Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Ngôi Sao Eghe T1 (Gardonyi Geza)

Trong hơn ba trăm năm (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 17) chống lại những đạo quân viễn chinh và ách đô hộ của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân Hung đã bền bỉ chiến đấu và lập nên nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có cuộc kháng chiến của quân dân thành Eghe năm 1552.

Eghe là cửa ngõ của vùng Thượng địa Đông bắc, đứng trấn giữ cho cả một vùng đất nước khá rộng lớn. Khi vòng vây của hai đạo quân Thổ khổng lồ, đầy nhuệ khí đã khép lại, trong thành chỉ có độ hai ngàn người già, trẻ, trai, gái. Quân Thổ không tính đến một sức kháng cự đáng kể. Viên pasa Ali, thống soái một đạo quân Thổ, cho thành này chỉ là một “cái chuồng cừu xộc xệch” và quân trong thành chỉ là một “bầy gia súc”. Nhưng cuộc chiến đấu chẳng bao lâu đã chỉ cho hắn thấy rõ ràng những người bảo vệ thành Eghe đại diện cho một sức mạnh mà đạo quân Thổ không tài nào đè bẹp nổi. Những chiến sĩ phần lớn là con em vùng Thượng địa Đông bắc đang bị chiếm đóng đe dọa và những nông dân các làng lân cận chạy vào thành tị nạn, đã nghiến chặt răng đánh lui tất cả mọi đợt công kích của quân Thổ. Sau năm tuần rưỡi sống mái với quân thù, thành Eghe đã tự giải phóng mình khỏi cuộc vây hãm khốc liệt và cứu miền đất nước phía sau khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Quân Thổ bị thiệt hại nặng nề dưới chân thành Eghe và phải bỏ dở kế hoạch hành quân xâm lược của chúng.

Cuộc chiến đấu của Eghe từ đó đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ngay sau khi quân Thổ tháo chạy, Tinôđi Sebétchên, thi sĩ kiêm ca công nổi tiếng nhất của Hung trong thế kỷ 16, đã đến tận nơi sưu tầm tài liệu và sáng tác Truyện thơ về cuộc chiến đấu của thành Eghe. Nhưng tác phẩm thành công nhất về đề tài này là Những ngôi sao Eghe của Gardonyu Geza.

Gardonyu Geza (1863-1922) xuất thân từ một gia đình thợ rèn, là một nhà văn có tên tuổi ở Hung. Trước khi bước vào nghề viết văn, ông đã dạy học nhiều năm ở nông thôn. Thời kỳ này, ông có tinh thần chống lại nền thống trị của triều đình Hápxbua (Áo) và đã viết tác phẩm Ngọn đèn (1894) là một tác phẩm tốt. Trong cuốn tiểu thuyết này, ông đã vẽ nên một bức tranh đáng kinh ngạc về cuộc sống nghèo nàn và bị ngược đãi của lớp giáo học ở nông thôn, đã tấn công trào lưu tôn giáo hóa xã hội và tấn công vào ách thống trị của nền đế chế Áo - Hung phản dân tộc, phản tiến bộ; gợi lại những kỷ niệm vẻ vang về cuộc chiến đấu giành tự do của nhân dân Hung thời kỳ 1848. Nhưng dần dần về sau, con đường văn học của ông khuất khúc và đầy mâu thuẫn. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, Những ngôi sao Eghe là tác phẩm tươi sáng và giàu sức sống nhất. Ở Hung không có một tiểu thuyết lịch sử nào khác lại được cả bạn đọc, người lớn lẫn trẻ em, yêu thích đến thế. Cuốn truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1901, và từ đó đến năm 1963 đã được tái bản hơn 21 lần, chỉ riêng từ 1945 đến 1963 đã được các nhà xuất bản khác nhau tái bản hơn 16 lần với số lượng hơn nửa triệu cuốn (trong một nước 11 triệu dân). Đó là chưa kể đến những bản dịch ở nước ngoài.

Trong quá trình sáng tác, Gardonyu Geza đã sưu tầm nghiên cứu rất nhiều nguồn tài liệu, kể cả gia phả của các nhân vật chính trong truyện. Mùa xuân năm 1899, trước khi bắt tay vào viết, ông đã lên đường đi Côngxtăngtinốp để nghiên cứu tận nơi những phong tục, tập quán ở nước Th đã vào tận ngục Bảy Tháp, tham dự những ngày hội tôn giáo, bơi thuyền trên vịnh Bốtxpôrat, tham quan các viện bảo tàng v.v… Nhờ tác phong làm việc cẩn thận đó, tác giả đã để lại cho chúng ta nhiều trang sách chính xác và sinh động về những cuộc hành quân đầy nghi vệ của đội quân Thổ, về cuộc vây hãm thành Eghe, về nhiều cảnh sinh hoạt của xã hội thời xưa. Tìm mua: Những Ngôi Sao Eghe T1 TiKi Lazada Shopee

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là chú bé Bônemixo Gergey, đại biểu của tầng lớp nông dân nghèo, giàu lòng yêu nước và đa mưu túc trí, đã từ một chú bé chân đất làm lên đến chức đại úy, chủ tướng một thành trì. Qua bước trưởng thành của nhân vật chính, tác giả còn vẽ nên trước mắt người đọc cả một bức tranh xã hội rộng lớn từ thôn xóm đến cung đình. Ngay từ những trang đầu tiên, tác giả đã cho ta thấy tình hình chính trị rối như mớ bòng bong của nước Hung thời đó: “… và chúa công của bạn đang là Xopôlo Gianốt, hoặc quân Thổ, hoặc Pheđinan đệ nhất.”

Hồi đó giai cấp phong kiến ở Hung phân hóa nặng nề. Bọn quý tộc lãnh chúa và quý tộc giáo hội có những lãnh địa rộng lớn, có quân đội riêng, có thành quách trong tay, thực tế là đã trở thành những ông chúa cát cứ. Nhà vua ở Buđa không đủ sức để thâu tóm quyền bính, tổ chức đất nước thành một quốc gia vững mạnh. Nhân dân bị đè nén nặng nề dưới hai tầng tròng phong kiến và giáo hội, đời sống rất khổ cực. Họ oán ghét bọn quý tộc chẳng kém gì bọn ngoại xâm. Tất cả những nhân tố đó đã dẫn tới cuộc chiến tranh nông dân do Đôjo Giơrgiơ lãnh đạo năm 1514 và chiến bại thảm hại ở Môhát năm 1526. Sau Môhát không còn ai tổ chức được cuộc kháng chiến chống quân Thổ trong phạm vi toàn quốc. Giai cấp thống trị vốn đã không thống nhất, giờ đây lại phân hóa thành hai phe đối địch. Một phe, gồm chủ yếu tầng lớp quý tộc trung và tiểu, bầu Xopôio Gianốt, công vương vùng Êrơđêi, lên làm vua; một phe khác, gồm phần lớn bọn đại quý tộc, lại tôn Pheđinan đệ nhất của triều đình Hápxbua (Áo) làm vua. Hai tên vua đó đem quân đánh lẫn nhau để tranh giành ngôi báu, mặc kệ quân Thổ ngấp nghé ở biên giới. Thậm chí Xopôio Gianốt, sau khi bị thua Pheđinan I và phải chạy sang Ba-lan, còn cầu cứu hoàng đế Thổ giúp hắn chiếm lại ngai vàng, và để đền ơn, hắn bỏ mặc vùng đất nước phía nam cho quân thổ tha hồ cướp bóc. Trước tình hình hai vua khuynh loát lẫn nhau như thế, bọn lãnh chúa hết theo phe vua này lại theo phe vua khác, tùy theo chỗ ở với vua nào có thể kiếm chác được nhiều hơn. Chúng ta sẽ thấy tình hình này được phản ánh một phần qua hai nhân vật Xexey và giáo sĩ Balin hoặc qua nhân vật Tơrơc Balin. Nhưng mặc dù tất cả những điều kiện bi thảm đó, nước Hung vẫn không dễ dàng lọt vào tay bọn ngoại xâm. Trước sự bất lực và phản bội của triều đình và giáo hội, nhân dân nhiều nơi đã vùng lên kháng chiến mạnh mẽ khi quân Thổ kéo đến. Những “kẻ nổi loạn” đó - như các sử gia của triều đình Thổ cũng phải thừa nhận - “trong tình thế tuyệt vọng cũngchiến đấu với súng hỏa mai và cung tên, với gậy gộc và đá”. Bên cạnh họ, tuy ít ỏi nhưng trong hàng ngũ tướng lĩnh vẫn có những người yêu nước chân thành, đặc biệt là những võ quan xuất thân từ những tầng lớp dưới. Những viên tướng này cùng những đội quân vốn là nông dân nghèo chạy nạn khỏi các vùng bị giặc Thổ tàn phá, chiếm đóng hoặc trốn khỏi cuộc sống khổ nhục ở các điền trang, đã lập nên cả một hệ thống biên thành dọc theo vùng giáp ranh với quân Thổ để báo tin và ứng cứu lẫn nhau. Họ đã đánh tan hết bao nhiêu đội quân Thổ kéo đi ăn cướp. Hơn nữa, những viên tướng này nhiều khi cùng với một đội quân nhỏ nhưng đồng lòng, trong một tòa thành đơn độc không có sự cứu viện của triều đình, đã có thể chặn đứng cả một đạo đại quân Thổ trong nhiều ngày, đôi khi còn giữ vững được đến cùng, bẻ gãy cả cuộc viễn chinh của địch. Những kỳ công đó nổi bật trên nền trời đen tối của xã hội Hung thời bấy giờ như những ngôi sao, trong đó Eghe là ngôi sao sáng nhất. Chúng ta thấy dường như tác giả đã dành doàn bộ tâm hồn mình cho việc mô tả lại toàn bộ cuộc chuẩn bị chiến đấu và hơn năm tuần quyết chiến ở Eghe. Có thể nói ít có cuốn tiểu thuyết lịch sử mô tả được tỉ mỉ, chính xác và sinh động như vậy. Gấp cuốn sách lại chúng ta vẫn như nghe vang trong tai lời thề quyết tử và tiếng đại bác vang rền, tiếng gương giáo chạm nhau, tiếng hô “Giết! Giết!”, và tự nhiên chúng ta liên tưởng đến khí phách anh hùng và lời thề “sát Thát” của quân dân đời Trần.

Chiến công của quân dân Eghe hồi đó đã vang lừng trong nước và cả ở nước ngoài. Sau ngày chiến thắng, biết bao chính khách ở châu Âu đã kéo đến Viên để chúc mừng Pheđinan I - kẻ không hề có chút công lao nào, thậm chí còn có tội với miền đất đai Hung mà hắn cai trị - và để ngắm nghía những lá quân kỳ cướp được của giặc Thổ mà quân dân Eghe đã gửi về triều. Nhưng chỉ với cuốn tiểu thuyết của Garđônhi, chiến tích Eghe mới thực sự trở thành một điển hình bất hủ, trước công luận, trước lịch sử, về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của nhân dân Hung hồi thế kỷ 16.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Ngôi Sao Eghe T1 PDF của tác giả Gardonyi Geza nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thủy Hử (Thi Nại Am)
Thủy hử hay Thủy hử truyện (phồn thể: 水滸傳; giản thể: 水浒传; bính âm: Shuǐhǔ Zhuàn), nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung[cần dẫn nguồn]. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự[1] Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (cũng ghi là Lương Sơn Bạt). Theo Lỗ Tấn, có tổng cộng 6 bản Thủy Hử, thuộc hai loại: 70 hồi và trên 70 hồi. Loại 70 hồi thường chỉ khác nhau chút ít ở hồi cuối cùng - hồi 71, do nhà bình luận hoặc người đứng ra khắc in thêm vào, nhưng đều ghi rõ tác giả là Thi Nại Am và đều dừng lại ở thắng lợi của nghĩa quân - Loại trên 70 hồi có nhiều bản, 100 hồi, 115 hồi, 120 hồi, 141 hồi, trong đó 70 hồi đầu giống nhau, những hồi sau khác nhau về tình tiết câu chuyện nhưng đều nói đến quá trình thất bại của quân Lương Sơn Bạc. Một trong những bản Thủy Hử thuộc loại phổ thông nhất là bản có 70 hồi, do Kim Thánh Thán - một nhà phê bình nổi tiếng đời Thanh soạn lại. Ngoài phần phê bình văn chương, Thánh Thán đã cắt bỏ đoạn "anh hùng Lương Sơn phân chia ngôi thứ, phân công trách nhiệm" của nguyên bản 71 hồi mà tạo ra một "giấc mộng kinh hoàng", của Lư Tuấn Nghĩa, ông này mơ thấy 108 vị anh hùng bị giết sạch và giữa trời đất xuất hiện 4 chữ "thiên hạ thái bình". Dù có nhiều dị bản nhưng tựu trung, toàn bộ nội dung truyện Thủy Hử bao gồm hai phần chính: giai đoạn hình thành, tập hợp 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (trong 70 hồi đầu) và quá trình tổn thất, tan rã hoàn toàn của lực lượng này. Trong Thủy Hử, quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu, quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông, một quân vương chơi bời, không quan tâm tới việc triều chính. Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Lương Trung Thư, Vương Tiễn... và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các trung thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí Linh, Tống Giang, Hoa Vinh...) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc. Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn. Tìm mua: Thủy Hử TiKi Lazada Shopee Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về Thủy Hử có những người con đường lên Lương Sơn vòng vo nhiều lần như Tống Giang, vì ông vốn mang tư tưởng trung hiếu với triều đình; lại có những người con đường lên Lương Sơn thẳng tuột như Lý Quỳ - ông coi việc làm phản khi bị hà hiếp là đương nhiên. Thủy Hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân. Điều khiến Thủy Hử trở nên ly kỳ, hấp dẫn là ngoài tính cách đa dạng của các nhân vật, các tình tiết còn mang nhiều tính bất ngờ, thú vị cho người đọc. Người thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, nhưng chính Vương Luân lại bị Lâm Xung giết để tôn Tiều Cái. Tiều Cái được xem là người khai sáng Lương Sơn, nhưng lại không thuộc vào số 108 vị anh hùng - không thuộc vào 36 vị thiên cang hay 72 vị địa sát - vì ông bị tử trận trước khi Lương Sơn tập hợp đủ 108 người. Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Ngoài những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình... đánh bộ như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm... còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành - Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tung, Thời Thiên... Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ (Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương). Lương Sơn Bạc phát triển đến cực thịnh ở hồi 70 với việc tập hợp đủ 108 vị anh hùng được phân thứ hạng và nhiệm vụ ở Lương Sơn. Triều đình nhà Tống nhiều lần phát quân đi đánh dẹp đều bị quân khởi nghĩa đánh bại. Thái úy Cao Cầu đích thân cầm quân đi dẹp, bị quân Lương Sơn bắt sống. Tuy nhiên, do thủ lĩnh Tống Giang mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc nên đã sai thả Cao Cầu và xin được về quy thuận triều đình. Dù bị nhiều ý kiến phản đối (nhất là Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm và Lý Quỳ), Tống Giang vẫn quyết ý dẫn các thủ hạ về quy hàng khi được triều đình chiêu an. Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân. Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này. Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, họ toàn thắng và không có tướng lãnh nào tử vong. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Và khi giặc giã không còn, nhà Tống tìm cách trừ khử họ. Sự suy giảm quân số chỉ diễn ra khi quân Lương Sơn đụng độ quân Phương Lạp. Cho tới khi hạ đội quân này và bắt sống thủ lĩnh của họ (Võ Tòng bắt được Phương Lạp), các anh hùng Lương Sơn Bạc bị tổn thất nặng nề. Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 76 người tử trận hoặc không trở về triều nhận quan tước, 27 người trở về triều.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thủy Hử PDF của tác giả Thi Nại Am nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại (Jack Weatherford)
THÀNH CÁT TƯ HÃN là nhà chinh phạt vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Không nhà chinh phạt phương Tây nào chinh phục được dù chỉ một nửa số dân hay đất đai của Thành Cát Tư Hãn. Sau khi đế quốc của ông ra đời vào năm 1206, nó tiếp tục mở rộng suốt gần một thế kỷ, và cuối cùng kéo từ Thái Bình Dương tới Địa Trung Hải, và từ Bắc Băng Dương tới Biển Ả-rập. Đế quốc Mông Cổ là đế quốc duy nhất trong lịch sử bao gồm cả Trung Quốc và Nga, cũng như nhiều đất nước nhỏ hơn từ Triều Tiên tới Iran, Afghanistan, Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Với một đội quân chỉ vỏn vẹn mười vạn lính, quân Mông Cổ đánh bại các đế quốc hàng triệu lính. Dường như không đất nước nào có thể chống lại đội quân Mông Cổ hùng mạnh. Chỉ có một thất bại lớn duy nhất trong các cuộc chinh phục của Mông Cổ: Việt Nam. Đi ngựa bằng đường bộ từ Trung Quốc, rồi bằng tàu băng qua đại dương, quân Mông Cổ đã nhiều lần cố gắng xâm chiếm các vương quốc thuộc Việt Nam ngày nay, và dù họ thắng vài trận đánh, họ không bao giờ có thể sáp nhập Việt Nam vào đế quốc của mình. Mông Cổ cũng thất bại khi xâm lược Nhật Bản và Java bằng đường biển, nhưng Việt Nam là nơi duy nhất họ thất bại cả trên đất liền và biển khơi. Hầu hết các quốc gia tan rã và thất thủ khi Mông Cổ xâm lược, nhưng Việt Nam đoàn kết lại và lần đầu xuất hiện trên trường thế giới. Dù tôi chỉ là một người nước ngoài với rất ít hiểu biết về lịch sử Việt Nam, tôi thấy rằng có vẻ thời Nguyên Mông là một trong những giai đoạn quan trọng nhất lịch sử Việt Nam. Các cuộc chiến chống quân Nguyên đã gắn kết những nhóm người rất khác nhau ở các vương quốc khác nhau lại để bắt đầu tạo nên đất nước Việt Nam hiện đại. Triều Nguyên Mông là khởi điểm cho thời kỳ hiện đại của Việt Nam, và nâng vị thế nước này lên cao hơn nhiều so với các vương quốc nhỏ hơn trước đó. Tôi cũng thấy một ảnh hưởng quan trọng thứ hai của thời kỳ này tới lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyên tồn tại tới năm 1368, và trong phần lớn thời gian này họ cai trị Trung Hoa và Triều Tiên ở Đông Á, cũng như Iran và Iraq ở Tây Á, nhưng để kết nối hai phần này của đế quốc bằng đường biển, họ cần quan hệ hòa hữu với Việt Nam. Do vậy, Việt Nam trở thành một phần quan trọng của hệ thống kinh tế thế giới mới ra đời này. Tàu nhà Nguyên cần dừng ở cảng Việt Nam để lấy đồ tiếp tế, và nhà Nguyên cần phải hợp tác với Việt Nam. Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trên Con đường Tơ lụa trên biển liên kết Đông Á và Indonesia với Ấn Độ, Tây Á, bán đảo Ả-rập và châu Phi. Triều đại Nguyên Mông là khi Việt Nam tự chứng tỏ các bạn là một đất nước hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế. Tôi cũng có một lý do nữa để viết lời tựa đặc biệt này cho ấn bản tiếng Việt của cuốn sách này. Lý do này rất cá nhân. Khi tôi còn trẻ, cha tôi đã tham gia cuộc chiến ở Việt Nam. Ông đã tham gia Thế chiến II chống quân Phát xít, và dù chỉ là một người lính bình thường với học thức thấp, ông vẫn rất tự hào vì đã phục vụ đất nước mình với tư cách người lính. Ông đã lớn tuổi hơn khi tới Việt Nam, và chỉ là một đầu bếp. Khi cha tôi trở về từ Việt Nam, tôi đã đủ tuổi nhập ngũ, nhưng cha không cho tôi đi. Ông nói rằng cuộc chiến này là sai trái. Ông đã tham gia vào cuộc chiến, các con trai ông không nên đi. Chúng ta không nên tham chiến. Tìm mua: Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại TiKi Lazada Shopee Cha tôi trở về từ Việt Nam và bị nhiễm chất độc màu da cam do quân đội Hoa Kỳ đã rải bom hóa học xuống đây. Ông chết một cách chậm chạp, khó khăn và đầy đau đớn. Một cách từ từ, tôi cùng sáu anh chị em nhìn cha chết bởi cuộc chiến kinh khủng này. Vào thời gian đó, tôi nhìn thấy những tổn hại mà cuộc chiến này gây ra cho cha và gia đình tôi. Dù chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau vẫn còn lại. Nhưng chúng tôi chỉ là một gia đình nhỏ. Tôi biết ở Việt Nam, hàng triệu người phải chịu những nỗi đau còn tồi tệ hơn, và nỗi đau của họ vẫn còn tiếp tục rất lâu sau khi những trái bom ngừng rơi và lính Mỹ đã trở về nhà. Từ chương sách buồn này trong cuộc đời cha tôi, tôi học được cách tôn trọng người Việt Nam, cả vì nỗi đau và lòng dũng cảm của họ. Tôi mong rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ dùng những vũ khí này chống lại bất kỳ ai khác, và tôi hi vọng rằng sau giai đoạn đau buồn này trong lịch sử hai nước, chúng ta có thể mãi trở thành bạn. Không bên nào nên quên lãng cuộc chiến, nhưng chúng ta không nên để hồi ức này cản trở việc cả hai trở thành đồng minh trong tương lai. Người dân và quân đội Việt Nam đã cho thấy lòng dũng cảm phi thường khi chống lại quân Mông Cổ tấn công bằng đường bộ và đường biển vào thế kỷ mười ba. Người dân và quân đội Việt Nam đã cho thấy lòng dũng cảm phi thường khi chống lại quân đội Mỹ tấn công bằng đường biển và đường không vào thế kỷ hai mươi. Người dân Việt Nam đã đấu tranh quật cường để giành được độc lập và tự do trong quá khứ. Họ xứng đáng có được vị trí độc tôn trong lịch sử thế giới và trong hệ thống hiện đại toàn cầu. Tôi hy vọng Việt Nam giờ đây sẽ mãi mãi mạnh mẽ, độc lập và tự do mà không cần phải tham gia cuộc chiến nào nữa. Mong Việt Nam sẽ mãi tồn tại trong thịnh vượng và hòa bình! *** Thành Cát Tư Hãn là một Khắc Hãn Mông Cổ. Ông là nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, là vị lãnh đạo đã kết thúc hàng thế kỷ các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á năm 1206. 'Viết nên số phận mình' Jack Weatherford viết trong Thành Cát Tư Hãn rằng: “Định mệnh không trao số phận cho Thành Cát tư Hãn, tự tay ông đã viết nên số phận mình”. Bằng những nghiên cứu kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận, Jack Weatherford đã tái dựng hình ảnh một Thành Cát Tư Hãn sinh động, chân thực từ khi ông còn là cậu bé Thiết Mộc Chân, sống trong cảnh mồ côi cha, tự mình đương đầu với những hận thù khắc nghiệt trên vùng đất thảo nguyên mênh mông, cho đến khi trưởng thành, đánh bại kẻ thù lớn nhất, Trác Mộc Hợp cùng các thế lực thù định xung quanh, trở thành Khắc Hãn của Mông Cổ. Jack Weatherford chứng minh sức mạnh của Mông Cổ bằng cách chỉ ra cách sắp xếp quân đội một cách hiện đại và khoa học của Thành Cát Tư Hãn. “Ông tổ chức quân lính thành các đội mười người gọi là arban, và họ sẽ là anh em của nhau… Mười đội họp thành một đoàn 100 người, gọi là zagun. Một người trong số đó được bầu làm thủ lĩnh. Và như các gia đình lớn hợp lại thành dòng họ". “Qua quân đội, toàn bộ bộ lạc Mông Cổ hợp thành một”. Cách xây dựng của Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là rất “cấp tiến” đã khiến cho Mông Cổ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành khối thống nhất, giàu có và hùng mạnh. Tác giả cũng nhấn mạnh về việc xây dựng đế chế xuyên lục địa với những nền văn hóa đá dạng của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân không bao giờ tin tưởng giới quý tộc, nên thường cho quân đội giết sạch, và sử dụng những thành phần đối lập với tầng lớp quý tộc vào bộ máy cai trị nhà nước sau khi chiếm được các thành phố hoặc quốc gia trên thế giới. Và để hình thành đế chế của mình, quân Mông Cổ thường phá hủy toàn bộ thành phố và hệ thống thủy lợi của các vùng nông nghiệp xung quanh. Họ cũng thu nạp tất cả công nhân lành nghề, các nhà giáo dục, và gửi tới Mông Cổ hoặc bất cứ vùng đất nào họ cần. Trong cuốn sách, Weatherford ưu ái khi viết về Thành Cát Tư Hãn. Ông viết: “Sẽ hợp lý hơn nếu miêu tả Thành Cát Tư Hãn là người phá hủy các thành phố thay vì là kẻ giết người đẫm máu”. Xoay quanh đó, ông cũng đưa ra những dẫn chứng, để cho thấy số người mà quân Mông Cổ đã tàn sát, theo số liệu của nhiều nhà sử học là “không có căn cứ xác thực”. Ông cho rằng thực tế số người bị sát hại ít hơn rất nhiều. Thành Cát Tư Hãn độc ác hay vĩ đại, lịch sử có lẽ đã bàn nhiều, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, ông chính là người đã thống nhất các bộ lạc rời rạc của Mông Cổ thành đế quốc Mông Cổ, hùng cường tiến vào thế giới hiện đại, tạo dựng được dấu ấn cho riêng mình. Những nốt trầm lắng đọng Thành Cát Tư Hãn suốt đời sống trên lưng ngựa, rong ruổi qua biết bao nhiêu trận chiến, nhưng cuộc đời ông cũng có những nốt trầm rung động. Jack Weatherford thể hiện được sự quan sát tinh tế của mình khi miêu tả mối tình của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân và người vợ đầu tiên Bột Nhi Thiếp. Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp được hứa gả cho nhau khi còn nhỏ. Thiết Mộc Chân theo lệ phải ở rể, nhưng sau khi cha chết, ông vội vã trở về quê nhà. Từ đó, hai người biệt tin nhau suốt 7 năm. Khi trưởng thành, Thiết Mộc Chân quay lại tìm vợ mình, ông ngỡ ngàng khi Bột Nhi Thiếp vẫn đợi mình. Tình yêu sâu nặng, thủy chung của họ được đánh dấu bằng sự kiện Bột Nhi Thiếp bị những người của bộ lạc Miệt Nhi Khiết cướp đi, và bộ lạc nhỏ bé của Thiết Mộc Chân bị đe dọa. Như bao câu chuyện cướp vợ trên thảo nguyên khác, ai cũng nghĩ rằng Thiết Mộc Chân sẽ từ bỏ Bột Nhi Thiết, để bảo vệ sự an toàn của bộ lạc và ông có thể dễ dàng lấy vợ khác. Nhưng Thiết Mộc Chân đã có quyết định táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt đậm chất “drama” trong cuộc đời Thành Cát Tư Hãn. Tác giả Jack Weatherford đã miêu tả cảnh Thiết Mộc Chân sau khi đem quân quay lại và đánh cho Miệt Nhi Khất tan tác, đã “chạy khắp các trại và gọi tên Bột Nhi Thiết”. “…. giữa cảnh loạn lạc bao quanh nàng, Bột Nhi Thiếp chợt nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình và nhận ra đó là giọng của Thiết Mộc Chân. Nàng nhảy ra khỏi chiếc xe kéo, chạy xuyên màn đêm tới nơi phát ra giọng nói... để rồi hai người lao vào lòng nhau, ôm nhau thắm thiết”. Như lời của Tiêu Phong trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ: "Cuộc đời một đại anh hùng, đáng kể nhất là có được hồng nhan tri kỷ", tình yêu với người vợ Bột Nhi Thiết, có lẽ cũng chính là điểm lặng, bình an và đẹp đẽ trong cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn. Vì có những khoảnh khắc ấy, cuốn sách dịu đi giữa những chém giết, tranh đoạt, giữa cảnh tan tác đổ nát, và hơn hết khiến chân dung Thành Cát Tư Hãn, trở nên đa chiều, hấp dẫn hơn. Thành Cát Tư Hãn được viết bằng lối văn hấp dẫn, uyển chuyển “vừa mang tính ký sự vừa mang tính sử thi” (Washington Post), dẫn dụ người đọc vào không gian rộng lớn của thảo nguyên, khám phá những bí ẩn kỳ vĩ về cuộc đời huyền thoại của vị Khắc Hãn vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại PDF của tác giả Jack Weatherford nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại (Jack Weatherford)
THÀNH CÁT TƯ HÃN là nhà chinh phạt vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Không nhà chinh phạt phương Tây nào chinh phục được dù chỉ một nửa số dân hay đất đai của Thành Cát Tư Hãn. Sau khi đế quốc của ông ra đời vào năm 1206, nó tiếp tục mở rộng suốt gần một thế kỷ, và cuối cùng kéo từ Thái Bình Dương tới Địa Trung Hải, và từ Bắc Băng Dương tới Biển Ả-rập. Đế quốc Mông Cổ là đế quốc duy nhất trong lịch sử bao gồm cả Trung Quốc và Nga, cũng như nhiều đất nước nhỏ hơn từ Triều Tiên tới Iran, Afghanistan, Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Với một đội quân chỉ vỏn vẹn mười vạn lính, quân Mông Cổ đánh bại các đế quốc hàng triệu lính. Dường như không đất nước nào có thể chống lại đội quân Mông Cổ hùng mạnh. Chỉ có một thất bại lớn duy nhất trong các cuộc chinh phục của Mông Cổ: Việt Nam. Đi ngựa bằng đường bộ từ Trung Quốc, rồi bằng tàu băng qua đại dương, quân Mông Cổ đã nhiều lần cố gắng xâm chiếm các vương quốc thuộc Việt Nam ngày nay, và dù họ thắng vài trận đánh, họ không bao giờ có thể sáp nhập Việt Nam vào đế quốc của mình. Mông Cổ cũng thất bại khi xâm lược Nhật Bản và Java bằng đường biển, nhưng Việt Nam là nơi duy nhất họ thất bại cả trên đất liền và biển khơi. Hầu hết các quốc gia tan rã và thất thủ khi Mông Cổ xâm lược, nhưng Việt Nam đoàn kết lại và lần đầu xuất hiện trên trường thế giới. Dù tôi chỉ là một người nước ngoài với rất ít hiểu biết về lịch sử Việt Nam, tôi thấy rằng có vẻ thời Nguyên Mông là một trong những giai đoạn quan trọng nhất lịch sử Việt Nam. Các cuộc chiến chống quân Nguyên đã gắn kết những nhóm người rất khác nhau ở các vương quốc khác nhau lại để bắt đầu tạo nên đất nước Việt Nam hiện đại. Triều Nguyên Mông là khởi điểm cho thời kỳ hiện đại của Việt Nam, và nâng vị thế nước này lên cao hơn nhiều so với các vương quốc nhỏ hơn trước đó. Tôi cũng thấy một ảnh hưởng quan trọng thứ hai của thời kỳ này tới lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyên tồn tại tới năm 1368, và trong phần lớn thời gian này họ cai trị Trung Hoa và Triều Tiên ở Đông Á, cũng như Iran và Iraq ở Tây Á, nhưng để kết nối hai phần này của đế quốc bằng đường biển, họ cần quan hệ hòa hữu với Việt Nam. Do vậy, Việt Nam trở thành một phần quan trọng của hệ thống kinh tế thế giới mới ra đời này. Tàu nhà Nguyên cần dừng ở cảng Việt Nam để lấy đồ tiếp tế, và nhà Nguyên cần phải hợp tác với Việt Nam. Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trên Con đường Tơ lụa trên biển liên kết Đông Á và Indonesia với Ấn Độ, Tây Á, bán đảo Ả-rập và châu Phi. Triều đại Nguyên Mông là khi Việt Nam tự chứng tỏ các bạn là một đất nước hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế. Tôi cũng có một lý do nữa để viết lời tựa đặc biệt này cho ấn bản tiếng Việt của cuốn sách này. Lý do này rất cá nhân. Khi tôi còn trẻ, cha tôi đã tham gia cuộc chiến ở Việt Nam. Ông đã tham gia Thế chiến II chống quân Phát xít, và dù chỉ là một người lính bình thường với học thức thấp, ông vẫn rất tự hào vì đã phục vụ đất nước mình với tư cách người lính. Ông đã lớn tuổi hơn khi tới Việt Nam, và chỉ là một đầu bếp. Khi cha tôi trở về từ Việt Nam, tôi đã đủ tuổi nhập ngũ, nhưng cha không cho tôi đi. Ông nói rằng cuộc chiến này là sai trái. Ông đã tham gia vào cuộc chiến, các con trai ông không nên đi. Chúng ta không nên tham chiến. Tìm mua: Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại TiKi Lazada Shopee Cha tôi trở về từ Việt Nam và bị nhiễm chất độc màu da cam do quân đội Hoa Kỳ đã rải bom hóa học xuống đây. Ông chết một cách chậm chạp, khó khăn và đầy đau đớn. Một cách từ từ, tôi cùng sáu anh chị em nhìn cha chết bởi cuộc chiến kinh khủng này. Vào thời gian đó, tôi nhìn thấy những tổn hại mà cuộc chiến này gây ra cho cha và gia đình tôi. Dù chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau vẫn còn lại. Nhưng chúng tôi chỉ là một gia đình nhỏ. Tôi biết ở Việt Nam, hàng triệu người phải chịu những nỗi đau còn tồi tệ hơn, và nỗi đau của họ vẫn còn tiếp tục rất lâu sau khi những trái bom ngừng rơi và lính Mỹ đã trở về nhà. Từ chương sách buồn này trong cuộc đời cha tôi, tôi học được cách tôn trọng người Việt Nam, cả vì nỗi đau và lòng dũng cảm của họ. Tôi mong rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ dùng những vũ khí này chống lại bất kỳ ai khác, và tôi hi vọng rằng sau giai đoạn đau buồn này trong lịch sử hai nước, chúng ta có thể mãi trở thành bạn. Không bên nào nên quên lãng cuộc chiến, nhưng chúng ta không nên để hồi ức này cản trở việc cả hai trở thành đồng minh trong tương lai. Người dân và quân đội Việt Nam đã cho thấy lòng dũng cảm phi thường khi chống lại quân Mông Cổ tấn công bằng đường bộ và đường biển vào thế kỷ mười ba. Người dân và quân đội Việt Nam đã cho thấy lòng dũng cảm phi thường khi chống lại quân đội Mỹ tấn công bằng đường biển và đường không vào thế kỷ hai mươi. Người dân Việt Nam đã đấu tranh quật cường để giành được độc lập và tự do trong quá khứ. Họ xứng đáng có được vị trí độc tôn trong lịch sử thế giới và trong hệ thống hiện đại toàn cầu. Tôi hy vọng Việt Nam giờ đây sẽ mãi mãi mạnh mẽ, độc lập và tự do mà không cần phải tham gia cuộc chiến nào nữa. Mong Việt Nam sẽ mãi tồn tại trong thịnh vượng và hòa bình! *** Thành Cát Tư Hãn là một Khắc Hãn Mông Cổ. Ông là nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, là vị lãnh đạo đã kết thúc hàng thế kỷ các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á năm 1206. 'Viết nên số phận mình' Jack Weatherford viết trong Thành Cát Tư Hãn rằng: “Định mệnh không trao số phận cho Thành Cát tư Hãn, tự tay ông đã viết nên số phận mình”. Bằng những nghiên cứu kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận, Jack Weatherford đã tái dựng hình ảnh một Thành Cát Tư Hãn sinh động, chân thực từ khi ông còn là cậu bé Thiết Mộc Chân, sống trong cảnh mồ côi cha, tự mình đương đầu với những hận thù khắc nghiệt trên vùng đất thảo nguyên mênh mông, cho đến khi trưởng thành, đánh bại kẻ thù lớn nhất, Trác Mộc Hợp cùng các thế lực thù định xung quanh, trở thành Khắc Hãn của Mông Cổ. Jack Weatherford chứng minh sức mạnh của Mông Cổ bằng cách chỉ ra cách sắp xếp quân đội một cách hiện đại và khoa học của Thành Cát Tư Hãn. “Ông tổ chức quân lính thành các đội mười người gọi là arban, và họ sẽ là anh em của nhau… Mười đội họp thành một đoàn 100 người, gọi là zagun. Một người trong số đó được bầu làm thủ lĩnh. Và như các gia đình lớn hợp lại thành dòng họ". “Qua quân đội, toàn bộ bộ lạc Mông Cổ hợp thành một”. Cách xây dựng của Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là rất “cấp tiến” đã khiến cho Mông Cổ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành khối thống nhất, giàu có và hùng mạnh. Tác giả cũng nhấn mạnh về việc xây dựng đế chế xuyên lục địa với những nền văn hóa đá dạng của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân không bao giờ tin tưởng giới quý tộc, nên thường cho quân đội giết sạch, và sử dụng những thành phần đối lập với tầng lớp quý tộc vào bộ máy cai trị nhà nước sau khi chiếm được các thành phố hoặc quốc gia trên thế giới. Và để hình thành đế chế của mình, quân Mông Cổ thường phá hủy toàn bộ thành phố và hệ thống thủy lợi của các vùng nông nghiệp xung quanh. Họ cũng thu nạp tất cả công nhân lành nghề, các nhà giáo dục, và gửi tới Mông Cổ hoặc bất cứ vùng đất nào họ cần. Trong cuốn sách, Weatherford ưu ái khi viết về Thành Cát Tư Hãn. Ông viết: “Sẽ hợp lý hơn nếu miêu tả Thành Cát Tư Hãn là người phá hủy các thành phố thay vì là kẻ giết người đẫm máu”. Xoay quanh đó, ông cũng đưa ra những dẫn chứng, để cho thấy số người mà quân Mông Cổ đã tàn sát, theo số liệu của nhiều nhà sử học là “không có căn cứ xác thực”. Ông cho rằng thực tế số người bị sát hại ít hơn rất nhiều. Thành Cát Tư Hãn độc ác hay vĩ đại, lịch sử có lẽ đã bàn nhiều, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, ông chính là người đã thống nhất các bộ lạc rời rạc của Mông Cổ thành đế quốc Mông Cổ, hùng cường tiến vào thế giới hiện đại, tạo dựng được dấu ấn cho riêng mình. Những nốt trầm lắng đọng Thành Cát Tư Hãn suốt đời sống trên lưng ngựa, rong ruổi qua biết bao nhiêu trận chiến, nhưng cuộc đời ông cũng có những nốt trầm rung động. Jack Weatherford thể hiện được sự quan sát tinh tế của mình khi miêu tả mối tình của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân và người vợ đầu tiên Bột Nhi Thiếp. Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp được hứa gả cho nhau khi còn nhỏ. Thiết Mộc Chân theo lệ phải ở rể, nhưng sau khi cha chết, ông vội vã trở về quê nhà. Từ đó, hai người biệt tin nhau suốt 7 năm. Khi trưởng thành, Thiết Mộc Chân quay lại tìm vợ mình, ông ngỡ ngàng khi Bột Nhi Thiếp vẫn đợi mình. Tình yêu sâu nặng, thủy chung của họ được đánh dấu bằng sự kiện Bột Nhi Thiếp bị những người của bộ lạc Miệt Nhi Khiết cướp đi, và bộ lạc nhỏ bé của Thiết Mộc Chân bị đe dọa. Như bao câu chuyện cướp vợ trên thảo nguyên khác, ai cũng nghĩ rằng Thiết Mộc Chân sẽ từ bỏ Bột Nhi Thiết, để bảo vệ sự an toàn của bộ lạc và ông có thể dễ dàng lấy vợ khác. Nhưng Thiết Mộc Chân đã có quyết định táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt đậm chất “drama” trong cuộc đời Thành Cát Tư Hãn. Tác giả Jack Weatherford đã miêu tả cảnh Thiết Mộc Chân sau khi đem quân quay lại và đánh cho Miệt Nhi Khất tan tác, đã “chạy khắp các trại và gọi tên Bột Nhi Thiết”. “…. giữa cảnh loạn lạc bao quanh nàng, Bột Nhi Thiếp chợt nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình và nhận ra đó là giọng của Thiết Mộc Chân. Nàng nhảy ra khỏi chiếc xe kéo, chạy xuyên màn đêm tới nơi phát ra giọng nói... để rồi hai người lao vào lòng nhau, ôm nhau thắm thiết”. Như lời của Tiêu Phong trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ: "Cuộc đời một đại anh hùng, đáng kể nhất là có được hồng nhan tri kỷ", tình yêu với người vợ Bột Nhi Thiết, có lẽ cũng chính là điểm lặng, bình an và đẹp đẽ trong cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn. Vì có những khoảnh khắc ấy, cuốn sách dịu đi giữa những chém giết, tranh đoạt, giữa cảnh tan tác đổ nát, và hơn hết khiến chân dung Thành Cát Tư Hãn, trở nên đa chiều, hấp dẫn hơn. Thành Cát Tư Hãn được viết bằng lối văn hấp dẫn, uyển chuyển “vừa mang tính ký sự vừa mang tính sử thi” (Washington Post), dẫn dụ người đọc vào không gian rộng lớn của thảo nguyên, khám phá những bí ẩn kỳ vĩ về cuộc đời huyền thoại của vị Khắc Hãn vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại PDF của tác giả Jack Weatherford nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Liệu Phù Nam (Lê Hương)
Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay. Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam. Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên! Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu. *** Tìm mua: Sử Liệu Phù Nam TiKi Lazada Shopee Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung. Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ. Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau: - Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý. - Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng: « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ». - Đường thư chép: « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ». - Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện. - Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan. - Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam. - Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai. - Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan. - Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ. - Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng. - Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên. - Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam. - Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Liệu Phù Nam PDF của tác giả Lê Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.