Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

100 Ý Tưởng Bán Hàng Tuyệt Hay

100 Ý Tưởng Bán Hàng Tuyệt Hay

Thượng đế không ở bên phe có các đạo quân hùng hậu, mà ở bên phe có những phát bắn chính xác.

Voltaire Bán hàng – sự Tương Tác Trực Tiếp giữa người mua và người bán – là một phần then chốt của toàn bộ quá trình tiếp thị. Ở nhiều doanh nghiệp, nó là mắt xích cuối cùng. nói cách khác, dù hoạt động tiếp thị nào được triển khai, từ gửi brochure (tờ bướm quảng cáo) hay gửi thư, đến thực hiện một chiến dịch quảng cáo lớn, và dù hoạt động tiếp thị đó đã tạo ra nhiều sự quan tâm, việc bán hàng phải chuyển đổi được sự quan tâm ấy – biến nó thành hành động mua hàng.

có khi quá trình bán hàng chỉ có một sự việc – bạn nói chuyện với khách hàng và, nếu mọi thứ suôn sẻ, họ mua hàng. Trong những trường hợp khác, tính chất của sản phẩm hay dịch vụ, và thái độ khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ đòi hỏi cả một chuỗi sự việc được thực hiện. những việc này trải rộng từ một khảo sát đơn giản đến một loạt các cuộc gặp, và có thể còn hơn thế (chẳng hạn như gửi một bản dự thảo hay tổ chức một buổi giới thiệu). Mỗi giai đoạn đều quan trọng, và bất kỳ việc gì được tiến hành, nó phải được tiến hành tốt; quyển sách này chủ yếu tập trung vào sự tương tác mặt đối mặt giữa người bán hàng và khách hàng.

công việc của người bán hàng là truyền đạt rõ ràng, thuyết phục, và cũng rất thường xuyên, là giới thiệu một cách rõ ràng sự khác biệt của món hàng đang bán với thứ tương tự của đối thủ cạnh tranh. nó là một quá trình mong manh, ở đây tôi muốn nói là các kết quả có thể thay đổi – theo hướng tốt hay xấu – bởi những thay đổi nhỏ trong phương pháp tiếp cận. Đó có thể chỉ là việc sử dụng một từ này thay cho một từ khác, hay cách mô tả này thay cho cách mô tả khác. các thị trường có thể có cạnh tranh, có khách hàng khó tính và hay thay đổi, còn sự thành công của việc bán hàng sẽ không “cứ thế mà xảy ra” vì bạn có sản phẩm tốt, hay có “tài nói chuyện”. như đã nói từ trước, một vấn đề then chốt trong thị trường hiện nay là cho thấy sự khác biệt của sản phẩm, là đảm bảo phương pháp tiếp cận của bạn khác hẳn đối thủ cạnh tranh. nhưng bạn có thể chắc chắn một điều:

Thành công trong việc bán hàng sẽ chắc chắn hơn nếu bạn áp dụng các phương pháp tiếp cận linh hoạt, hiểu cách nó hoạt động, và triển khai các kỹ thuật phù hợp theo những cách phù hợp. hãy nghĩ đến bất kỳ kỹ năng nào. Bạn có thể tung hứng với ba cây đuốc cháy rừng rực mà không để lại vài đốm cháy trên thảm không? có lẽ bạn không thể, nhưng có người làm được đấy. Điều khác biệt giữa họ và bạn là gì ư? có lẽ chỉ là họ đã nghĩ đến chuyện làm việc đó như thế nào, hiểu cách thực hiện việc đó, và luyện tập việc đó. Bán hàng cũng không khác gì.

Mẫu hình “người bán hàng bẩm sinh” thực sự là rất hiếm. nhưng, người bán hàng giỏi thì thường thấy hơn. Và người giỏi nhất trong số họ thường có một bí quyết. họ thấu hiểu quá trình mua bán. nhờ sự hiểu biết đó, họ chọn phương pháp tiếp cận một cách có ý thức, và họ triển khai phương pháp tiếp cận áp dụng được các kỹ thuật đã lựa chọn kỹ càng mà cũng phù hợp với từng khách hàng cá nhân hay khách hàng tiềm năng mà họ đang giao dịch. Đôi khi những gì cần phải làm lại ngược với trực giác, như cách mà khi đối mặt với một lời than phiền, nhiều người thấy hầu như không thể tránh nói thẳng rằng bất kể điều gì đã xảy ra thì “cũng không phải lỗi của tôi”, dù đó là điều khách hàng không muốn nghe. Tiêu chuẩn phổ biến nói chung của nghề bán hàng hầu như không hợp lý, nhiều tiêu chuẩn khá tồi tệ, thiếu cân nhắc và kém tập trung vào khách hàng. nhiều người bán hàng loay hoay suốt, nghĩ rằng tất cả những gì cần thiết chỉ là phương pháp tiếp cận cá nhân. nếu người ta thích tôi thì người ta sẽ mua hàng từ tôi, họ nói vậy. họ bán hàng (giả dụ là sản phẩm đó tốt) nhưng sẽ không bao giờ bán được nhiều hết mức họ có thể.

Tất cả những điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là những ai làm trong lĩnh vực này và làm đúng cách sẽ có cơ hội lớn để tăng tối đa kết quả bán hàng và bằng cách đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bán hàng là khu vực rất cá nhân của lĩnh vực tiếp thị. Đó là những gì bạn làm mà có thể đảm bảo thành công, những gì bạn nói và cách bạn nói điều đó như thế nào. Mục đích của quyển sách này là đưa ra các ý tưởng và các phương pháp nổi bật giúp bạn mài giũa kỹ năng bán hàng của mình và tăng hiệu quả mà các kỹ năng này mang lại. Không có gì trong quyển sách này đòi hỏi sự cố gắng về mặt trí tuệ tới mức nản lòng. Bán hàng – bán hàng giỏi – hầu như là một việc bình thường. song đó cũng là một quá trình phức hợp. Trong một buổi gặp gỡ chào hàng kéo dài đến nửa giờ (và đôi khi kéo dài hơn), luôn có một điều thú vị xảy đến và có nhiều thứ để nhớ đến.

sẽ không phù hợp nếu áp dụng cùng một cách giải quyết hay phương pháp cho mọi khách hàng, mỗi trường hợp sẽ có khác biệt, dù ít dù nhiều. Đúng hơn là bạn luôn cần phải tìm những cách phù hợp theo đúng nghĩa đen là hết ngày này qua ngày khác, cho hết khách hàng này đến khách hàng khác, và hết cuộc gặp này đến cuộc gặp khác. Bán hàng là một quá trình sôi nổi, và sự thay đổi tình hình thị trường đòi hỏi một phương pháp tiếp cận uyển chuyển. những người bán hàng giỏi nhất không hoạt động rập khuôn, họ không “đánh máy” bài thuyết trình của mình, mà luôn hiểu rõ các ưu điểm của những việc họ làm. Quả thực, một trọng tâm khách hàng cụ thể và đặc trưng là cần thiết cho mọi việc trong quá trình bán hàng, và đó là chủ đề xuyên suốt quyển sách này. (nó được đề cập đến trong định nghĩa về bán hàng tiếp ngay sau đây). có nhiều ý tưởng đơn lẻ được trình bày ở đây: chẳng hạn như những thứ được thiết kế để giúp việc trình bày bài thuyết trình bán hàng của bạn có tác động mạnh mẽ hơn. các ý tưởng này xuất hiện ở nhiều giai đoạn trong quá trình bán hàng. chúng không hiện diện theo một thứ tự riêng biệt nào, dù chỉ là thứ tự ưu tiên trước sau, và chúng không yêu cầu tính đến mọi phương diện của công việc bán hàng. Dù tập trung vào thứ gì đi nữa gì đi nữa, rõ ràng có những ý tưởng ở đây có thể:  Trực tiếp sao chép hay áp dụng vào việc kinh doanh của bạn.

 áp dụng: điều chỉnh phù hợp hay thay đổi một chút để ý tưởng tương xứng và có ích với việc kinh doanh của bạn.  Được sử dụng như một chất xúc tác, thúc đẩy một loạt suy nghĩ dẫn đến những hành động và những thay đổi thực tiễn hữu ích. Do tính chất năng động của thị trường, và tính luôn thay đổi của khách hàng, kỹ thuật bán hàng phải luôn được triển khai linh hoạt, lựa chọn những việc nào nên làm, làm ở đâu, khi nào. Bất cứ gì cũng có thể có ích nếu tạo được sự thay đổi và tạo sự phát triển về phương pháp luận trong việc tìm kiếm điểm nổi trội đang được thực hiện. Không có cái gọi là “cách đúng để bán hàng”. cái có nghĩa lý là cái phát huy tác dụng ở hiện tại, với một khách hàng tiềm năng hay một khách hàng cụ thể. ngày mai, hay tuần sau chúng ta có lẽ cần đến, và tới năm sau thì chúng ta hầu như chắc chắn sẽ cần đến một cách tiếp cận cải tiến hơn. Vì vậy quyển sách này – loạt sách này – được thiết kế để khơi dậy sự hứng khởi, nên nó là một phương tiện trợ giúp để thúc đẩy việc xem xét và thay đổi đang được triển khai. nó cũng khá linh hoạt. Không cần phải ngồi một chỗ đọc cả quyển sách (thay vào đó hãy rà soát nhanh làm thế nào bạn có thể tăng cường các phương thức bán hàng của mình). sách có thể xem lướt qua, và vì mỗi ý tưởng luôn được giải thích liền sau đó, nên bạn có thể chú ý một số ý tưởng nào đó, nghĩ đến khả năng hữu dụng của ý tưởng đó với bạn, và cân nhắc hành động nào bạn có thể tiến hành khi đã lĩnh hội được hết từng ý tưởng một. Điều này sẽ giữ cho việc đọc sách dễ dàng, và ngăn tình trạng bạn phải cố tập trung cùng một lúc quá nhiều thứ mà có thể gây ra những khó khăn kiểu như giữ tất quả những quả bóng trên không cùng một lúc.

Một số ý tưởng bạn có thể sẽ sử dụng ngay lập tức. những ý tưởng khác, như đã nói từ trước, gợi mở tư duy dẫn đến những hành động và những thay đổi. Một số ý tưởng lại có thể chỉ là câu chuyện thú vị chứ không có một tác dụng gì hơn – mà đôi lúc là vì bạn đang thực hiện cách đó rồi. Dù sao đi nữa, quá trình đọc quyển sách này có lẽ sẽ đặt bạn vào một lối suy nghĩ có tính xây dựng. Không có một công thức kỳ diệu nào đảm bảo cho sự thành công trong nghề bán hàng. nếu có một mẫu số chung, thì đó hẳn là việc những người thành công nhất trong nghề này đều cố gắng xem việc bán hàng là một quá trình năng động và hay thay đổi: một quá trình mà với nó họ có thể làm việc, áp dụng một cách thức và một phương pháp tiếp cận, cũng như triển khai các kỹ thuật thích hợp giúp đem lại cho họ cơ hội thành công lớn nhất. Quyển sách này là nguồn hỗ trợ quá trình phân tích và xem xét không ngừng, vốn cần thiết để tạo ra đội ngũ bán hàng tuyệt vời. Patrick Forsyth

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Nghệ Thuật Câu Like
Nghệ Thuật Câu LikeInternet bùng nổ trong thời gian vừa qua đã góp phần đưa các doanh nghiệp đến gần hơn nguồn khách hàng tiềm năng của mình. Những trang web cộng đồng trực tuyến được bùng nổ như: Facebook, Twitter, Youtube hay LinkedIn, những trang website này giúp cho doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng, không còn rườm rà như xưa, nhưng không chỉ có thế là đủ mà bạn hãy suy nghĩ xem: sao những thông điệp của mình không tạo được hiệu ứng như mong đợi? Bạn cảm thấy băn khoăn khi khách hàng thờ ơ với các trang web độc đáo và bắt mắt của mình? Nếu những câu hỏi đó từng làm bạn trăn trở, thì đây chính là quyển sách dành cho bạn.Được xây dựng từ chính trải nghiệm của tác giả Ann Handley – Giám đốc Nội dung của MarketingProfs – công ty chuyên cung cấp các giải pháp marketing toàn diện và C.C Chapman – diễn giả podcasting nổi tiếng từng sáng lập thành công công ty truyền thông xã hội Advanced Guard, cuốn sách sẽ trang bị cho bạn cách thức phát triển nội dung ấn tượng nhất nhằm kết nối với người mua trên cộng đồng mạng. Ann Handley và C.C Chapman sẽ dẫn dắt bạn từng bước cơ bản: từ xác định rõ mục tiêu chiến lược của nội dung trước khi phác họa ý tưởng, đến truyền tải nội dung một cách hiệu quả nhất để nâng cao uy tín và thu hút khách hàng trung thành. Đan xen trong đó là những câu chuyện về các công ty đã thành công khi áp dụng các công thức này. Qua đó, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng to lớn của nội dung – không những đóng vai trò then chốt trong hoạt động marketing, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và doanh nghiệp.Quyển sách không đánh đố người đọc bằng các lý thuyết xa rời thực tế, mà sử dụng ngôn ngữ hình tượng, gần gũi mà vô cùng thực tiễn. Bất cứ người đọc nào cũng sẽ cảm thấy tác giả đang cố gắng trò chuyện với mình. Họ có thể tìm thấy giải đáp cho thắc mắc của mình, cũng như áp dụng các bí quyết nhằm cải thiện hiệu quả truyền thông đến khách hàng. Đó chính là mấu chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững trong kinh doanh.Đừng khiến tâm sức của đội ngũ marketing thành uổng phí, hãy biến nội dung thành nguồn sống cho mọi thành tựu quảng bá trong doanh nghiệp của bạn, như các bậc thầy truyền thông đã làm.Thông tin tác giả:Ann Handley là Giám đốc Nội dung của MarketingProfs, một tổ chức đáng tin cậy giúp các doanh nghiệp quảng bá được sản phẩm và dịch vụ của mình thông minh và hiệu quả hơn. Có đến hơn 360.000 các doanh nhân, chủ doanh nghiệp và các nhà marketing trong các tập đoàn lớn nhất toàn cầu theo dõi tổ chức này, biến nó trở thành tổ chức lớn nhất về lĩnh vực marketing.Ann có 12 năm kinh nghiệm trong việc tạo ra và quản lý nội dung số để xây dựng các mối quan hệ cho các tổ chức và các cá nhân. Ngoài ra bà cũng là một tác giả cũng như là chủ nhân của blog, A n n a r c h y, cũng như diễn đàn American Express OPEN, Mashable, and The Huffington Post.Trước đây, Ann cũng là đồng sáng lập ClickZ, một trong những nguồn lực marketing phổ biến nhất trên thế giới.
50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng
50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách HàngMột người đầu bếp vì bốn vị khách hàng ngoại quốc mà học tiếng Anh.Người của tiệm ăn Shousi làm gì vào khoảng thời gian giữa cao điểm ban ngày và cao điểm ban đêm ?Đầu bếp Akimasi đã lợi dụng khoảng thời gian rỗi ấy để học tiếng Anh.Akimasi nói : “Hiện tại tôi rất muốn học tiếng Anh”.Tôi hiểu tâm trạng ấy của Akimasi.Tôi hỏi anh ta : “Nhưng tại sao hiện tại anh lại rất muốn học tiếng Anh ?”Akimasi đáp : “Có bốn vị khách nước ngoài đến tiệm ăn chúng tôi. Tôi cứ nghĩ là họ chỉ ngẫu nhiên đến ăn ở tiệm chúng tôi một lần, không ngờ họ lại trở thành khách thường xuyên. Tôi muốn học tiếng Anh để trò chuyện với họ”.Akimasi sẽ kể tỉ mỉ cho khách hàng biết món ăn pusi thế nào, có thể tìm ở đâu, ăn vào lúc nào, nấu món ấy ra sao…Akimasi muốn dùng tiếng Anh nói cho mấy vị khách nước ngoài biết điều đó.Vì bốn vị khách kia không biết tiếng Nhật, cho nên Akimasi bèn vì họ mà học tiếng Anh.Đội ngũ lái xe của Công ty taxi M* đều biết nói tiếng Anh.Có Công ty tăng lương cho những lái xe biết nói tiếng Anh.Nhưng ở tiệm ăn Shousi, việc học tiếng Anh không được thù lao.Bởi vì là cửa hàng tư nhân, không cần biết tiếng Anh, chỉ cần tiêu thụ tốt món “Kim thương ngư” là được.Nhưng để cho khách hàng ăn ngon miệng hơn, Akimasi đã cố gắng học tiếng Anh.Đó là tinh thần đối xử thật sự chu đáo đối với khách hàng.
Thuật Quản Lý Bán Hàng
Thuật Quản Lý Bán HàngCông việc của người quản lý bán hàng là tuyển dụng, quản lý và động viên đội ngũ nhân viên bán hàng có hiệu suất hàng đầu.Chuyên gia bán hàng lừng danh thế giới Brian Tracy đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu sự khác biệt giữa những nhà quản lý bán hàng thành công nhất thế giới so với phần còn lại, và đúc kết thành những chiến lược đơn giản nhưng đầy quyền năng. Độc giả sẽ được khám phá sáu phẩm chất cốt lõi của một đội ngũ bán hàng thành công và biết cách:• Chọn lựa và tuyển dụng những người giỏi nhất• Đặt ra những mục tiêu rõ ràng• Xác định kế hoạch bán hàng• Thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao• Động viên bằng những hình thức khích lệ đúng đắn• Thúc đẩy nhận thức bản thân của nhân viên để thúc đẩy doanh thu• Suy nghĩ giải pháp bán hàng• Đo lường kết quả• Loại bỏ những nhân viên làm việc kém• Lãnh đạo bằng cách làm gương• Và…nhiều hơn nữa!
Đừng Hành Xử Như Người Bán ,Hãy Suy Nghĩ Tựa Người Mua
Đừng Hành Xử Như Người Bán, Hãy Suy Nghĩ Tựa Người MuaĐộc giả có thể tìm thấy cách tiếp cận độc đáo về nghệ thuật bán hàng – nghệ thuật khiến người bán hàng trở thành người giúp đỡ người mua mua được hàng theo ý muốn của họ, chứ không phải là bán được hàng theo ý muốn của mình.Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách nhận được nhiều lời khen tặng của các giám đốc, học giả ngay sau khi nó được xuất bản và được thừa nhận như một cuốn sách được coi là dành riêng cho những ai thật sự muốn thành công trong bán hàng, bởi nó chỉ cho họ chính xác từng bước, từng bước một để đi đến thành công.Jerry Acuff và Wally Wood không đưa ra hàng lô những lời khuyên làm thế nào để khắc phục mối ác cảm của khách hàng, và lái các khách hàng tiềm năng vào việc mua hàng cũng như dịch vụ của bạn. Thay vào việc đưa ra một mô hình bán hàng khác, cuốn sách đã đề cập một mô hình mua hàng. Các tác giả cho rằng, người ta nói chung thích mua hàng, thích có những sản phẩm tốt, những món hời, tuy vậy, ai cũng có cảm giác mình đang bị nài ép, hay bị lừa vào một thương vụ, ngay cả khi họ đang rất muốn món hàng mà bạn đang bán cho họ. Đó là lí do vì sao bán hàng lại khó đến thế, và vì sao bạn phải thay đổi cách làm việc nếu muốn bán được nhiều hơn và giữ được chân khách hàng. *** Nền kinh tế Hoa Kỳ đạt giá trị 10.000 tỷ đô-la chính là nhờ người dân thích mua sắm. Thế nhưng, càng thích mua sắm bao nhiêu, người ta lại càng không thích bị dụ mua bấy nhiêu. Về vấn đề này, sâu sắc hơn ai hết, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực bán hàng, Jeffrey Gitomer, đã viết trong cuốn sách, Little Red Book of Selling (Cuốn sách đỏ nhỏ về bán hàng)(1) của mình như sau: “Con người ghét bị dụ mua, nhưng lại thích mua.” Khi bạn mua một chiếc xe hơi, một cái tivi, hay một cái máy tính, bạn thường không kể với đồng nghiệp, bạn bè hay người thân rằng, “Xem người ta đã bán cho tôi cái gì này!” mà bạn thường khoe rằng, “Xem tôi đã mua được cái gì này!” Như hầu hết mọi người, chúng ta đều thích mua sắm. Chúng ta thích đi siêu thị, thích mua xe mới, thích mua nhà mới, hay tivi mới. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi mua được thứ mình muốn.Tuy nhiên, trong khi mọi người thích mua sắm, thì mua hàng từ một người bán hàng thường là một tình huống có tính chất đối kháng, và ít khi vui vẻ. Thêm nữa, nhiều nhân viên bán hàng đã xử sự như những người bán hàng đơn thuần hơn là đặt mình vào tư thế của một người đi mua. Khách hàng muốn mua thứ này, người bán hàng muốn bán thứ khác. Khách hàng muốn kiểu xe hơi này, nhưng nhân viên bán hàng lại mong bán được kiểu xe mà đại lý đang cần bán trong tháng đó. Khách hàng muốn mua một chiếc tivi 28 inch vừa túi tiền, nhân viên bán hàng lại muốn bán một chiếc tivi 45 inch màn hình phẳng, bởi vì nó có mức hoa hồng cao hơn. Thái độ này không giúp cho khách hàng mua hàng, cũng không phải là một thái độ xem khách hàng là trung tâm – và đó là lý do vì sao hầu hết chúng ta đều ghét bị dụ mua.Cho dù một số người bán hàng có thể ý thức được, ở một mức độ nào đó, các kỹ năng để bán hàng thành công, nhưng hầu hết họ không bao giờ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng, bởi vì họ không bán hàng theo cách có thể làm cho khách hàng cảm thấy phấn chấn. Trừ phi có được một cách suy nghĩ và kỹ năng xây dựng quan hệ từ một quy trình bán hàng đúng đắn, còn không bạn sẽ gần như chẳng bao giờ có thể đạt đến nghệ thuật trong lĩnh vực bán hàng, và đấy chính là những gì cuốn sách này muốn đề cập – làm thế nào để đạt đến được nghệ thuật bán hàng giỏi.