Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay

100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay

100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay (Tái Bản 2017)

• Bạn có biết cách biến khủng hoảng thành thắng lợi?

• Bạn có viết được một thông cáo báo chí có giá trị quảng cáo không mất tiền?

• Bạn có biết cách “đánh cướp” chiến dịch PR của đối thủ và quay mũi dùi chĩa ngược lại họ?

PR là hào hứng, là cần thiết, và dễ làm – khi bạn biết cách. Hàng ngàn công ty sử dụng PR để quảng bá, để chinh phục khách hàng, để tháo ngòi nổ khủng hoảng và những mối đe dọa tiềm tàng, và để đặt tên tuổi của mình vào tầm mắt của công chúng. Jim Blythe đã tổng hợp 100 ý tưởng từ những công ty có thật, những ý tưởng đã hiệu quả hết lần này đến lần khác trong việc tạo ấn tượng đúng đắn.

Được viết một cách sinh động, 100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay cung cấp đạn dược mà bạn cần để chiến đấu với địch thủ bằng cách chiếm lấy tâm trí và tình cảm của khách hàng. Bất luận bạn đang vận hành một doanh nghiệp nhỏ hay làm việc cho một công ty lớn, hay bất luận bạn là lính mới với lĩnh vực PR hoặc đã ở trong nghề này lâu rồi, cuốn sách cũng có đôi điều hữu ích cho bạn.

***

PR, HAY CÒN GỌI là quan hệ công chúng, được định nghĩa rất đa dạng. Đối với một số người, chữ PR là viết tắt của từ “press release” – “thông cáo báo chí”, vì đó là cách giới PR thường dùng để đưa thông điệp ra công chúng. Tuy nhiên, thực ra PR chính là việc tạo quan hệ tốt đẹp với công chúng của một tổ chức. Những công chúng đó bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, các nhóm gây sức ép như tổ chức Hòa bình Xanh hoặc tổ chức Những người bạn của trái đất, những doanh nghiệp láng giềng, hoặc bất kỳ ai thực sự hoặc có thể chịu ảnh hưởng bởi điều chúng ta làm.

Quan hệ công chúng vượt hẳn việc tiếp xúc cùng khắp mọi người. Đó là một hoạt động dài hạn: điều chúng ta đang cố gắng làm là tạo nên hình tượng tốt đẹp về bản thân, nhưng quan trọng hơn là tạo nên hình tượng chuẩn xác về chúng ta trong tâm trí mọi người. Chúng ta cũng không nhất thiết cứ phải tận lực làm hài lòng mọi người: đôi khi chúng ta phải chấp nhận việc bất đồng quan điểm, và chỉ việc thể hiện bản thân là người công bằng. Giới làm nghề quan hệ công chúng luôn phải làm việc thông qua những người khác: thông qua báo chí, thông qua những tổ chức khác, thông qua nhân viên trong công ty nơi họ làm việc cho. Do đó có kỹ năng xã hội giỏi là rất quan trọng, nhưng như vậy không có nghĩa là trở thành một kẻ vỗ vai, kể chuyện tếu làm phiền. Mà đó là công việc cân nhắc nhu cầu (và lịch công tác) của người khác, bất luận đấy là một tay phóng viên cần câu chuyện hấp dẫn để viết bài đăng báo tối nay, hay một nhà hoạt động môi trường muốn chứng tỏ rằng anh ta đã làm chúng ta thay đổi chính sách về tái chế. Nói cách khác, người làm PR giỏi có khả năng thông cảm với người khác, ngay cả với kẻ thù – đây là một phẩm chất quan trọng.

Ý tưởng trong quyển sách này được góp nhặt từ nhiều nguồn. Một số bắt nguồn trực tiếp từ chính các công ty, một số lấy từ các chuyên gia PR, một số thu thập từ báo chí vốn là nhân tố quyết định của nghề quan hệ công chúng. Nhân đây tôi xin đặc biệt nhắc đến Joan Stewart ở The Publicity Hound (www. PublicityHound.com), người đã hào phóng cung cấp nhiều ý tưởng cơ bản mà tôi đã sửa đổi lại cho phù hợp với điều kiện nước Anh. Tất cả các ý tưởng đều được thử nghiệm và kiểm tra, nhưng bạn nên thận trọng với việc sao chép một cách mù quáng – thông thường các ý tưởng hiệu quả đơn giản vì có giá trị tin tức, và bản chất của tin tức chính là nói về điều chưa từng xảy ra. Nói vậy có nghĩa PR không phải là một hoạt động mang tính công thức. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, tính độc đáo và khả năng chấp nhận rủi ro để tạo ra điều có sức ảnh hưởng. PR đôi khi “chậm phát”: một số ý tưởng trong sách mất hàng năm trời hoặc thậm chí là hàng thập kỷ mới tạo nên ảnh hưởng thật sự.

Một số ý tưởng lại tạo nên ảnh hưởng nhanh chóng – mang đến sự bùng nổ dư luận tức thời, hoặc phản hồi chớp nhoáng về một sự kiện. Người làm PR phải có khả năng đương đầu với cả hai dạng hoạt động – phản ứng nhanh và xây dựng dần dần – và có thể cần phải thực hiện cả hai dạng hoạt động cùng một lúc. Quyển sách này nhắm đến số lượng độc giả khá rộng. Nếu bạn không có kinh nghiệm gì về PR, nó sẽ cung cấp một số ý tưởng nền tảng; nếu bạn là một chuyên gia PR giàu kinh nghiệm, thì tôi hy vọng quyển sách này sẽ mang đến một vài ý tưởng mà bạn chưa mường tượng đến. Một số ý tưởng hiệu quả với các công ty nhỏ, một số hiệu quả với các công ty lớn hơn: có ý tưởng hiệu quả với các tổ chức phi lợi nhuận, một số thì hiệu quả với các tổ chức thương mại. Một số hiệu quả trong các ngành dịch vụ, các ý tưởng còn lại thì hiệu quả đối với ngành sản xuất hoặc bán lẻ. Dù bạn mua quyển sách này với lý do gì đi chăng nữa, thì chắc chắn thể nào bạn cũng sẽ nảy ra một số ý tưởng – suy cho cùng, PR chính là thế mà!

Jim Blythe

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Thuật Quản Lý Bán Hàng
Thuật Quản Lý Bán HàngCông việc của người quản lý bán hàng là tuyển dụng, quản lý và động viên đội ngũ nhân viên bán hàng có hiệu suất hàng đầu.Chuyên gia bán hàng lừng danh thế giới Brian Tracy đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu sự khác biệt giữa những nhà quản lý bán hàng thành công nhất thế giới so với phần còn lại, và đúc kết thành những chiến lược đơn giản nhưng đầy quyền năng. Độc giả sẽ được khám phá sáu phẩm chất cốt lõi của một đội ngũ bán hàng thành công và biết cách:• Chọn lựa và tuyển dụng những người giỏi nhất• Đặt ra những mục tiêu rõ ràng• Xác định kế hoạch bán hàng• Thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao• Động viên bằng những hình thức khích lệ đúng đắn• Thúc đẩy nhận thức bản thân của nhân viên để thúc đẩy doanh thu• Suy nghĩ giải pháp bán hàng• Đo lường kết quả• Loại bỏ những nhân viên làm việc kém• Lãnh đạo bằng cách làm gương• Và…nhiều hơn nữa!
Đừng Hành Xử Như Người Bán ,Hãy Suy Nghĩ Tựa Người Mua
Đừng Hành Xử Như Người Bán, Hãy Suy Nghĩ Tựa Người MuaĐộc giả có thể tìm thấy cách tiếp cận độc đáo về nghệ thuật bán hàng – nghệ thuật khiến người bán hàng trở thành người giúp đỡ người mua mua được hàng theo ý muốn của họ, chứ không phải là bán được hàng theo ý muốn của mình.Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách nhận được nhiều lời khen tặng của các giám đốc, học giả ngay sau khi nó được xuất bản và được thừa nhận như một cuốn sách được coi là dành riêng cho những ai thật sự muốn thành công trong bán hàng, bởi nó chỉ cho họ chính xác từng bước, từng bước một để đi đến thành công.Jerry Acuff và Wally Wood không đưa ra hàng lô những lời khuyên làm thế nào để khắc phục mối ác cảm của khách hàng, và lái các khách hàng tiềm năng vào việc mua hàng cũng như dịch vụ của bạn. Thay vào việc đưa ra một mô hình bán hàng khác, cuốn sách đã đề cập một mô hình mua hàng. Các tác giả cho rằng, người ta nói chung thích mua hàng, thích có những sản phẩm tốt, những món hời, tuy vậy, ai cũng có cảm giác mình đang bị nài ép, hay bị lừa vào một thương vụ, ngay cả khi họ đang rất muốn món hàng mà bạn đang bán cho họ. Đó là lí do vì sao bán hàng lại khó đến thế, và vì sao bạn phải thay đổi cách làm việc nếu muốn bán được nhiều hơn và giữ được chân khách hàng. *** Nền kinh tế Hoa Kỳ đạt giá trị 10.000 tỷ đô-la chính là nhờ người dân thích mua sắm. Thế nhưng, càng thích mua sắm bao nhiêu, người ta lại càng không thích bị dụ mua bấy nhiêu. Về vấn đề này, sâu sắc hơn ai hết, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực bán hàng, Jeffrey Gitomer, đã viết trong cuốn sách, Little Red Book of Selling (Cuốn sách đỏ nhỏ về bán hàng)(1) của mình như sau: “Con người ghét bị dụ mua, nhưng lại thích mua.” Khi bạn mua một chiếc xe hơi, một cái tivi, hay một cái máy tính, bạn thường không kể với đồng nghiệp, bạn bè hay người thân rằng, “Xem người ta đã bán cho tôi cái gì này!” mà bạn thường khoe rằng, “Xem tôi đã mua được cái gì này!” Như hầu hết mọi người, chúng ta đều thích mua sắm. Chúng ta thích đi siêu thị, thích mua xe mới, thích mua nhà mới, hay tivi mới. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi mua được thứ mình muốn.Tuy nhiên, trong khi mọi người thích mua sắm, thì mua hàng từ một người bán hàng thường là một tình huống có tính chất đối kháng, và ít khi vui vẻ. Thêm nữa, nhiều nhân viên bán hàng đã xử sự như những người bán hàng đơn thuần hơn là đặt mình vào tư thế của một người đi mua. Khách hàng muốn mua thứ này, người bán hàng muốn bán thứ khác. Khách hàng muốn kiểu xe hơi này, nhưng nhân viên bán hàng lại mong bán được kiểu xe mà đại lý đang cần bán trong tháng đó. Khách hàng muốn mua một chiếc tivi 28 inch vừa túi tiền, nhân viên bán hàng lại muốn bán một chiếc tivi 45 inch màn hình phẳng, bởi vì nó có mức hoa hồng cao hơn. Thái độ này không giúp cho khách hàng mua hàng, cũng không phải là một thái độ xem khách hàng là trung tâm – và đó là lý do vì sao hầu hết chúng ta đều ghét bị dụ mua.Cho dù một số người bán hàng có thể ý thức được, ở một mức độ nào đó, các kỹ năng để bán hàng thành công, nhưng hầu hết họ không bao giờ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng, bởi vì họ không bán hàng theo cách có thể làm cho khách hàng cảm thấy phấn chấn. Trừ phi có được một cách suy nghĩ và kỹ năng xây dựng quan hệ từ một quy trình bán hàng đúng đắn, còn không bạn sẽ gần như chẳng bao giờ có thể đạt đến nghệ thuật trong lĩnh vực bán hàng, và đấy chính là những gì cuốn sách này muốn đề cập – làm thế nào để đạt đến được nghệ thuật bán hàng giỏi.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quyền lực tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quyền lực tầm ảnh hưởng và sức thuyết phụcCuốn Quyền Lực Tầm Ảnh Hưởng Và Sức Thuyết Phục sẽ giúp bạn hiểu được ba khái niệm về quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục và đưa ra những lời khuyên thiết thực để bạn có thể áp dụng chúng trong công việc cũng như trong cuộc sống của mình. Sách bàn về các vấn đề: + Tối đa hóa khả năng lãnh đạo, uy tín và tầm ảnh hưởng + Cách giao phó và phân quyền hiệu quả + Định hướng mục tiêu tổng thể cho tổ chức + Các phong cách lãnh đạo ấn tượng và hiệu quả + Khía cạnh đạo đức trong quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Tài chính dành cho người quản lý
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Tài chính dành cho người quản lýCuốn sách “Tài chính dành cho người quản lý” này giải thích các khái niệm tài chính quan trọng cho những nhà quản trị không chuyên về quản lý tài chính. Dù bạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tiếp thị, sản xuất, phát triển sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, thì kiến thức về tài chính giúp bạn thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn. Điều đó không những đúng với các nhà quản lý công ty lớn mà còn đúng với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Biết các cấp vốn cho tài sản, dự báo dòng tiền tương lai, du trì ngân sách, xác định hoạt động sinh lợi, và đánh giá cac lợi ích kinh tế thực sự của những cơ hội đầu tư khác sẽ gips bạn đi lên cùng với doanh nghiệp và ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận.Cuốn sách này không thể giúp bạn trở thành một chuyên gia tài chính, song sẽ đem lại cho bạn những gì cần biết để vận dụng thông tin và khaí niệm tài chính một cách thông minh, chính xác để hoạch định và đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.BỨC TRANH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPTài chính doanh nghiệp đề cập đến vấn đề tiếp nhận và phân bổ nguồn tài chính – cách thức một công ty cấp vốn cho tài sản cần để hoạt động kinh doanh và vận dụng các tài sản này với lợi ích cao nhất. Về việc tiếp nhận nguồn vốn, tài chính lên quan đến những câu hỏi sau:Làm thế nào công ty có được nguồn vốn và cấp vốn cho tài sản tồn kho, thiết bị cũng như các tài sản vật chất khác.Côn ty nên dùng tiền của chủ sở hữu, vốn vay hay tiền mặt phát sinh từ bên trong? nếu vay thì nguồn vốn dưới hình thức nợ nào là phù hợp nhất? Cho thuê có phải là giải pháp tôi ưu để sở hữu không? Công ty mất bao nhiêu thời gian để thu tiền khách hàng nợ (khoản phải thu) Khả năng sinh lợi sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu công ty hoạt động với tỷ lệ vốn vay lớn hơn?Bây giờ chúng ta hãy xem việc phân bổ nguồn vốn liên quan đến một số vấn đề sau đât:Nếu doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào hai trường hợp kinh doanh khác nhau, làm cách nào để xác định trường hợp kinh doanh nào sẽ đem lại giá trị kinh tế lớn hơn?Khoản lợi nhuận nào mà một hoạt động mới cần phải tạo ra để xứng đáng với việc thực hiện? Và làm thế nào để đo được lợi nhuận đó? Công ty cần bán bao nhiều đơn vị sản phẩm hay dịch vụ mới để hòa vốn đầu tư? Làm thế nào các nhà quản lý có thể xác định khả năng sinh lợi của nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau mà họ cung cấp?Tài chính cũng là một hệ thống thông tin. Bên cạnh chức năng kế toán và lưu trữ chi tiết hoạt động kinh doanh, tài chính còn tạo ra những con số mà các nhà quản lý có thể sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động.Nhưng thông tin này nằm dưới dạng các báo cáo tài chính, bản dự thảo ngân sách và các dự báo. Thông tin tài chính đem lại cho các nhà quản lý số liệu cần thiết để ra quyết định tốt hơn nếu những thông tin này được diễn giải và sử dụng đúng cách. Thêm vào đó, thông tin tài chính có thể giúp các bạn xác định sản phẩm hay dịch vụ nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao nhất – điều không phải lúc nào cũng rõ ràng.