".
NAM VIỆT LƯỢC SỬ (1919) - NGUYỄN VĂN MAI
Nam Việt Lược Sử   tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm. Nam Việt Lược Sử tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm.Nam Việt Lược Sử  là một trong những sách lịch sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919 và được tái bản rất nhiều lần. Nam Việt Lược SửTrong sách có nhiều nội dung “nâng bi” Langsa (Pháp), gọi Quang Trung là giặc cỏ… Tuy nhiên nên hiểu cho thời điểm tác giả viết cuốn sách là thời kỳ Pháp đô hộ và chế độ phong kiến nhà Nguyễn vẫn còn.Sử nước Nam, đời sơ nguyên chép rằng: nhà Hồng bang là dòng dõi Thần nông. Vậy thì lúc xưa ta cũng giữ đạo thời Trời đất và ông bà. Sau nước nam bị Trung quốc chiếm trị, thì người Nam cũng theo Tam giáo như người Tầu vậy, duy lấy sự phụng tự nhiên làm gốc.Sử Nam cũng như sử Tầu còn sơ lược, chỉ chép giặc giã nhắc chuyện nhà vua, còn sự văn minh lấn hóa, việc nông cơ, kỹ nghệ, đạo đức, cách ăn thói ở của dân và đều quí trọng hơn hết là sự học hành thì phớt qua mà thôi, cũng có khi không nói đến. Muốn hiểu rõ sự tích nước mình thì phải xem mấy pho sử của người Lãng sa soạn ra, ngặt phần nhiều dân Nam không thông chữ Pháp.Bổn sử tôi soạn ra đây dẫn giải tuy là đại lược nhưng mà do theo chương trình mới về bậc Sơ học thì cũng đủ cho con nhà Nam đọc lấy cho rõ cội nguồn rễ xứ mình. Những sự tích đem vào sách nầy, nhất là từ nhà Nguyễn tới sau, đã có tra sát trước trong mấy quyển sử chữ Tây.