Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

SỬ KÝ NƯỚC AN NAM (KỂ TẮT)

Học sử là cho biết hiền nhân cổ tích những việc đã xảy ra đười trước: trị loạn, đắc thật, hư thật, lành dữ là thế nào, ngó điều lành điều tốt thì đua ben bắt chước , sự giữ thói hư thì cải trừ xa lánh.

Học sử là cho biết hiền nhân cổ tích những việc đã xảy ra đười trước: trị loạn, đắc thật, hư thật, lành dữ là thế nào, ngó điều lành điều tốt thì đua ben bắt chước , sự giữ thói hư thì cải trừ xa lánh.

Vậy khuyên anh em đồng bang chuyên việc học hành cho mở mang tri hóa mà đừng bỏ học tự tích Việt Nam mình, vì thấy nhiều người ngoại quốc tịch nắm sử nước ta còn ta là dân trong nước lại không nắm lịch sử nước mình.

Và nếu rõ sử tàu, sử Vạn quốc mà mù tịt sử nước nhà e chẳng khác gì thầy bói khoe mình biết những việc kín nhiệm của người ta mà nhà cửa của mình ở hướng nào không biết rã mà về là điều báng bổ.

Tục Mường – Tục cưới về Mường, Mán rất nực cười. Khi cưới, nhà gái nấu một nồi nước bẩn thỉu, cả nhà khóc lóc chờ khi họ hàng đưa dâu ra cửa thì lấy gạo muối ném theo và rẩy nước bẩn ấy, hễ ai chạy không mau thì bẩn cả quần áo.

Tục cưới của ta, cũng là noi theo tục Tàu. Tàu có sáu lễ: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghênh.

Có chữ rằng: “Lục lễ bất trị, trinh nữ bất hành” nghĩa là sáu lễ không đủ, thì người gái trinh không đi. Sáu lễ ấy đại khái như lễ dạm, lễ hỏi, lễ xêu, lễ cưới của ta v.v…

Xét trong tục cưới xin của ta, có mấy điều trái với cách văn minh nên đổi:

Một là lấy vợ lấy chồng sớm quá. Tục Âu châu trai, gái đúng tuổi khôn lớn, ít ra cũng mười tám, hai mươi tuổi trở lên mới dựng vợ gả chồng. Ta thì thường cho sự có con cháu sớm là nhà có phúc, cho nên lắm nhà con mới mười bốn, mười lăm tuổi huyết khí chưa được sung túc, đã có vợ có chồng, thậm chí có đứa con gái hỉ mũi chưa sạch đã đi về làm dâu. Vì thế sinh con đẻ cái ra nhiều đứa còm cõi ngang nghiu, gây nên một giống nòi yếu ớt. Vả lại lúc tuổi trẻ, còn đang là tuổi hoc hành, tìm kế lập thân, vậy mà đã vướng víu về đường vợ con, thì còn làm gì được nữa, thành ra lại làm cho hư cả người.

Hai là trai gái không được tự do phôn phổi.

Tục Au châu trai gái phải biết nhau trước, cha mẹ cho tự ý kén chọn, có thuận tình thì cha mẹ mới gả. ơ ta chỉ cứ tùy ý cha mẹ, tìm nơi xứng đáng thì gả dẫu con không bằng lòng cũng nài ép cho phải lấy, mà thường nhiều khi cha mẹ gả bán lẫn cho nhau cũng nên. Vì vậy lắm khi vợ chồng lấy nhau rồi, sinh ra chê bai nhau, oán ghét nhau, không được hòa thuận, đến nỗi lìa nhau, mà dẫu có e sợ danh tiếng, gượng ở với nhau, thì cũng sầu não trong lòng, chẳng những là công việc trong nhà lủng củng chẳng ra gì, mà đường sinh dục cũng không được tốt.

Ba là tục thách cưới. Vợ chồng lấy nhau là một nghĩa vụ, trai phải có vợ, gái phải có chồng, đôi bên đều có tư ích lẫn cho nhau, chớ không phải lợi riêng cho bên nào cả. Vậy mà ta lắm người coi sự gả chồng cho con như là bán con, trừ ra sự may mặc sắm sửa đã bắt nhà trai phải lo, lại thách đến tiền đến bạc. Lắm người nghiệt quá, không đem đủ tiền không nghe, làm cho sui gia sinh oán ghét nhau cũng vì đó. vả lại chẹt người ta quá, ngưòi ta cũng phải miễn cưỡng đi vay mượn mà lo xong việc, rồi thì cái nợ ấy, có khi con mình vê nhà chồng lại phải nai lưng cố sức ra làm ăn đê trả, thế có phải là mình vụ hư danh hoa hoè một lúc, mà đê khổ cho con không?

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1620 - 1659) - LINH MỤC ĐỖ QUANG CHÍNH
Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa. Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.G.S. NGUYỄN THẾ ANH Trưởng Ban Sử Học Đại Học Văn Khoa Saigon***Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay. Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo. Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này. Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972. ĐỖ QUANG CHÍNH