Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Người Trở Thành Khổng Lồ (M. I-Lin)

Vào năm 1936, hai tác giả đã bắt tay vào viết cuốn truyện về sự xuất hiện của con người, về việc con người tập làm việc, tập suy nghĩ, rồi tìm ra lửa, ra sắt, về việc con người đã chinh phục được thiên nhiên, đã nhận thức được thế gới và cải tạo thế giới.

Thuở sơ khai, con người vốn dĩ cũng ở trên cây, nhưng con người không chấp nhận đời sống an nhàn như loài chim kia. Sức mạnh của con người nằm ở chỗ, dám trèo xuống khỏi cành cây đó, và đối mặt với bao loài thú ăn thịt dữ tợn. Vì Tạo Hoá không trao tặng cho con người khả năng bay lượn, nên Ngài bù lại cho họ khối óc tinh quái của lão Tôn, để con người tự chắp cánh cho chính mình.

Quá trình trở thành "khổng lồ" của con người, được khởi đầu từ bước chân đầu tiên họ đặt lên mặt đất, và vốn chưa bao giờ kết thúc, ngay cả tại thời điểm bạn đang đứng.

Và rằng khó khăn, chỉ là một nấc thang đưa chúng ta lên vị trí cao hơn mà thôi. Vì chúng ta sinh ra là dòng dõi khổng lồ, nên hãy làm cho tổ tiên ta tự hào hơn nữa, bạn nhé!***

Thời xưa, con người chưa phải là khổng lồ, mà còn là một con vật nhỏ bé, chẳng những không làm chủ được tự nhiên, mà chỉ là một kẻ nô lệ ngoan ngoãn. Tìm mua: Con Người Trở Thành Khổng Lồ TiKi Lazada Shopee

Con người hầu như không có quyền lực gì đổi với thế giới, cũng như chẳng có tự do y như muôn thú trong rừng, chim chóc trên trời.

Người ta thường hay nói: “Tự do như chim”.

Nhưng thực ra con chim có hoàn toàn tự do đâu!

Đúng là nhờ đôi cánh, chim có thể bay qua các khu rừng, vượt biển cả, núi cao. Chúng ta ai mà chẳng thèm muốn được như những đàn sếu, cứ mùa thu đến là bay đi tìm những xứ sở ấm áp để tránh giá rét mùa đông. Chúng lũ lượt kéo đi từng đàn trên trời cao tít, khiến mọi người ngửa cổ nhìn theo mà nhủ thầm: “Chao ôi, loài chim sung sướng quá! Chúng tha hồ muốn bay đến đâu thì bay!”.

Nhưng có loài chim thật như thế không? Có phải là đàn chim kia bay đi chỉ vì chúng thích những cuộc viễn du hay không? Chắc chắn không phải như vậy! Chúng bay đi từng đàn như thế đâu phải là để thỏa cái thích riêng của chúng. Chúng bay đi là một điều tất yếu để gìn giữ sự sinh tồn mà biết bao thế hệ các loài chim đã làm trong suốt bao nghìn năm.

Loài chim di chuyển dễ dàng đến nỗi ta có thể tưởng rằng giống chim nào cũng có thể sinh sôi nảy nở khắp mọi nơi trên trái đất.

Nếu quả đúng như vậy thì ta sẽ gặp chú vẹt với bộ lông xanh đỏ ở trong các rừng thông và rừng bạch dương, sẽ nghe thấy tiếng chim sơn ca hót cả ở trong các rừng cây lớn. Nhưng sự thật lại khác: loài chim không được tự do như ta tưởng. Mỗi giống chim có một chỗ ở nhất định trên trái đất. Có giống ở trong rừng, có giống ở thảo nguyên, có giống ở bờ biển.

Hãy lấy đại bàng làm ví dụ. Cánh nó khỏe biết bao. Thế nhưng ngay cả đại bàng cũng chọn một khu vực nhất định để sinh sống, khu vực ấy có thể khoanh lại dễ dàng trên bản đồ. Giống đại bàng lông vàng không bao giờ làm tổ ở thảo nguyên ít cây cối. Giống đại bàng thảo nguyên, thì chẳng khi nào làm tổ trong rừng.

Hầu như giữa rừng và thảo nguyên có một bức tường vô hình ngăn cách; bức tường này không phải mọi giống thú và loài chim đều có thể vượt qua được.

Không bao giờ các bạn có thể thấy ở thảo nguyên những muông thú trong rừng như sóc, gà rừng, chim chích. Trái lại trong rừng thì không thấy những giống vật sống ở thảo nguyên như chim báo, chuột nhảy chẳng hạn.

Và ngay cả ở trong rừng và ở thảo nguyên cũng có những bức ngăn vô hình phân chia thành muốn vàn thế giới nhỏ riêng biệt.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Người Trở Thành Khổng Lồ PDF của tác giả M. I-Lin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975) (Nguyễn Đình Thống)
Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về cuộc đấu tranh ở Côn Đảo qua các thời kỳ, là khúc hùng ca trong thiên anh hùng ca vĩ đại của dân tộc trong cuộc chiến chống thực dân, đế quốc để giành độc lập tự do. Nhà tù Côn Đảo từ cuối thế kỷ 19 luôn luôn phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân qua các giai đoạn, bởi lẽ địch giam ở đây những chiến sĩ cách mạng mà chúng cho là nguy hiểm nhất ở khắp các miền của đất nước. ***LỜI TỰA CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU(Viết riêng cho cuốn Nhà tù Côn Đảo 1955-1975) Tìm mua: Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975) TiKi Lazada Shopee Tôi được bạn bè yêu cầu viết tựa cho sách, rất nhiều lần, nhưng lần này, giới thiệu tập “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” tôi lo quá; đọc một lần đã thấy lo đọc hai lần càng thấy lo. Lo không giới thiệu được nội dung cơ bản của tập sử, nội dung cơ bản ấy là cực kỳ sâu sắc, bởi hàm ý những sự việc và nhân cách của những con người được kể ở trong sách. Những sự việc và con người được ghi lại một cách khách quan, khoa học, đáng là đề tài vô tận của một thiên anh hùng ca mà có lẽ khó có một nhà thơ nào ở nước ta và cả trên thế giới tìm ra ở trong trí tương tượng thâm viễn của mình. Trong trường hợp này, một bài giới thiệu của một thầy giáo lịch sử như tôi chỉ có thể là một lời mời đọc, đọc để rồi đọc lại, đọc đi đọc lại để mà suy gẫm, suy gẫm về đạo làm người chiến sĩ yêu nước yêu dân, suy gẫm về con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khi đứng trước cảnh ngộ thiên nan vạn nan, khi đứng trên bờ vực giữa cái sống và cái chết, giữa cái vinh không cần ai biết và cái nhục mà chính mình cảm thấy hơn ai hết. Tập sách “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” thực tế là một quyển sách đạo đức học, một quyển triết học. Trong đời hoạt động cách mạng của mình, tôi đã phải trải qua nhiều nhà tù, trong số đó có ngục Côn Lôn. Tôi lại được đọc nhiều sách xưa nay nói về nhà tù của các vua chúa, của tư bản thực dân, của bè lũ phát xít. Như vậy, tôi có khá nhiều tài liệu để so sánh các chế độ nhà tù tàn bạo, thì các nhà tù đó cái nào cũng tàn bạo, chỉ có mức tàn bạo, cách tàn bạo và mưu sâu bên trong là khác nhau. Cho đến trước khi Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà quốc hội Berlin, thì nhà tù của Hitler là tàn bạo nhất, với ý nghĩa chính là giết nhiều người nhất: hàng triệu, hàng triệu dân Do Thái bị giết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật. Nói ra thì có lẽ không phải, nhưng cái chết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật, giết một lần hàng vạn sinh linh, cái chết đó người chiến sĩ tù nhân Việt Nam mình có mấy ai sợ đâu? So với cái tàn ác ở nhà tù Côn Đảo dưới chế độ Mỹ ngụy, thì nhà tù Hitler giống như ao cạn so với vực thẳm. Mỹ ngụy thâm độc hơn Hitler biết bao nhiêu! Nhà tù Côn Lôn thời Pháp thuộc đã là địa ngục ở trần gian rồi, đến thời Mỹ ngụy, là địa ngục trong địa ngục, và nói như vậy cũng chưa vừa. Bị đày ra Côn Lôn (1935), khi ấy tôi từng bị tống ngay vào xà lim số 1, xà lim này rộng 3 x 3 x 1,5 mét, còng một chân. Mà trời ơi, làm sao so được với thời Mỹ ngụy cũng trong cái xà lim đó, Mỹ ngụy nhốt tới 28 người, cửa đóng, lỗ thông hơi bịt kín, tù nhân lại còng tréo 2 tay và 2 chân. Dưới thời thực dân Pháp, tụi tôi ở Banh I bãi thực chống ăn khô mục, cuộc đấu tranh dài nhất là 9 ngày, bị đánh một lần suốt buổi bằng mấy cần xé mây cà dông đến mây tả tơi ra. Vụ Tôn Đức Thắng ở trong số đồng chí bị khủng bố hôm ấy, lưng mỗi người bầm tím 100%. Vậy mà so với anh em bị biệt giam thời Mỹ ngụy, cũng ở đây, thì có “thấm” gì? Nhiều lần anh em bãi thực đòi ăn cơm có rau, mà phải bãi thực đến 20 ngày, một tháng, 60 ngày và hơn nữa, bọn chúa ngục lại đập bể các lu nước, bao: “Để bây chết đói và chết khát cho trọn”’. Mà, đã yên để không ăn không uống đâu, ngày ngày chúng vào khám, đánh tù nhân đấu tranh bằng củi đòn, củi chẻ; mây càdông đánh mãi thì tả tơi, củi đòn củi chẻ đánh mãi không mòn, chỉ có sọ vỡ, thịt nát mà thôi! Đã vậy, ở Chuồng Cọp, bọn gác dang, giám thị còn ban ngày thì đánh, ban đêm thì phân công nhau, đứng trên dội nước lạnh xuống, 10 đêm, 20 đêm, 30 đêm như thế, liên tục, thân xác con người nào mà chịu nổi? Vậy mà chiến sĩ biệt giam cộng sản ở Chuồng Cọp Côn Lôn chịu nổi, thà chết, không hàng! Hành hạ một cách tàn ác như vậy, để làm gì? Có phải để thỏa mãn cái thú tính cửa bọn Mỹ ngụy và những quỷ sứ tay sai của chúng nó chăng? Không Cốt để cho các chiến sĩ cách mạng phải: 1. Chịu ký tên “ly khai Đảng Cộng sản”; 2. Hô lên “đả đảo Hồ Chí Minh”! Chỉ cần hạ bút ký tên và mở miệng hô năm tiếng thì khỏi còng, khỏi củi chẻ, khỏi bị xối nước lạnh. Có bạn đã nhận thức đúng, hết sức đúng, rất sâu sắc rằng: “Hành hạ người tù đau đớn tột cùng về thể xác, truy bức người tù căng thẳng tột độ về tâm lý, dai dẳng và trường kỳ, chúng đẩy người tù đến bên miệng hố của tử thần, để họ day dứt, trăn trở, chết dần chết mòn từng giờ, từng phút. Song cứ mỗi lần họ hấp hối, họ tỉnh dậy, họ thề với lương tâm một lần nữa quyết chết cho lý tưởng, chết để vẹn toàn khí tiết, thì chúng nó lại nhượng bộ một chút, nới ra một tí, cho họ ăn uống trở lại, sinh hoạt bình thường để họ khát khao sự sống. Chập chờn giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết hàng chục lần, hàng trăm lần như vậy, thì tư tưởng, tâm trạng con người luôn luôn căng thẳng, dễ dao động, chẳng khác gì một thỏi thép quẳng vào lò, nung đỏ lên rồi quăng xuống nước cho nó biến dạng, rạn nứt. Bọn cải huấn, công an, mật vụ, tâm lý chiến chực sẵn để chộp lấy những giây phút dao động, mềm yếu của tù nhân mà đánh tiếp những đòn tiến công khác”. Hiểm độc và tàn bạo, càng tàn bạo càng hiểm độc của Mỹ ngụy và tay sai là như thế. Cho nên, đã không ít tù chính trị sau bao nhiêu cuộc giao tranh bị thất bại, bị khuất phục trước những ngón đòn tàn bạo và hiểm độc ấy. Hàng ngàn người ở nhà tù Côn Đảo trở về với tấm thân tàn phế, quằn quại cho đến chết, chết trong ân hận đã lỡ bước sa cơ. Nhưng số đông tù chính trị, nếu bị khuất phục thì ấy là khuất phục tạm thời ngoài mặt để giư lấy mạng sống, hòng có ngày chiến đấu phục thù. Một số khác, không ít người, sống lại, chết đi hàng chục lần mà vẫn không khuất phục. Trong cuộc chiến đấu dài 20 năm này ( 1955-1975), trong cuộc đấu tranh liên tục, thiên hình vạn trạng này, giữa tàn bạo có vũ khí tận răng và chính nghĩa giải phóng ở trong thế tay chân bị còng, chỉ còn khí tiết và lý tưởng là vũ khí, thì rốt cuộc phần thắng đã về ai? Kỳ diệu thay mà cũng là tất yếu thay, như lời của Nguyễn Trãi tạc trên bia đá Lam Sơn, yếu thắng mạnh, ít thắng nhiều, chí nhân thắng cường bạo. Trong trường hợp cuộc đấu tranh rung động trăng sao, ở Côn Đảo từ 1955 đến 1975, khí tiết cộng sản đã thắng cường quyền và mưu ma chước quỷ của Mỹ ngụy. Những “ngôi sao” của biệt giam Chuồng Cọp hãy còn sống và hãy còn giương cao ngọn cờ Hồ Chí Minh, kẻ địch không có cách nào hạ nổi! Ngọn cờ ấy, thực tế vẫn là ngọn cờ của hầu hết anh em đã gặp phải lúc sa cơ mà ở đáy lòng không bao giờ có ý “ôm cầm thuyền ai”, đông đảo trở lại hàng ngũ đấu tranh. Ngọn cờ ấy lại là tiêu biểu ở Côn Đảo, xứng đáng với ý chí toàn dân Việt Nam đang quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”. Tôi đồng tình với người viết sách “Lịch sừ Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” tuyên dương tinh thần đấu tranh trực diện chống li khai của tù chính trị câu lưu Trại I, của tù án chính trị chống chào cờ ngụy với những tấm gương sáng tiêu biểu như Cao Văn Ngọc, Lưu Chí Hiếu, Trần Trung Tín; tuyên dương sự bền bỉ chiến đấu vô song của “Năm ngôi sao tù chính trị câu lưu”, của “Sáu ngôi sao tù án chính trị”. Tôi thành thật khâm phục, xin cúi đầu trước ông già Cao Văn Ngọc vốn làm chức hương quản làng dưới thời Pháp, theo cách mạng từ mùa thu 1945; ông chỉ là thư ký nông hội xã; ông không phải là đảng viên cộng sản mà kiên quyết đến cùng, đấu tranh chống ly khai Đảng, chống hô khẩu hiệu đả đảo Cụ Hồ. - Chúa ngục hỏi: “Ông không phải là đảng viên cộng sản, ông mắc nợ gì với Hồ Chí Minh mà không chịu hô đả đảo”. - Già Ngọc bình tĩnh đáp: “Tôi mắc nợ Cụ Hồ Chí Minh đã đem lại độc lập tự do cho nước Việt Nam”. Tôi khâm phục người thợ giày Lưu Chí Hiếu, lưu lạc từ Nam Định ra Hà Nội, vào Sài Gòn, tham gia khởi nghĩa và kháng chiến, chức vụ chỉ tương đương tiểu đội trưởng, nhưng lại thể hiện xuất sắc bản lĩnh người cộng sản, quyết tử chống li khai trong lần quyết định vận mệnh của cuộc chiến đấu vào lúc hiểm nghèo, tên anh đã trở thành một ngọn cờ của tù nhân chính trị toàn đảo. Đó là thứ “Vàng trong lửa”, đó là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cua nhân cách Việt Nam, của khí tiết cộng sản. Mong rằng các vị anh hùng ở nhà tù Côn Đảo được ca tụng xứng đáng nhất bằng những tập sách gối đầu giường cho thanh niên, được biểu dương xứng đáng nhất bằng những pho tượng đặt ở quê hương và ở các nhà trường. Mong rằng các sự tích ở Côn Lôn, từ thuở Pháp biến nó thành nơi lưu đày tù chính trị cho đến thời 1955-1975, được ghi tạc chẳng những bằng tượng, bằng tranh vẽ và tranh điêu khắc mà còn được phổ biến rộng rãi bằng những cuốn phim. Tất cả những công việc đó của nhà làm lịch sử và làm văn nghệ đều nhằm để lại cho các thế hệ những tấm gương sáng ngời của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Sau hết, tôi như là một thầy giáo có nghiên cứu lịch sử xin hoan nghênh các tác giả Lịch sử Nhà tù Côn Đảo đã có công sưu tầm tư liệu, “nói có sách, mách có chứng”, đã chú ý đến việc hết sức cần thiết là gặp từng cựu tù quan trọng nào có thể gặp được, chép từng bản lý lịch, ghi từng chuyện kể; bằng cách đó, tác giả lưu giữ, tập hợp được một số lượng lớn tư liệu cho bản thân mình, còn viết nhiều về Côn Đảo, có thể là viết cả đời những ai là bạn đồng hành, văn nhân hay nghệ sĩ, trong sự nghiệp tái hiện cái địa ngục trần gian - “ngục Côn Đảo”. Giáo sư Sử học TRẦN VĂN GIÀUĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975) PDF của tác giả Nguyễn Đình Thống nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt (Trúc Khê)
Xét xem lịch sử mở mang bờ cõi của nước ta từ xưa đến nay, có thể gồm vào mà gọi là một cuộc nam tiến; vì trước sau ta chỉ nhằm tiến về một mặt nam mà thôi. Bởi sao mà như thế? Bởi vì địa thế của ta nó khiến như thế. Nước ta ngày xưa phía bắc giáp nước Tàu, phía nam giáp Chiêm, Lạp, phía đông giáp bể lớn, phía tây giáp Ai-lao. Ở giữa cái khoảng núi Tản sông Hồng kia nếu muốn khuếch trương bờ cõi cho rộng lớn thêm có đủ thế lực mà lập nên một nước đứng đắn ở Á-đông, trừ tiến về mặt nam không còn mặt nào hơn nữa. Bởi vì mặt bắc giáp nước Tàu là một nước rất lớn, lo chống chọi với họ để họ khỏi nuốt sống mình còn lo chưa nổi, mong gì khai thác về mặt ấy được; mặt đông thì đã giáp bể; mặt tây giáp với Ai-lao tuy là một nước nhỏ yếu,nhưng vì có nhiều núi cao rừng rậm ngăn cách, thành ra dẫu muốn mở mang về mặt ấy cũng chưa thể được; trừ ra chỉ còn mặt nam giáp với nước Chiêm-thành, nước Chiêm-thành lại giáp với nước Chân-lạp, vì cớ đường thuỷ, đường lục được tiện, vả hai dân ấy đều là dân nhỏ yếu có thể lấn át họ được, vì vậy mà sức bành trướng của dân tộc ta trước sau đều chỉ tràn về mặt nam. Tuy thế mặc lòng, sự khai thác bờ cõi, há có phải là một việc dễ đâu; huống chi dân Chiêm Lạp cũng không phải hoàn toàn là giống hư hèn, cũng là những cái dân đã từng có một nền văn-minh rất sớm, thế mà lấy như một dân tộc nhỏ ở trong mảnh đất Giao-chỉ nọ, ngày lần tháng nữa, đã nghiễm nhiên phá diệt được cả Chiêm-thành lẫn Chân-lạp mà dựng nên một nước lớn Việt-Nam, đủ biết cái công phu huyết hãn của các đứng tiên dân ta xưa, thực đã lớn lao vô cùng vậy. Cứ như các nhà nhân-chủng-học thì bảo dân tộc ta thuộc giống Mông-cổ, song cỗi gốc từ đâu mà đến thì mỗi sách nói một khác không sao đủ bằng cứ được. Sách thì bảo dân ta là ròng rõi Tây-tạng, sách thì bảo là ròng rõi Giao-chỉ, sách thì bảo là ròng rõi Việt thường, sách thì bảo là ròng rõi nước Việt bên Tàu, tổng chi đều là những nhời ức đoán cả, chứ không lấy gì làm đích xác. Vậy chúng ta chỉ nên biết rằng chúng ta là riêng một dân tộc ở trong thế giới, tức ngày nay gọi là dân tộc Việt-nam. Xét về cương vực nước ta đời Hùng dựng nước, đồ bản lúc ấy khác hẳn bây giờ; cứ như sử cũ thì nói bấy giờ phía đông giáp bể Nam, phía tây giáp Ba-thục (tỉnh Tứ-xuyên nước Tầu bây giờ) phía bắc hồ Đỗng đình (thuộc tỉnh Hồ-nam) phía nam đến nước Hồ-tôn (sau là Chiêm-thành), quốc hiệu là nước Văn-lang. Cuối đời Hùng-vương (258 trước tây lịch), Thục-Phán diệt nước Văn-lang dựng nước Âu-lạc, tức là Thục An-dương-vương. Năm Đinh Hợi (214 trước T.L) nước Âu-lạc bị nước Tần đem quân sang lấn, lấy đất Lục lương mà đặt ra 3 quận: Nam-hải (Quảng-đông) Quế-lâm (Quảng-tây) Tượng-quận (Quảng-tây) 1. Cuối đời Tần (207 trước T.L) quan Úy quận Nam-hải nhà Tần là Triệu-Đà đêm quân diệt nước Âu-lạc mà dựng nên nước Nam-Việt, xưng là Triệu Vũ-vương, đất cát gồm có 3 quận trên và cả đất của Thục An dương vương. Năm Canh ngọ (111 trước T.L) đời Thuật dương vương nhà Triệu, nước Nam-Việt bị nước Hán diệt mất, thế là từ đó phải nội thuộc về Tầu. Đời Hán Quang-Vũ năm Kiến-vũ thứ 16 (Tây lịch 40) vua Trưng giấy quân đuổi quan Thái-thú nhà Hán là Tô-Định, lấy lại được 65 thành đất Lĩnh-nam. Cứ theo như sách Thoái thực ký văn của cụ Trương Quốc Dụng chép thì nói nước ta sau khi nội thuộc về nhà Tây-Hán, nhà Hán chia đất đặt ra 9 quận là Nam-hải, Uất-lâm, Thương ngô, Hợp-phố, Nhật-nam, Cửu-chân, Giao-chỉ, Đam-nhĩ, Châu-nhai mà gọi chung là bộ Giao-chỉ, sau lại bãi 2 quận Châu-nhai Đam-nhĩ mà hợp vào làm 7 quận, quận Giao-chỉ lĩnh 12 thành, (tức là huyện), quận Cửu-chân lĩnh 5 thành, quận Nhật-Nam lĩnh 5 thành, quận Nam-hải lĩnh 7 thành, quận Thương-ngô lĩnh 11 thành, quận Uất-lâm lĩnh 11 thành, quận Hợp-phố lĩnh 5 thành, cả thẩy là 56 thành; vậy thì Đại-Việt sử ký chép là vua Trưng đánh đuổi Tô-Định lấy được 65 thành, có lẽ là số 56 mà nhầm là 65 chăng? Như thế thì đời vua Trưng cũng có thu phục được cả Quảng-đông Quảng-tây vậy. Sau khi vua Trưng mất nước, nước ta lại nội thuộc về nhà Đông-Hán. Năm Kiến-an thứ 15 (210) đời Hán Hiến-đế, nhà Hán đổi bộ Giao-chỉ mà đặt làm Giao-châu. Năm Hoàng-vũ thứ 5 (266) nhà Ngô, Ngô-Tôn-Quyền cắt 3 quận Nam hải, Thương-ngô, Uất-lâm lập làm Quảng-châu, còn 4 quận kia vẫn để làm Giao-châu, nhưng không bao lâu lại hợp lại như cũ. Đến năm Vĩnh-an thứ 7 (264) Ngô-Tôn-Hưu lại lấy 3 quận trước mà đặt làm Quảng châu, châu Giao châu Quảng chia hẳn ra bắt đầu từ đấy, mà chính là khởi điểm cho sự mất đi quá nửa phần đất của nước ta vậy. Từ đấy về sau trải qua mấy phen cách mệnh, nhưng người mình cũng chỉ khôi phục được đất châu Giao mà thôi; đến đời Ngô, Đinh độc lập mà đất châu Quảng đã không còn mong gì khôi phục lại được nữa. Mở xem bản đồ thì nước ta mất đất châu Quảng tức là mất đi quá nửa phần nước, cương vực chỉ còn quanh một xứ Bắc-Kỳ và 3 tỉnh Thanh, Nghệ Tĩnh phía Bắc Trung-kỳ mà thôi. Đất thì nhỏ hẹp mà số dân sinh sản một ngày một nhiều, sự thế không thể không tìm đường bành trướng. Như trên đã nói, ba mặt đông tây bắc không phải là con đường có thể tiến được, tự nhiên là phải tiến xuống mặt nam, huống chi những dân Chiêm-Thành, Chân-Lạp ở mặt nam lại thường hay vào quấy nhiễu nước ta, ta chẳng diệt họ thì họ cũng chẳng để cho ta được yên, nhân thế mà nam tiến là một con đường phải đi của ta, mà sự mở mang bờ cõi của nước ta gồm cả ở trong một cuộc nam tiến vậy. Tìm mua: Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt TiKi Lazada Shopee Nay xin lần lượt chép về cuộc nam tiến ấy. Đời vua Lê Đại-Hành niên hiệu Ứng thiên năm thứ 8 (1000) bấy giờ vì nước Chiêm-Thành bắt giam sứ-giả nước ta là bọn Từ-Mục, Ngô-Tử, vua giận, tự làm tướng đem quân vào đánh chém được tướng Chiêm là Ti-mi-thuế, Chiêm-vương phải bỏ chạy, quân ta lấy được vàng bạc của cải rất nhiều. Vua Đại-Hành lại sai Ngô-Tử-Yên đem 3 vạn quân mở một con đường đi bộ từ cửa bể Nam-giới cho đến châu Đại-lái (đất Chiêm, nay là phủ Quảng ninh thuộc tỉnh Quảng-bình). Lại đào một con sông từ núi Đồng-cổ cho đến con sông Bà-hoà tức là con sông ở xã Đồng-hoà, huyện Ngọc-sơn bây giờ. Ấy tức là khởi đầu cho bước đường nam tiến của dân tộc ta, vì có hai đường thuỷ lục ấy thì quân ta vào đánh Chiêm-Thành mới được tiện đường vận tải vậy. Nói đến nước Chiêm-Thành tưởng cũng nên thuật về lịch-sử của nước ấy. Nước Chiêm-Thành khi xưa là nước Hồ-Tôn, thuộc về bộ Việt-Thường. Đến nhà Tần đặt làm huyện Lâm-Ấp. Nhà Hán lại đổi làm huyện Tượng-Lâm thuộc về quận Nhật-Nam. Đến thời vua Thuận-Đế nhà Hán năm Vĩnh-Hoà thứ 2 (137) người trong quận ấy tên là Khu-Liên đương làm chức Công-Tào, bèn giết quan huyện lệnh mà giữ lấy đất tự xưng là Lâm-ấp-vương. Truyền được vài đời rồi cháu ngoại là Phạm-Dật kế lập, Dật mất, người tướng là Phạm Văn cướp ngôi 2 rồi đánh lấn lấy đất nước láng giềng. Từ đó nước mới rộng lớn, Đông Tây rộng 700 dặm. Nam Bắc dài 3000 dặm, phía nam gọi là châu Thi Bị, phía tây gọi là châu Thượng Nguyên, phía Bắc gọi là châu Ô lỵ, thống trị cả thẩy 38 châu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt PDF của tác giả Trúc Khê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Gestapo (Jacques Delarue)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Gestapo PDF của tác giả Jacques Delarue nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Do Thái (Paul Johnson)
Lịch sử Do Thái của Paul Johnson bắt đầu bằng những sự kiện được viết trong Kinh Thánh và kết thúc khi thành lập Nhà nước Israel. Cuốn sách không chỉ giới thiệu về lịch sử 4.000 năm tồn tại của người Do Thái mà còn đề cập đến những tác động, ảnh hưởng cũng như những đóng góp của họ cho nhân loại. Người Do Thái tạo nên một bản sắc riêng biệt và cụ thể sớm hơn bất cứ dân tộc nào còn tồn tại tới ngày nay. Họ đã duy trì được nó giữa những nghịch cảnh khủng khiếp cho tới hôm nay. Sức chịu đựng phi thường này từ đâu ra? Sức mạnh ý chí đặc biệt cháy bỏng nào đã khiến người Do Thái khác biệt và giữ cho họ thuần nhất? Sức sống bền bỉ của họ nằm trong bản chất bất biến, hay khả năng thích ứng, hay cả hai? Liệu lịch sử của họ có cho thấy những nỗ lực như vậy là đáng giá? Hay nó cho thấy họ đã hoài công? Những gì Paul Johnson đã tìm hiểu, nghiên cứu và thuật lại trên từng trang sách, sẽ phần nào giúp độc giả tự trả lời những câu hỏi này. Ảnh bìa: Tranh trên bìa là một trang trong cuốn sách Mahzor của người Do Thái xuất bản ở Ba Lan năm 1913. +TRÍCH ĐOẠN HAY: Tìm mua: Lịch Sử Do Thái TiKi Lazada Shopee "Lịch sử người Do Thái có thể được mô tả như một chuỗi những đỉnh điểm và thảm họa nối tiếp nhau. Nó cũng có thể được coi là một miền liên tục không dứt của việc học hành kiên nhẫn, sự cần cù năng suất và thói quen tập thể mà phần lớn trong đó không được ghi lại. Nỗi buồn tìm thấy tiếng nói khi niềm vui câm lặng. Nhà sử học phải ghi nhớ điều này. Trải qua hơn 4.000 năm, người Do Thái chứng tỏ mình không chỉ là những người sống sót vĩ đại, mà còn đặc biệt khéo léo trong việc thích ứng với các xã hội nơi số phận xô đẩy họ, và trong việc tích lũy bất cứ tiện nghi nhân văn nào mà những xã hội này mang đến." (Trích Phần bảy: Zion)*** Có thể nói Do Thái là một dân tộc có số phận rất đặc biệt. Họ được nhắc nhiều trong Kinh Thánh với tư cách là những người được Chúa chọn. Là một trong những dân tộc được đánh giá là thông minh nhất, người Do Thái cũng đồng thời phải hứng chịu hàng loạt bi kịch lớn lao bậc nhất trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình: bị đàn áp, thảm sát và lưu đày. Mặc dù vậy, lịch sử và văn hóa Do Thái vẫn mang một sức sống mạnh mẽ, khơi gợi cảm hứng tìm hiểu, nghiên cứu của rất nhiều học giả trên thế giới từ xưa cho đến nay, và số lượng tác phẩm đồ sộ xoay quanh sắc dân này là một minh chứng cụ thể, tiêu biểu cho điều đó. Lịch sử Do Thái là một trong những cuốn sách tạo nên tên tuổi của Paul Johnson, vị sử gia hàng đầu Anh quốc, bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng khác của ông như: Modern Times, A History of Christianity…Công trình này xuất bản lần đầu tại Anh năm 1987, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và được độc giả khắp các châu lục đón nhận. Theo quan điểm của Paul Johnson, thế giới có xu hướng coi người Do Thái là một chủng tộc tự trị thời cổ đại và ghi chép lại về mình trong Kinh Thánh, sau đó lui vào hậu trường trong nhiều thế kỷ; tái xuất chỉ để hứng chịu cuộc thảm sát tàn khốc của Đức Quốc xã; và cuối cùng, trở về nơi chốn khởi đầu để lập lại quốc gia của riêng mình: một quốc gia với chủ quyền gây tranh cãi và bị bao vây. Đó là những sự kiện nổi bật mà thông qua Lịch sử Do Thái, Paul Johnson muốn kết nối chúng lại với nhau để khám phá những gì còn khiếm khuyết, nghiên cứu rồi ghép chúng vào trong một tổng thể để có thể hiểu được tất cả. Paul Johnson xem cuốn sách của mình là một sự giải thích mang tính cá nhân về lịch sử Do Thái, nên bố cục, cách phân kỳ lịch sử cũng mang nhiều nét khác biệt. Lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc Do Thái với những thuộc tính, đặc trưng được ông chia thành bảy phần chính, không có thêm bất kỳ một tiểu mục nào khác. Các sự kiện lịch sử trong mỗi phần không liệt kê một cách khô khan mà được kết nối với nhau thành chuỗi những câu chuyện sống động đầy mê hoặc. Để giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nội dung, tác giả đã bổ sung thêm các tiểu mục trong Phụ lục và hệ thống Từ vựng, nguồn tài liệu phong phú ở cuối sách. Ấn bản tiếng Việt Lịch sử Do Thái của tác giả Paul Johnson, dịch giả Đặng Việt Vinh là cuốn sách mới nhất nằm trong Tủ sách Israel và dân tộc Do Thái. Trong tủ sách này còn có các tác phẩm: Câu chuyện Do Thái, Con đường thoát hạn, Miền đất hứa của tôi, Từ Beirut đến Jerusalem, đã được ra mắt công chúng và nhận được sự hoan nghênh cũng như những phản hồi tích cực từ phía độc giả. Với tủ sách này, Omega+ mong muốn đem đến cho bạn đọc cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết, cũng như đa chiều hơn về lịch sử hình thành, phát triển, những vấn đề xoay quanh văn hóa và con người Do Thái từ xa xưa cho đến hôm nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Do Thái PDF của tác giả Paul Johnson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.