Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu (Thomas L. Friedman)

“Toàn cầu hóa có thể tiếp sức vô hạn nhưng cũng có thể chèn ép con người vô cùng. Toàn cầu hóa có thể phân bổ các cơ hội nhưng cũng khiến tràn lan sự hoang mang”.

Chiếc Lexus Và Cây Ôliu là cuốn sách kinh tế đặc sắc về Toàn cầu hoá, nhưng xa hơn, nó còn là những mô tả cặn kẽ với đầy đủ ưu, khuyết điểm, được, mất của một quá trình tất yếu trong quy luật phát triển.

Sau chiến tranh lạnh, Toàn cầu hoá bắt đầu. Và suy cho cùng, Toàn cầu hoá là xung đột giữa “nhiều điều mới mẻ” với “những thứ cũ xưa”. Thomas L.Friedman đã dùng hình tượng “chiếc Lexus” hiện đại của hãng Toyota - nằm ở phía nam Tokyo và “cây Ôliu” già cỗi bên bờ sông Jordan để ẩn dụ.

Thomas L.Friedman đã viết với sự tỉnh táo của một nhà báo về vấn đề mà bất cứ quốc gia nào cũng đang phải đối mặt khi thế giới đang dần trở nên phẳng. Toàn cầu hoá biến thành một trò chơi mà những ai không tham gia sẽ bị dẫm nát dưới chân "bầy thú điện tử", những người tham gia buộc phải tuân thủ luật chơi khắc nghiệt lấy cạnh tranh làm trung tâm. Rào cản chính trị, địa lý, tài chính, thông tin... được tháo gỡ, thay vào đó là những định chế quốc tế và những tiến bộ thần tốc về công nghệ thông tin và viễn thông, để đạt đến sự hoàn hảo của một hệ thống quốc tế lý tưởng.

Nền kinh tế toàn cầu luôn luôn vận động theo vòng xoáy “mới, mới nhất và mới hơn”, sẽ không có chỗ cho ai “Chân muốn đặt lên chiếc Lexus nhưng tay vẫn khư khư ôm cây Ôliu bản ngã”. Tìm mua: Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu TiKi Lazada Shopee

Chiếc Lexus Và Cây Ôliu đặt ra vấn đề về phát triển trong thời đại "phẳng" được thể hiện qua những mẩu chuyện minh hoạ cụ thể. Thomas L.Friedman đã đặt ra những câu hỏi và tự mình giải đáp chúng bằng chứng cứ và luận điểm vững chắc thay vì chấp nhận những đáp án hiển nhiên sơ sài. Chính điều đó đã khiến Chiếc Lexus Và Cây Ôliu - một cuốn sách kinh doanh đầy chất học thuật, trở nên gần gũi và dễ hiểu với người đọc.

Trong cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu, Thomas L.Friedman, người từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times, đưa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự hội nhập về tư bản, công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia - hội tụ nông dân Brazil, giới doanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ thuật viên ở Thung lũng Silicon vào một ngôi làng toàn cầu chung. Bạn không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào để đầu tư hay tiên liệu về tương lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này - đang ảnh hưởng sâu sắc đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Friedman giải thích cho bạn nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người có thể tồn tại trong đó.

Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi, Friedman miêu tả cuộc xung đột giữa Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu - tượng trưng cho quan hệ căng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại và những sức mạnh văn hóa, địa lý, truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa. Tác giả mô tả cặn kẽ sự chống đối mãnh liệt do toàn cầu hóa gây ra cho những con người bị thua thiệt. Tác giả cũng nói rõ những gì chúng ta cần làm để giữ cân bằng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô Liu. Trong ấn bản lần này, Friedman đã mở rộng và cập nhật những lập luận và phân tích dễ gây tranh cãi của mình, khiến cuốn sách trở nên thiết yếu đối với những ai quan tâm đến dòng chảy thế giới ngày nay.

***

“Một cuốn sách kinh tế đầy ấn tượng, gần như quán xuyến toàn bộ đặc điểm của một trật tự thế giới mới” (Francis Fukuyama, The New Statesman)

“Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu có lẽ là cuốn sách kinh tế không thể thiếu của thiên niên kỷ mới … Cực kỳ thông minh!” (The Dallas Morning News)

“Cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất) cho câu hỏi ‘Toàn cầu hoá là gì?’. Frieldman biết cách giải thích những điều cao siêu trong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyết phục… Frieldman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên. Ông cũng không phóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ - điều này đã tăng cường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách kinh doanh vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc” (The New York Times)

***

Tác giả Thomas L. Friedman, người từng ba lần đoạt giải Pulitzer, là niềm tự hào của The New York Times nói riêng và của toàn nước Mỹ. Thomas Friedman chủ yếu viết về đề tài đối ngoại bao gồm thương mại toàn cầu, Trung Đông và các vấn đề môi trường.

Con số những bài viết và các cuốn sách của Friedman được phát hành lên tới hàng triệu bản trên toàn thế giới. Thường các bài viết của ông được đăng trên khoảng 700 tờ tạp chí. Thậm chí có nhiều bài còn được dịch ra tiếng Ả rập và đăng tải trên các tờ báo hàng đầu của quốc gia này.

Tên tuổi của Friedman đã trở nên rất nổi tiếng ở Trung Đông. Gail Collins, biên tập của The New York Times ví von rằng: “Đi cùng với Thomas đến Trung Đông chẳng khác nào được đi mua đồ cùng Britney Spear”. Trong khi đó, Ernesto Zedillo, cựu tổng thống Mehico ca ngợi: "Fried không chỉ là một người có tư duy thiên tài, một nhà quan sát nhạy bén mà còn là một cây viết xuất chúng”.

***

Thế giới sinh ra khi Bức tường sụp đổ vào năm 1989. Không ngạc nhiên gì khi nền kinh tế non trẻ nhất của thế giới - nền kinh tế toàn cầu - vẫn đang tìm cách định hướng. Cơ chế kiểm tra, điều chỉnh tinh vi để ổn định các nền kinh tế chỉ có thể hoàn chỉnh theo thời gian. Nhiều thị trường thế giới chỉ mới được tự do hóa gần đây, lần đầu tiên bị chi phối bởi tâm lý con người thay vì nắm đấm của nhà nước. Từ chỗ chúng ta đang đứng, không có điều gì có thể làm suy giảm hứa hẹn được đưa ra một thập kỷ trước khi thế giới bị chia cắt đã bị tiêu diệt… Sự phát triển của thị trường tự do và dân chủ khắp thế giới đang cho phép nhiều người khắp nơi chuyển hoài bão thành thành tựu. Công nghệ được làm chủ đúng cách và phân phối tự do sẽ có sức mạnh xóa bỏ không chỉ biên giới địa lý mà còn biên giới dân tộc. Chúng tôi cảm thấy một thế giới chỉ vừa tròn mười tuổi vẫn tiếp tục có những hứa hẹn to lớn. Xin nhớ cho trưởng thành bao giờ cũng là một quá trình đầy khó khăn.

Thật ra, quảng cáo của Merrill Lynch sẽ chính xác hơn nếu nói kỷ nguyên toàn cầu hóa này đã tròn mười tuổi. Bởi vì từ giữa những năm 1800 đến cuối thập niên 1920, thế giới cũng đã trải qua một kỷ nguyên toàn cầu hóa tương tự. Nếu so sánh khối lượng thương mại và dòng chảy đồng vốn qua biên giới, tương quan với GNP và dòng chảy lực lượng lao động qua biên giới, tương quan với dân số thì giai đoạn toàn cầu hóa trước Thế chiến thứ nhất rất giống giai đoạn chúng ta đang sống ngày nay.

Anh quốc lúc ấy là một cường quốc toàn cầu, là nhà đầu tư lớn vào các thị trường mới nổi và những tay tài phiệt giàu sụ ở Anh, châu Âu và Mỹ thường bị khánh kiệt vì các vụ khủng hoảng tài chính bởi một sự cố nào đó tác động lên trái phiếu đường sắt Argentina, trái phiếu chính phủ Latvia hay trái phiếu chính phủ Đức. Không có kiểm soát tiền tệ cho nên ngay sau khi dây cáp xuyên đại dương được kết nối vào năm 1866 thì khủng hoảng ngân hàng và tài chính ở New York nhanh chóng lan truyền sang London hay Paris. Có lần tôi được xếp cùng nhóm thảo luận với John Monks, người đứng đầu Đại hội Liên đoàn Lao động Anh. Ông ta nhận xét chương trình nghị sự của Đại hội đầu tiên tại Manchester, Anh vào năm 1968 có liệt kê trong số những vấn đề cần thảo luận: “Nhu cầu cần giải quyết sự cạnh tranh từ các thuộc địa châu Á” và “Nhu cầu cần đạt chuẩn mực giáo dục và đào tạo của Hoa Kỳ và Đức”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu PDF của tác giả Thomas L. Friedman nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giai Điệu Dây Và Bản Giao Hưởng Của Vũ Trụ (Brian Greene)
Thông qua những cuộc nói chuyện với công chúng về lý thuyết dây trong mấy năm qua, tác giả đã đã nhận thấy rằng thực sự có một nhu cầu muốn tìm hiểu những nghiên cứu đang tiến hành về các định luật cơ bản, về những đòi hỏi phải cấu trúc lại một cách căn bản quan niệm của chúng ta về vũ trụ của những định luật đó, cùng với những thách thức đang ở phía trước trên con đường tìm kiếm một lý thuyết tối hậu. Và thông qua việc giải thích các thành tựu lớn của vật lý, bắt đầu từ Einstein và Heisenberg cùng với những mô tả về sự phát triển vô cùng rực rỡ của các phát minh của họ qua những đột phá của thời đại chúng ta, cuốn sách sẽ làm giàu có thêm vừa thoả mãn được nhu cầu đó.Đối với các sinh viên và giáo viên khoa học, các bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này một sự cô đúc những kiến thức cơ bản của vật lý hiện đại,như thuyết tương đối hẹp, thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử... đồng thời chia sẻ sự nhiệt thành có sức lôi cuốn lớn lao của các nhà nghiên cứu đang tiến tới gần tới một lý thuyết thống nhất đã được tìm kiếm từ lâu.Mời các bạn đón đọc!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giai Điệu Dây Và Bản Giao Hưởng Của Vũ Trụ PDF của tác giả Brian Greene nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ba Phút Đầu Tiên (Steven Weinberg)
Ba phút đầu tiên nói về những phút đầu tiên của sự hình thành vũ trụ, theo thuyết vũ trụ học hiện đại nhất gọi là thuyết “mô hình chuẩn”. Nó xuất phát từ thuyết “Vụ nổ lớn” của các nhà bác học Lemaitre và Gamow, nhưng được hiện đại hóa, chính xác hóa sau sự khám phá ra phông bức xạ vũ trụ cực ngắn ở nhiệt độ 3 kenvin (khoảng âm 270 độ C) vào năm 1964 - 1965.Đây là công lao trực tiếp của hai nhà bác học Mỹ Penzias và Wilson, và họ đã được giải thưởng Nobel năm 1978 về sự khám phá cực kỳ quan trọng này. Nhưng, như cuốn sách này nêu rõ, đó cũng là công lao của một tập thể khá lớn các nhà khoa học trong mấy chục năm trời, trong hàng trăm phòng thí nghiệm, đài quan sát thiên văn, nhóm nghiên cứu lý thuyết, đã đóng góp cho thuyết “Vụ nổ lớn” có được dạng “chuẩn” được nhiều người công nhận như hiện nay.Bản thân tác giả, Steven Weinberg, một thành viên của Viện hàn lâm khoa học Mỹ, một nhà bác học nổi tiếng có nhiều cống hiến cho vật lý lý thuyết, vật lý hạt cơ bản, lý thuyết trường, dù không phải trực tiếp là một nhà vũ trụ học, nhưng gián tiếp đã tham gia vào cuộc đấu tranh cho “mô hình chuẩn” này. Năm 1979 Weinberg đã được giải Nobel về vật lý cùng với hai nhà bác học khác do sự đóng góp của ông vào việc tìm ra thuyết thống nhất hai tương tác: tương tác yếu và tương tác điện tử.Ba phút đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Việt lần đầu năm 1981. Từ đó đến nay cuốn sách đã được tái bản nhiều lần ở nước ngoài, song vẫn không hề có sửa đổi gì do tính kinh điển của nó. Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc yêu thích khoa học, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản in “Ba phút đầu tiên - Một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ba Phút Đầu Tiên PDF của tác giả Steven Weinberg nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bách Khoa Cuộc Sống (Tuấn Minh)
Bạn có biết máy thu hình hoạt động như thế nào không?Tivi màu khác tivi đen trắng như thế nào?Tại sao gọi là tivi “hai màn hình"?Tại sao gọi là tivi lập thể?Tại sao gọi là tivi màn hình phẳng? Tìm mua: Bách Khoa Cuộc Sống TiKi Lazada Shopee Cách thức bảo quản tivi như thế nào?Tại sao đôi khi tivi bị mất màu?Truyền hình cáp là gì?Tại sao tivi siêu nét tốt hơn tivi thường?Tivi tiếp sóng các chương trình vệ tinh như thế nào?Tại sao không nên xem tivi quá lâu?Tại sao đĩa VCD có thể chứa nhiều hình ảnh và âm thanh?Tại sao máy ghi âm có thể ghi được âm thanh?Tại sao hát trong phòng karaôkê lại hay hơn?Tại sao máy giặt có thể giặt sạch quần áo?Tại sao không nên thường xuyên mở tủ lạnh?Tại sao khi vận chuyển không được đặt tủ lạnh nằm nghiêng?Máy hút khói bếp hoạt động như thế nào?Tại sao quạt thông gió luôn phải lắp ở vị trí cao?Máy hút bụi hoạt động như thế nào?Máy điều hoà làm sạch không khí như thế nào?Tại sao gió của quạt điện không dễ chịu bằng gió trời?Tại sao bóng đèn sợi đốt tiêu hao nhiều điện năng?Tại sao tháp đèn hiệu cần phải lập lòe?Tại sao tóc bóng đèn điện đã bị đứt nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm?Tại sao điện thoại di động có thể gọi đi khắp mọi nơi?Bình nước nóng hơi đốt hoạt động như thế nào?Những nguy hiểm khi sử dụng bình nước nóng hơi đốt?Công dụng của máy làm sạch không khí là gì?Uống sữa bò vào mùa hè là nóng, đúng hay sai?Sữa bò để lâu thành sữa chua đúng hay sai?Sữa chua tốt hơn sữa bò, đúng không?Tại sao ống hút có thể hút được đồ uống?Tại sao máy làm khô tay lại cảm ứng được với tay người?Máy photocopy hoạt động nhu thế nào?Tại sao phải coi trọng chất lượng và quy cách của giấy photo?Máy photocopy có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con người?Nguyên lý hoạt động của loại máy ảnh chụp cho ảnh ngay?Tại sao khi chụp màn hình tivi dùng đèn flash, ảnh lại bị loá?Đồng hồ thạch anh là gì?Tại sao không nên đeo đồng hồ khi ngủ?Tại sao đưa tay vào lò vi sóng không bị bỏng?Tại sao khi nấu bẵng lò vi sóng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít bị mất đi?Lò vi sóng làm chín thức ăn như thế nào?Tại sao không nên nấu nước bằng nồi cơm điện?Tại sao nấu bằng nồi áp suất thức ăn nhanh chín hơn?Tại sao hòa đồ uống bằng nước phích là không khoa học?Tại sao mùa hè càng uống nước lạnh càng thấy khát?Uống sữa vào mùa hè phải chú ý vấn đề gì?Đun sữa như thế nào mới là đúng?Tại sao phải uống nhiều sữa hơn?Cần chú ý gì khi uống sữa đậu nành?Nước khoáng thiên nhiên có những ưu điểm gì?Tại sao đáy ấm đun nước có các vòng sóng?Tại sao sau khi vận động mạnh không nên uống nhiều nước?Bạn có biết uống trà như thế nào là khoa học nhất?Tại sao trên nắp ấm trà lại có một lỗ nhỏ?Tại sao phải hâm nóng thức ăn khi lấy ra từ tủ lạnh?Tại sao đồ hộp lại có thể giữ được lâu?Làm thế nào để giữ cho bánh bích quy xốp giòn?Nguyên nhân nào gây ngộ độc thức ăn?Tại sao khi rửa sạch vỏ, trứng gà, vịt thường dễ bị hỏng?Ăn trứng gà sống có tốt không?Ăn sáng như thế nào mới là khoa học?Tại sao không nên ăn nhiều vào bữa tối?Tại sao phải nhai kỹ khi ăn cơm?Tại sao sau khi ăn no không nên vận động?Tại sao không nên gói thức ăn bằng giấy báo?Dùng các hộp nhựa đựng thức ăn có an toàn vệ sinh không?Tại sao khi ăn một bát thịt không còn bốc hơi nóng ta vẫn thấy nóng?Tại sao không nên đựng dầu ăn trong bình nhựa?Tại sao phải rửa sạch rau trước khi thái?Tại sao khi mài dao phải cho một ít nước vào phía trên của dao?Tại sao không được rửa bát đĩa bằng bột giặt?Vì sao không nên ngâm rong biển quá lâu?Tại sao uống thuốc bắc khi thì phải uống nóng khi thì phải uống lạnh?Dấm chua có những tác dụng gì?Ăn nhiều muối có lợi cho sức khỏe không?Bạn có biết tại sao khi luộc chín tôm cua lại có màu hồng?Chất xenlulô là gì?Tại sao thịt đông có thể đóng băng ở nhiệt độ bình thường?Không nên kết hợp dưa chuột với những loại rau nào?Tại sao ăn nhiều mỳ tôm không tốt cho cơ thể?Tại sao đồ ăn nhanh ít có giá trị dinh dưỡng?Ăn rau sống có những lợi ích gì?Tại sao mọi người thích ăn mướp đắng?Tại sao ăn lạc tốt cho sức khỏe?Tại sao nên thường xuyên ăn cá?Tại sao nên ăn nhiều cà rốt?Tạt sao đậu tương được dùng khá phổ biến trong cuộc sống?Tại sao khi đang hầm xương không nên cho thêm nước lạnh vào?Tại sao các bạn trẻ không nên kén ăn?Tại sao khi cho bột nở vào bánh bao, bánh lại trở nên mềm và xốp?Tại sao học sinh trung học cần ăn thêm vào giữa giờ?Thế nào là suy dinh dưỡng? Tại sao lại xuất hiện tình trạng trên?Tại sao cơ thể cần bổ sung một lượng chất béo nhất định?Nguyên và tác hại của bệnh béo phì?Tại sao ăn vặt là một thói quen xấu?Tại sao xà phòng có thể tẩy sạch các vết bẩn trên quần áo?Xà phòng có ít bọtcó thể giặt sạch quần áo không?Tại sao trước khi giặt nên ngâm ga trải giường vào nước sôi?Tại sao có thể thổi bong bóng từ nước xà phòng?Thuốc tẩy có thể tẩy trắng tất cả các màu sắc không?Nguyên lý nào làm bút dạ ra màu liên tục?Dưa chuột có tác dụng gì?Tại sao mùa đông cơ thể con người có một số thay đổi về sinh lí?Tại sao mùa đông không nên hơ tay chân trên ngọn lửa?Tại sao mùa hè mọi người thích tắm nắng?Tại sao cần cấm hút thuốc ở nơi công cộng?Mơ ngủ có ảnh hưởng tớ trí tuệ con người không?Tại sao người ta có thể mua đồ bằng thẻ từ?Tại sao dùng khoá từ có thể đảm bảo an toàn?Tại sao các rạp chiếu phim phải làm rèm cửa bằng vải đỏ?Tại sao bạn không thể đập được ruồi bằng một miếng bìa các tông?Tại sao xe ôtô đồ chơi có thể tự độngchuyển hướng mỗi khi chạm phải vật cứng?Tại sao quả bóng đá thường có hai màu đen trắng?Tiêu chuẩn kỹ thuật và độ dài của đường thi đấu điền kinh?Tại sao cờ tướng mỗi bên chỉ có 5 tốt và quân tốt chỉ tiến chứ không lùi?Tại sao có loại quần áo mùa đông mặc thì ấm, mùa hè mặc thì mát?Tại sao có loại quần áo bị co lại khi gặp nước?Chọn quần áo thế nào cho phù hợp?Tại sao có một số quần áo dễ bị sờn lông?Tại sao mùa đông khi cởi quần áo ra ta thường nghe thấy tiếng lách tách?Tại sao khi cho băng phiến vào tủ thì quần áo không bị mọt?Màu nào dễ gây chú ý cho mọi người nhất?Tại sao ủng cao su khi phơi nắng rất dễ bị hỏng?Mùa đông khi đi bít tất cần chú ý gì?Làm thế nào để mua được đôi giày vừa chân?Tại sao đèn hậu của xe đạp không có bóng đèn mà vẫn có thể phát sáng?Tại sao người ta phải xây dựng tháp ở hai đầu cầu bắc qua các con sông lớn?Tại sao cây cầu phải có nhiều nhịp?Tại sao độ cao của các cây cầu so với mặt đường lại khác nhau?Tại sao cầu Triệu Châu của Trung quốc vẫn kiên cố sau 1400 năm?Tại sao khi ôtô đi trên đườnglại cuốn theo những lớp bụi?Tại sao khi ngồi xe ôtô chúng ta phải thắt dây an toàn?Xe ôtô dùng ni tơ hoá lỏng có những ưu điểm gì?Tại sao mùa đông các loại xe cơ giới thường khó khởi động?Tại sao kính phía trước ôtô phải nghiêng về sau một góc nhất định?Tại sao chụp đèn ôtô lại có những kẻ sọc?Tại sao cần hạn chế tốc độ của ôtô?Tại sao có đường một chiều?Tại sao khi tham gia giao thông chúng ta phải đi bên phải đường?Tại sao cần ưu tiên cho giao thông công cộng?Tại sao trên các đường cao tốc không có đèn đường?Tại sao cảnh sát giao thông có thể biết được tốc độ xe của bạn?Tại sao súng bắn tốc độ có thể đo được tốc độ xe?Tại sao xăng không chì lại tốt hơn xăng có chì?Tại sao khi đi đường có nhiều sương mù đèn của ôtô lại có màu vàng?Tại sao xe đua công thức I có kiểu dáng rất đặc biệt?Tại sao gọi là xe ôtô địa hình?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuấn Minh":Bí Mật Toán HọcNhững Bí Mật Về Thế Giới Thực VậtVén Bức Màn Hóa HọcBí Mật Cơ Thể NgườiBách Khoa Cuộc SốngThăm Dò Vũ TrụÁnh Sáng Khoa Học Kỹ ThuậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bách Khoa Cuộc Sống PDF của tác giả Tuấn Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kể Chuyện Về Kim Loại (X. I. Venetxki)
Kể từ ngày thời kỳ đồ đá chuyển giao lại quyền hành của mình sang cho thời đại đồ đồng, các kim loại đã phục vụ con người một cách trung thành, giúp con người xây dựng và sáng tạo, khắc phục thiên tai, khám phá các bí mật của thiên nhiên, chế tác ra các cơ cấu và máy móc tuyệt diệu. Gheor Agricôla (Georg Agricola) - nhà tư tưởng người Đức ở thế kỷ XVI, tác giả của nhiều công trình về luyện kim, đã từng nhấn mạnh vai trò to lớn của kim loại trong cuộc sống của chúng ta. Trong tác phẩm “Về ngành mỏ và luyện kim”, ông đã viết: “Con người sẽ không thể làm gì nếu không có kim loại..., nếu không có kim loại thì hẳn con người đã phải kéo lê kiếp sống thảm hại và ghê tởm nhất giữa bầy dã thú. Hẳn là người ta đã phải quay về với những hạt dẻ và những quả táo quả lê mọc dại trong rừng, phải ăn cỏ và rễ cây, phải dùng móng tay đào bới cho mình những cái hang để lấy chỗ ban đêm chui vào nằm, còn ban ngày thì lang thang hết chỗ này chỗ nọ trong các chốn rừng rậm và đồng hoang chẳng khác gì những con dã thú. Bởi vì lối sống như thế hoàn toàn không xứng đáng với trí tuệ con người - món quà quý nhất mà thiên nhiên ban cho, nên lẽ nào lại có người ngu ngốc và gàn dở đến nỗi không đồng ý rằng, kim loại thật cần tiết cho việc ăn mặc và nói chung là để duy trì cuộc sống cho con người?” Nhà bác học vĩ đại M.V.Lomonosov cũng đánh giá rất cao ý nghĩa của kim loại đối với sự phát triển của xã hội loài người. Trong cuốn “Mấy lời bàn về lợi ích của hóa học”, ông đã viết: “Kim loại tạo nên vẻ đẹp và sự bền vững cho các đồ dùng quan trọng và cần thiết trong xã hội... Kim loại bảo vệ chúng ta trước sự tấn công của kẻ thù, các con tàu nhờ có kim loại mà trở nên cứng vững và được chằng buộc bởi sức mạnh của kim loại để lướt trên sóng biển trước những trận cuồng phong dữ dội. Kim loại làm cho đất đai trở nên phì nhiêu; kim loại giúp chúng ta trong việc săn bắt các loại động vật trên cạn và dưới nước để nuôi sống chúng ta... Nói tóm lại, không một lĩnh vực nghệ thuật nào, không một nghề thủ công đơn giản nào lại có thể tránh được việc sử dụng kim loại”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kể Chuyện Về Kim Loại PDF của tác giả X. I. Venetxki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.