Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Long Hổ Phong Vân (Ôn Thụy An)

Long Hổ Phong Vân là cuốn đầu tiên trong Bạch Y Phương Chấn Mi hệ liệt.

Bạch Y Phương Chấn Mi hệ liệt gồm có: Long Hổ Phong Vân Thí Kiếm Sơn Trang Trường An Nhất Chiến Lạc Nhật Đại Kỳ

***

Nói đến tiểu thuyết kiếm hiệp, người ta thường biết đến Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân,... nhưng ít ai biết đến một đại gia trẻ tuổi khác là Ôn Thụy An.

Ôn Thụy An là nhà văn trẻ tuổi nhất trong các tác gia ưu tú của tiểu thuyết võ hiệp tân phái, cũng có thể nói là tác gia ưu tú nhất trong các tác gia võ hiệp thế hệ trẻ. Và, từ giữa thập kỷ 80 về sau, kể từ Kim-Lương gác bút, Cổ Long qua đời, Ngọa Long Sinh suy yếu, Ôn Thụy An trở thành tác gia gánh vác đại cục sau Cổ Long (Lời của nhà văn Nghê Khuông). Tìm mua: Long Hổ Phong Vân TiKi Lazada Shopee

Từ thập kỷ 90 về sau, Ôn Thụy An trở thành điểm nóng. Có người nói Ôn Thụy An có thể sánh với Cổ Long, có người nói thậm chí còn có thể sánh với Kim Dung. Đối với người cực lực ca ngợi hoặc hoàn toàn chê bai Ôn Thụy An, ông trở thành một hiện tượng độc đáo trên văn đàn võ hiệp Trung Quốc cuối thập kỷ 90.

Trên đại thể, tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Ôn Thụy An được ông phân thành nhiều loại với những tên gọi khác nhau, có loại gọi là tiểu thuyết võ hiệp, có loại gọi là võ hiệp mới, lại có loại gọi là võ hiệp siêu tân phái, và võ hiệp hiện đại- có thể phân thành 10 hệ thống (hệ liệt-chùm tác phẩm).

***

Thành Trường An, Huyết Hồn tiêu cục.

Tiếng mõ canh ba vừa vang lên trong hẻm dài của Trường An, trên mái cong của Huyết Hồn tiêu cục không khí huy hoàng bỗng lóe lên một người áo đen.

Người áo đen này nhanh chóng chạy trên nóc nhà. Trời đen đất tối, không trăng không sao, người áo đen xuyên qua tầng tầng lầu các của Huyết Hồn tiêu cục, sau đó nhìn quanh một chút, lật người nhảy xuống.

Vừa rơi xuống đất, người áo đen này cũng không dừng lại, lập tức chạy về phía hành lang. Hành lang bảy khúc chín vòng, mỗi khúc cua đều có một ngọn đèn Khổng Minh chập chờn. Người áo đen nhanh chóng vòng ra hành lang. Hắn chạy nhanh như vậy nhưng không gây ra một chút tiếng bước chân nào, chắc chắn khinh công đã cao đến mức siêu phàm.

Người áo đen vòng ra hành lang, sau đó rẽ vào trong tổng đường của Huyết Hồn tiêu cục.

Cả gian phòng một màu đen kịt, phòng khách lớn như vậy nhưng lại không có một ngọn đèn nào. Hai hàng binh khí trái phải giống như hai hàng đại tướng đứng sừng sững một bên.

Người áo đen hơi ngẩn ra, ngay lúc này tiếng binh khí chợt nổi lên. Hắn ngước mắt nhìn, trông thấy trên xà nhà có bốn người rơi xuống.

Thay vì nói đây là bốn người, không bằng nói là bốn thanh đao. Bốn thanh đao đuôi nhạn vừa mỏng vừa gấp vừa nhanh vừa độc, chỉ thấy một mảng ánh đao chứ không thấy người, từ trên chém xuống đầu người áo đen.

Người áo đen hét lớn một tiếng, thân hình nhoáng lên lao vào phòng khách, khiến cho một kích ác liệt của bốn tên đao thủ kia đều đánh trật. Nhưng chân của người áo đen còn chưa chạm đất, trong phòng khách đột nhiên lại lóe lên bốn tên đao thủ, hóa thành một mảng ánh đao vừa nhanh vừa ác, lăn dưới đất cắt vào hai chân hắn.

Người áo đen hét lớn:

- Hay cho Địa Tranh đao pháp!

Âm thanh còn đang rung động trong phòng khách, hai chân người áo đen đã liên tục đá ra, “bốp bốp bốp bốp” bốn thanh đao đều bị hắn đá bay. Chân của hắn vừa chạm đất, bốn tên Địa Tranh đao thủ kia một kích không trúng, liền nhanh chóng lui vào trong bóng tối. Người áo đen vừa định lên tiếng, đột nhiên nghe được tiếng ám khí đầy trời bắn về phía hắn.

Ngay lúc này, trong phòng khách tối đen có một giọng nói uy nghiêm cất lên:

- Dừng tay!

Ánh nến lập tức đồng loạt cháy lên, chiếu sáng rực cả phòng. Người áo đen kia đang đứng giữa phòng khách, hai tay đã kẹp lấy mười mũi tên bạc, ba mũi phi tiêu, bảy hạt gai sắt.

Chính diện phòng khách có một chiếc bàn lớn, trước bàn có ba người ngồi ngay ngắn. Người ngồi giữa là một lão nhân thân hình cường tráng, hai mắt sáng ngời có thần, huyệt thái dương cao cao nhô ra, hiển nhiên là một cao thủ võ lâm kiêm tu nội ngoại. Người bên trái có râu quai nón, cao lớn vạm vỡ, hai nắm tay lớn như đầu người, vừa nhìn đã biết là dũng sĩ sức lực vô cùng. Người bên phải mặt trắng không râu, tay cầm quạt nho sĩ, nhưng xương ngón tay dài và có lực, khí thái nhàn nhã.

Hai bên phòng khách cũng có bốn năm chục người tràn ra. Vị lão nhân chính giữa kia cười lớn nói:

- Ta tưởng là ai, hóa ra là Trung Nguyên Thần Ưng Thượng lão huynh đại danh đỉnh đỉnh đại giá quang lâm, không tiếp đón từ xa, đúng là thất kính thất kính!

Lúc này người áo đen kia mới buông lỏng đề phòng, cũng cười nói:

- Tốt lắm, đây chính là đạo đãi khách của các người sao!

Lão nhân kia đứng dậy khỏi ghế, đi đến trước mặt người áo đen, thân mật vỗ vai đối phương cười nói:

- Thượng lão huynh, thật sự rất xin lỗi! Huynh cũng biết đấy, đối phương để lại thiếp nói rằng canh tư đêm nay sẽ đến đánh cắp Huyết Hà đồ của chúng ta, chúng ta không thể không cẩn thận.

Tên văn sĩ mặt trắng không râu kia cũng đẩy ghế đứng lên, cười bồi nói:

- Thượng anh hùng xin thứ lỗi chuyện này! Thực ra Thất Tuyệt Lang, Thiên Địa Đao Thủ và ám khí trận nho nhỏ của tệ cục, sao có thể làm khó được Thượng anh hùng huynh chứ. Ha ha ha!

“Trung Nguyên Thần Ưng” Thượng Bộ Vân tuy là lão hồ ly xông pha hơn ba mươi năm trên giang hồ, độc hành đại đạo nổi danh, nhưng nghe trái một câu anh hùng, phải một câu anh hùng, cũng cảm thấy hơi lâng lâng, liền cười nói:

- Nào có nào có, Huyết Hồn tiêu cục phòng vệ nghiêm ngặt như vậy, thực ra ta tới cũng không giúp được gì, Lạc huynh và Thẩm tiên sinh quá khen rồi.

Vị lão nhân kia chính là cục chủ của Huyết Hồn tiêu cục, “Huyết Hồn Thần Chưởng” Lạc Thiên Trì. Văn sĩ kia là phó cục chủ “Tụ Lý Nhật Nguyệt” Thẩm Thất Sơn. Còn đại hán vạm vỡ kia là tổng đoàn trưởng của Huyết Hồn tiêu cục, “Trượng Nhị Kim Cương” Mã Cừu Phu.

Lúc này Lạc Thiên Trì cười ha hả nói:

- Đã như vậy, Thượng lão huynh không cần để ý, tới đây, mời ngồi!

Đột nhiên bên ngoài vang lên một giọng nói âm trầm lạnh lẽo:

- Thế nào, Lạc Thiên Trì, bên trọng bên khinh sao?

Người theo tiếng đến, một lão đầu vừa cao vừa gầy vừa khô khan đã đi đến bên cạnh.

Lạc Thiên Trì sững sốt, sau đó lập tức nhận ra, cười lớn nói:

- Ha ha ha, hóa ra là Khô Thi Âu lão huynh, khinh công thật giỏi, huynh đến rồi mà chúng ta còn không biết.

“Khô Thi” Âu Lập Nhân nói:

- Ta vốn theo lão Thượng tới đây, hắn giúp ta ngăn cản những cơ quan nhỏ này, ta còn chưa cám ơn nữa!

Câu này vừa như khen vừa như chế giễu, Thượng Bộ Vân nghe được cảm thấy khó chịu, đang định phát tác. “Tụ Lý Nhật Nguyệt” Thẩm Thất Sơn đảo mắt một cái, lập tức cười bồi nói:

- Hai vị anh hùng xin mời ngồi, người đâu, dâng trà hầu hạ!

Lạc Thiên Trì nghiêm mặt nói:

- Thượng huynh, Âu huynh, lần này có thể giữ được Huyết Hà đồ hay không, còn phải xem hai vị rồi. Ta biết chỉ dựa vào đám Thất Tuyệt Lang, Thiên Địa Đao Thủ của chúng ta, đừng nói Ngã Thị Thùy tới đây, ngay cả Thất Trùng Sơn Quách Ngạo Bạch tới đây cũng không ngăn cản được.

Thượng Bộ Vân cau mày nói:

- Ngươi nói đại hiệp Ngã Thị Thùy cũng muốn lấy Huyết Hà đồ của chúng ta?

Lạc Thiên Trì ngưng trọng nói:

- Đúng vậy. Nếu không ta tuyệt đối không dám xin chỉ thị của Tăng bang chủ, phái hai vị đến đây tương trợ. Nên biết chúng ta lấy được Huyết Hà đồ, là do Trung Nguyên thế gia đã nhờ chúng ta bảo tiêu, lại bị chúng đến giết đến không còn một mống, mà Huyết Hồn tiêu cục cũng tổn thất ba bốn chục tên hảo thủ. Chỉ cần Huyết Hà đồ ở trong tay chúng ta, sẽ có thể tìm được những kỳ trân hiến thấy kia, dâng tặng cho Tăng bang chủ, Trường Tiếu bang càng như hổ thêm cánh. Những hi sinh này vẫn là đáng giá.

Sắc mặt Âu Lập Nhân cũng trở nên ngưng trọng:

- Một tên Quách Ngạo Bạch tới đã đủ phiền toái, nghe nói Thất Trùng Thiên kiếm pháp của hắn đã khó gặp đối thủ trong võ lâm. Bây giờ lại thêm một tên Ngã Thị Thùy, đúng là nhức đầu. Không phải Ngã Thị Thùy luôn tự cho mình là hiệp khách à? Tại sao cũng muốn lấy Huyết Hà đồ?

“Tụ Lý Nhật Nguyệt” Thẩm Thất Sơn nói:

- Có trời mới biết! Những kẻ xưng là đại hiệp này, lấy được Huyết Hà đồ chẳng qua là đi cứu nghèo giúp yếu gì đó, nhưng người nghèo trong thiên hạ nhiều như vậy, làm sao cứu cho hết? Không bằng dâng cho Trường Tiếu bang chúng ta, như vậy có thể hiệu lệnh thiên hạ rồi.

“Huyết Hồn Thần Chưởng” Lạc Thiên Trì nói:

- Điều ta sợ là bọn Ngã Thị Thùy đã sớm biết Huyết Hồn tiêu cục chúng ta cùng một nhóm với Trường Tiếu bang, cho nên cố ý tới gây chuyện. Thực ra bọn họ giao cho chúng ta bảo tiêu, rõ ràng là đưa dê vào miệng cọp, ta sợ làm nhiều chuyện như vậy sẽ bị người trên giang hồ biết…

“Trung Nguyên Thần Ưng” Thượng Bộ Vân nói:

- Ta cũng không tin Ngã Thị Thùy có ba đầu sáu tay gì, với thực lực của chúng ta cũng muốn hắn tới đây… xem thử hắn làm thế nào cướp giàu, làm thế nào cứu nghèo!

“Khô Thi” Âu Lập Nhân thận trọng nói:

- Lạc lão đệ, vừa rồi ngươi nói bọn họ đã sớm biết ngươi cùng một nhóm với Trường Tiếu bang, chẳng lẽ còn có người khác muốn đoạt Huyết Hà đồ sao?

Lúc đang nói, trong hẻm dài đã vang lên tiếng mõ canh tư.

- Canh tư rồi, đám trẻ hãy lưu ý nhiều hơn!

Lạc Thiên Trì kêu một tiếng, sau đó sắc mặt càng nghiêm trọng nói:

- Đúng vậy, còn một người đêm nay cũng muốn tới…

Thượng Bộ Vân cười lạnh hỏi:

- Là ai tới tìm chết?

Lạc Thiên Trì đáp:

- Giang Nam tài tử Phương Chấn Mi.

Thượng Bộ Vân, Âu Lập Nhân đồng thời “ồ” một tiếng, không kìm được lui lại hai bước:

- Phương Chấn Mi!

Cùng lúc đó, ngoài phòng có bốn người bay vào. Đó là bốn tên đao thủ, đao đã gãy, tai trái của bọn họ đều có một lỗ kiếm, máu liên tục rỉ ra… hiển nhiên nếu đối thủ muốn lấy mạng bốn người này thì dễ như trở bàn tay.

Âu Lập Nhân cười lạnh nói:

- Kẻ tìm chết tới rồi!

Lạc Thiên Trì cao giọng nói:

- Xin báo họ tên!

Ngoài phòng lóe lên một người, áo xanh trường kiếm, ngọc thụ lâm phong, nói từng chữ từng câu:

- Ưng Sầu Nham Thất Trùng Sơn Quách Ngạo Bạch. Lạc Thiên Trì, ngươi giết người đoạt bảo, mau giao Huyết Hà đồ ra, tự chặt hai tay, có thể tha cho ngươi một mạng!

Lạc Thiên Trì tuy là người từng trải, nhưng bị ánh mắt như mũi kiếm của thiếu niên này nhìn vào, không kìm được lui về sau hai bước, sờ sờ Huyết Hà đồ trong ngực.

Chợt nghe một tiếng quát lớn:

- Đừng cuồng vọng!

Đại hán vạm vỡ “Trượng Nhị Kim Cương” Mã Cừu Phu kia đã như chim ưng lớn lao xuống, người chưa chạm đất, Kim Cương xử nặng ba mươi hai cân đã đánh xuống đầu Quách Ngạo Bạch.

“Khô Thi” Âu Lập Nhân quát lớn một tiếng:

- Lui xuống!

Nhưng đã không kịp nữa, Mã Cừu Phu như một ngọn núi lớn đã đến trên đầu Quách Ngạo Bạch. Hai vai Quách Ngạo Bạch vừa động, bỗng nhiên tỏa ra một vầng ánh kiếm như nước. “Trượng Nhị Kim Cương” Mã Cừu Phu kêu lên một tiếng, rơi xuống đất, hai lòng bàn tay đều bị kiếm xuyên qua.

Lúc nhìn lại Quách Ngạo Bạch, thấy hắn vẫn thần thái nhàn nhã, trên tay không có một thanh kiếm nào.

“Khô Thi” Âu Lập Nhân hét lớn một tiếng, “Cương Thi trảo” khổ tu bốn mươi năm hóa thành một phiến bóng trảo, bóng đi theo người quấn lấy Quách Ngạo Bạch.

Thượng Bộ Vân nói với Lạc Thiên Trì bên cạnh:

- Tiểu tử này võ công không yếu, ta lên giúp hắn một tay, hủy tiểu tử này rồi tính sau.

Lạc Thiên Trì nhớn nhác, tổng đoàn trưởng trong cục mình lại không chống nổi một chiêu của thiếu niên chưa đến hai mươi tuổi này, vừa cảm thấy xấu hổ, càng cảm thấy lạnh người. Thượng Bộ Vân bước một bước dài, vận “Ưng Trảo công” gia nhập trận chiến.

Nên biết “Khô Thi” Âu Lập Nhân và “Trung Nguyên Thần Ưng” Thượng Bộ Vân chính là kỳ chủ của Hắc kỳ và Bạch kỳ trong số ngũ đại kỳ chủ của Trường Tiếu bang, võ công cực cao. Hai người hợp sức đối địch, e rằng cao thủ võ lâm hạng nhất cũng khó mà ứng phó. Nhưng hai người này đụng phải Quách Ngạo Bạch, căn bản không thể nào tiến công. Hai vai Quách Ngạo Bạch vừa động, ánh kiếm tràn ra, hai người cũng không tiếp nổi, lần lượt tránh đi. Nhưng Quách Ngạo Bạch nhất thời cũng không thắng được. Ba người bắt đầu chiến đấu trong phòng khách.

Đột nhiên ngoài phòng có người cười lớn:

- Tốt! Ta cũng tới!

Trong lòng Lạc Thiên Trì chấn động, liền hét lớn:

- Mau chặn cửa chính lại!

Ba bốn mươi tên tiêu sư xông lên, lao về phía cửa chính. Nhưng một người áo đen đã xông vào, những kẻ cản đường đều bị đánh văng, ba bốn chục tên tiêu sư còn chưa đối mặt đã bể đầu chảy máu, ngã xuống đất. Người nọ xông đến gần Quách Ngạo Bạch, nói:

- Tới đây, ta giúp ngươi một tay!

Thượng Bộ Vân giận dữ xông tới, “Ưng trảo” trên dưới giao công, bỗng nhiên nhìn thấy cặp mắt sáng ngời của người nọ, một nắm tay lại xuyên qua đôi tay mưa gió không lọt của hắn. Sau một tiếng “bình”, Thượng Bộ Vân ngửa mặt lên trời ngã xuống, trong ba canh giờ cũng không bò dậy nổi.

Quách Ngạo Bạch vừa thấy có người đến giúp, liền cả giận nói:

- Không cần!

Nhưng thấy người áo đen kia đã dùng một quyền đánh ngã Thượng Bộ Vân, liền xuất kiếm chém vào chân trái người áo đen. Người áo đen kia trong lúc vội vã liền lách người tránh qua, đồng thời kêu lên:

- Giỏi thật, ta giúp ngươi mà còn đối xử với ta như vậy, nếu không phải thấy ngươi là một hảo hán thì ta đã đánh cả ngươi rồi!

Vừa nói vừa tùy tiện vung ra một quyền. Âu Lập Nhân liều mạng muốn tránh, tiếc rằng lại không tránh khỏi, sau một tiếng “bình” đã bay ra ngoài một trượng, ngửa mặt ngã xuống.

Quách Ngạo Bạch càng giận dữ, “vút vút vút vút” liên tục xuất ra mấy kiếm, nhưng người áo đen đã xông vào trong phòng. Lạc Thiên Trì thấy khí thế của người này dữ dội như vậy, mạnh như vũ bão, liền kinh hãi nói:

- Đại hiệp Ngã Thị Thùy?

Bên tai chỉ nghe một câu “đúng vậy”, trước mắt bỗng tối sầm, hai tay bị khóa cứng, Huyết Hà đồ trong ngực đã bị đoạt đi, trong đầu vang lên một tiếng “ong”, lập tức ngã xuống đất.

Quách Ngạo Bạch quát lớn một tiếng:

- Ngã Thị Thùy! Đừng chạy!

Ngã Thị Thùy quét chân một cái, đá Thẩm Thất Sơn đang kinh hãi đến đến ngây người ở bên cạnh về phía Quách Ngạo Bạch, đồng thời nói:

- Tối nay ta không rảnh tán gẫu với ngươi, ta còn phải trả Huyết Hà đồ lại cho Trung Nguyên thế gia!

Quách Ngạo Bạch giận dữ xông đến, tiếc rằng Thẩm Thất Sơn lại bị quét về phía hắn, dù đang hốt hoảng nhưng cây quạt nho sĩ trong tay vẫn muốn điểm vào huyệt Khúc Trì của hắn. Quách Ngạo Bạch trở tay một cái, mũi kiếm vừa xuất ra liền thu lại, quạt đứt làm hai, trên đầu gối Thẩm Thất Sơn cũng có thêm hai lỗ kiếm, quỳ xuống đất. Quách Ngạo Bạch lại định đuổi theo, nhưng đã không còn thấy bóng dáng Ngã Thị Thùy.

Ngã Thị Thùy nhảy lên ngói nhà, chạy một hồi trên mái cong, gió sớm nổi lên thổi người mát mẻ, lúc này đã là tảng sáng.

Trăng xuyên qua tầng mây, lại chìm về phía tây, xanh biếc trong veo như một luồng ánh nước vẩy vào trên ngói nhà.

Ngã Thị Thùy cười nhạt, lấy Huyết Hà đồ trong người, đón ánh trăng mở ra. Hắn vừa nhìn liền giật mình, Huyết Hà đồ này chỉ là một cuộn giấy trắng, trên giấy viết mười sáu chữ như rồng bay phượng múa.

“Hà đồ hà đồ

Đã về thế gia

Chư vị phí công

Chấn Mi cáo lỗi”

Phía dưới ký tên bảy chữ “Giang Nam Bạch Y Phương Chấn Mi”. Ngã Thị Thùy đột nhiên đóng cuộn giấy lại, ngửa mặt lên trời thở ra một hơi, áo đen đón gió sớm phất phơ trên nóc nhà. Một vầng trăng tròn nhàn nhạt và điềm tĩnh trải trên người hắn, giống như một chiếc áo gấm màu sữa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ôn Thụy An":Bố Y Thần Tướng Hệ LiệtDược Mã Hoàng HàGiang Sơn Như HọaKiếm Khí Trường GiangKinh Diễm Nhất ThươngLạc Nhật Đại KỳLưỡng Quảng Hào KiệtNhất Nộ Bạt KiếmÔn Nhu Nhất ĐaoSấm Đãng Giang HồThần Châu Vô ĐịchThí Kiếm Sơn TrangThiên Hạ Hữu TuyếtThiếu Niên Tứ Đại Danh BộThương Tâm Tiểu TiễnTịch Mịch Cao ThủTiểu Tuyết Sơ TìnhTriều Thiên Nhất CônTrường An Nhất ChiếnLong Hổ Phong Vân

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Long Hổ Phong Vân PDF của tác giả Ôn Thụy An nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cô Gái Có Hình Xăm Rồng (Stieg Larsson)
Cô gái có hình xăm rồng là tập 1 trong bộ ba tiểu thuyết Millennium của nhà văn Thụy Điển Stieg Larsson. Ngay từ khi ra mắt vào năm 2004 tại Thụy Điển, bộ tiểu thuyết đã gây được tiếng vang lớn, và năm 2009 đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất châu Âu, với khoảng 26 triệu ấn bản đã được phát hành trên toàn thế giới. Nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản ấn bản tiếng Việt của bộ tiểu thuyết này, với tập 1 Cô gái có hình xăm rồng đã được phát hành trên toàn quốc vào tháng 3 năm 2010. Hai tập tiếp theo dự kiến sẽ ra mắt độc giả Việt Nam cùng trong năm 2010. Nhân vật xuyên suốt của bộ ba tiểu thuyết là Lisbeth Salander, một cô gái trẻ có tuổi thơ và tuổi trưởng thành hết sức đặc biệt. Bị coi là có vấn đề về mặt tâm thần, từ năm 13 tuổi Salander được nuôi dạy trong một bệnh viện dành cho thiếu nhi, một mô hình nửa giống trại trẻ mồ côi, nửa giống bệnh viện tâm thần. Cô bé lớn lên cô độc và mất lòng tin vào phần lớn những người xung quanh. Vẻ bề ngoài cứng rắn gai góc, cách cư xử, giao tiếp như đi ngược lại những nguyên tắc xã hội, nhưng Salander có một trí thông minh tuyệt vời, trí nhớ đáng ngạc nhiên, cộng với sự liều lĩnh và quyết đoán đến không ngờ. Trong tập đầu tiên, Cô gái có hình xăm rồng, Salander bị cuốn vào một cuộc điều tra cùng với Mikael Blomkvist, một nhà báo lão luyện nhưng uy tín đang suy giảm do một bài báo anh viết về vụ bê bối tài chính của Tập đoàn Wennerstrom bị cho là “không có căn cứ”. Blomkvist được Henrik Vanger, người đứng đầu một dòng họ giàu có và danh giá, thuê để tìm hiểu sự thật đằng sau vụ mất tích từ hơn 40 năm trước của cô cháu gái Harriet. Henrik Vanger hứa rằng nếu Blomkvist vén màn được câu chuyện, thì ông sẽ cung cấp cho anh những bằng chứng chống lại Tập đoàn Wennerstrom.Blomkvist nhận lời với Henrik Vanger, từ đó tình cờ quen biết Lisbeth Salander. Với sự hiểu biết xuất sắc (nhưng bất hợp pháp) của một tin tặc về mọi ngóc ngách trong thế giới mạng, Salander đã giúp Blomkvist lần ra được sự thật sau vụ mất tích của Harriet Vanger và phát hiện bí mật của những vụ giết người hàng loạt có liên quan đến người của dòng họ Vanger. Hơn thế nữa, cô còn giúp anh đưa ra ánh sáng những gian lận thương mại của Tập đoàn Wennerstrom. Cô đã bất chấp nguy hiểm và nhiều chuẩn mực xã hội thông thường để cứu không chỉ uy tín nhà báo của Blomkvist mà còn cứu chính mạng sống của anh. Với Cô gái có hình xăm rồng, những bí ẩn của một dòng họ, những góc đen tối của thế giới tài chính, những mặt trái của chế độ giám hộ thanh thiếu niên - vốn được coi là một tiến bộ của xã hội Thụy Điển, những vấn đề đạo đức nghề nghiệp đặt ra với người làm báo… tất cả đều được phơi bày không khoan nhượng. Cuốn sách dày hơn 500 trang, nhưng khó có thể dứt ra cho tới khi đọc hết dòng cuối cùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Gái Có Hình Xăm Rồng PDF của tác giả Stieg Larsson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cô Gái Brooklyn (Guillaume Musso)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Gái Brooklyn PDF của tác giả Guillaume Musso nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cô Gái Bất Khuất (William Somerset Maugham)
Cô gái bất khuất là tập truyện ngắn của William Somerset Maugham gốm 6 truyện ngắn:Cô gái bất khuấtBệnh việnThực và giảBữa ăn trưaHuân tước Mountdrago Tìm mua: Cô Gái Bất Khuất TiKi Lazada Shopee Ba bà mập ở Antibes*** William Somerset Maugham (1874-1965) là nhà viết kịch, viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn người Anh. Đây là một trong vài tác giả danh tiếng nhất trong thập niên 1930 và còn là nhà văn được trả tiền tác quyền cao nhất.1. Cuộc ĐờiW. Somerset Maugham chào đời vào ngày 25/11/1874 tại thành phố Paris, nước Pháp, và qua đời ngày 16/12/1965 tại tỉnh Nice, nước Pháp. Cha của William là ông Robert Ormond Maugham, một luật sư lo các công việc pháp lý tại Tòa Đại Sứ Anh ở thành phố Paris. Vì luật lệ của nước Pháp quy định rằng các trẻ em sinh ra trên đất Pháp sẽ bị gọi vào quân đội, nên ông Robert Ormond đã xếp đặt để cậu bé William chào đời bên trong Tòa Đại Sứ Anh, như vậy cậu bé này được coi như sinh đẻ trên đất Anh và sẽ không bị động viên vào các cuộc chiến tranh tương lai của nước Pháp. Ông nội của cậu William, hay Willie là tên gọi thân mật lúc còn nhỏ, cũng có tên là Robert, là một luật sư xuất sắc và cũng là người sáng lập nên Hội Luật Anh Quốc (The English Law Society). William Somerset Maugham còn có một người anh lớn tên là Frederick Herbert Maugham, cũng theo ngành luật pháp và về sau đã trở nên Thủ Tướng (Lord Chancellor) của nước Anh trong 2 năm 1938-39. Như vậy với truyền thống gia đình danh tiếng này, người ta tin rằng cậu Willie sẽ nối tiếp con đường của cha anh để lại. Bà mẹ của cậu Willie tên là Edith Mary, đã mắc bệnh lao phổi, vào thời bấy giờ, các bác sĩ đã tin rằng việc sinh con có thể chữa được bệnh này. Vì vậy mặc dù cậu Willie đã có 3 người anh khá lớn tuổi và khi cậu Willie lên 3, bà mẹ của cậu sinh thêm một đứa con nữa. Việc sinh con này đã không chữa được bệnh phổi và bà Edith Mary Maugham đã qua đời ở tuổi 41, 6 ngày sau khi sinh đứa con trai cuối cùng và đứa bé này cũng chết ngay khi lọt lòng mẹ. Sự qua đời của bà mẹ đã khiến cho cậu Willie rất đau buồn trong suốt cuộc đời và cậu đã đặt tấm ảnh của bà mẹ bên cạnh giường ngủ của mình cho tới ngày cuối của đời mình. Hai năm sau đó, cha của cậu Willie cũng qua đời rồi cậu bé này được gửi về nước Anh để cho ông bác chăm sóc. Ông bác Henry MacDonald Maugham là vị mục sư tại Whitestable, trong hạt Kent, là một người lạnh lùng và tàn nhẫn về mặt tình cảm. Cậu Willie được gửi theo học nội trú trong trường King (the King's School) thuộc hạt Canterbury, đây cũng là một nơi cực khổ đối với Willie bởi vì cậu bị các bạn bè chế riễu do vóc người thấp lùn, một nét di truyền từ người cha, và do kém tiếng Anh bởi vì tiếng Pháp là ngôn ngữ đầu tiên. Cũng vào thời kỳ này, Willie bắt đầu nói cà lăm (nói lắp), khuyết tật này không thường xuyên mà tùy theo hoàn cảnh, theo trạng thái tâm hồn. Cuộc sống của Willie trong giáo khu của ông bác đã dạy cho cậu phải kiềm chế mọi cảm xúc, không được bộc lộ sự nóng giận cũng như khi gặp gỡ các bạn bè khác phải hạn chế biểu lộ các tình cảm, trong khi đó Willie là một con người rất tò mò, nhưng đã phải giữ yên lặng, phải sống trong cảnh riêng tư. Kết quả là Willie cảm thấy rất đau khổ ở nhà cũng như ở trường, và đã khiến cho sau này, nhà văn Maugham phản ảnh các vết thương tình cảm qua các nhân vật bên trong nhiều tác phẩm của mình. Vào tuổi 16, Somerset Maugham không muốn theo học trường King nữa nên được ông bác cho phép đi du lịch qua nước Đức, tại đây William theo học tiếng Đức, học văn chương và triết học tại trường đại học Heidelberg. Vào giai đoạn này, Somerset Maugham khám phá thấy mình thuộc về loại người đồng tính luyến ái (homosexual) cho nên càng trở nên lo lắng và rồi tìm cách ẩn mình, ít tiếp xúc với xã hội chung quanh. Khi trở về nước Anh, Somerset Maugham được ông bác kiếm cho công việc làm trong một văn phòng kế toán nhưng sau một tháng, William đã bỏ cuộc, sự việc này khiến cho ông bác rất bất bình. Ông bác này muốn Somerset Maugham theo lối đi của cha và ba người anh, họ đều là các luật sư xuất sắc trong khi đó nghề mục sư cũng không thích hợp với William bởi vì chàng nói cà lăm. Cuối cùng, một bác sĩ địa phương đã khuyên ông bác cho Somerset Maugham theo học nghề y khoa trong khi mà William thực sự muốn theo nghề viết văn. Cuối cùng William Somerset Maugham đành phải tới thành phố London để theo nghề y khoa tại trường St. Thomas trong 5 năm. Nhiều người cho rằng theo học ngành y khoa sẽ tiêu hủy tinh thần sáng tác văn chương nhưng trái lại, Somerset Maugham đã cảm thấy vui vẻ khi sinh sống tại thành phố London sống động, khi gặp các người thuộc giai cấp thấp, khi thấy họ ở trong các hoàn cảnh lo lắng và William đã nhận thấy ý nghĩa của đời sống của họ. Somerset Maugham đã hồi tưởng khi còn là một sinh viên y khoa: "Tôi đã nhìn thấy người ta qua đời như thế nào. Tôi đã nhìn thấy họ phải chịu đau khổ ra sao. Tôi đã chứng kiến cảnh hy vọng ra sao, sợ hãi ra sao, xoa dịu ra sao". Somerset Maugham đã ghi vào các sổ tay các suy nghĩ của mình trước các hoàn cảnh của con người trong khi đang theo học để dành lấy mảnh bằng. Kết quả là cuốn truyện đầu tiên đã ra đời: "Lisa của miền Lambeth" (Lisa of Lambeth, 1897). Đây là tác phẩm thứ hai của Somerset Maugham, viết về giới lao động khi ông là một sinh viên y khoa 22 tuổi, lo công việc đỡ đẻ tại khu vực Lambeth nghèo nàn của thành phố London. Cuốn truyện này được nhiều người đón đọc, kể cả các người điểm sách rồi trong vòng vài tuần lễ, tác phẩm thuộc đợt in đầu tiên đã được bán hết. Sự việc này khiến cho Somerset Maugham yên tâm để từ bỏ ngành y khoa mà bước vào ngành viết văn, và ông đã nói khi mới bước vào nghề mới này như sau: "Tôi bước vào nghề này như một con vịt bước xuống nước". Nghề viết văn khiến cho Somerset Maugham phải đi và sống tại nhiều nơi, như tới xứ Tây Ban Nha hay hòn đảo Capri, nhưng sau 10 tác phẩm được xuất bản, Somerset Maugham đã không đạt được thành công như cuốn truyện "Lisa của Lambeth". Tới năm 1907, Somerset Maugham lại thành công với vở kịch "Bà Frederick" (Lady Frederick), rồi qua năm sau, ông có 4 vở kịch được trình diễn tại London và kết quả kể trên khiến cho tạp chí Punch đã phổ biến một tranh vui, vẽ hình Đại Văn Hào Shakespeare phải "cắn móng tay" khi nhìn vào các tấm bảng quảng cáo các vở kịch của Somerset Maugham. Vào năm 1910, Somerset Maugham nổi tiếng do 10 vở kịch và 10 cuốn tiểu thuyết. Bởi vì tuổi cao hơn tuổi động viên nên không thể gia nhập quân đội khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Somerset Maugham đã qua đất Pháp, gia nhập Hồng Thập Tự Anh và phục vụ trong "Nhóm tài xế văn chương chạy xe cứu thương" (Literary Ambulance Drivers), nhóm này gồm 23 nhà văn danh tiếng như Ernest Hemingway, John Dos Passos, E.E. Cummings... Trong thời gian phục vụ cho công tác Hồng Thập Tự này, Somerset Maugham đã gặp Frederick Gerald Haxton, một người trẻ từ thành phố San Francisco, anh này trở nên một người bạn đồng hành và một "người yêu" (lover) của Somerset Maugham cho đến khi Haxton qua đời vào năm 1944. Nói rằng Haxton là người yêu bởi vì Somerset Maugham là một con người lưỡng tính (bisexual). Chính trong giai đoạn này và ở vào lúc không bận công tác xe cứu thương, Somerset Maugham đã viết và đọc lại bản thảo của cuốn "Về Cảnh Nô Lệ của Con Người" (Of Human Bondage, 1915) tại một địa điểm gần Dunkirk. Các nhà phê bình văn học đã mô tả tác phẩm "Về Cảnh Nô Lệ của Con Người" là một trong các tiểu thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20. Cuốn truyện này giống như cuốn tự thuật của tác giả trong đó nhân vật Phillip Cary là một bác sĩ, có tật nói cà lăm, và mục sư của miền Whitestable trở thành mục sư của miền Blackstable. Sự hiện diện chặt chẽ giữa hư cấu và không hư cấu đã trở nên một nét đặc thù của Somerset Maugham, rồi về sau, vào năm 1938, ông đã viết rằng: "Sự kiện hiện thực và hư cấu đã được trộn lẫn trong các tác phẩm của tôi và khi đọc lại, tôi không còn phân biệt được thứ nọ với thứ kia". Vào khoảng năm 1914, Somerset Maugham đã tư tình với bà Gwendoline Maud Syrie Barnado, vợ của một nhà tài phiệt về thuốc tây, là ông Henry Welcome, sinh ra đứa bé gái đặt tên là Elizabeth Liza Mary Maugham (1915-1998). Chồng của bà Syrie vì vậy đã nạp đơn xin ly dị bà vợ này. Tới tháng 5/1916, Somerset Maugham và bà Syrie lập hôn thú với nhau.Khi Somerset Maugham đã trở về nước Anh và không thể phục vụ trong đội quân xe cứu thương, bà vợ Syrie đã dàn xếp để Somerset Maugham gặp một nhân viên tình báo cao cấp của chính quyền Anh, bí danh là "R", rồi tới tháng 9/1915, Somerset Maugham qua Thụy Sĩ, hoạt động như một nhà văn nhưng bí mật thu lượm các tin tức tình báo. Somerset Maugham là một con người yên lặng và giỏi quan sát nên có đủ đức tính của một nhân viên tình báo. Ông tin rằng mình đã thừa hưởng được các đặc tính này từ người cha, nhờ vậy, ông biết suy xét rõ ràng và không để ai lường gạt vì vẻ bên ngoài. Năm 1916, Somerset Maugham đã du lịch trong vùng Thái Bình Dương, tìm kiếm tài liệu và khởi đầu viết cuốn tiểu thuyết "Mặt Trăng và 6 Xu" (The Moon and Sixpence) căn cứ vào cuộc đời của họa sĩ Paul Gauguin. Đây là lần đầu tiên đi thật xa, để sau này, trong thập niên 1920 và 1930, nhà văn này đã tới thăm viếng thế giới của các miền đất thuộc địa như Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Hoa và các hải đảo Thái Bình Dương. Trong các lần đi xa này, Somerset Maugham đều có anh chàng Haxton đi kèm, bởi vì nhà văn là một người e thẹn trong khi Haxton là con người tâm hướng ngoại (extrovert), dễ dàng thu nhận các tài liệu hay dữ kiện về con người địa phương để cho nhà văn Somerset Maugham chuyển thành các cuốn tiểu thuyết. Vào tháng 6 năm 1917, Sir William Wiseman, người đứng đầu Cơ Quan Tình Báo Anh Quốc (The British Secret Intelligence Service, sau này được đặt tên là MI6) đã gặp Somerset Maugham và yêu cầu nhà văn sang nước Nga để lãnh một nhiệm vụ đặc biệt, đó là làm sao giúp cho các đảng viên Mensheviks nắm chính quyền và nước Nga sẽ ở trong tình trạng chiến tranh. Hai tháng rưỡi sau, nhóm Bolsheviks đã thắng thế và công tác của Somerset Maugham coi như không thực hiện được dù cho nhà văn này đã nói rằng nếu ông qua nước Nga sớm hơn 6 tháng thì có lẽ ông đã thành công. Nhờ các kinh nghiệm về tình báo, Somerset Maugham đã không để mất cơ hội chuyển các điều hiểu biết về do thám này thành một loạt các truyện ngắn với nhân vật gián điệp là Ashenden, một người lịch sự, hoàn hảo và tháo vát. Các truyện Ashenden (Ashenden stories) của Somerset Maugham về sau trở nên căn bản cho cuốn phim hồi hộp "Nhân Viên Mật Vụ" (The Secret Agent) của Alfred Hitchcock. Cách viết truyện phản gián của Somerset Maugham cũng ảnh hưởng tới nhà văn Ian Fleming với viên gián điệp danh tiếng James Bond. Năm 1922, Somerset Maugham đã đề tặng cuốn truyện ngắn "Về bức màn Trung Hoa" (On a Chinese Screen, 1923) cho bà Syrie nhưng rồi cặp vợ chồng này đã ly dị nhau vào năm 1927 bởi vì bà vợ Syrie đã quá ghen tức do ông chồng Somerset thường hay đi du lịch vắng nhà và liên hệ với anh chàng Haxton. Vào năm 1928, Somerset Maugham đã mua Biệt Thự Mauresque nằm trên mảnh đất rộng 12 mẫu tại Cap Ferrat thuộc vùng biển danh tiếng Riviera của nước Pháp. Đây là tòa nhà nghỉ ngơi của nhà văn này trong các năm cuối đời và cũng là một trong các địa điểm tụ họp lớn của giới Văn Chương và Xã Hội trong các thập niên 1920 và 1930. Các vị khách được mời tới Biệt Thự Mauresque là những nhân vật như Winston Churchill, Garson Kanin, Ian Fleming, Evelyn Waugh, Cecil Beaton, Rudyard Kipling và Rebecca West... Cũng tại nơi này, sức sáng tác phong phú của Somerset Maugham tiếp tục được duy trì, ông đã viết ra các vở kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, các bài bình luận và các sách du lịch. Trong thập niên 1930, danh tiếng của Somerset Maugham tại châu Âu còn lớn lao hơn tại nước Anh, là quê hương của ông.Tới năm 1940 khi Thế Chiến Thứ Hai lan tới miền Nam của nước Pháp và khi chính phủ Pháp đầu hàng quân Đức Quốc Xã, Somerset Maugham phải rời khỏi miền Riviera để đi lánh nạn qua Hoa Kỳ, ông trở thành một người tị nạn rất giàu có và cũng là người giàu nhất trong số các nhà văn danh tiếng viết tiếng Anh. Khi Thế Chiến Thứ Hai diễn ra, Somerset Maugham ở tuổi 60, đã sống phần lớn thời gian tại Hollywood để viết nhiều kịch bản phim (scripts), nên ông cũng là một trong các tác giả kiếm được nhiều tiền nhất do công việc chuyển các cuốn tiểu thuyết danh tiếng sang các cốt truyện phim. Trong khi sinh sống tại Hoa Kỳ vào thời kỳ này, chính quyền nước Anh đã yêu cầu ông viết ra và đọc các bài diễn thuyết ái quốc để cổ động Hoa Kỳ giúp đỡ nước Anh đồng thời cũng là một nước đồng minh tham chiến. Năm 1944, Gerald Haxton qua đời nên Somerset Maugham di chuyển về nước Anh rồi tới năm 1946, ông dọn nhà, trở về Biệt Thự Mauresque tại miền Nam của nước Pháp và sống cho tới ngày cuối đời. Sự vắng bóng anh chàng Haxton đã khiến Somerset Maugham thay thế bằng Alan Searle. Ông đã gặp anh chàng này vào năm 1928. Searle là một người trẻ tuổi, xuất thân từ khu vực nghèo khó Bermondsey của thành phố London và đã từng sinh sống với các người đồng tính luyến ái (homosexuals) lớn tuổi hơn. Searle cũng là một người tận tụy với Somerset Maugham và còn là một người bạn đồng hành khích lệ của nhà văn này. Vào các năm cuối đời, Somerset Maugham đã phạm nhiều lỗi lầm căn bản trong cách phán xét nên đã gây ra nhiều tiếng xấu và vì vậy có người cho rằng ông đã đi dần tới tình trạng mất trí nhớ (dementia), trái hẳn với thời kỳ ông còn trai trẻ, là người quá khôn ngoan và lịch thiệp. Một trong các vụ tai tiếng là những lời chê trách bà vợ Syrie đã quá vãng, trong tác phẩm hồi ký "Nhìn Lại" (Looking Back) của ông, viết vào năm 1962. Cũng vào các năm này, Somerset Maugham chấp nhận anh chàng Alan Searle làm con nuôi để thừa hưởng tài sản để lại, sự việc này đã bị cô con gái Liza và chồng là Lord Glendevon đưa ra tranh tụng trước công lý và khiến cho nhà văn danh tiếng Somerset Maugham bị nhiều người chê cười.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Gái Bất Khuất PDF của tác giả William Somerset Maugham nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cô Gái Băng Tuyết (Jack London)
Cô gái băng tuyết là tác phẩm đầu tay của Jack London. Cuốn sách nói về những nguời đầu tiên đi khai phá miền đất Alaska băng giá nơi thử thách gay gắt sức mạnh và ý chí con người, nơi kẻy ếu, kẻ hèn nhát bị loại trừ, ca ngợi tình bạn, tình yêu chân chính, lòng dũng cảm và những vẻ đẹp của nam tính. Một cô gái đẹp, thông minh và can đảm đã sánh vai được với cánh đàn ông trong các tình huống khó khăn, nguy hiểm nhưng trong tìnhyêu, cô đã lầm lẫn, ngộ nhận, thậm chí mù quáng, nhưng một khi nhận ra tính cách hèn nhát của người yêu, cô đã ghê tởm khi nghĩ đến những cái hôn với hắn. Cuốn sách đuợc viết với những sự kiện diễn ra liên tiếp như một cuốn phim: núi đồi, sông suối, lều trại, cảnh băng tan, băng trôi, bình minhbắc cực, những con người dũng cảm, những kẻ hèn nhát, kẻ phản bội, người chính trực... tất cả đã diễn ra trong khung cảnh mênh mông, băng giá khắc nghiệt của miền cực bắc. Jack London đã quen thuộc với bạn đọc Việt Nam qua những tiểu thuyết đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng "Cô gái băng tuyết" tiểu thuyết đầu tay của nhà văn lớn người Mỹ này lại đến với bạn đọc Việt Nam khá muộn mặc dù nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Riêng ở Pháp, nó đã được tái bản đến 3 lần, có lần kèm theo cả tranh minh họa. Tìm mua: Cô Gái Băng Tuyết TiKi Lazada Shopee Dịch "Cô gái băng tuyết" qua bản tiếng Pháp của Louis Past if, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần giới thiệu bổ sung một nét bút pháp nữa của Jack London để bạn đọc tham khảo.***Cô Oen-sơ, xong xuôi cả rồi rất tiếc là chúng tôi không có sẵn một chiếc thuyền nhỏ nào khác. Cô Phrôna Oen-sơ đứng dậy và tiến lại gần viên thuyền trưởng: - Công việc ngập đầu, những gã đi tìm vàng thì cứ dục quýnh lên...ông ta thanh minh. - Tôi hiểu... cô gái ngắt lời, tôi cũng đang vội lắm. Xin ông thứ lỗi vì đã phiền nhiễu ông quá, nhưng... Cô gái bỗng quay mình và chỉ về phía bờ: - Ông có nhìn thấy ngồi nhà gỗ lớn đằng kia không, giữa đám cây thông và dòng sông ấy? Tôi đã sinh ra ở đó. - Ở vào địa vị cô thì tôi cũng sẽ không ngồi yên được. Viên thuyền trưởng vừa dẫn cô gái đi trên boong tầu chật chội vừa lẩm bẩm một cách thông cảm. Đám hành khách xô lấn chửi bới nhau. Hàng ngàn tay đi tìm vàng gào lên đòi nhân viên trên tàu chuyển lên ngay lập tức đồ đạc hành lý của họ. Từ cửa khoang hầm tầu mở hết cỡ nổi lên tiếng cọt kẹt của chiếc cần cẩu đang bốc mọi thứ hành lý thập cẩm lên. Những chiếc thuyền con đậu sát vào 2 bên sườn của con tàu chạy bằng hơi nước đón nhận những thùng, những kiện từ trên ném xuống, người trên thuyền thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại xô đến đón hàng rồi vội hộc tốc chuyển cho nhau hết kiện nọ đến kiện kia. Có những hành khách nhoài người ra trên lan can tàu, gào đến khản cả tiếng với đám người trên thuyền, tay thì vung vẩy những tờ vận đơn. Đôi khi 2-3 hành khách cùng đòi một thứ hành lý thế là xảy ra cãi cọ tranh chấp. Người phụ trách quản trị trên tàu thì cứ cuống cả lên không còn biết xoay xở ra sao nữa. Viên thuyền trưởng vừa dẫn Phrôna đi qua đám đông đến cầu tàu vừa nói. Các nhân viên trông coi kho hàng thì bỏ việc và bỏ luôn cả hàng hóa của hành khách. Nhưng dầu sao, chúng tôi cũng còn may mắn hơn tàu ngồi sao Bét-lê-em. Ông ta chỉ một con tàu đang thả neo ở xa xa. Một chiếc thuyền kéo nhỏ lôi theo một cách khó nhọc chiếc xà-lan to kềnh, cố vượt qua đám thuyền và chiếc ca-nô. Gã điều khiển ca-nô vọng về va vào đầu mũi tàu, khi gã lùi ra thì mái chèo của gã sục xuống nước quá: chiếc ca-nô quay ngang và dừng hẳn lại. Từ phía ngược dòng, 2 chiếc thuyền căng buồm dài 20 mét chở đầy những người Anh-điêng và đám thợ đi tìm vàng cùng với mọi thứ trang bị của họ đang vùn vụt tiến đến. Một chiếc rẽ quặt vào bến, chiếc kia ép chiếc ca-nô vào xà-lan. Lúc đó gã điều khiển ca-nô vừa nhấc mái chèo lên, thế là con thuyền nhỏ của gã kêu răng rắc khi bị va chạm và suýt chìm. Lập tức gã lái ca-nô đứng phắt dậy và réo cả họ bọn người đi trên thuyền kia và bọn chở xà-lan ra mà chửi rất độc địa. Một gã trên xà- lan cũng trỏ sang chửi lại, trong khi đó đám người da trắng và da đỏ đi trên thuyền thì cười xì nhạo báng: - Này, lão thuyền chài hạng bét kia! Về mà học lại cách chèo chống đi! Một tên nào đó nói to. Gã ca-nô đấm một quả rất mạnh vào giữa hàm tên láo lếu dám coi thường gã làm cho tên này lăn lông lốc vào đống hành lý. Chưa hài lòng về đòn trừng phạt sơ sơ ấy, gã còn định nhảy hẳn sang chiếc xà-lan. Một tay đi tìm vàng loay hoay rút khẩu súng bị kẹt trong bao da bóng nhoáng của hắn ra, trong khi đó đồng bọn cười hô hố chờ pha gay cấn nhất sắp đến. Nhưng chiếc thuyền đã lại bắt đầu vụt đi: tay da đỏ giữ lái phía đuôi thuyền vung mái chèo vào ngực gã ca-nô làm cho gã ngã xuống sàn thuyền. Vào lúc cao trào nhất của làn sóng nguyền rủa chửi bới, lời qua tiếng lại đã chuyển sang thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Viên thuyền trưởng liếc nhìn cô gái cùng đi, ông ta tưởng sẽ thấy vẻ hoảng hốt của cô gái nhưng rất ngạc nhiên thấy Phrôna theo dõi cảnh tượng đó bằng một vẻ chăm chú, hai má đỏ hồng lên: - Thật lấy làm tiếc...ông ta định xin lỗi. Phrôna ngắt lời ông ta, tỏ ra tiếc rẻ vì cuộc ẩu đã bỗng dưng chấm dứt. - Không! Không! Có gì đáng tiếc đâu! Tôi rất thích xem những chuyện này. Cũng may là tay kia không kịp rút súng ra, nếu không thì... - Không biết đến bao giờ, ta mới đặt chân lên bờ được! Viên thuyền trưởng mỉm cười rồi nói gã kia là một tay bất lương đấy. Ông ta chỉ gã ca-nô lúc đó dang áp thuyền của gã vào sườn con tàu. Gã bằng lòng chở cô sang sông với giá 20 đô-la bởi vì cô là phụ nữ, với đàn ông gã đòi những 25 đô-la. Rồi cô sẽ thấy tôi nói đúng, gã là một tên cướp biển, thế nào rồi gì cũng sẽ bị treo cổ. Nửa giờ đồng hồ làm việc mà lấy những 20 đô-la! Này, nói gì trên ấy đấy! Gã vừa được viên thuyền trưởng nhắc đến quăng một mái chèo lên sàn thuyền. Ai cho phép anh nói xấu người khác? Gã hỏi một cách khiêu khích. Rôi gã vắt nước ở ống tay áo ướt sũng khi gã quơ lấy tay chèo. - Anh thính tai lắm. Viên thuyền trưởng khen gã. - Và quả đấm cũng nhanh nữa! Gã nói thêm. - Và cái miệng thì độc địa và leo leo. - Nghề của ta là phải thế. Ta phải đối phó với lũ cá mập các anh. Anh dám gọi ta là cướp biển trong khi anh bắt hành khách ngồi chất như cá hộp, lại còn bắt họ phải trả đắt gấp đôi giá vé hạng nhất. Anh cho hành khách ăn suất cơm thường của thủy thủ và để họ ở bẩn hơn cả chuồng lợn. Ta mà là cướp biển thì anh là gì? Một hành khách mặt đỏ như gà chọi vì rượu thò đầu ra ngoài lan can tàu hét lên với viên thuyền trưởng: - Ông Tư-stông! Tôi yêu cầu bốc hàng của tôi lên ngay lập tức. Ông nghe rõ chưa? Năm mươi con chó của tôi đang ăn thịt lẫn nhau trong các chuồng bẩn thỉu của ông đấy, ông sẽ biết tay tôi nếu ông không đưa chúng lên cho sớm. Ông làm tôi thiệt hại bạc ngàn mỗi ngày. Tôi yêu cầu ông chấm dứt cái trò này đi, tôi không chịu nổi nữa đâu, đùa dai thế đủ rồi! Tôi sẽ kiện và cho công ty của ông phá sản, thật đấy, thật như tên tôi là That Phec-guy-sơn đấy. Khôn hồn thì động đậy đi một tý, vì ông đã biết tên That Phec-guy-sơn là thế nào rồi. - Ta mà là cướp biển ư? Gã ca-nô vẫn lẩm bẩm một mình. Ta muốn biết trong hai ta ai cướp biển hơn ai? Tơ-stông khoát một cử chỉ để cho lão mặt đỏ đừng gào thét nữa rồi quay sang phía cô gái: - Tôi rất muốn tiễn chân cô lên tận bờ nhưng cô xem đấy chúng tôi bận ngập đầu. Tạm biệt cô, chúc cô may mắn! Tôi sẽ cắt cử hai người lo hành lý của cô. Sáng mai, chắc chắn họ sẽ giao lại cho cô tại cửa hàng. Cô gái bíu lấy tay viên thuyền trưởng rồi bước xuống ca-nô. Sức nặng của cô làm cho con thuyền hơi chòng chành vì nước ùa vào qua khe ván sàn, làm ướt cả đôi giày ống của cô. Cô gái vẫn thản nhiên ngồi xuống ghế băng phía sau và giấu chân dưới ghế: - Này thôi! Gượm đã! Viên thuyền trưởng kêu. Cô Oen-sơ, cô không vào bờ được với con thuyền này đâu. Quay lại đi, tôi sẽ cho người chở ngay cô lên bờ khi nào tôi có thuyền. - Xin chào! Ta sẽ gặp nhau trên thiên đàng! Gã lái thuyền thốt lên. Gã muốn cho thuyền đi nhưng Tơ-stông níu lấy mép thuyền. - Buông ra! Gã lái thuyền hét lên dọa dẫm. Đền đáp lại cử chỉ quan tâm của viên thuyền trưởng với cô gái, gã lái thuyền dùng mái chèo đập một cú rất mạnh vào cổ tay làm cho viên thuyền trưởng buột ra những lời nguyền rủa giận dữ quên cả việc cô gái đang có mặt ở đó. - Đáng tiếc là cuộc chia tay của chúng ta mất cả vẻ lịch sự. Cô gái cười khanh khách và nói to lên với viên thuyền trưởng khi con thuyền đã ra xa. - Mẹ kiếp! Viên thuyền trưởng vừa cau có vừa ngả mũ vẫy chào cô gái một cách lịch thiệp. Thật đáng mặt nữ nhi! Một cảm giác ao ước bỗng xâm chiếm đầu óc viên thuyền trưởng trẻ tuổi: ao ước được ngắm nhìn mãi cặp mắt xanh của cô Phrôna-Oen-sơ. Không hiểu sao, anh cảm thấy dám cùng cô đi tới cùng trời cuối đất. Đột nhiên anh thấy chán ngấy cái nghề sông nước của mình, muốn tung hê tất cả để cùng Phrôna di tới Klông-đai. Anh ngước mắt lên phía lan can tàu bắt gặp bộ mặt đỏ như gấc của Phec-guy-sơn và quên bẵng cái ước mơ vừa thoáng lướt qua. Bụp! Một mái chèo vọng về làm tung nước lên mặt Phrôna. - Xin cô đừng giận. Gã lái thuyền tỏ ý xin lỗi. Cô biết đấy, tôi đã rất cố gắng. - Tôi biết lắm. Cô gái vẫn vui vẻ đáp lại. - Ôi, không phải vì tôi yêu cái nghề sông biển này đâu. Tôi phải xoay xở để kiếm được vài đô-la một cách lương thiện, thú thực với cô, làm ăn cách này theo tôi là chân chính nhất nếu tôi không gặp nhiều chuyện rủi ro thì bây giờ chắc tôi đã có mặt ở Klông-đai rồi. Nhưng rủi ro là thế đấy, tôi đã mất hết mọi thứ trang bị ở Đèo gió khi đã đi được nửa đường, sau khi đã vượt qua khe... Xoạt! Bụp! Lại một vẩy nước tung tóe lên đầu cô gái. Những giọt nước chảy ròng ròng xuống cổ làm cho cô gái rùng mình. - Giỏi lắm! Cô đủ nghị lực để thành công ở đấy đấy. Gã nói bằng giọng khích lệ Phrôna. Cô tới đằng kia phải không? Cô gái gật đầu đáp lại. - Như tôi đã kể với cô lúc nãy, sau khi mất hết trang bị, tôi trở lại vùng ven biển. Khi đó tôi chẳng còn xu nào nhưng tôi vẫn muốn kiếm được cái gì đó để mua lại trang bị mới. Chính vì thế mà tôi có nâng giá chở thuyền lên một chút. Cô không để tâm chứ? Tôi cũng không tồi hơn những kẻ khác đâu, chỉ vì tôi phải trả những 100 đô-la cho con thuyền mướp này trong khi nó chỉ đáng giá 10 đô-la ở Mỹ. Và những cái khác nữa cũng thế thôi. Trên con đường mòn Ska-nê kia chẳng hạn, một chiếc đinh đóng móng ngựa giá 25 xu. Cô có tưởng tượng được không... một gã vào trong quán rượu và gọi một cốc uytki giá nửa đôla. Uống xong, gã trả hai chiếc đinh đóng móng ngựa. Thế là cả chủ và khách đều hài lòng. - Sau những điều phiền muộn đó, anh đâu có thiếu can đảm nghĩ tới chuyện trở lại tìm vàng nữa. Tên anh là gì nhỉ? Biết đâu chúng ta lại tình cờ gặp nhau sau này. - Ai? Tôi ư? Ô, tôi tên là Đen Bi-sốp làm nghề đi tìm vàng. Nếu như sau này tôi có gặp lại cô, cô cứ nhớ cho rằng tôi sẽ biếu cô đến cả cái áo sơ-mi cuối cùng... Xin lỗi, ý tôi muốn nói mẩu bánh cuối cùng. - Cám ơn anh. Cô gái đáp lại với một nụ cười dịu dàng. Phrôna Oen-sơ là người biết quý những lời nói chân thành. Gã lái thuyền dừng tay chèo, nhặt một chiếc hộp sắt tây cũ trong lớp nước bao quanh chân gã. - Cô tát nước đi. Gã quăng cho cô chiếc hộp sắt tây. Thuyền ngập nước nhiều hơn từ lúc chòng chành. Phrôna cười thầm và bắt đầu tát nước ra khỏi thuyền. Mỗi khi cô cúi xuống múc nước thì những ngọn núi phủ băng cũng nhấp nhô ở chân trời, giống như những đợt sóng lớn. Thỉnh thoảng cô dừng tay nghỉ và nhìn về phía con thuyền đang đi tới, ở đó lố nhố những bóng người. Đây là một eo biển nằm kẹt giữa hai bờ dốc, có chừng 20 chiếc tàu lớn chạy bằng hơi nước đang thả neo. Giữa những con tàu và hai bến bờ đó là những chiếc thuyền con, thuyền kéo, thuyền độc mộc to nhỏ đủ loại qua lại như mắc cửi. " Người lái thuyền vạm vỡ này có sá gì thiên nhiên hung dữ ở đây" Phrôna nghĩ thầm. Trong trí tưởng tượng, cô nhớ lại quang cảnh những phòng diễn giảng và những buổi lên lớp tối, nơi cô đã được tiếp thu những kinh nghiệm và kiến thức của những bậc thầy. Cô hiểu rõ thế giới vật chất và biết kính trọng sâu sắc mọi nỗ lực của con người. Trong một lúc lâu, chỉ có tiếng mái chèo khua nước của Đen Bi-xốp gõ nhịp. Rồi một ý nghĩ lướt qua đầu gã. - Cô chưa cho tôi biết tên cô là gì nhỉ? - Tôi tên là Phrôna Oen-sơ. Gã lái thuyền tỏ ra bối rối: - Cô... cô là Phrôna Oen-sơ ư? Gã hỏi lại một cách rụt rè. Có phải Gia-côp Oen-Sơ là bố cô không? - Phải, tôi là con gái của Gia-côp Oen-sơ. Gã bật ra một tiếng huýt gió dài kính nể và nhẹ tay chèo. - Cô quay về ghế sau mà ngồi đi và đừng để chân ngâm trong nước nữa. Hắn nói như ra lệnh. Giả lại tôi cái hộp, đưa ngay cho tôi đi. - Tại sao, tôi tát không thạo hay sao. Cô gái hỏi lại, có vẻ tức giận. - Có, cô tát thạo lắm, nhưng cô là... cô là... -... Tôi vẫn là người như khi anh chưa biết. Nào, anh cứ chèo thuyền đi... Đó là việc của anh, còn tôi lo việc của tôi. Gã nhìn cô kính phục và lại nghiêng mình trên hai tay chèo. - Thế đấy, hóa ra cô là con gái của Gia-côp Oen-sơ! Lẽ ra tôi phải đoán được mới phải. Khi họ tới cái doi cát ngổn ngang những đống hàng và xôn xao, ồn ào tiếng người thì Phrôna đưa tay ra cho gã lái thuyền bắt. Dẫu rằng xưa nay ít có khách phụ nữ tỏ cử Chỉ tử tế như thế với gã nhưng Đen Bi-sốp vẫn biết đón nhận bàn tay của cô con gái Gia-côp Oen-sơ một cách nhã nhặn, lịch sự. - Cô cứ nhớ rằng mẩu bánh cuối cùng của lôi là dành cho cô! Gã nhắc lại. -... Và cả cái áo sơ-mi cuối cùng của anh nữa chứ, anh đừng có quên đấy! - Tôi biết là cô thích nói đùa! Tạm biệt, cô Oen-sơ! - Tạm biệt anh! Chiếc váy ngắn của cô không làm vướng víu bước chân. Bất giác cô ngạc nhiên thấy mình từ bỏ ngay đươc lối bước đi vội vã e ấp của phụ nữ tỉnh thành quen với hè phố để chuyển sang cách đi bằng những bước dài, nhún nháy tự nhiên của những người đã từ lâu quen đi trên những con đường mòn. Nhiều gã đi tìm vàng và Đen Bi-sốp đã liếc mắt nhìn trộm đồi chân đi ghệt da (1) của cô gái một cách kính nể. Có vài gã còn dám ngước nhìn thẳng vào mặt Phrôna. Cách nhìn của họ thân thiện và thẳng thắn, ánh lên vẻ rụt rè như ánh rạng đông mới ló.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jack London":Tiếng Gọi Nơi Hoang DãCô Gái Băng TuyếtGót SắtJack London Truyện Ngắn Chọn LọcJack London Tuyển TậpMartin EdenMối Thù Thiên ThuTừ Bỏ Thế Giới VàngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Gái Băng Tuyết PDF của tác giả Jack London nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.