Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa (Kim Thức)

Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa.

Là tiểu thuyết chắt lọc các dữ liệu lịch sử đáng tin cậy nhất về Tần Thủy Hoàng, cùng với khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo khiến cho các sự kiện và nhân vật lịch sử trở nên sáng tỏ.

- Tiểu thuyết loại bỏ sự huyền bí quanh nhân vật Tần Thủy Hoàng trong truyền thuyết, đưa ông trở về là một con người rất hiện thực có những suy nghĩ tâm lý đặc thù do hoàn cảnh sinh trưởng ảnh hưởng tạo thành một bản tính cô độc khác lạ.

- Lối kể chuyện dẫn dắt diễn biến tâm lý logic là điều lôi cuốn người đọc.

- Đề cao tính tin cậy của các dữ liệu lịch sử, gạt bỏ tính cảm giác thiên lệch hoặc cứng nhắc mù quáng.

***

N ăm thứ bốn mươi sáu triều vua Chiêu Vương nhà Tần, tức năm 261 trước Công nguyên, một hội chợ rất lớn được tổ chức tại quảng trường chung quanh Tùng Đài, nơi thường diễn ra các yến tiệc, các buổi triều chính nghị sự và đón tiếp tân khách của vua Hiếu Thành nhà Triệu. Triều đình cho mở hội chợ là để mừng được mùa. Trời mới vào đông nên hơi se lạnh. Màn đêm đang buông dần. Hàng trăm ngọn nến rực sáng chiếu rọi trên một biển hàng hoá: nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm, rau quả, tơ lụa, gấm vóc, vàng bạc, đồ trang sức bằng ngọc ngà châu báu, cung tên, kiếm kích, vải vóc, da lông thú… muôn vàn thứ cần thiết cho con người, từ người giàu sang đến người bình thường, từ nhu cầu đời sống hàng ngày đến trận mạc chinh chiến. Nghe nói đây là một hội chợ lớn chưa từng có, người xe tấp nập, ồn ào náo nhiệt cả một vùng. Ở chính giữa chợ là một “nhà lán” rất lớn vì hàng hóa trong nhà này được bày thành vòng tròn. Khách mua hàng vừa đi vòng quanh vừa xem hàng và lựa chọn, ưng mua cái gì thì có thể tiện tay cầm lấy, rất dễ dàng và nhanh chóng. Xem thế đủ biết chủ hàng là một tay cao thủ trong nghề buôn, biết tạo ra một môi trường bán hàng rất thuận tiện cho khách hàng. Ở trước cửa chính của “nhà lán” có dựng một cột cờ rất cao, trên đó treo một lá cờ viền sóng lượn nền trắng với bốn chữ rất lớn: “Họ Lã. Dương Địch”. Nét chữ rắn rỏi sắc sảo, thể hiện một trình độ văn hóa cao siêu. Gió đưa lá cờ phấp phới tung bay, càng tăng thêm vẻ oai phong ngạo nghễ.

Người họ Lã, đất Dương Định (nay là huyện Ngu tỉnh Hà Nam) đó không ai khác, chính là Lã Bất Vi, một nhà buôn lớn lúc bấy giờ. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi, nhưng trông vẫn còn rất trẻ trung cường tráng, trán rộng, khuôn mặt nhẵn bóng và mồ hôi nhễ nhại, bước chân rất dài nhưng khoan thai. Lã Bất Vi nhã nhặn tiễn đưa một đoàn khách đi ra đến cửa, chắp tay và nói với khách như xin lỗi họ:

- Thưa các vị vương hầu, công khanh, cao nha, đại hộ [1], kẻ tiểu thương này vừa mới chở hàng từ quê nhà ở Dương Địch đến đây hôm qua. Sở dĩ đến chậm như vậy là vì đường xá bị chiến tranh liên miên tàn phá, xe cộ đi lại rất khó khăn chậm trễ. Vừa đến nơi đã phải vội vàng bày biện để kịp chào đón quý khách, cho nên hàng hóa chưa thật dồi dào, mẫu mã chưa thật đầy đủ. Hôm nay được chư vị thượng khách không quản ngại thì giờ vẫn chiếu cố đến dự, chúng tôi thật vô cùng cảm kích và vinh dự. Chỉ rất đáng tiếc là lúc này còn quá ít những thứ thượng hảo hạng, chúng tôi rất áy náy trong lòng. Đợi vài ngày nữa, sẽ chọn một ít hàng tinh xảo quý hiếm và đích thân mang đến tận nhà quý vị…

- Xin đa tạ, xin đa tạ. Đã nhận được quá nhiều rồi. - Một số vị khách, một tay cầm đồ trang sức hoặc da lông thú, một tay khoát về phía Lã Bất Vi, tỏ ý cảm ơn chủ hàng.

Lã Bất Vi nói tiếp:

- Các vị đã có tấm lòng thịnh tình như vậy, chúng tôi nhất định còn đến hầu hạ.

Một vị khách đáp lại:

- Ngài Lã hậu đãi như vậy, tôi cũng áy náy vô cùng. Không nhận thì bất kính, mà nhận thì rất phân vân.

Một người khách khác lên tiếng:

- Theo tôi thì cứ nên trả tiền cho ông chủ theo giá gốc của hàng hóa; không nên để cho nhà buôn cao quý ấy quá thiệt thòi!

Lã Bất Vi vội nói:

- Khỏi! Khỏi! Khỏi! Chư vị đều là các yếu nhân của quý quốc nhà Triệu, nay họ Lã tôi đây được may mắn gặp mặt làm quen, là điều vinh hạnh vô cùng to lớn cho kẻ tiểu thương này rồi. Những thứ mà chư vị đã chọn, chỉ là một chút lễ mọn của họ Lã. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình chứ không dám lấy tiền, không thể lấy tiền…

Các vị khách cũng không khách sáo mãi nữa. Họ nói:

- Quý nhau không bằng nghe lời nhau. Xin đa tạ tấm thịnh tình của ông chủ cao quý! Xin cáo từ. Xin ngài khỏi phải tiễn chân nữa.

- Xin chào quý khách. Xin tha lỗi, không tiễn chân xa hơn nữa!

Sau khi tiễn khách, Lã Bất Vi thấy trời đã tối hẳn, bèn dặn dò đám người giúp việc:

- Hôm nay chỉ bày hàng đến đây thôi, bây giờ phải thu dọn, đem phân loại và chất lên xe đưa về nhà!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa PDF của tác giả Kim Thức nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mạnh Tử
Cuộc đời của Mạnh Tử Mạnh Tử Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, ông làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Khổng Tử Tinh Hoa Triết Học Hiện Sinh Những khám phá về hoàng đế Quang Trung Trước cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có 4 tác phẩm viết về triết học Trung Quốc: Mạnh Tử, đó là: Nho giáo – một triết lý chính trị, Đại cương triết học Trung Quốc (chung với cụ Giản Chi), Nhà giáo họ Khổng, Liệt tử và Dương tử. Trong cuốn Mạnh Tử này cũng vậy. Ví dụ như trong chương 8, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Quan niệm về “khí” xuất hiện ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ IV trước Tây lịch và ba triết gia đầu tiên nói tới khí là Cáo tử, Mạnh tử và Trang tử, nhưng quan niệm của hai nhà trên hơi khác với quan niệm của nhà dưới”. Tiếp đến, cụ trích dẫn hai đoạn trong sách Trang Tử, một trong thiên Trí Bắc du, một trong thiên Chí lạc. Trong bộ Trang Tử – Nam Hoa Kinh, cụ đã dịch lại, lời tuy hơi khác nhưng ý nghĩa cũng tương tự; nhưng cụ cho rằng hai thiên đó do những người đời sau thêm vào, và hai đoạn trích dẫn đó không phản ánh đúng tư tưởng của Trang Tử. Thư viện Sách Mới xin gửi đến bạn đọc bộ sách Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê.
Sử Trung Quốc
Một cái nhìn tổng quan về Lịch sử Trung Quốc Sử Trung Quốc Sử Trung Quốc là một cuốn sách hay về lịch sử của đất nước Trung Quốc do tác giả Nguyễn Hiến Lê tổng hợp từ rất nhiều bộ sử khác nhau. Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo Hoàng Hà và Trường Giang trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại Hoàng Hà. Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất là từ đời nhà Thương (khoảng 1700-1046 TCN). Mặc dù một vài văn bản khác như Sử ký (khoảng 100 TCN) và Trúc thư kỷ niên khẳng định rằng triều đại nhà Hạ đã tồn tại trước nhà Thương. Một số phong tục văn hóa, văn học và triết học được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ nhà Chu. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Lịch Sử Bí Mật Đế Chế Hoa Kỳ 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Năm 221 trước Công nguyên được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một đế chế rộng lớn, với vị Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cai trị, đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Hoa. Vào thời kỳ này, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Vạn lý trường thành để bảo vệ đất nước khỏi các tộc người phương Bắc. Ông cho thống nhất chữ viết, các đơn vị đo lường và tiền tệ. Trải qua hơn 3.000 năm đế chế (khoảng 2000 TCN – 1912 SCN), văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ, với những thành tựu đáng nể, gồm các phát minh vĩ đại như giấy, nghề in, la bàn. Trong thời gian này, có hai nền đế chế trên toàn Trung Quốc phụ thuộc vào các tộc người ngoại tộc, là người Mông Cổ lập nên nhà Nguyên và người Mãn Châu lập nên nhà Thanh. Mời các bạn đón đọc bộ sách Sử Trung Quốc của tác giả Nguyễn Hiến Lê.
Mẹ Teresa - Trên Cả Tình Yêu
Mẹ Teresa – Trên Cả Tình Yêu Mẹ Teresa – Trên Cả Tình Yêu Mẹ Teresa đã dành trọn đời mình cho những người bất hạnh trên đời, từ những trẻ em mồ côi sống vất vưởng lang thang, cho đến những người khổ đau, bệnh tật, cùng cực ở khắp nơi. Mẹ Teresa – Trên Cả Tình Yêu là cuốn sách nói về Mẹ Teresa như một phụ nữ vĩ đại với nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Nobel Hòa bình. Nhưng điều khiến mẹ vĩ đại hơn cả, đó là sự giản dị và lòng nhân ái vô biên. Mẹ đã sống một cuộc đời cơ cực, vì như Mẹ nói, phải sống giữa người nghèo, nếm trải sự đói khổ cùng họ mới có thể thấu hiểu, và từ đó, mới có thể giúp xoa dịu nỗi đau của họ. Khi còn là một nữ tu dòng Loreto, chính cảnh sống bi thảm của người nghèo đã làm sống dậy mãnh liệt trong lòng Mẹ ý nguyện được sống giữa họ, được chia sẻ và giúp đỡ họ – một ý nguyện đã được ấp ủ từ những ngày thơ ấu ở quê hương Anbani. Bí quyết sống của Mẹ thật giản dị: Mẹ cầu nguyện. Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi Chicken Soup For The Soul – Quà Tặng Cuộc Sống Luận Về Yêu Trong suốt những câu chuyện của Mẹ Teresa, Mẹ đã lồng vào đó một đức tin sắt đá của một nữ tu công giáo. Dù vậy, đây không phải là một cuốn sách giảng về giáo lý, mà đơn giản chỉ là những câu chuyện về tình yêu nhân loại. Mẹ đã làm những việc ấy vì Mẹ yêu con người, cũng là một cách để Mẹ bày tỏ lòng kính yêu của mình với Chúa, như Mẹ hằng tâm niệm: “Tôi chỉ là cây bút chì nhỏ trong bàn tay Thiên Chúa”. Mời các bạn đón đọc Mẹ Teresa – Trên Cả Tình Yêu.
Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam - Tập 5 (Bộ Quốc Phòng Viện Lịch Sử Việt Nam)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam - Tập 5 PDF của tác giả Bộ Quốc Phòng Viện Lịch Sử Việt Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.