Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

KIM VÂN KIỀU - NGUYỄN DU (1943) NGUYỄN VĂN VĨNH

Vào giữa năm 1924, Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương (Indochine films et cinémas) đã tiến hành nhanh các công đoạn cuối của việc làm bộ phim Kim Vân Kiều. Việc dàn dựng, quay hoàn tất bộ phim tại Hà Nội, còn làm hậu kỳ thì tại Pháp.

Trên nhiều báo và tạp chí đương thời đã giới thiệu rộng rãi với dân chúng cả nước: Hãng phim và cinéma Đông Dương trình bày phim Kim Vân Kiều… Truyện cổ An Nam trích từ tiểu thuyết nổi tiếng, quen thuộc của Nguyễn Du… Bộ phim Đông Dương đầu tiên được thực hiện với diễn viên, trang trí, phục trang hoàn toàn bản xứ. Diễn viên do Đoàn tuồng của “Hãng khai thác sân khấu An Nam Quảng Lạc” ở Hà Nội…

Trong cuốn sách Nhớ và ghi (NXB Tác Phẩm Mới, 1978), nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng viết về sự kiện làm phim Kim Vân Kiều ở Hà Nội như sau: “… Các vai đóng đều là đào, kép rạp tuồng Quảng Lạc. Bảy Tắc đóng vai Hoạn Thư, Tư Lê đóng vai ông Phú. Phong cảnh là cảnh thật chung quanh Hà Nội. Sân chùa Láng là dinh Từ Hải, cổng Sanh làng Thọ là cửa vào nhà Tú Bà, bãi tha ma làng Yên Thái là chỗ Kiều viếng Đạm Tiên…”.

Như vậy, có thể ghi nhận rằng, phim Kim Vân Kiều là bộ phim truyện đầu tiên của Việt Nam, ra đời năm 1924! Xin lưu ý bạn đọc rằng, tại Pháp, năm 1895 Điện ảnh mới ra đời với những cuốn phim ghi cảnh sống thực dài chừng 1 phút. Ví dụ, bộ phim nổi tiếng thuở ban đầu ấy: Người tưới vườn bị tưới có thời lượng 38 giây. Và, mươi năm đầu, điện ảnh chỉ là phim tài liệu, cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mới có phim truyện.

Như thế mới biết, việc Việt Nam làm phim truyện năm 1924 là rất tân kỳ! Trước đó, Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương đã sản xuất nhiều bộ phim tài liệu. Cho đến đầu năm 1923, Hãng mới lên kế hoạch thực hiện bộ phim truyện đầu tiên ở Việt Nam, và đã chọn Truyện Kiều để đưa lên màn ảnh. Đó là tác phẩm tiêu biểu của văn học dân tộc Việt Nam, mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh vừa dịch ra tiếng Pháp để giới thiệu với Tây Âu.

Về việc chọn Truyện Kiều đưa lên phim, ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng cổ vũ rất nhiều trên báo chí. Ông cũng là người đi đầu trong việc giới thiệu, dàn dựng những vở kịch nổi tiếng của phương Tây trên sân khấu Việt Nam khi đó.

Trên báo Trung Bắc Tân văn ngày 9/6/1923, Nguyễn Văn Vĩnh nêu ý kiến của mình về việc làm phim Kim Vân Kiều:

“Nay tôi lại muốn rủ đồng nhân làm một việc thí nghiệm như thế nữa, mà kết quả có lẽ còn hay hơn cuộc diễn kịch Bệnh tưởng, Trưởng giả học làm sang.

Vì nếu chúng ta đóng nổi tích Kim Vân Kiều cho khéo theo cái phương pháp nhà nghề chớp bóng là một kỹ nghệ tối tân trong xã hội Âu Mỹ thì, trước nữa chúng ta tỏ được cho người Âu biết rằng không có điều gì mới cho sức hiểu của chúng ta.

Sau nữa, nếu chúng ta làm ra được phim hay, nổi tiếng cho hiệu Indochine film để cho khách cinéma trong thế giới thưởng thức một cuộc vui thi vị đặc biệt, ai nấy phải khen văn chương, khen tư tưởng Việt Nam, ấy có phải ta cũng làm được một việc quảng cáo chung cho nước ta với toàn cầu…”.

Ngay sau đó, trên báo Trung Bắc Tân văn ngày 11/6/1923, ông Nguyễn Văn Vĩnh còn viết bài giới thiệu về điện ảnh thế giới đã trở thành một thực nghiệp của cuộc làm giàu. Và ông nhìn nhận: “… Người Việt Nam ta doanh nghiệp rất khó khăn, về đường công thương thực nghiệp thật là thua thiệt, thì tưởng nghề gì dễ kiếm tiền thiên hạ cũng nên đem bá cáo cho bao kẻ có khiếu tự nhiên bắt chước đó mà làm, ấy cũng là một cách giúp đồng chủng trong buổi cạnh tranh khó khăn này”.

Tiếp nữa, trên tờ Trung Bắc Tân văn ngày 13/6/1923, ông Nguyễn Văn Vĩnh cổ vũ cho cuộc làm phim Kim Vân Kiều: “Bộ phim cả thảy hơn ba mươi vai. Vị đào nào đóng nổi vai Kiều tức là thuỷ tổ của nghề đóng cinema ở đất Việt Nam này. Bởi vì, hễ vai Kiều mà đóng được thật tài, người ngoại quốc xem cinéma phải nghĩ: “Bên họ, một Thuý Kiều hồng nhan bạc mệnh, một kiếp long đong như thế, mà con người trong truyện còn đáng kính đáng vì, tất nhiên những người đàn bà khác trong dân tộc ấy phải hay, phải giỏi, phải thuần thục nết na biết dường nào…”.

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh không những quan tâm sâu sắc về nghề nghiệp cinéma có vai trò quan trọng trong thực nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, mà còn nêu ra những chi tiết nghề làm phim cụ thể: “… Có vài điều cần dặn trước là người đóng cinéma phải có một tư cách riêng là nước da phải ăn ảnh (photogénique). Điều thứ hai là răng phải để trắng. Những người răng đen mà đóng cinéma thì khi chớp ra, nó hoá như không có răng, miệng rỗng toác coi không đẹp…”.

Được sự cổ vũ nhiệt thành, sâu sắc của báo chí cũng như của học giả Nguyễn Văn Vĩnh như vậy, khiến việc làm phim Kim Vân Kiều trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người Việt Nam đương thời.

Khi bắt tay vào thực hiện, đoàn làm phim gặp một khó khăn lớn nhất là: không tìm được diễn viên đáp ứng nổi các số phận nhân vật trong truyện phim này. Những đào, kép của rạp tuồng Quảng Lạc thời đó không thể là những diễn viên của nghệ thuật điện ảnh tân kỳ. Do vậy, khi phim làm xong, đem trình chiếu, những công chúng mong muốn có được một thành công của điện ảnh Việt Nam đã rất thất vọng.

Ngày 19/9/1924, phim Kim Vân Kiều được công chiếu buổi đầu tiên ở rạp Casino tại Sài Gòn. Ngay sau đó, trên tờ Đông Pháp thời báo do ông Trần Huy Liệu làm chủ bút, có bài Chớp bóng Kim Vân Kiều của Công Luận, viết: “…Trong bản chớp bóng có ba nhân vật quan trọng là Kim Vân Kiều, Kim Trọng và Hoạn Thư. Vai Kim Trọng thì chẳng khác gì một thằng ngốc, diện mạo chẳng ra chi, thái độ lại khả bỉ làm sao chẳng khác chi cái thái độ của mấy anh bôi nhọ mặt ở rạp Quảng Lạc. Nhất là lúc đi tìm nhà trọ… Đến lúc đối diện với Kiều coi thái độ chàng Kim đối với nàng Kiều chả khác gì cái tư cách một bác lính “chào mào” ngồi lần khân với một gái giang hồ… Tóm lại, cuộc chớp bóng vừa rồi thiệt không có giá trị gì, chả lột được đôi chút tinh thần Truyện Kiều, chớp bóng có lẽ lại làm giảm mất cái chân giá trị đối với thế giới…”. (Đông Pháp thời báo số ra ngày 24/9/1924).

Có lẽ, như chính ông Nguyễn Văn Vĩnh đã viết về việc làm phim Kim Vân Kiều: “… Làm một việc thí nghiệm”, bộ phim đã như một cuộc thử sức của các nghệ sĩ Việt Nam khi bước vào Nghệ thuật thứ bảy.

Dù vậy, phim Kim Vân Kiều cũng là dấu mốc đầu tiên trong lịch sử Điện ảnh nghệ thuật Việt Nam, gây nên một ấn tượng mạnh trong đời sống văn hoá đương thời với việc đưa tích truyện quen thuộc là Truyện Kiều lên màn ảnh – một loại hình nghệ thuật còn mới mẻ ngay cả đối với Âu Mỹ.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

CUNG OÁN NGÂM KHÚC (1905) - NGÔ ĐÊ MÂN nối dài thêm...
Khúc Cung-oán-ngâm này là của ông Ôn-như-hầu làm ra, đâu là người cuối đời nhà Lê. Ý khổ ông ấy là người thông-minh chí-thức, chước thời vua yêu-dùng, sau thời vua hay nghe người này người khác, rồi chán, bỏ ông ấy. Khúc Cung-oán-ngâm này là của ông Ôn-như-hầu làm ra, đâu là người cuối đời nhà Lê. Ý khổ ông ấy là người thông-minh chí-thức, chước thời vua yêu-dùng, sau thời vua hay nghe người này người khác, rồi chán, bỏ ông ấy.Ông ấy nhân xem thấy đời xưa bên Tầu có nàng Cung-phi có tài-đức có nhan-sắc mà cũng lỗi thời như mình, mới mượn ý ấy làm ra khúc ngâm này. Nhời tuy ai-oán, mà ý thời cao, học thời rộng, dùng nhiều sự-tích điển-cố, thật là hay déo-dắt, nên xem.Này tựa. Này tựa.Ngô Đê Mân Ngô Đê Mân
TUỒNG LỤC VÂN TIÊN - (1915) HUỲNH VĂN NGÀ (LONG ẨN)
Ý SÁCHChư vị khán quan,Tôi học hành không bao nhiêu mà thông chữ nghĩa. Song thấy thơ Vân-Tiên hay lắm, nên dịch ra một bổn tuồng cho chư-tôn nhàn lãm.Tôi dùng tiếng thường mọi người đều hiểu đặng (ấy là tùy theo sức mọn của tôi) chớ ít có lời cao kỳ và câu chữ mắc mớ.Ước được Quân-tử Lục-châu chỉ biểu thêm, tôi lấy làm may mắn lắm.Huỳnh Văn Ngà đốn thủ.
LAO TRUNG LÃNH VẬN - TRẦN VĂN HƯƠNG -TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Ông Tù Trần Văn Hương kể chuyện về người Tù Hà Minh Trí, người dùng súng bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Hội Chợ Ban Mê Thuột năm 1957 trong tập Thơ  Lao Trung Lãnh Vận —  Thơ Lạnh Trong Tù.  Lao Trung Lãnh Vận cho tôi nhớ lại chuyện năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bay lên Ban Mê Thuột khánh thành Hội Chợ tại thị xã. Chuyện xẩy ra đã 50 năm xưa, đây là vụ ám sát chính trị thứ nhất của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, một người dùng súng tiểu liên bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong Hội Chợ. Súng chỉ nổ được mấy viên đạn là bị kẹt đạn. TT. Ngô Đình Diệm không hề hấn gì, một ông Bộ Trưởng đứng bên TT. trúng đạn, bị thương. Người bắn súng bị bắt sống tại chỗ. Ông Tù Trần Văn Hương kể chuyện về người Tù Hà Minh Trí, người dùng súng bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Hội Chợ Ban Mê Thuột năm 1957 trong tập Thơ  — .  cho tôi nhớ lại chuyện năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bay lên Ban Mê Thuột khánh thành Hội Chợ tại thị xã. Chuyện xẩy ra đã 50 năm xưa, đây là vụ ám sát chính trị thứ nhất của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, một người dùng súng tiểu liên bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong Hội Chợ. Súng chỉ nổ được mấy viên đạn là bị kẹt đạn. TT. Ngô Đình Diệm không hề hấn gì, một ông Bộ Trưởng đứng bên TT. trúng đạn, bị thương. Người bắn súng bị bắt sống tại chỗ. Thời gian qua. 50 năm sau ngày xẩy ra vụ ám sát hụt ấy, ở xứ người, qua Lao Trung Lãnh Vận của Thi sĩ Trần Văn Hương, tôi được biết người dùng súng bắn TT Ngô Đình Diệm ở Ban Mê Thuột năm 1957 tên là Hà Minh Trí. Không bị đưa ra toà xử nhưng bị giam kín mãi, sau ngày TT Ngô Đình Diệm bị bắn chết, tất nhiên Hà Minh Trí được ra tù, chỉ không biết đương sự lưu lạc về đâu trong cuộc biển dâu! (Hoàng Hải Thụy).  của Thi sĩ Trần Văn Hương, tôi được biết người dùng súng bắn TT Ngô Đình Diệm ở Ban Mê Thuột năm 1957 tên là Hà Minh Trí. Không bị đưa ra toà xử nhưng bị giam kín mãi, sau ngày TT Ngô Đình Diệm bị bắn chết, tất nhiên Hà Minh Trí được ra tù, chỉ không biết đương sự lưu lạc về đâu trong cuộc biển dâu! (Hoàng Hải Thụy).
Lịch sử âm nhạc Việt Nam (Từ thời Hùng Vương đến Lý Nam Đế) - Lê Mạnh Thát
LỜI GIỚI THIỆU Tập sách này là một tái bản của Lịch sử âm nhạc Việt Nam I in lần thứ nhất vào năm 1970 dưới nhan đề Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trước năm 939. Từ đó đến nay, gần một phần ba thế kỷ trôi qua, công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc ta, trong đó có lịch sử âm nhạc Việt Nam, đã có một số tiến bộ đáng kể. Đặc biệt có một số phát hiện khảo cổ học mới liên hệ tới âm nhạc Việt Nam, cụ thể là việc phát hiện chiếc chuông Thanh Mai đúc vào năm Mậu Dần Đường Trinh Nguyên 14 (798) tại làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nằm ven sông Đáy cùng với bài kệ thỉnh chuông khắc trên thân chuông vào năm 1986. Việc phát hiện chiếc chuông này là một đóng góp đáng kể không những cho việc nghiên cứu lễ nhạc Phật giáo, mà còn cho cả âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, đối với những giai đoạn âm nhạc, mà tập sách này đề cập tới thì về cơ bản vẫn chưa có những phát hiện khảo cổ học gì mới, có thể làm thay đổi những nhận định đã công bố trước đây của chúng tôi. Vì thế, Tập I này không có những bổ sung sửa chữa gì nhiều so với lần xuất bản cách đây hơn 30 năm. Chỉ một số thư tịch trích dẫn, chúng tôi cho ghi những lần in gần đây nhất, nếu có thể, những văn bản nghiên cứu xuất hiện từ lâu, để bạn đọc có thể tìm tham khảo một cách dễ dàng. LỜI GIỚI THIỆUTập sách này là một tái bản của Lịch sử âm nhạc Việt Nam I in lần thứ nhất vào năm 1970 dưới nhan đề Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trước năm 939. Từ đó đến nay, gần một phần ba thế kỷ trôi qua, công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc ta, trong đó có lịch sử âm nhạc Việt Nam, đã có một số tiến bộ đáng kể. Đặc biệt có một số phát hiện khảo cổ học mới liên hệ tới âm nhạc Việt Nam, cụ thể là việc phát hiện chiếc chuông Thanh Mai đúc vào năm Mậu Dần Đường Trinh Nguyên 14 (798) tại làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nằm ven sông Đáy cùng với bài kệ thỉnh chuông khắc trên thân chuông vào năm 1986. Việc phát hiện chiếc chuông này là một đóng góp đáng kể không những cho việc nghiên cứu lễ nhạc Phật giáo, mà còn cho cả âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, đối với những giai đoạn âm nhạc, mà tập sách này đề cập tới thì về cơ bản vẫn chưa có những phát hiện khảo cổ học gì mới, có thể làm thay đổi những nhận định đã công bố trước đây của chúng tôi. Vì thế, Tập I này không có những bổ sung sửa chữa gì nhiều so với lần xuất bản cách đây hơn 30 năm. Chỉ một số thư tịch trích dẫn, chúng tôi cho ghi những lần in gần đây nhất, nếu có thể, những văn bản nghiên cứu xuất hiện từ lâu, để bạn đọc có thể tìm tham khảo một cách dễ dàng. Vạn Hạnh Đầu xuân năm Tân Tỵ (2001) Lê Mạnh Thát Vạn HạnhĐầu xuân năm Tân Tỵ (2001)Lê Mạnh Thát