Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)

Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ.

Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa.

Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ.

Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí.

Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee

Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo:

“Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”.

Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm:

“Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”.

Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm.

Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống).

Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức….

Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Xứ Đàng Trong (Li Tana)
Chúng tôi xin chân thành giới thiệu với độc giả Việt Nam Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và Xứ 18, luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia, có sửa chữa để xuất bản, của Li Tana. Bản tiếng Anh của luận án Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in Seventeenth and Eighteenth Centuries, được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998 bởi Cornell Southeast Asia Program. Tác giả là một nhà Việt Nam học khá quen thuộc trong giới nghiên cứu về Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Để thực hiện các công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã lui tới Việt Nam nhiều lần, tham khảo các nguồn tư liệu tại Hà Nội cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc và trao đổi với các nhà khoa học, tham dự nhiều hội nghị khoa học về Việt Nam... Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử Việt Nam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã được nhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside, David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. XỨ ĐÀNG TRONG Đề tài tác giả chọn để nghiên cứu trong công trình này là một đề tài khó vì liên quan tới một thời kỳ khá phức tạp trong lịch sử Việt Nam: sự hình thành, phát triển và gần như diệt vong của một xứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên một vùng đất mới, trong những hoàn cảnh mới và với những vấn đề mới... Lãnh vực tác giả đề cập tới và nhấn mạnh lại là lãnh vực kinh tế - xã hội, cho tới nay chưa được nhiều tác giả bàn tới một cách sâu sắc. Trong lãnh vực này, công trình của Li Tana, nếu chưa giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề được nêu, thì ít ra cũng đã là một gợi ý rất phong phú cho công việc nghiên cứu kế tiếp. Tìm mua: Xứ Đàng Trong TiKi Lazada Shopee Chẳng hạn vấn đề liên quan đến dân số của Đàng Trong vào các thế kỷ 17 và 18. Một vấn đề hầu như không thể giải quyết nổi nếu chỉ dựa vào những con số thống kê, những kết quả của các cuộc điều tra dân số, vốn rất hiếm hoi trong tài liệu của Việt Nam, kể cả của nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả đã phá vỡ được sự bế tắc này bằng cách dựa vào số các làng, kích thước các làng nói chung, các thông tin về làng trong lịch sử Việt Nam. Đây có thể được coi là một đóng góp mới mẻ và quan trọng của tác giả trong lãnh vực nghiên cứu về dân số của Đàng Trong, hay của Việt Nam, trong quá khứ. Hai thế kỷ 17 và 18 lại cũng là thời kỳ “mở rộng cửa” của Đàng Trong đối với nền ngoại thương mà theo tác giả là nền tảng của sự sống còn của Đàng Trong dưới quyền họ Nguyễn, “gần bốn lần yếu hơn họ Trịnh ở Đàng Ngoài về mọi mặt”. Nói đến ngoại thương cũng là nói đến sự hiện diện của tàu bè và thương gia người Nhật, người Trung Hoa... và những người châu Âu như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan... vì đây cũng là thời kỳ người châu Âu ồ ạt kéo nhau sang buôn bán và đặt căn cứ tại Đông Nam Á. Nghiên cứu về hai thế kỷ này của Đàng Trong không thể bỏ qua các nguồn tư liệu, trong thực tế rất phong phú và đa dạng, của những người thuộc nhiều quốc tịchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xứ Đàng Trong PDF của tác giả Li Tana nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xã Hội Việt Nam Từ Thế Kỷ Xvii (Nguyễn Trọng Phấn)
Cuốn sách “Xã Hội Việt Nam Từ Thế Kỷ XVII” của các tác giả Kiều Mai Sơn, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Trung Thành sưu tầm những bản dịch, bài viết của nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Phấn (1910-1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị từ năm 1941 đến năm 1945. Nội dung các bài viết mô tả xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII qua sự quan sát, ghi chép của những người phương Tây đến Việt Nam vào thời gian đó. Nhà Sử học Dương Trung Quốc trong “Đôi lời về một người ẩn danh” (Thay lời tựa sách) đã viết: “…Cuốn sách này rất mỏng, lại chỉ là những mẩu tư liệu sưu tầm từ những sách báo của người phương Tây viết về buổi tiếp xúc đầu tiên với đất nước và con người Việt Nam vào thế kỷ XVII. Đó mới chỉ là những bài báo rút ra từ tờ “Thanh Nghị”, sự tập hợp trách nhiệm của những trí thức có tinh thần dân tộc vào thời điểm đang đón chờ cơ hội giành độc lập cho đất nước khi chiến tranh Thế giới lần thứ II tạo ra… Đúng như phụ đề “thu nhặt tài liệu để giúp vào sự giải quyết những vấn đề quan hệ đến cuộc sinh hoạt của dân tộc Việt Nam”, cụ Nguyễn Trọng Phấn và các bạn trí thức “đồng chí” của mình đã làm mọi việc để đặt nền tảng cho một tư duy mới, điều mà ngày nay ta hay dùng, là chuẩn bị tâm thế cho công cuộc hội nhập với thế giới một khi nước nhà giành được độc lập…”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xã Hội Việt Nam Từ Thế Kỷ Xvii PDF của tác giả Nguyễn Trọng Phấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Việt Sử Giai Thoại (Nguyễn Khắc Thuần)
Bộ sách VIỆT SỬ GIAI THOẠI của Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản gồm 8 tập do Nguyễn Khắc Thuần biên soạn. VIỆT SỬ GIAI THOẠI đã được tái bản nhiều lần. Đông đảo bạn đọc đã nồng nhiệt đón nhận và cổ vũ cho bộ sách này. Từ ngày ra đời đến nay, VIỆT SỬ GIAI THOẠI cũng đã trở thành một phần hành trang đáng quí của đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch, gắn bó với bước chân của họ trong rất nhiều tuyến điểm tham quan.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Việt Sử Giai Thoại PDF của tác giả Nguyễn Khắc Thuần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Việt Nam Văn Học Sử Yếu (Dương Quảng Hàm)
Dương Quảng Hàm (1898-1946) Tự Hải Lượng. Nguyên Quán: Phú Thị, Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên. Từng là thanh tra Trung học vụ, Hiệu Trưởng trường Bưởi, là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam. Việt Nam văn học sử yếu là cuốn sách của Dương Quảng Hàm lược khảo về văn học lịch sử nước Việt Nam trong bối cảnh không có quyển sách nào chép về văn học lịch sử nước ta. Tác giả đề cập đến nền văn học Việt một cách khá toàn diện: văn chương bình dân; các chế độ về việc học và việc thi; các thể văn; vấn đề ngôn ngữ văn tự, văn chương qua các thời kì (Lý, Trần, Lê, Mạc, Nam Bắc phân tranh, cận ); ảnh hưởng của nước Tàu; ảnh hưởng của nước Pháp. Công trình này đã góp phần tích cực vào việc phát hiện và bảo tồn văn hóa của dân tộc Việt. Đây là một quyển văn học sử phổ thông đầu tiên được biên soạn bằng chữ quốc ngữ, một công trình khoa học lớn, có giá trị về nhiều phương diện: học thuật, tư tưởng, tư liệu, phương pháp nghiên cứu. Cuốn sách có giá trị vượt thời gian, không chỉ tóm tắt các đại cương cho học sinh dùng mà còn là sách tham khảo tinh tường cho các học giả. Tìm mua: Việt Nam Văn Học Sử Yếu TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Việt Nam Văn Học Sử Yếu PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.