Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)

Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau:

“Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ”

Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ.

Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau.

Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee

Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi.

Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp.

Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn.

Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo.

Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi.

Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo:

1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta

2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma)

4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu)

5. Tánh Không (John Blofeld)

6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki)

7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong)

Bures-sur-Yvette, 05.03.13

Hoang Phong

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cung Và Điểm Đạo (Alice Bailey)
ĐẠI THỈNH NGUYỆN Từ điểm Linh Quang trong Thiên Trí Mong sao ánh sáng tràn ngập trí người Mong cho Linh Quang giáng xuống Dương Trần. Từ điểm Bác Ái trong Thiên Tâm Tìm mua: Cung Và Điểm Đạo TiKi Lazada Shopee Xin cho bác ái tràn ngập tâm người. Mong sao Đấng Christ trở lại Trần Gian. Từ trung tâm mà Thiên Chí được thấu triệt Cầu xin Thiên Ý dắt dẫn tiểu chí con người - Thiên Ý mà Chân Sư biết rõ và phụng hành. Từ trung tâm mà chúng ta gọi là nhân loại Mong cho Thiên Cơ, Bác Ái và Linh Quang khởi động Và mong sao Thiên Cơ phong bế tà môn. Mong sao Linh Quang, Bác Ái và Quyền Năng phục hồi Thiên Cơ trên chốn Phàm TrầnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alice Bailey":Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế GianSự Hiển Lộ Của Thánh ĐoànChiêm Tinh Học Nội MônCung Và Điểm ĐạoLuận Về Huyền Linh ThuậtLuận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 2Sáu Giai Đoạn Trên Đường ĐạoSự Tái Lâm Của Đức ChristTâm Lý Học Nội MônTâm Thức Của Nguyên TửTham Thiền Huyền LinhTrị Liệu Huyền MônViễn Cảm Và Thể Dĩ TháiTừ Trí Tuệ Tới Trực GiácTự Truyện Chưa Hoàn ThànhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cung Và Điểm Đạo PDF của tác giả Alice Bailey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chơn Nhơn Và Các Hạ Thể (Annie Besant)
MỤC LỤC - Lời nói đầu. 4 - Dẫn nhập. 5 - Thể xác.. 9 - Thể phách... 26 Tìm mua: Chơn Nhơn Và Các Hạ Thể TiKi Lazada Shopee - Thể Vía hay Thể Dục vọng. 35 - Thể trí... 59 - Thể thượng trí. 71 - Các hiện thể khác.. 78 - Các thể tạm... 79 - Hào quang của con người.. 80 - Chơn nhơn. 85 LỜI NÓI ĐẦU Có vài lời cần phải nói khi đưa quyển sách nhỏ này ra cho thế giới. Nó là quyển thứ bảy trong một loạt các Cẩm nang đã được trù định để đáp ứng yêu cầu của công chúng về việc trình bày đơn giản giáo huấn Thông Thiên Học. Một số người đã phàn nàn rằng kho tài liệu của chúng ta cùng một lúc quá bí hiểm, quá chuyên môn lại quá đắt tiền đối với bạn đọc bình thường, và chúng tôi hi vọng rằng loạt sách hiện nay có thể thành công trong việc cung ứng cho nhu cầu rất thiết thực này. Thông Thiên Học không chỉ dành cho người có học, nó dành cho mọi người. Trong số những người có cái thoáng nhìn đầu tiên về giáo huấn Thông Thiên Học qua những quyển sách nhỏ này, có thể có một vài người sẽ được chúng dẫn dắt thâm nhập sâu thêm vào triết lý của nó, khoa học của nó và tôn giáo của nó đối diện với những vấn đề khó hiểu hơn bằng sự nhiệt tâm của một đạo sinh và sự hăng hái của một tân tín đồ. Nhưng những Cẩm nang này không được viết ra cho đạo sinh hiếu học, người mà những khó khăn ban đầu không thể làm nản chí; chúng được viết cho những người nam và nữ bận rộn trong thế giới thường ngày, nó tìm cách minh giải một số chân lý vĩ đại khiến cuộc sống dễ chịu đựng hơn và sự chết dễ giáp mặt hơn. Sách được viết bởi những người phụng sự các Chơn sư, vốn là các Huynh trưởng của loài người chúng ta, cho nên chúng không có mục đích nào khác hơn là để phục vụ cho đồng loại của chúng ta.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chơn Nhơn Và Các Hạ Thể PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiêm Tinh Học Nội Môn (Alice Bailey)
Trích từ một phát biểu của Chân Sư Tây Tạng Xuất bản tháng 8 - 1934 Chỉ cần nói rằng Tôi là một đệ tử Tây Tạng ở một cấp đẳng nào đó, và điều này chỉ mách cho bạn một vài điều, vì tất cả đều là các đệ tử, từ người tìm đạo tầm thường nhất trở lên, và vượt trên chính Đấng Christ nữa. Giống như bao người khác, Tôi đang sinh hoạt trong một thân xác trên các biên giới của Tây Tạng (Tibet), và thi thoảng (theo quan điểm thế tục) Tôi có điều khiển một nhóm đông đảo các Lạt-ma Tây Tạng khi các nhiệm vụ khác của Tôi cho phép. Chính vì sự kiện này mới có dư luận cho rằng Tôi là một tu sĩ của Lạtma-viện đặc biệt này. Những ai có cộng tác với Tôi trong công việc của Thánh Đoàn (và mọi đệ tử đích thực đều hợp tác trong công việc này) đều nhận ra Tôi bằng một danh xưng và chức năng khác nữa. A.A.B. biết rõ Tôi là ai và nhận ra Tôi theo hai danh xưng. Tôi là một huynh đệ của các bạn, kẻ đã đi trên Thánh Đạo lâu hơn một ít so với đạo sinh bậc trung, do đó phải gánh vác các trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi là kẻ đã phấn đấu và đấu tranh trên con đường riêng của Tôi để tiến vào lĩnh vực ánh sáng lớn hơn lĩnh vực của người tìm đạo, tức là những ai sẽ đọc được tác phẩm này, do đó Tôi phải hành xử như người truyền ánh sáng bất cứ giá nào. Tôi không phải là người luống tuổi như số tuổi được nói đến trong các huấn sư. Tuy nhiên Tôi không non kém hoặc thiếu kinh nghiệm. Công việc của Tôi là giảng dạy và quảng bá tri thức Minh Triết Muôn Thuở nơi nào mà Tôi có thể tìm được sự đáp ứng, và Tôi đã phụ trách việc này từ nhiều năm qua. Khi có dịp, Tôi cũng tìm cách phụ giúp Đức Thầy M. và Đức Thầy K.H., vì từ Chiêm tinh học nội môn lâu Tôi đã liên kết với các Ngài và công việc của các Ngài. Qua tất cả mọi điều trên, Tôi đã nói nhiều với bạn, đồng thời Tôi cũng không nói với bạn gì cả để làm cho bạn nghe theo Tôi một cách thiếu cân nhắc và tôn sùng một cách thiếu sáng suốt mà người tìm đạo dễ xúc cảm thường có đối với vị Guru (Đạo Sư) và Đức Thầy mà đến giờ y vẫn chưa tiếp xúc được. Tìm mua: Chiêm Tinh Học Nội Môn TiKi Lazada Shopee Người tìm đạo cũng sẽ không có được tiếp xúc mong muốn đó cho đến khi y chuyển hóa sự tôn sùng do xúc cảm, thành việc phụng sự vị tha đối với nhân loại - chớ không phải đối với Đức Thầy. Các sách mà Tôi viết, được đưa ra mà không đòi hỏi được chấp nhận. Chúng có thể đúng, trung thực hoặc hữu ích, hoặc không có gì cả. Chính bạn phải xác nhận sự xác thực của chúng bằng việc thực hành đúng và bằng việc luyện tập trực giác. Cả Tôi và A. A. B. đều ít quan tâm tới việc các sách đó được chào đón như là các tác phẩm được truyền linh hứng hay là được ai đó nói đến (bằng cách hạ thấp giọng) như là công trình của một trong các Chân Sư. Nếu các sách này trình bày chân lý cách nào mà nó vẫn theo đúng trình tự đã được đưa ra trong các giáo huấn trên thế gian, nếu kiến thức được đưa ra có giúp nâng cao hoài bão (aspiration) và ý-chí-phụngsự (will-to-serve) từ cõi tình cảm đến cõi trí (cõi hoạt động của các Chân Sư) thì các sách này đã đạt được mục tiêu. Nếu giáo lý được truyền đạt này tạo ra được một đáp ứng nơi thể trí giác ngộ của kẻ phụng sự trên thế gian và mang lại sự lóe sáng cho trực giác của y, thì bấy giờ giáo lý này mới nên được chấp nhận. Bằng không thì thôi. Nếu các lời này đáp ứng được với sự vững tin cuối cùng hay được cho là đúng dưới sự trắc nghiệm của Định Luật Tương Ứng (Law of Correspondences), thì bấy giờ chúng mới thực sự là tốt lành. Còn nếu không được như thế, thì đạo sinh đừng nên chấp nhận những gì đã được nói ra.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alice Bailey":Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế GianSự Hiển Lộ Của Thánh ĐoànChiêm Tinh Học Nội MônCung Và Điểm ĐạoLuận Về Huyền Linh ThuậtLuận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 2Sáu Giai Đoạn Trên Đường ĐạoSự Tái Lâm Của Đức ChristTâm Lý Học Nội MônTâm Thức Của Nguyên TửTham Thiền Huyền LinhTrị Liệu Huyền MônViễn Cảm Và Thể Dĩ TháiTừ Trí Tuệ Tới Trực GiácTự Truyện Chưa Hoàn ThànhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiêm Tinh Học Nội Môn PDF của tác giả Alice Bailey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiêm Tinh Học Nội Môn (Alice Bailey)
Trích từ một phát biểu của Chân Sư Tây Tạng Xuất bản tháng 8 - 1934 Chỉ cần nói rằng Tôi là một đệ tử Tây Tạng ở một cấp đẳng nào đó, và điều này chỉ mách cho bạn một vài điều, vì tất cả đều là các đệ tử, từ người tìm đạo tầm thường nhất trở lên, và vượt trên chính Đấng Christ nữa. Giống như bao người khác, Tôi đang sinh hoạt trong một thân xác trên các biên giới của Tây Tạng (Tibet), và thi thoảng (theo quan điểm thế tục) Tôi có điều khiển một nhóm đông đảo các Lạt-ma Tây Tạng khi các nhiệm vụ khác của Tôi cho phép. Chính vì sự kiện này mới có dư luận cho rằng Tôi là một tu sĩ của Lạtma-viện đặc biệt này. Những ai có cộng tác với Tôi trong công việc của Thánh Đoàn (và mọi đệ tử đích thực đều hợp tác trong công việc này) đều nhận ra Tôi bằng một danh xưng và chức năng khác nữa. A.A.B. biết rõ Tôi là ai và nhận ra Tôi theo hai danh xưng. Tôi là một huynh đệ của các bạn, kẻ đã đi trên Thánh Đạo lâu hơn một ít so với đạo sinh bậc trung, do đó phải gánh vác các trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi là kẻ đã phấn đấu và đấu tranh trên con đường riêng của Tôi để tiến vào lĩnh vực ánh sáng lớn hơn lĩnh vực của người tìm đạo, tức là những ai sẽ đọc được tác phẩm này, do đó Tôi phải hành xử như người truyền ánh sáng bất cứ giá nào. Tôi không phải là người luống tuổi như số tuổi được nói đến trong các huấn sư. Tuy nhiên Tôi không non kém hoặc thiếu kinh nghiệm. Công việc của Tôi là giảng dạy và quảng bá tri thức Minh Triết Muôn Thuở nơi nào mà Tôi có thể tìm được sự đáp ứng, và Tôi đã phụ trách việc này từ nhiều năm qua. Khi có dịp, Tôi cũng tìm cách phụ giúp Đức Thầy M. và Đức Thầy K.H., vì từ Chiêm tinh học nội môn lâu Tôi đã liên kết với các Ngài và công việc của các Ngài. Qua tất cả mọi điều trên, Tôi đã nói nhiều với bạn, đồng thời Tôi cũng không nói với bạn gì cả để làm cho bạn nghe theo Tôi một cách thiếu cân nhắc và tôn sùng một cách thiếu sáng suốt mà người tìm đạo dễ xúc cảm thường có đối với vị Guru (Đạo Sư) và Đức Thầy mà đến giờ y vẫn chưa tiếp xúc được. Tìm mua: Chiêm Tinh Học Nội Môn TiKi Lazada Shopee Người tìm đạo cũng sẽ không có được tiếp xúc mong muốn đó cho đến khi y chuyển hóa sự tôn sùng do xúc cảm, thành việc phụng sự vị tha đối với nhân loại - chớ không phải đối với Đức Thầy. Các sách mà Tôi viết, được đưa ra mà không đòi hỏi được chấp nhận. Chúng có thể đúng, trung thực hoặc hữu ích, hoặc không có gì cả. Chính bạn phải xác nhận sự xác thực của chúng bằng việc thực hành đúng và bằng việc luyện tập trực giác. Cả Tôi và A. A. B. đều ít quan tâm tới việc các sách đó được chào đón như là các tác phẩm được truyền linh hứng hay là được ai đó nói đến (bằng cách hạ thấp giọng) như là công trình của một trong các Chân Sư. Nếu các sách này trình bày chân lý cách nào mà nó vẫn theo đúng trình tự đã được đưa ra trong các giáo huấn trên thế gian, nếu kiến thức được đưa ra có giúp nâng cao hoài bão (aspiration) và ý-chí-phụngsự (will-to-serve) từ cõi tình cảm đến cõi trí (cõi hoạt động của các Chân Sư) thì các sách này đã đạt được mục tiêu. Nếu giáo lý được truyền đạt này tạo ra được một đáp ứng nơi thể trí giác ngộ của kẻ phụng sự trên thế gian và mang lại sự lóe sáng cho trực giác của y, thì bấy giờ giáo lý này mới nên được chấp nhận. Bằng không thì thôi. Nếu các lời này đáp ứng được với sự vững tin cuối cùng hay được cho là đúng dưới sự trắc nghiệm của Định Luật Tương Ứng (Law of Correspondences), thì bấy giờ chúng mới thực sự là tốt lành. Còn nếu không được như thế, thì đạo sinh đừng nên chấp nhận những gì đã được nói ra.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alice Bailey":Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế GianSự Hiển Lộ Của Thánh ĐoànChiêm Tinh Học Nội MônCung Và Điểm ĐạoLuận Về Huyền Linh ThuậtLuận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 2Sáu Giai Đoạn Trên Đường ĐạoSự Tái Lâm Của Đức ChristTâm Lý Học Nội MônTâm Thức Của Nguyên TửTham Thiền Huyền LinhTrị Liệu Huyền MônViễn Cảm Và Thể Dĩ TháiTừ Trí Tuệ Tới Trực GiácTự Truyện Chưa Hoàn ThànhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiêm Tinh Học Nội Môn PDF của tác giả Alice Bailey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.