Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Làm Lẽ (Mạnh Phú Tư)

Tiểu thuyết ngắn đầu tay của Mạnh Phú Tư, đoạt giải Tự lực văn đoàn năm 1939.

Mạnh Phú Tư (1913-1959), tên thật là Phạm Văn Thứ, cùng chi với chi của tuyển thủ bóng đá nam quốc gia Phạm Như Thuần, quê ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông là một tác giả văn xuôi nổi tiếng trước năm 1945, trong đó tác phẩm tiêu biểu là tiểu thuyết "Làm lẽ" được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Thanh Hà. Ông tiếp tục viết văn, làm báo. Năm 1959, ông mất ở Hà Nội khi đang làm biên tập viên báo "Văn học".

PHẦN THỨ NHẤT

Một buổi trưa nắng gắt, cuối hè. Hình như có bao nhiêu sức nóng, ngày giờ cố hút hết, để sắp sửa sang thu. Trong làng không một tiếng động; mọi vật bị nắng đốt, im lìm trong không khí khó thở. Không một hơi gió.

Trên chiếc sân đất nẻ, gồ ghề và rắn cứng, Trác đội chiếc nón chóp rách, khom lưng quét thóc. Nàng phải dển hai bàn chân để tránh bớt sức nóng của sân đất nện. Thỉnh thoảng, nàng đứng ngay người cho đỡ mỏi lưng, rồi đưa tay áo lên lau mồ hôi ròng ròng chảy trên mặt. Chiếc áo cánh nhuộm nâu đã bạc màu và vá nhiều chỗ bị ướt đẫm, dán chặt vào lưng nàng. Cái yếm trắng bé nhỏ quá, thẳng căng trên hai vú đến thì và để hở hai sườn trắng mịn. Mỗi lần Trác cúi hẳn xuống để miết chiếc chổi cùn nạy những hạt thóc trong các khe, cái váy cộc, hớt lên quá đầu gối, để lộ một phần đùi trắng trẻo, trái hẳn với chân nàng đen đủi vì dầm bùn phơi nắng suốt ngày. Tìm mua: Làm Lẽ TiKi Lazada Shopee

Dưới mái hiên, ngay gần chái nhà bếp, bà Thân, mẹ nàng, ngồi trên mảnh chiếu rách, chăm chú nhặt rau muống. Bà cầm trong tay từng nắm rau con, vảy mạnh cho sạch những cánh bèo tấm, rồi cẩn thận ngắt lá sâu, lá úa; vạch từng khe, từng cuống tìm sâu. Bà cẩn thận như thế là vì đã hai bữa cơm liền, bữa nào trong bát rau luộc cũng có sâu, và Khải, con giai bà, đã phải phàn nàn làm bà đến khó chịu. Chốc chốc, bà với chiếc khăn mặt đỏ rách vắt trên vai, lau mắt như để nhìn cho rõ thêm.

Hết mớ rau, bà mệt nhọc, ngồi ngay hẳn lên, thở hắt ra một hơi dài, đưa mắt nhìn ra sân. Thấy Trác làm lụng có vẻ mệt nhọc, bà động lòng thương, dịu dàng, âu yếm bảo:

- Nắng quá thì để đến chiều mát hãy quét con ạ. Tội gì mà phơi người ra thế.

Rồi bằng một giọng buồn buồn như nói một mình:

- Khốn nạn! Con tôi! Nắng thế này!

Trác thấy mẹ ngọt ngào, tỏ vẻ thương mình, trong lòng lâng lâng vui sướng. Nàng cũng dịu dàng đáp lại:

- Chả còn mấy, mẹ để con quét nốt.

Nói xong nàng lại cúi xuống thong thả quét. Nàng vui vẻ thấy đống thóc gần gọn gàng: nhưng nàng vẫn không quên rằng hót xong thóc lại còn bao nhiêu việc khác nữa: tưới một vườn rau mới gieo, gánh đầy hai chum nước, thổi cơm chiều, rồi đến lúc gà lên chuồng, lại còn phải xay thóc để lấy gạo ăn ngày hôm sau. Song nàng không hề phàn nàn, vì phải vất vả suốt ngày. Những việc ấy, không ai bắt buộc nàng phải làm, nhưng nàng hiểu rằng không có thể nhường cho ai được, và nếu nàng không dúng tay vào tất trong nhà sẽ không được êm thấm, vui vẻ. Quét vòng quanh mấy lần, từng thóc đã dần dần dày thêm, và nhát chổi đã thấy nặng, Trác lấy cào vuôn thóc vào đống.

Bà Thân đã nhặt xong ba mớ rau. Bà biết rằng bà đã xem xét cẩn thận lắm, nên bà vừa bới những ngọn rau trong rổ, vừa thì thầm: "Lần này thì đào cũng chẳng có lấy nửa con!" Bà đứng lên mang rổ rau đi rửa. Vì ngồi lâu, nên hai chân tê hẳn, mấy bước đầu bà phải khập khiễng, như đứa bé mới tập đi. Bà cầm chiếc nón rách cạp, đội lên đầu, rồi bước xuống sân. Thấy Trác đặt chiếc cào mạnh quá, bà khẽ nói:

- Đưa cào nhẹ chứ con ạ, kẻo nó trật gạo ra.

Trác im lặng, không trả lời; nhưng từ nhát cào sau nàng làm theo lời ngay. Tính nàng vẫn thế. Không bao giờ nàng muốn trái ý mẹ, ngay những lúc mẹ bắt làm những việc mà riêng nàng, nàng không ưng thuận.

Trác còn nhớ một lần, mây kéo đen nghịt trời, trận mưa to như sắp tới. Rơm rạ, phơi khắp mọi nơi, ngoài sân sau nhà, và cả ở những góc vườn không trồng rau. Nàng vội lấy nạng để đánh đống, mẹ nàng cứ nhất định bắt làm tua để hứng nước ở các gốc cau. Nàng bảo dọn rơm, rạ vào trước, rồi làm tua sau, nhỡ có mưa ngay thì rơm, rạ cũng không bị ướt. Nàng lại nói thêm: "Thưa mẹ, nước thì không cần cho lắm, không hứng cũng được, con đi gánh. Chứ ngần này rơm, rạ ướt thì phơi phóng đến bao giờ cho nỏ". Nhưng mẹ nàng nhất định không thuận:

- Cứ nghe mẹ làm tua hứng nước đi đã rồi hãy dọn cũng vừa. Trời này có mưa cũng còn lâu. Kiếm ngụm nước mưa mà uống cho mát ruột. Tội gì ngày nào cũng đi gánh cho u vai lên ấy!

Thế rồi bà bắt nàng lấy hai cái thùng sắt tây, hai cái nồi đất và cả chiếc nồi mười để hứng nước. Trác không cưỡng được ý mẹ, cặm cụi làm năm cái tua buộc vào năm gốc cau mang nồi ra đặt. Công việc ấy vừa xong, trận mưa đổ xuống. Bao nhiêu rơm, rạ ướt hết. Trận mưa chỉ độ một lúc, rồi tạnh hẳn. Mẹ nàng đội nón giời râm ra thăm nước mưa. Nhưng mỗi tua chỉ được chừng một bát nước. Bà thở dài: "Rõ chán! Nước mưa chẳng thông tráng nồi, lại ướt mất mẻ rơm". Nghe mẹ nói, Trác chỉ buồn cười, không dám nói gì, e mẹ phật ý.

Nàng mang chuyện ấy kể cho mấy bạn gái hàng xóm. Họ ngặt nghẹo cười, nàng như muốn chữa thẹn: "ấy, bây giờ bà cụ già nên đâm ra lẩm cẩm thế đấy! Chúng mình ngày sau biết đâu rồi lại không quá!".

Bà Thân đã rửa rau ở cầu ao về. Bà tì cạp rổ vào cạnh sườn, một tay dang ra giữ lấy. Rổ rau chưa ráo nước, hãy còn luôn luôn rỏ xuống gần chân bà, và làm thành một vệt ướt trên bờ hè. Thấy Trác đang khệ nệ bưng thóc đổ vào cót, bà mỉm cười bảo, tựa như nàng hãy còn bé bỏng lắm:

- Con tôi! Rõ tham lam quá. Xúc ít một chứ mà bưng cho dễ. Người bé lại cứ mang những thùng nặng như cùm.

Nàng thong thả đáp lại:

- Không nặng đâu mẹ ạ. Cái thùng bé tý ấy mà.

Nàng như quên cả nắng, bức; hốt một lúc đã hết đống thóc. Nàng sung sướng ngồi nghỉ ở đầu hè, cầm chiếc nón lá phe phẩy. áo nàng ướt, lại thêm gió quạt, nên nàng thấy một thứ mát dịu dàng thấm thía cả thân thể, làm da thịt nàng đê mê, như khi ta lẹ làng đưa tay trên tấm nhung. Mấy chiếc tóc mai cứ theo chiều gió quạt bay đi bay lại. Hai má nàng vì có hơi nóng, nổi bật màu hồng, và nét mặt nàng càng thêm xinh tươi. Trác thấy bớt nóng, đứng dậy lồng hai chiếc nồi đất vào quang gánh nước. Chẳng bao giờ nàng phải suy nghĩ mới nhớ ra việc; nàng đã quen rồi. Việc gì phải làm trước, việc gì phải làm sau, nàng biết ngay từ sáng sớm. Và ngày nào cũng hình như chỉ có ngần ấy việc, nên buổi tối, khi nàng đặt mình vào giường, là bao nhiêu công việc đã gọn gàng cả, không một việc gì bỏ sót. Tới sáng hôm sau, lúc gà bắt đầu gáy, nàng thức dậy, những công việc phải làm đã như xếp sẵn trong óc.

Trác vừa gánh đôi nồi ra khỏi nhà được một lúc, có tiếng chó sủa. Bà Thân vội chạy ra. Bà Tuân tay cầm một cành rào để xua chó, vừa thấy bà Thân đã cười cười nói nói:

- Nào, hôm nay lại ăn rình một bữa đây! Cụ có cho không hay là lại lấy nạng nạng ra.

Bà Thân cũng cười một tràng dài:

- Chỉ sợ lại chê cơm khê rồi làm khách thôi.

Rồi bà vừa mắng con chó cứ dai dẳng sủa mãi, vừa lấy giọng đứng đắn.

- Sao lâu nay không thấy cụ lại chơi?

Bà Thân đưa tay cầm cái bã trầu đã lia ra tới mép, vứt đi; lấy mùi soa lau mồm cẩn thận, rồi ghé vào tai bà bạn như sắp nói một câu chuyện kín đáo can hệ:

- Úi chà! Bận lắm cụ ạ. Cụ cứ xét nhà cụ thì đủ rõ. Công việc là cứ ngập lên tận mắt.

Bà vừa nói vừa hoa tay, như để nhời nói thêm dễ hiểu.

Bà Thân chưa kịp trả lời, bà ta đã sang sảng:

- Hôm nay là đánh liều, sống chết mặc bay, nên mới lại hầu cụ được đấy. Thôi chỗ bạn già cả, mình còn gần gụi nhau lúc nào được lúc ấy. Đến lúc trời bắt tội, nhắm mắt buông xuôi xuống âm ty liệu có gặp nhau nữa không?

Bà Thân cảm động vì những câu nói thân mật đó, thỉnh thoảng điểm một câu cười giòn và len thêm những tiếng: "Vâng!... vâng!..." như để chấm đoạn chấm câu cho bà bạn. Bà rủ khách vào nhà. Nhưng khách không nhận lời, nói giải chiếu ngồi ngoài hè cho mát. Bà đi tìm cơi trầu, chìa vôi, rồi ngồi đối diện với khách têm trầu. Bà Tuân hình như có câu nào đã nói ra hết; bà Thân khơi chuyện bằng câu hỏi:

- Cụ đã ngả được mấy mẫu rồi?

- Chưa được lấy một góc. Năm nay mượn phải anh lực điền làm vụng mà chậm quá. Làm với ăn chán như cơm nếp nát.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Lẽ PDF của tác giả Mạnh Phú Tư nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan (Nguyễn Công Hoan)
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, rất ngắn, cấu trúc gọn và đầy tính hài hước. Ngôn ngữ của ông giản dị, chữ dùng chọn lọc chính xác gợi những hình ảnh đậm nét, dí dỏm và thông minh. Gấp trang sách, người đọc cảm thấy không thể chịu đựng nổi nếu những cảnh huống như vừa đọc còn tiếp tục diễn ra trong cuộc sống con người. Nghệ thuật trào phúng của ông không chỉ bộc lộ rõ ưu thế trong truyện ngắn eBook Tuyển Tập Nguyễn Công Hoa gồm có:Bạc đẻ Báo hiếu: trả nghĩa cha Báo hiếu: trả nghĩa mẹ Chiếc quan tài Con ngựa già Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan TiKi Lazada Shopee Công dụng của cái miệng Cụ chánh bá mất giày Đào kép mới Đồng hào có ma Hai cái bụng Hai thằng khốn nạn Kép Tư Bền Ngậm cười Ngựa người và người ngựa Người thứ ba Người vợ lẽ bạn tôi Oẳn tà roằn Phành phạch Răng con chó của nhà Tư sản Sáng, chị phu mỏ Sáu mạng người Thằng ăn cắp Thằng điên Thanh! Dạ! Thật là phúc Thế là mợ nó đi tây Thịt người chết Tinh thần thể dục Tôi cũng không hiểu tại làm sao Vợ Xin chữ cụ nghè Xuất giá tòng phu Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế? Ái tình tiểu thuyết Anh xẩm Bà chủ mất trộm Bà lái đò Biểu tình Bố anh ấy chết Cái lò gạch bí mật Cái nạn ô-tô Cái tết của những nhà đại văn hào Cái thú tổ tôm Cái ví ấy của ai Cái vốn để sinh nhai Cấm chợ Cậu ấy may lắm đấy Cây mít Chiếc đèn pin Lại chuyện con mèo Hé! Hé! Hé! Chính sách thân dân Cho tròn bổn phận Chuyện chó chết cái thâm ý của anh chàng sợ vợ Chuyện của cô ấy Cô Kếu, gái tân thời Đàn bà là giống yếu *** Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ. Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,…) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ). Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Công Hoan":Bước Đường CùngKép Tư BềnLá Ngọc Cành VàngLệ DungMột Đứa Con Đã Khôn NgoanNgười Ngựa, Ngựa NgườiNợ NầnOẳn Tà RroằnTấm Lòng Vàng Và Ông ChủTắt Lửa LòngTiểu Thuyết Nguyễn Công HoanTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công HoanBơ VơDanh TiếtÔng ChủTấm Lòng VàngTruyện Ngắn - Nguyễn Công HoanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan PDF của tác giả Nguyễn Công Hoan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Thư Tỉnh Ủy (Vân Thảo)
Nhà văn Vân Thảo và tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy” Với nhà văn Vân Thảo, người đã trải qua 40 năm mặc áo lính, chiến tranh là đề tài xuyên suốt trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông. Ông từng viết về đề tài nông thôn với vấn đề nông thôn trong thời kỳ đổi mới như: “Vui buồn sau lũy tre làng”, “Hương đất”... nhưng là kịch bản phim truyền hình. Trong năm 2009, ông cho ra mắt kịch bản phim “Bí thư tỉnh ủy” với độ dài 50 tập, sau đó chuyển thể kịch bản này thành tiểu thuyết. “Bí thư tỉnh ủy” là tiểu thuyết đầu tay của ông viết về đề tài nông thôn. Dưới đây là cuộc trò truyện với tác giả về cuốn tiểu thuyết này. - Xin ông cho biết, tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy” được “thai nghén” từ bao giờ? Nhà văn Vân Thảo: Thật khó trả lời tôi “thai nghén” tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy” từ bao giờ. Chuyện khoán hộ của ông Kim Ngọc tôi biết từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX. Thời ấy cứ mỗi lần học nghị quyết, người ta lôi chuyện khoán hộ của ông Kim Ngọc ra làm dẫn chứng cho hành động đi trái lại con đường tập thể hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng. Đưa nông dân trở về con đường làm ăn riêng lẻ của chủ nghĩa tư bản. Rồi mọi chuyện bẵng đi hàng chục năm thấy không ai còn nhắc đến chuyện ấy nữa. Vào khoảng năm 1995 hay 1996, vô tình tôi đọc một bài báo của hai tác giả Nguyên Bảng và Hải Thanh đăng trên một số báo xuân nói về chuyện khoán hộ của ông Kim Ngọc. Sau đó tôi đọc một bài báo khác của nhà báo Xuân Ba đăng trên báo An ninh thế giới, bấy giờ trong tôi bắt đầu xuất hiện ý nghĩ phải viết một cái gì đó về nhân vật này. Nhưng viết gì và viết như thế nào thì tôi vẫn chưa nghĩ được, vì tôi không hiểu biết bao nhiêu về ông Kim Ngọc. Giữa năm 2007 nhà văn Thùy Linh, Phó giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) gọi điện bảo muốn làm một bộ phim dài tập lấy nguyên mẫu từ bí thư Kim Ngọc, liệu tôi có nhận viết kịch bản được không? Được lời như cởi tấm lòng, tôi nhận lời ngay. Trong quá trình thâm nhập thực tế lấy tài liệu để viết kịch bản, trong tôi cũng hình thành ý định sẽ làm một cuốn tiểu thuyết về nhân vật Kim Ngọc. Tôi muốn nói điều này, nếu cuốn tiểu thuyết của tôi thành công ít hay nhiều thì tôi cũng cám ơn nhà văn Thùy Linh. Nếu như không có cuộc hành hương tìm lại hình ảnh nhân vật Kim Ngọc thì không bao giờ tôi viết được cuốn tiểu thuyết này. Tìm mua: Bí Thư Tỉnh Ủy TiKi Lazada Shopee - Ông có thể chia sẻ những khó khăn và thuận lợi khi ông viết cuốn tiểu thuyết này? Nhà văn Vân Thảo: Nói về thuận lợi thì phải nói sau ba tháng tôi sống ở tỉnh Vĩnh Phúc, được sự ủng hộ nhiệt tình của Tỉnh ủy, sự giúp đỡ tận tình của chính quyền và nhân dân ở các địa phương, tôi đã có trong tay những tư liệu vô cùng quý giá của thời kỳ diễn ra sự kiện khoán hộ. Tuy nhiên, do tôi phải viết kịch bản phim trước khi viết tiểu thuyết nên phải lúng túng mất một thời gian mới từ bỏ được lối tư duy của phương pháp viết kịch bản điện ảnh trong đầu để lấy lại tư duy của phương pháp viết tiểu thuyết. Đại thể là khi viết kịch bản, phương pháp chủ yếu là chi tiết hành động. Qua hành động để bộc lộ được tính cách nhân vật. Còn tiểu thuyết đi vào miêu tả chiều sâu của nhân vật. Chỉ tính việc loại bỏ hơn 1.300 trang của kịch bản xuống còn khoảng 600 trang của tiểu thuyết đã là một việc làm rất vất vả rồi. Bỏ chi tiết nào, lấy chi tiết nào đôi khi phải đắn đo cân nhắc mãi mới dám xóa. Tâm lí mà nói, bỏ chi tiết nào cũng thấy tiếc...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Thư Tỉnh Ủy PDF của tác giả Vân Thảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Thư Tỉnh Ủy (Vân Thảo)
Nhà văn Vân Thảo và tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy” Với nhà văn Vân Thảo, người đã trải qua 40 năm mặc áo lính, chiến tranh là đề tài xuyên suốt trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông. Ông từng viết về đề tài nông thôn với vấn đề nông thôn trong thời kỳ đổi mới như: “Vui buồn sau lũy tre làng”, “Hương đất”... nhưng là kịch bản phim truyền hình. Trong năm 2009, ông cho ra mắt kịch bản phim “Bí thư tỉnh ủy” với độ dài 50 tập, sau đó chuyển thể kịch bản này thành tiểu thuyết. “Bí thư tỉnh ủy” là tiểu thuyết đầu tay của ông viết về đề tài nông thôn. Dưới đây là cuộc trò truyện với tác giả về cuốn tiểu thuyết này. - Xin ông cho biết, tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy” được “thai nghén” từ bao giờ? Nhà văn Vân Thảo: Thật khó trả lời tôi “thai nghén” tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy” từ bao giờ. Chuyện khoán hộ của ông Kim Ngọc tôi biết từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX. Thời ấy cứ mỗi lần học nghị quyết, người ta lôi chuyện khoán hộ của ông Kim Ngọc ra làm dẫn chứng cho hành động đi trái lại con đường tập thể hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng. Đưa nông dân trở về con đường làm ăn riêng lẻ của chủ nghĩa tư bản. Rồi mọi chuyện bẵng đi hàng chục năm thấy không ai còn nhắc đến chuyện ấy nữa. Vào khoảng năm 1995 hay 1996, vô tình tôi đọc một bài báo của hai tác giả Nguyên Bảng và Hải Thanh đăng trên một số báo xuân nói về chuyện khoán hộ của ông Kim Ngọc. Sau đó tôi đọc một bài báo khác của nhà báo Xuân Ba đăng trên báo An ninh thế giới, bấy giờ trong tôi bắt đầu xuất hiện ý nghĩ phải viết một cái gì đó về nhân vật này. Nhưng viết gì và viết như thế nào thì tôi vẫn chưa nghĩ được, vì tôi không hiểu biết bao nhiêu về ông Kim Ngọc. Giữa năm 2007 nhà văn Thùy Linh, Phó giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) gọi điện bảo muốn làm một bộ phim dài tập lấy nguyên mẫu từ bí thư Kim Ngọc, liệu tôi có nhận viết kịch bản được không? Được lời như cởi tấm lòng, tôi nhận lời ngay. Trong quá trình thâm nhập thực tế lấy tài liệu để viết kịch bản, trong tôi cũng hình thành ý định sẽ làm một cuốn tiểu thuyết về nhân vật Kim Ngọc. Tôi muốn nói điều này, nếu cuốn tiểu thuyết của tôi thành công ít hay nhiều thì tôi cũng cám ơn nhà văn Thùy Linh. Nếu như không có cuộc hành hương tìm lại hình ảnh nhân vật Kim Ngọc thì không bao giờ tôi viết được cuốn tiểu thuyết này. Tìm mua: Bí Thư Tỉnh Ủy TiKi Lazada Shopee - Ông có thể chia sẻ những khó khăn và thuận lợi khi ông viết cuốn tiểu thuyết này? Nhà văn Vân Thảo: Nói về thuận lợi thì phải nói sau ba tháng tôi sống ở tỉnh Vĩnh Phúc, được sự ủng hộ nhiệt tình của Tỉnh ủy, sự giúp đỡ tận tình của chính quyền và nhân dân ở các địa phương, tôi đã có trong tay những tư liệu vô cùng quý giá của thời kỳ diễn ra sự kiện khoán hộ. Tuy nhiên, do tôi phải viết kịch bản phim trước khi viết tiểu thuyết nên phải lúng túng mất một thời gian mới từ bỏ được lối tư duy của phương pháp viết kịch bản điện ảnh trong đầu để lấy lại tư duy của phương pháp viết tiểu thuyết. Đại thể là khi viết kịch bản, phương pháp chủ yếu là chi tiết hành động. Qua hành động để bộc lộ được tính cách nhân vật. Còn tiểu thuyết đi vào miêu tả chiều sâu của nhân vật. Chỉ tính việc loại bỏ hơn 1.300 trang của kịch bản xuống còn khoảng 600 trang của tiểu thuyết đã là một việc làm rất vất vả rồi. Bỏ chi tiết nào, lấy chi tiết nào đôi khi phải đắn đo cân nhắc mãi mới dám xóa. Tâm lí mà nói, bỏ chi tiết nào cũng thấy tiếc...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Thư Tỉnh Ủy PDF của tác giả Vân Thảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thương Ly (Tuyết Linh Chi)
Yêu thương của nàng…y luôn bỏ lỡ… Nganh ngạch của y…làm nàng chùn bước… Một câu chuyện phủ đầy bức màn duyên phận nặng nề.. Câu chuyện ấy có tên Thương Ly… Thương ly như nước chảy, dội vào lòng người những âm thanh trong vắt mà bi thương..về một cuộc đời hay nhiều cuộc đời…về một con người hay nhiều con người như thế…về một tình yêu hay không chỉ một tình yêu… Tìm mua: Thương Ly TiKi Lazada Shopee Từ đầu đến cuối cuộc hành trình, Tuyết Linh Chi luôn để cho người đọc cảm nhận rõ ý nghĩa của hai chữ thương ly, luôn để cho dòng nước bi thương chảy xuống đọng sâu vào hồn người.. Chỉ đơn giản bằng hai chữ ấy, chỉ là kể một câu chuyện dài nhưng như đã trải qua rấy nhiều năm tháng, rất nhiều kiếp người, kiếp đời trong câu chuyện ấy.. Thủ đoạn, mưu mô, nhẫn nhịn, bức ép, ghen tuông, đau đớn, bi phẫn, buồn bực, đau thương…kể từ lúc Nguyệt lão đùa chơi, cuộc đời của họ, của Mỹ Ly, của Tĩnh Hiên, của Vĩnh Hách, của Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên, đã luôn bị những xúc cảm đỏ bủa vây, đã thành một vòng luẩn quẩn, thoát không được chỉ có thể để nó tơ hồng oan trái của Nguyệt lão cứ thế bủa vây, mặc kệ đau đớn, mặc kệ bi thương, cuộc sống vẫn cứ trải qua trên từng trang giấy…. Phải rồi… Còn gì đau đớn hơn với một Mỹ Ly, trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời đã yêu một người sâu sắc nhưng không được đáp lại, và rồi vì tình yêu bướng bỉnh đó mà phải trả giá ba năm. Ba năm chờ đợi, ba năm đau đớn, ba năm bất hạnh, ba năm chỉ biết mơ những giấc mơ mộng tưởng, ba năm đủ để biết một cách cách vui tươi yêu đời thành một người con gái trầm lặng, tự ti. Dũng cảm để yêu thương, dũng cảm để đối mặt, dũng cảm để kiên cường đã không còn nữa…trả giá cho một tình yêu, như vậy có phải quá bi thương rồi? Còn gì vô lý hơn một Tĩnh Hiên, bỏ lỡ mất tình yêu của người con gái vui tươi, ba năm sau gặp lại, lại yêu một người con gái bất hạnh, chỉ muốn một cuộc đời lặng lẽ, để rồi tìm mọi cách chiếm được nàng, tìm mọi cách ở bên nàng, bất chấp nhân lý, bất chấp trái tim người con gái đã bị sẹo bao lần vẫn chưa bao giờ lành hẳn, bất chấp có làm nàng đau lần nữa, bất chấp kéo nàng vào chốn thị phí… Còn gì oan ức hơn cho một Vĩnh Hách, một chàng trai hiền lành, tốt bụng, đã bỏ qua một lời đàm tiếu để yêu thương một cách cách từng hại chết người, nhưng rồi không thể vượt nổi cường quyền của một Khách vương gia được hoàng thượng ân sủng, chỉ có thể giữ lại trong tim hình bóng của người con gái nhỏ bé, cam chịu chàng yêu thương? Và còn một Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên hết lòng, nhẫn nhịn để yêu thương, ghen tuông trong thầm lặng..Nàng ta có bất hạnh như một nhân vật phụ làm nền cho tình yêu của đôi nam nữ chính, cũng có ích kỷ để xen chân làm kẻ thứ ba, cũng có ngang bướng để nhất định chung một chồng… Vậy rồi sao? Những cuộc đời bị Nguyệt lão trêu ngươi ấy, đến cuối cùng kẻ còn chẳng có, người mất thì nhiều, đến cuối cùng là một bầu ngưng đọng thương ly. Tương tư sầu thảm, gặp người làm chi để rồi lại chia ly? Bữa tiệc nào chẳng có lúc tàn như sao mọc rồi lăn, con người sống rồi chết.. Quá bi thương nên không muốn nhắc đến, chỉ là có những thứ đã để lại không thể xóa nhòa. Không thể quên được khi bánh xe số phận vẫn cứ quay, nghiến nát những đạo lý thường tình của cuộc sống.. Bất hạnh với Mỹ Ly như con sông chảy không bao giờ cạn, như ngọn thác cao không bao giờ vơi. Chùn bước trước khí bức người của Tĩnh Hiên, đồng ý gả vào Khánh vương phủ, trong đêm đầu động phòng hoa chúc, tấm vải trắng lại không bẩn bụi trần như thách thức nàng, như trêu ngươi nàng, như nói với nàng rằng, dù nàng có chạy đi đâu, đau đớn sẽ tìm ra nàng, bi thương sẽ ùa đến nàng, mãi mãi như vậy… Nàng đành cam chịu.. Cam chịu để chồng mình nghi ngờ mình là hỗn thê Cam chịu yên lặng khi chồng mình nghĩ đứa con đang mang là của Vĩnh Hách Cam chịu tháng ngày trôi đi nợ thêm chồng chất nợ, đau thêm chồng chất đau, Vĩnh Hách chết trên sa trường dường như là nàng đã đẩy y vào cõi chết đó, Tĩnh Hiên nói rằng sẽ vì Vĩnh Hách mà nuôi nấng đứa trẻ trong bụng nàng.. Bi thương thay người thiếu phụ không còn đủ kiên cường để giải thích, cứ để hiểu lầm nuôi lớn tháng năm. Nhưng nàng đau đớn cũng không sao, đứa trẻ vô tội ấy sao còn phải đau đớn cũng nàng? Không phải con chính thất, không được cha mình công nhận là con trai, một đứa trẻ ngây thơ đã hứng chịu quá nhiều buồn thương để trưởng thành, đến nỗi chỉ có mong một món quà nó không bao giờ mua được…a mã của nó…a mã của Doãn Khác.. Nàng không thể đứng nhìn, cũng không thể để con trai đau lòng thêm nữa, đánh đổi một tính mạng, đánh đổi một cuộc đời vì một ánh sáng duy nhất trong đời nàng có gì là không đáng…Nàng tình nguyện…cam chịu chết đi… Ly biệt nhân gian, có gì đáng sợ? Cái đáng sợ nhiều hơn..sống ở đời mà không được yêu thương… Một liều thuốc độc đưa người vào vĩnh hằng sâu thẳm.. Họa với dòng nước thương ly chảy ra đại dương xanh.. Để rồi như thế vẫn chưa đủ, để rồi hai người đã đi khỏi vòng luẩn quẩn ấy vẫn chưa xong, những con người bị số phận trêu ngươi lần lượt bước ra và chôn vùi mình vào đất.. Chỉ là đến cuối cùng vẫn còn vương lại những ưu tư. Vẫn còn nhớ rõ nụ cười của nàng khi Tố Doanh hỏi nàng có yêu Tĩnh Hiên? Nàng chỉ trả lời bằng một nụ cười thật nhẹ…. Có lẽ là yêu.. Có lẽ vẫn yêu.. Như việc đôi khi ta luôn tìm kiếm những thứ có thể thay thế thứ đã mất đi, nhưng tìm hoài, tìm hoài vẫn không thấy, bởi một lẽ khoảng trống ấy vẫn luôn được lấp đầy, chỉ là ta tạm thời quên đi mà thôi. Như những hòn sỏi đến cuối cùng mới được đào lên và được mang theo chiến trường cho đến khi đổ máu.. Như ba năm trước nàng đã mong khi ở trong cung cấm ấy: “Tĩnh Hiên đưa đi Mỹ Ly” Như nhiều năm sau y đã ước khi sót lại hơi thở cuối cùng nơi sa trận: “ Mỹ Ly đưa đi Tĩnh Hiên” Đến cuối cùng không còn biết ai đã đúng ai đã sai, không cần biết ai nên hay không nên nữa…ánh sáng đã mở ra nơi chân trời….có lẽ ở nơi nào đó, cuộc sống của họ mởi bắt đầu ươm mầm nảy nở, mặc kệ gió vẫn hát, đất trời vẫn ca những lời ngày xưa đã từng có ai cất thành lời… Gặp đúng người đúng thời điểm, là HẠNH PHÚC Gặp đúng người sai thời điểm, là BI THƯƠNG Gặp sai người đúng thời điểm, là BẤT LỰC Gặp sai người sai thời điểm, là THÊ LƯƠNG. Chỉ cầu cho họ có đủ dũng cảm để tìm nhau, gặp nhau và lại yêu thương nhau trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời nơi ấy… Người viết: DanchanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thương Ly PDF của tác giả Tuyết Linh Chi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.