Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sách Sự Thật - The Book Of Truth - Phần 1 (Maria Divine Mercy)

LỜI NÓI ĐẦU

Trang web sachsuthat.com (Tiếng Việt) đã được lập ra để công bố một loạt các Thông Điệp của Thiên Chúa mà một phụ nữ Công Giáo đã lập gia đình, một gia đình trẻ sống ở châu Âu, cho biết rằng cô đã nhận được từ Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như từ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng muốn được mọi người biết đến bằng một tước hiệu mới "Mẹ của Ơn Cứu Rỗi".

Người phụ nữ này muốn được biết đến với tên gọi là Maria Tông Đồ Lòng Thương Xót và cô nói rằng đó là mong muốn của Chúa Giêsu, rằng cô vẫn phải ẩn danh để bảo vệ gia đình và tránh bất kỳ sự xao lãng nào đối với các Thông Điệp. Tên gọi Tông Đồ Lòng Thương Xót được dùng làm tên gọi của cô vì Cuộc Cảnh Báo, một biến cố siêu nhiên, một Hành Động Can Thiệp của Thiên Chúa để cứu thế giới, là biểu hiện của Lòng Thương Xót.

Cô đã nhận được các Thông Điệp kể từ tháng 11 năm 2010. Cô đã nhận được 1.331 Thông Điệp cùng với 170 Chiến Dịch Cầu Nguyện. Theo các nhà thần học độc lập, các Thông Điệp củng cố các giáo huấn Công Giáo về mặt đức tin và luân lý. Maria đã nhận được sự hỗ trợ của các tín hữu bao gồm hàng trăm linh mục và các Kitô hữu tình nguyện từ khắp nơi trên thế giới, để các Thông Điệp được tiết lộ một cách nhanh chóng ra thế giới. Cô nói Thông Điệp được tiết lộ cho thế giới vì những điều tốt đẹp của chính Thông Điệp và vì điều thiện hảo cho mọi người.

Tính đến tháng 1 năm 2015, các Thông Điệp đã được dịch sang 45 ngôn ngữ. Tìm mua: Sách Sự Thật - The Book Of Truth - Phần 1 TiKi Lazada Shopee

Cho dù được Giáo Hội chính thức chấp thuận hay không, nhưng qua giá trị của lòng sùng kính, cá nhân những người Công Giáo về mặt luân lý không bị bắt buộc phải tuân theo những thông điệp xuất phát từ bất kỳ nguồn mặc khải tư nào (ví dụ như những cuộc hiện ra, xuất thần nội tâm). Không giống với mặc khải công như là Kinh Thánh, bản thân Giáo Hội không bảo vệ thiên ý trong lĩnh vực mặc khải cá nhân.

Maria nhìn nhận rằng trong trường hợp những người tuyên bố là nhận những Thông Điệp có tính chất thánh thiêng thì những Thông Điệp ấy cần phải được xem xét vô cùng cẩn thận. Tương tự như vậy thì cô đã trình bày những Thông Điệp này cho Giáo Hội Công Giáo để có thể được xem xét một cách toàn diện và cô đã thực hiện điều ấy ngay từ khi bắt đầu Sứ Vụ này.

Tính cấp thiết của Thông Điệp

Các Thông Điệp được tiết lộ ra thế giới một cách nhanh chóng bởi vì cô nói rằng "chúng ta không có nhiều thời gian trước khi những biến cố này xảy ra trên thế giới và mọi người có quyền được biết sự thật để để xem xét lại cuộc sống của họ với hy vọng rằng linh hồn của họ được cứu rỗi."

Maria nói rằng Chúa Giêsu sẽ ban cho thế giới bằng chứng mà họ cần để nhận biết rằng Thiên Chúa hiện hữu thông qua một biến cố mà Người gọi là Cuộc Cảnh báo. Người nói rằng đó là một Hành động Can Thiệp Thánh Thiêng để khôi phục lại đức tin của các tín hữu và hoán cải những người không tin.

Chẳng bao lâu nữa biến cố này sẽ xảy ra trên thế giới và sẽ được tất cả mọi người có đủ trí khôn chứng kiến. Biến cố dường như sẽ kéo dài khoảng 15 phút và sẽ gây ra một cảm giác như nỗi đau bị thiêu đốt của Luyện Ngục dành cho tất cả mọi người tùy theo trạng thái linh hồn của họ.

Chúa Giêsu muốn cứu tất cả mọi người bao gồm cả những tội nhân cứng lòng nhất. Tất cả những ai ăn năn sẽ được cứu. Những ai không ăn năn sẽ được ban cho thời gian để ăn năn. Chúa Giêsu kêu gọi tất cả những những ai yêu mến Người cầu nguyện cho những linh hồn này bởi vì họ vẫn còn có thể được cứu nhờ những lời cầu nguyện và hy sinh.

Cuộc Cảnh báo sẽ xảy ra vì Thiên Chúa hằng thương xót và Người muốn ban cho nhân loại một cơ hội ăn năn hối cải để họ có thể vui hưởng Địa Đàng, sau khi Con của Người, Chúa Giêsu Kitô, trở lại để phán xét trong Cuộc Quang Lâm.

Maria nói rằng các Thông Điệp cũng đang được ban ra để giúp chuẩn bị thế giới cho Cuộc Quang Lâm của Chúa Kitô, vốn sẽ diễn ra sau Cuộc Cảnh Báo. Cô không biết khi nào vì Chúa Giêsu đã nói với cô chính Người cũng không biết, chỉ có Chúa Cha mới biết. Trước đó sẽ là một giai đoạn được gọi là Cơn Đại Nạn (khoảng thời gian ba năm rưỡi - chúng ta đang đi qua phần đầu của ba năm rưỡi đó).

Cô nói rằng cô đã được Chúa Giêsu Kitô truyền là không được phân tích các Thông Điệp hoặc thêm bất kỳ lời giải thích hoặc quan điểm cá nhân nào. Chúa Giêsu nói với cô rằng Người là tác giả và cô chỉ là người viết và rằng các Thông Điệp phải được công bố chính xác như khi cô nhận được - không được phép thay đổi bất cứ điều gì về nội dung.

Cô nhìn nhận rằng mặc khải của Thiên Chúa là không cần thiết đối với đức tin của một con người tin vào Thiên Chúa. Theo Maria, các Thông Điệp đang được ban ra để giúp củng cố niềm tin của con người và giúp họ chuẩn bị cho các biến cố trên thế giới, mà theo cô là có liên quan đến khoảng thời gian trước Cuộc Quang Lâm của Chúa Kitô.

Thông Điệp mà Maria nhận được củng cố các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến đức tin và luân lý và đã được Chúa Giêsu Kitô trao cho nhân loại để giúp tái Phúc Âm hóa thế giới để các linh hồn có thể được cứu trước Cuộc Quang Lâm - Cuộc Phán Xét cuối cùng.

Các Thông Điệp được cô đón nhận trong sự xuất thần nội tâm, nhưng hàng ngày cô cũng nhìn thấy Chúa Giêsu theo cách siêu nhiên sau khi cầu nguyện. Trong trường hợp những Thông Điệp mà cô nhận được từ Đức Trinh Nữ Maria, thì những Thông Điệp được ban cho cô theo sau sự hiện ra cách riêng tư của Đức Trinh Nữ Maria trong nhà cô. Khi Thiên Chúa Cha ban cho cô Thông Điệp thì trước tiên cô nhìn thấy Chúa Giêsu theo cách siêu nhiên và sau đó cô được tỏ cho thấy Chúa Cha, theo cách siêu nhiên trong thời gian ngắn. Người trông khác với Chúa Giêsu, chỉ là hơi lớn tuổi hơn một chút và nét mặt của Người cũng khác.

Cầu nguyện sẽ giúp ngăn chặn thảm họa toàn cầu, nhưng rủi thay, theo Maria thì không có đủ lời cầu nguyện trên thế giới vì vậy mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sẽ giáng xuống thế giới với hậu quả tức thì. Động đất, sóng thần, lũ lụt, sóng nhiệt và phun trào núi lửa giờ đây sẽ bùng phát và gia tăng.

Chúa Giêsu đã nói với Maria rằng các Thông Điệp được tiết lộ với cô là Sách Sự Thật - loạt Thông Điệp cuối cùng của Thiên Chúa được truyền đạt cho thế giới trước Cuộc Quang Lâm và đã được báo trước trong Sách Daniel và Sách Khải Huyền. Những Thông Điệp này có nguồn gốc thánh thiêng và được ban ra bởi tình yêu tinh tuyền mà Thiên Chúa dành cho tất cả con cái của Người.

Chúa Giêsu cho Maria biết rằng cô là Sứ giả thứ 7, Vị Thiên Thần thứ 7 được gửi đến để tiết lộ cho thế giới nội dung của các Ấn trong Sách Khải Huyền mà chỉ có Chiên Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô mới có thể mở được. Người sẽ mở các Ấn và tiết lộ trước về các nội dung. Maria phải công bố những nội dung ấy khi mỗi Ấn được mở ra. Người đã nói với cô rằng cô là vị ngôn sứ thời cuối.

Hiện nay Maria đang nhận được sự linh hướng của Giáo Hội Công Giáo.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sách Sự Thật - The Book Of Truth - Phần 1 PDF của tác giả Maria Divine Mercy nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Giáo (Scan) - Dominique Sourdel
Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi hay là đạo Islam[note 1](tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām) là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (Allah) và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa. Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 1 tỷ người theo tương đương 15% dân số thế giới, và họ thường được gọi là người Hồi giáo. Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia. Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lòng thương xót, Đấng Toàn năng và Duy nhất, và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên. Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an(Cô-ran), được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa, và các giáo lý và ví dụ quy phạm (được gọi là sunnah, bao gồm các ghi chép được gọi là hadith) của Muhammad (570 – 8 tháng 6 632). Sự ra đời và phát triển của Hồi giáoSự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ Mohammed (Mahomet). Mâohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca.Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng. Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rọâng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah – Thành phố tiên tri). Ơû đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh và cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi. Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca.Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Có thể nói cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới thống nhất trên bán đảo Ảrập.Hiện nay trên thế giới có khoảng 900 triệu tín đồ Hồi giáo có mặt ở hơn 50 quốc gia trên khắp các châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Ảrập (trừ Li băng và Ixraen) và chiếm đại đa số ở các nước như Iran, Irắc, Pakistan, Apganistan, Thổ Nhĩ Kỳ… và một số nước vùng Trung Á và cả ở Đông nam Á (chủ yếu ở Inđonesia). Một số quốc gia tự coi mình là quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên Hồi giáo ở các quốc gia khác nhau nên đã phân chia thành các hệ phái khác nhau nhưng về cơ bản không đối lập nhau. Nội dung cơ bản của Hồi giáoGiáo lý của Hồi giáoĐặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội. Trong Hồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiêng và cái tục.Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Ảrập là “tụng đọc”) vì đó là những lời nói của Môhamet được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed. Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ). Nội dung Kinh Coran vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức… Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:+ Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất.+ Allah là đấng tối cao sinh ra muôn loài trong đó có con người.+ Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người .+ Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt.+ Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến.+ Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe.+ Những lời khuyên về đạo lý:Tôn thờ thần cao nhất là Allah.Sống nhân từ độ lượng.Thưởng phạt công minh, trừng phạt chủ yếu đối với kẻ thù.Thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc.Kiên định và nhẫn nại trong mọi thử thách.Tin vào định mệnh và sự công minh của Allah.Cấm một số thức ăn: thịt heo, rượu bia và các chất có men. (Heo là con vật gắn với khởi nguyên: phát triển là nhờ chăn nuôi).Trung thực.Không tham của trộm cắpLàm lễ và tuân thủ các nghi lễ Hồi giáo.Tín ngưỡng Hồi giáoXét về niềm tin, tín đồ Hồi giáo tin vào Alah, sứ giả Mohammed, thiên sứ, thiên kinh, hậu thế.– Tin vào Alah: Đây là một nội dung quan trọng của tín điều cơ bản. Theo Hồi giáo, Alah là vị thần duy nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và bất tử. Alah sáng tạo thế giới, và là chúa tể. Hồi giáo không thờ ảnh tượng của Alah vì họ quan niệm Alah toả khắp nơi, không một hình tượng nào đủ để thể hiện Alah.– Tin vào sứ giả Mohammed: Giáo lý Hồi giáo cho rằng Allah từng cử nhiều sứ giả đến các dân tộc khác nhau trong những thời kỳ nhất định để truyền đạt ngôn luận của Allah cho con người. Có đến 5 sứ giả. Trong đó Mohammed là sứ giả cuối cùng mà Allah chọn lựa. Đây cũng là sứ giả xuất sắc nhất. Chỉ có Mohammed là được nhận những ngôn luận của Allah một cách đầy đủ nhất.– Tin Thiên kinh: Allah từng trao thiên kinh cho các sứ giả trước Mohammedû, mỗi người một bộ. Nhưng những bộ ấy không đầy đủ, bị thất lạc hoặc bị người đời sau giải thích sai lệch. Chỉ có bộ thiên kinh mà Allah truyền cho Mohammed là bộ kinh điển cuối cùng nhưng đầy đủ nhất. Đó là kinh Coran. Vì vậy, kinh Coran dưới mắt người Hồi giáo làø bộ kinh điển thần thánh duy nhất.– Tin vào Thiên sứ: Thiên sứ do Allah tạo ra, là một loại linh hồn, vô hình trước con người, không có tính thần. Mỗi thiên sứ có một nhiệm vụ. Trong Thiên sứ cũng có sự phân chia cao thấp. Cao nhất là thiên sứ Gabrien. Con người không phải phủ phục trước thiên sứ.– Tin vào hậu thế: Sẽ có ngày tận thế. Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết thúc để rồi tất cả sống lại nhận sự phán xét của Allah. Dựa vào hành vi của mỗi người mà Allah quyết định: thiên đường dành cho người thiện, địa ngục là nơi của kẻ ác.Nghĩa vụ Hồi giáoHệ thống nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo rất rộng và chi tiết, dựa trên cơ sở kinh Coran và sách Thánh huấn.Các tín đồ có 5 nghĩa vụ chủ yếu. Đó là niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây là 5 trụ cột của Hồi giáo, tạo nên sườn cốt cho đời sống của người Hồi giáo.– Niệm: tín đồ phải thường xuyên tụng niệm thành tiếng tín điều cơ bản (Vạn vật không phải là Chúa, chỉ có Chân chúa; Mohammed là sứ giả của Chúa).– Lễ: tức là lễ bái. Các tín đồ mỗi ngày hành lễ 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm). Thứ 6 hàng tuần thì làm lễ tại thánh đường 1 lần vào buổi trưa. Trước khi làm lễ, tín đồ phải rửa mặt, tay chân, quỳ xuống, hướng về đền Kabah để cầu nguyện.– Trai: tức là trai giới. Tháng 9 theo lịch Hồi là tháng trai giới của Hồi giáo. Trong tháng này mọi tín đồ không ăn uống, quan hệ tính dục từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, trừ một số trường hợp đặc biệt. Kết thúc tháng này là lễ Phá bỏ sự nhịn đói, các tín đồ sẽ cùng nhau cầu nguyện, sau đó tặng quà cho nhau, và bố thí.– Khoá: các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Sự đóng góp đó có thể là tự nguyện, nhưng cũng có khi là bắt buộc dựa vào tài sản của tín đồ (khoảng 1/40 tài sản).– Triều: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít nhất 1 lần trong cuộc đời, để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi (hành hương Haji). Cuộc lễ triều bái kéo dài trong 10 ngày. Ngày cuối cùng tín đồ sẽ hiến lễ là một con cừu hoặc lạc đà, hoặc một con vật có sừng. Triều bái Mecca trong dịp này là chính triều. Còn phó triều thì diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn.Ngoài ra, Hồi giáo còn có nhiều quy định cụ thể về hành vi của tín đồ trong các mối quan hệ xã hội.Tổ chức Hồi giáo– Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ. Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường. Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Môhammet đã dùng nó để đi truyền đạo.– Hệ thống chức sắc gồm có Giáo chủ (Mufty), phó giáo chủ (Naib Mufty), Giáo cả (Ha Kim), phó giáo cả (Naib Ha Kim), Imân, Khatib, Tuan, Bilat, Slak, HaDji.----------------------Bộ Sách Giới Thiệu Những Kiến Thức Thời ĐạiHồi GiáoNXB Thế Giới 2002Dominique SourdelDịch: Mai Anh, Thi Hoa, Thu Thuỷ159 TrangFile PDF-SCAN
Ấn Độ giáo nhập môn
Đến Ấn Độ bạn sẽ thấy các tượng thần ở khắp mọi nơi. Những tượng thần được đặt trong những ngôi đền lộng lẫy và trên những bàn thờ nhỏ bên đường, hoặc được tạc ngay vào đá. Ta bắt gặp ánh mắt độ lượng của các vị thần từ những tờ áp phích quảng cáo, những tờ lịch, poster phim. Những bức tượng thần nhỏ xíu hay những món trang sức có hình các vị thần lẫn trong những sạp hàng và trong những tủ kính trưng bày. Những vị thần đã hòa vào cuộc sống của những làng quê lẫn thành phố tại Ấn Độ, và giờ đây những vị thần còn xuất hiện trong những cộng đồng người Ấn Độ ở khắp nơi trên thế giới, từ Caribbean đến Bắc Mỹ, từ Nam Phi đến các nước Đông Á... Các vị thần xuất hiện ở khắp mọi nơi, dưới đủ mọi dạng thức, biểu thị sự phong phú và đa dạng của văn hóa Ấn Độ. Đất nước Ấn Độ luôn hiện hữu trong tâm trí hàng triệu người trên khắp thế giới như một xứ sở thần bí với những đền đài lộng lẫy, những tượng thần kỳ lạ, với sông Hằng linh thiêng và các nhà tu khổ hạnh trầm tư dưới ánh mặt trời nhiệt đới.Ấn Độ còn là nơi phát xuất những tôn giáo lớn của nhân loại: Hindu giáo, Phật giáo… và là một trong những nền văn minh phong phú nhất, có ảnh hưởng nhất đến tiến trình lịch sử. Tại Ấn Độ, Hindu giáo (hay Ấn giáo) không phải chỉ là một tôn giáo mà là cả một nền văn hóa, và vượt ra ngoài ranh giới của văn hóa, Ấn giáo đã hòa tan vào đời sống tâm linh và xã hội của người Ấn và đặt ra nhiều vấn đề về bản chất của vũ trụ và con người.Quyển sách này sẽ dẫn các bạn vào hành trình tìm hiểu về xứ sở thần bí này và về đời sống tinh thần của nó - Ấn Độ giáo.
Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ (Scan) - Đoàn Trung Còn
Mấy Thấy Tu Huyền Bí Ở Tây Tạng Và Mông Cổ Mấy Thấy Tu Huyền Bí Ở Tây Tạng Và Mông Cổ Mấy Thấy Tu Huyền Bí Ở Tây Tạng Và Mông Cổ Mấy Thấy Tu Huyền Bí Ở Tây Tạng Và Mông CổĐoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính Đoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính Đoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhMẤY LỜI ĐẦU MẤY LỜI ĐẦU MẤY LỜI ĐẦUSách này được phân làm ba phần: Sách này được phân làm ba phần: Phần thứ nhất, từ mục thứ nhất đến mục thứ 9, là những điều trông thấy của bà Alexandra David Neel trong thời gian bà du hành bên xứ Tây Tạng. Phần thứ nhất, từ mục thứ nhất đến mục thứ 9, là những điều trông thấy của bà Alexandra David Neel trong thời gian bà du hành bên xứ Tây Tạng.Phần thứ hai, từ mục thứ 10 cho đến mục thứ 17, ghi lại những cuộc khảo sát và nghiên cứu của ông Jean Marquès Rivière, một người Pháp có đến Tây Tạng và thọ giới xuất gia, tu trì trong các ngôi chùa lớn bên ấy. Riêng về ông J. M. Rivière, sẽ được đề cập đến trong mục thứ 10. Phần thứ hai, từ mục thứ 10 cho đến mục thứ 17, ghi lại những cuộc khảo sát và nghiên cứu của ông Jean Marquès Rivière, một người Pháp có đến Tây Tạng và thọ giới xuất gia, tu trì trong các ngôi chùa lớn bên ấy. Riêng về ông J. M. Rivière, sẽ được đề cập đến trong mục thứ 10.Phần thứ ba, trích dịch trong quyển “Từ Súc sinh, Nhân loại đến Thánh thần” của ông Ferdinand Ossendowski, một nhà mạo hiểm người Ba-lan đã từng đến Mông Cổ và Tây Tạng. Ông này được một vị thượng tọa chùa Na-ra-băn-si, là người được tôn sùng như một vị Phật sống thời nay, ban cho một chiếc nhẫn quý. Nhờ vậy, nên khi đi qua các nơi trong xứ Mông Cổ và Tây Tạng, ông thường được người ta ủng hộ một cách nhiệt thành. Nhất là giới tăng sĩ ở các chùa luôn đón tiếp ông như một người đã đắc Đạo đi truyền Pháp. Nhờ vậy mà ông được biết lắm điều huyền bí trong chốn cửa Thiền. Phần thứ ba, trích dịch trong quyển “Từ Súc sinh, Nhân loại đến Thánh thần” của ông Ferdinand Ossendowski, một nhà mạo hiểm người Ba-lan đã từng đến Mông Cổ và Tây Tạng. Ông này được một vị thượng tọa chùa Na-ra-băn-si, là người được tôn sùng như một vị Phật sống thời nay, ban cho một chiếc nhẫn quý. Nhờ vậy, nên khi đi qua các nơi trong xứ Mông Cổ và Tây Tạng, ông thường được người ta ủng hộ một cách nhiệt thành. Nhất là giới tăng sĩ ở các chùa luôn đón tiếp ông như một người đã đắc Đạo đi truyền Pháp. Nhờ vậy mà ông được biết lắm điều huyền bí trong chốn cửa Thiền.Ở đây, xin nói qua về bà Alexandra David Neel. Bà là một nhà tu người Pháp. Có kẻ nói bà là người Mỹ, song theo lời tự nhận của chính bà, thì bà là người Pháp. Vì ham mộ giáo lý đạo Phật nên bà đã từng đặt chân đến nhiều nơi có những ngôi chùa xưa và tham học với nhiều vị danh tăng. Bà đã viếng khắp cõi Thiên Trúc, có làm lễ ở những nơi thờ dấu tích và tro tàn xá-lợi của đức Phật. Bà cũng có đến nước Nhật, dự nhiều buổi lễ trang nghiêm trong các chùa lớn do các vị lão tăng chủ trì. Bà có sang Trung Hoa, từng sống cuộc đời thanh tĩnh giữa chư tăng trong một số ngôi chùa cổ ở Bắc Kinh. Đặc biệt là bà có viếng qua khắp những miền linh thiêng trong xứ Tây Tạng, nương náu trong vòng mười bốn năm ở các đỉnh núi tuyết, gần gũi với các vị danh tăng đạo cao đức cả. Chính bà có quen thân với đức Ban-thiền Lạt-ma, một trong các vị đứng đầu hàng tăng sĩ Tây Tạng mà khắp xứ đều tôn trọng và xem như là hóa thân của đức Phật A-di-đà. Bà là người tận tâm với Phật Pháp, đã từ bỏ nếp sống phong lưu, quý phái mà chịu nhọc nhằn sống đến các nơi hẻo lánh để cầu Đạo, cho nên bà biết nhiều chuyện tích rất hay. Tuy chính phủ Tây Tạng vẫn cấm người da trắng vào xứ này, song bà được chính giới tăng sĩ giúp đỡ nên bước đường tu niệm và nghiên cứu của bà đều được dễ dàng hơn. Bà có soạn nhiều quyển sách giá trị về Phật giáo và về phong tục xứ Tây Tạng. Có thể kể ra đây một số như là: Ở đây, xin nói qua về bà Alexandra David Neel. Bà là một nhà tu người Pháp. Có kẻ nói bà là người Mỹ, song theo lời tự nhận của chính bà, thì bà là người Pháp. Vì ham mộ giáo lý đạo Phật nên bà đã từng đặt chân đến nhiều nơi có những ngôi chùa xưa và tham học với nhiều vị danh tăng. Bà đã viếng khắp cõi Thiên Trúc, có làm lễ ở những nơi thờ dấu tích và tro tàn xá-lợi của đức Phật. Bà cũng có đến nước Nhật, dự nhiều buổi lễ trang nghiêm trong các chùa lớn do các vị lão tăng chủ trì. Bà có sang Trung Hoa, từng sống cuộc đời thanh tĩnh giữa chư tăng trong một số ngôi chùa cổ ở Bắc Kinh. Đặc biệt là bà có viếng qua khắp những miền linh thiêng trong xứ Tây Tạng, nương náu trong vòng mười bốn năm ở các đỉnh núi tuyết, gần gũi với các vị danh tăng đạo cao đức cả. Chính bà có quen thân với đức Ban-thiền Lạt-ma, một trong các vị đứng đầu hàng tăng sĩ Tây Tạng mà khắp xứ đều tôn trọng và xem như là hóa thân của đức Phật A-di-đà. Bà là người tận tâm với Phật Pháp, đã từ bỏ nếp sống phong lưu, quý phái mà chịu nhọc nhằn sống đến các nơi hẻo lánh để cầu Đạo, cho nên bà biết nhiều chuyện tích rất hay. Tuy chính phủ Tây Tạng vẫn cấm người da trắng vào xứ này, song bà được chính giới tăng sĩ giúp đỡ nên bước đường tu niệm và nghiên cứu của bà đều được dễ dàng hơn. Bà có soạn nhiều quyển sách giá trị về Phật giáo và về phong tục xứ Tây Tạng. Có thể kể ra đây một số như là:– Những cuộc thuyết pháp của các vị Lạt-ma) – Những cuộc thuyết pháp của các vị Lạt-ma)– Cuộc du hành của một người phụ nữ Paris đến Lhassa – Cuộc du hành của một người phụ nữ Paris đến Lhassa– Pháp thuật vì ái tình và tà thuật – Những phong tục xứ Tây Tạng mà rất ít người biết đến – Pháp thuật vì ái tình và tà thuật – Những phong tục xứ Tây Tạng mà rất ít người biết đến– Vị Lạt-ma đắc ngũ thông – Vị Lạt-ma đắc ngũ thông– Mấy thầy tu huyền bí và chư vị Pháp sư ở Tây Tạng – Mấy thầy tu huyền bí và chư vị Pháp sư ở Tây TạngPhần thứ nhất trong sách này có 9 mục, được soạn từ nơi quyển “Mấy thầy tu huyền bí và chư vị Pháp sư ở Tây Tạng” vừa kể trên. Quý độc giả có lòng muốn tu học, nên xem qua cho biết sự tu luyện khó nhọc, cam go của các vị tăng sĩ trên vùng cao núi tuyết. Quý ngài sẽ thấy nhiều sự linh diệu, ly kỳ và nhiều phép huyền vi của các vị tu hành chân chính. Phần thứ nhất trong sách này có 9 mục, được soạn từ nơi quyển “Mấy thầy tu huyền bí và chư vị Pháp sư ở Tây Tạng” vừa kể trên. Quý độc giả có lòng muốn tu học, nên xem qua cho biết sự tu luyện khó nhọc, cam go của các vị tăng sĩ trên vùng cao núi tuyết. Quý ngài sẽ thấy nhiều sự linh diệu, ly kỳ và nhiều phép huyền vi của các vị tu hành chân chính.Soạn dịch và cho ra đời quyển sách này, tôi mong muốn là sẽ góp được một phần nào phổ biến rộng thêm giáo lý nhà Phật, khuyến khích những ai còn nghi ngờ trở nên tin chắc, giúp cho các vị cư sĩ tu tại gia đem lòng tín phục mà công nhận rằng: tinh thần được trau luyện kỹ thì trở nên mạnh mẽ vô ngần, và cầu cho các bậc xuất gia càng dũng mãnh mà tiến tới trên đường đức hạnh và giải thoát. Soạn dịch và cho ra đời quyển sách này, tôi mong muốn là sẽ góp được một phần nào phổ biến rộng thêm giáo lý nhà Phật, khuyến khích những ai còn nghi ngờ trở nên tin chắc, giúp cho các vị cư sĩ tu tại gia đem lòng tín phục mà công nhận rằng: tinh thần được trau luyện kỹ thì trở nên mạnh mẽ vô ngần, và cầu cho các bậc xuất gia càng dũng mãnh mà tiến tới trên đường đức hạnh và giải thoát.Đoàn Trung Còn Đoàn Trung Còn Đoàn Trung Còn
Bồ Đề Đạt Ma quán tâm pháp - Thích Minh Thiền
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.   LUẬN HUYẾT MẠCHBa cõi lăng xăng đều từ một tâm. Phật trước Phật sau đều chỉ dùng tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự. Có người hỏi: Nếu không lập văn tự, vậy lấy gì là tâm?Đáp: Ông nói tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi.Nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông; ông nếu không có tâm thì làm sao ông biết hỏi tôi. Cho nên biết: Hỏi tôi tức là tâm của ông đó. Từ lũy kiếp đến giờ, nhẫn đến hành tung hoạt động bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào đều là cái tâm vốn có của ông, đều là Phật vốn có của ông. Cái nghĩa “chính tâm là Phật” là như thế. Ngoài tâm này rốt ráo không có Phật nào khác có thể được. Nếu lìa tâm này mà tìm Bồ-đề, Niết-Bàn, thì thật là không tưởng. Tánh chơn thật của mình không phải pháp nhân pháp quả, đó là nghĩa của tâm. Tự tâm là Niết-Bàn. Nếu nói ngoài tâm có Phật và Bồ-Đề có thể được thì thật là không tưởng.Phật và Bồ-Đề ở chỗ nào? Ví như có người dang tay bắt hư-không có được gì không? Vì sao thế? Vì hư-không chỉ có tên chớ nào có hình tướng! Bắt đã chẳng được, bỏ cũng chẳng được. Thế là hư-không không thể bắt được.Trừ tâm này ra mà tìm Phật rốt rồi không được cũng giống như vậy. Phật là tự tâm làm ra. Tại sao lìa tâm mà tìm Phật? Phật trước Phật sau chỉ nói về tâm. Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm; ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm. Nếu nói ngoài tâm có Phật vậy Phật ở đâu? Ngoài tâm đã không Phật sao lại còn làm ra cái thấy có Phật để mà dối gạt lẫn nhau, rồi không thể rõ được cái tâm vốn có của mình, lại bị vật vô tình nó nhiếp mất tự do; nếu không tin hiểu như thế, để tự dối gạt thật là vô ích. Phật không lỗi lầm, chúng sanh điên đảo chẳng biết giác ngộ tâm mình là Phật. Nếu biết tự tâm là Phật chớ nên tìm cầu Phật ngoài tâm.(Lược trích)