Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tổng Hợp Truyện Ngắn Đỗ Tiến Thụy (Đỗ Tiến Thụy)

Đỗ Tiến Thụy bén duyên văn chương khá muộn. Tập truyện ngắn đầu tay "Gió đồng se sắt" xuất bản khi anh đã bước sang tuổi ba nhăm. Thực tiễn cho thấy, trên hành trình văn học, mỗi người viết sẽ mang theo những "câu chuyện tâm thức" của riêng mình.

Với Đỗ Tiến Thụy, có thể khẳng định, văn chương với anh trước hết là vấn đề thân phận. Sức hấp dẫn trong truyện ngắn của anh, một phần lớn bắt nguồn từ điều đó. Đọc truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy, thấy xuất hiện ba "vùng thẩm mỹ", cũng là ba câu chuyện tâm thức của anh, khi riêng lẻ, khi xen cài xoắn vặn: nông thôn, Tây Nguyên và người lính.

Trong tâm thế của một người quê, khi viết về nông thôn, Đỗ Tiến Thụy thường chọn những "vùng đau" của làng quê Việt thời hiện đại, hoặc của một thời quá khứ chưa xa. Những khốn khó lao lung, vay trả đời người, tranh cướp đất đai, lìa làng bỏ xóm, những ghen ghét đố kỵ, định kiến cố hữu, bấp bênh phận người, tóm lại, dù không đẩy lên đến mức dị biệt, song về cơ bản đều là những câu chuyện thấm đẫm xót xa. Không phải ngẫu nhiên, khi đọc truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy, thường có cảm giác những chiếc vòi bạch tuộc đang bóp chặt tim mình.

"Họ nhà Vòn" có thể xem là câu chuyện tiêu biểu cho nỗi đau đớn tột cùng của phận người quê (cái nhan đề ở đây như gợi ra câu chuyện về loài "voọc", "vượn", những phiên bản thấp hơn của con người). Vì không muốn chồng bị giết, Muôn phải lộ mặt và bị đám lính Tây cưỡng hiếp. Trớ trêu thay, Muôn lại bị chính gã chồng hèn hạ sỉ nhục, ruồng rẫy, bị cộng đồng dồn đuổi vào bước đường cùng.

Khác với trong "Mộng thám hoa" (nhân vật người trí thức, người tài bị bủa vây bởi sự ganh ghét, đố kỵ, khinh khi), ở đây, người phụ nữ nông thôn hết lòng hy sinh vì người thân bị bức tử giữa vòng vây định kiến, ích kỷ, cả sự đốn mạt của người thân, họ hàng, của người đời. Một lần bị cưỡng hiếp, một đời bị truy đuổi, đường cùng, Muôn giải thoát đời mình bằng cái chết, nhưng chết rồi cũng chẳng yên thân. Tìm mua: Tổng Hợp Truyện Ngắn Đỗ Tiến Thụy TiKi Lazada Shopee

Nghịch cảnh ở đây là, "bà Muôn sống bằng một cuộc đời đau rất thật, mà chết lại bằng ba ngôi mộ giả", những ngôi mộ không phải để thờ bà, mà là để thờ tự lòng ích kỷ, tự mãn, háo danh, thờ tự sự bất nhân thất đức. Kẻ đáng muôn chết, lão Vòn, cuối cùng rồi cũng trút ra được những uẩn khúc dằn vặt suốt đời mình. Kết truyện, do thế, dầu tột cùng đau xót, vẫn ánh lên ý nghĩa nhân văn và tỉnh thức.

Truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy không chỉ có niềm đau, mà luôn chạm khắc sâu thẳm tình người. Nếu "Họ nhà Vòn" buồn đau chua xót thì "Gió đồng se sắt" lại là câu chuyện buồn thương. Thân sống tủi nhục và cái chết tức tưởi của bà Tình trong đây gợi ra tứ truyện: sống bình thường sao khốn khó lao lung đến thế, sống tử tế còn khó hơn gấp bội phần.

Trong các truyện ngắn về nông thôn, Đỗ Tiến Thụy rất chú ý khai thác không gian quê để triển khai tứ truyện. Với anh, ao làng là nơi nhen lên lửa ấm tình đời nhưng cũng là mồ chôn nhân cách. Sóng ao làng tuy không lớn, nhưng lại là con sóng vọng động từ đáy nhân tâm (Sóng ao làng). Nếu "Gió đồng se sắt" là bi kịch người nông dân không được sống và không sống được trên mảnh đất của mình thì "Vết thương thành thị" lại là nhát búa quật thẳng vào người dân quê di cư về đô thị để kiếm tìm miếng cơm manh áo.

Quan sát một chút, có thể nhận ra, cứ đọc vài truyện ngắn của Đỗ Tiến Thụy lại thấy anh nhắc đến Tây Nguyên một lần. Ám ảnh Tây Nguyên khi phảng phất như "vào Tây Nguyên làm ăn" (Gió đồng se sắt), "đóng quân ở Tây Nguyên", "từ Tây Nguyên về" ("Nơi không có sóng Xì phôn", "Sang mùa"), khi lại ngập tràn không gian, thời gian, con người, cảnh vật (Bahna, Xơ đăng, Gia Rai, Đăkbla, Kip, Lưk, "cỏ trắng xác xơ, trời trong veo thăm thẳm vô cùng"…).

Trong các câu chuyện tâm thức về Tây Nguyên, "Người trong núi" là một câu chuyện xúc động, đủ đầy về tình người cao đẹp được thể hiện qua những chi tiết tự nhiên, dung dị đến bất ngờ. Xa lạ với những bài học giáo điều đạo đức, chuyện của Kip vừa buồn thương, vừa trào dâng xúc cảm nhân văn mãnh liệt. Nuôi đứa con do người phụ nữ mình thương bị hiếp đẻ ra (rồi lấy cô làm vợ), Kip coi Lưk như con ruột, cuối cùng lại trả Lưk về cho cha nó, cho dù khởi đầu là một người cha khốn nạn. Sự ân thưởng của đời người là cái nhẹ nhõm trong tâm tư mà không phải ai cũng dứt ra và làm được, vậy mà Kip đã làm điều này một cách tự nhiên, không toan tính. Cái thiện lương lấp lánh đằng sau vẻ xù xì thô nhám của nhân vật dường như đã lan tỏa một nguồn sống thiện lành trong trái tim người đọc.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Hợp Truyện Ngắn Đỗ Tiến Thụy PDF của tác giả Đỗ Tiến Thụy nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ba Giai - Tú Xuất
Ba Giai – Tú Xuất Truyện Ba Giai Tú Xuất – Nhiều tác giả Ba Giai được biết nhiều bởi tài làm thơ châm biếm mà đối tượng chính là các quan lại tham nhũng, các người trọc phú. Ông được biết đến như là một người trong cặp bài trùng Ba Giai – Tú Xuất. Tú Xuất tên thật là Nguyễn Đình Xuất, ông và Ba Giai đã tạo nên một giai thoại Ba Giai – Tú Xuất “thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất”. Ông là một người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ đó sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là đả kích vào những thói hư, tật xấu và những tiêu cực của người đương thời. Đọc thêm: Trạng Quỳnh Tuyển tập truyện cười Vova Truyện cổ Grim hay nhất Đây cũng là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20 và là một cặp bài trùng trong văn học Việt Nam, nhắc tới người này thì không thể quên người kia và ngược lại. Đó là những mẩu chuyện về hai nhân vật đầy cá tính, thích trào lộng và hay bày ra tình huống quái ác khiến đối tượng bị “chiếu tướng” phải dở khóc dở cười hay những giai thoại đầy mưu mẹo, lấy của quan tham chia cho dân nghèo.
50 sắc thái - Tập 2: Đen
50 Sắc Thái – Đen 50 Sắc Thái (Fifty Shades) – là bộ tiểu thuyết ba tập của nhà văn người Anh E.L.James xuất bản năm 2011 và ngay lập tức trở thành sách bán chạy trên khắp thế giới. Với hơn 60 triệu bản bán ra trên khắp thế giới, 50 Sắc Thái còn được bán bản quyền dịch tới 37 quốc gia. Điểm nổi bật của bộ sách nằm ở những tình tiết mô tả đầy chân thực về sinh hoạt riêng tư của đôi tình nhân trẻ Christian Grey – một triệu phú trẻ thành đạt, đứng đầu một tập đoàn kinh doanh đa quốc gia khổng lồ nhưng có cuộc sống bí hiểm và Anastasia Steele – cô nữ sinh hai mươi hai tuổi đầy trong sáng nhưng còn thiếu kinh nghiệm trường đời. Độc giả sẽ được tham gia vào một hành trình khám phá tâm hồn đầy đau khổ của Grey với nhiều cảnh tình dục, sự đen tối và những cảnh “tra tấn” thể xác như nô lệ. Anh luôn bị dằn vặt bởi con quỷ trong sâu thẳm phần người và khát vọng kiểm soát mọi thứ trong cuộc đời mình. 50 sắc thái – Tập 2: Đen – E. L. James Bạn có thể sốc với lối hành văn của tác giả nhưng chính nó đã đụng chạm tới những ngóc ngách sâu thẳm nhất, khao khát nhất mà chúng ta phải đau khổ che đậy. Cuốn sách nhanh chóng trở thành hiện tượng và được phụ nữ truyền tai nhau xem như phương thuốc cho cuộc hôn nhân băng giá. Tình cờ thực hiện cuộc phỏng vấn chàng doanh nhân trẻ thành đạt Christan Grey cho tờ tạp chí của trường, cô nữ sinh văn học Anastasia Steele ngay từ buổi gặp đầu tiên đã bị vẻ bí ẩn của anh cuốn hút. Ana ngây thơ trong sáng đã khộng thể gạt bỏ được ý nghĩ cô muốn người đàn ông này, còn Grey cũng không thể nào cưỡng lại được vẻ đẹp giản dị, thông minh và tinh thần độc lập của Ana, rồi đến lượt Grey thừa nhận rằng anh cũng muốn cô ấy – theo cách riêng. Có thể bạn sẽ thích: 50 Sắc Thái – Tập 1: Xám Kim Bình Mai Xin Lỗi Em Chỉ Là Con Đĩ! Đôi tình nhân đã cuốn mình vào những đam mê thể xác nóng bỏng và táo bạo. Và khi đó cũng chính là lúc Ana khám phá ra những ham muốn sâu thẳm ẩn giấu bên trong con người cô, cũng như Christan Grey. Mối quan hệ của họ có thể vượt qua được sự đam mê thể xác? Ana liệu có nhận ra cô đang sống buông thả với chính mình? Gợi tình, thú vị và thực sự xúc động 50 sắc thái – Đen là câu chuyện ám ảnh bạn, chiếm hữu bạn và có thể sẽ ở lại với bạn mãi mãi.
Phía Tây Không Có Gì Lạ
Phía Tây không có gì lạ (All quiet on the Western front) “Phía Tây không có gì lạ” là câu chuyện về Pôn Baomơ, một người lính Đức trẻ, xung phong vào quân đội vì Căntôrec, vị giáo sư của anh, đã thuyết phục cả lớp tham gia quân đội để làm cho nước Đức được vẻ vang. Sau một thời kỳ huấn luyện gian khổ dưới quyền của Himmenxtôt, một phu trạm, Baomơ và các bạn ra tiền tuyến. Dù được vẽ vời trong nhà trường với những hình ảnh huy hoàng của các anh hùng, Baomơ nhanh chóng nhận thức được rằng những chiến hào đầy máu của Mặt trận phía Tây là một sa lầy của những khổ đau và chết chóc. Phía Tây Không Có Gì Lạ Ngay khi những quả đạn pháo đầu tiên nổ tung trong bùn lầy, Baomơ và các bạn thấy rằng tất cả những người ở lại nhà đều dối trá: chiến tranh không phải là một thay đổi vinh quang, chiến tranh không làm cho các cậu con trai trưởng thành mà nó hủy diệt một cách có hệ thống tất cả những ai khỏe mạnh và lịch sự. Tất cả các bạn của Baomơ đều chết, bị thương, hoặc đào ngũ. Pôn Baomơ bắt đầu tự vấn về cuộc đời mình và băn khoăn không biết mình có sống sót được sau cuộc chiến hay thậm chí có sống được trong một thế giới không có chiến tranh hay không. Xuyên suốt câu chuyện, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đội – cái quý nhất mà chiến tranh tạo nên. Những người lính ấy đã trải qua những giây phút cận kề cái chết cùng nhau nên họ gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có. Đại Chiến Hacker John Đi Tìm Hùng Hai Số Phận “Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết.” Erich Maria Remarque (1898-1970) đã phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và đã bị thương tất cả năm lần. Những hình ảnh ghê rợn của cuộc chiến trong giao thông hào đã để lại những vết sẹo không phai mờ trong tâm trí Remarque nên ông cố xua đuổi những bóng ma đó qua các sáng tác văn học. “Phía Tây không có gì lạ” là tác phẩm hay nhất của ông dù chín tác phẩm khác ông cũng viết về những đau đớn, khổ cực trong chiến tranh.
Nghiệt Duyên
Chuyện tình đẫm lệ Nghiệt Duyên Không có lời mở đầu, cũng chẳng được giới thiệu hoành tráng, cũng chẳng nghiễm nhiên mà Nghiệt duyên lại đứng đầu danh sách là cuốn sách bán chạy suốt 45 năm của văn học Thái Lan. Bằng giọng văn giản dị, ngôn từ dễ hiểu, Nghiệt duyên âm thầm len lỏi vào tâm can độc giả, để lại nơi sâu thẳm nhất trong tâm trí những rung động, những bâng khuâng, trắc trở xen lẫn nỗi đau giày xé muốn yêu mà chẳng được yêu của anh chàng kĩ sư trưởng người Nhật tài giỏi, phong độ Kobori và cô nàng sinh viên đại học yêu nước, kiên cường, bất khuất Angsumalin. Angsumalin từ biệt người bạn trai thân thiết từ thuở thiếu thời để anh lên đường sang Anh quốc du học, với lời hứa chờ đợi anh về và trả lời câu hỏi:” Em sẽ cưới anh chứ?” Không Gia Đình Hôm Nay Tôi Thất Tình Thất Tình Không Sao Nhưng rồi, Đại chiến Thế giới thứ hai nổ ra, quân Nhật tiến vào chiếm đóng đất nước Thái Lan, và nhất là sự xuất hiện của sĩ quan Nhật trẻ tuổi, đẹp trai, hào hiệp Kobpori đã làm đảo lộn mọi thứ trong cuộc đời cô gái… “Một mặt, Nghiệt duyên là câu chuyện tình cao đẹp và tinh tế; mặt khác nó làm tấm gương phản chiếu hậu quả ác nghiệt của chiến tranh, đồng thời của phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cốt lõi của nền văn hóa Thái Lan để ta nghiên cứu tìm hiểu.” Nghiệt Duyên nhiều lần được chuyển thể thành phim và mới đây nhất là bản truyền hình do hai diễn viên Bie và Noona thủ vai chính với tựa đề Hoàng hôn trên sông Chao Phraya