Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa (Nhiều Tác Giả)

Nội dung quyển sách này gồm những mẩu chuyện có liên quan từ khoảng đời thơ ấu đến lúc trưởng thành xuất gia tu đạo của Hòa Thượng, kể cả những bài khai thị trong lúc Ngài giảng kinh thuyết pháp thương ngày. Ngoài ra chúng tôi cũng kết tập thêm bài viết của giáo sư Dương Phú Sâm, gồm những câu chuyện do chính ông thưa thỉnh Hòa Thượng kể lại cuộc đời Ngài với nhiều chi tiết đặc sắc, rất tỉ mỉ. Qua đó khiến các giới nhân sĩ cảm nhận và lãnh hội được những bài học, những kinh nghiệm quý báu được thể hiện qua cuộc đời tu đạo của Hòa Thượng, hầu nối gót Ngài tu học Phật Pháp.

Hoà thượng Tuyên Hóa (tiếng Hán: 宣化上人), pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; 26 tháng 4 năm 1918 - 7 tháng 6 năm 1995) là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông.

Hòa thượng Tuyên Hóa được đông đảo người dân yêu mến, tôn thờ như một vị bồ tát sống. Ngài không chỉ có tấm lòng từ bi, luôn giúp đỡ mọi người, mà những gì mà ngài để lại cho thế hệ sau này thực sự vô cùng quý giá. Sư chế định tiêu chuẩn tu hành cho mình và cho chính các đệ tử xuất gia lẫn tại gia theo sáu tông chỉ: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói láo. Một trong những hành động khoáng đạt là sư đã nỗ lực hàn gắn lại sự phân chia hơn hai ngàn năm của hai truyền thống Phật Giáo, Nam Tông và Bắc Tông. Sư thường cung thỉnh danh tăng Nam tông đến chùa truyền giới, cùng thương thảo và giải quyết những quan điểm dị đồng.

Suốt cuộc đời, Sư luôn khiêm cung, vô ngã và tận tụy rãi lòng đại bi đến tất cả chúng sanh. Sư hành đạo không nghỉ ngơi, chỉ muốn dẹp trừ màn vô minh, mê si đang che lấp bản tính chân thật của chúng sanh. Sư luôn hành đạo vì hòa bình nhân loại, tôn giáo, quốc gia, thế giới.

"Khi tôi đến, tôi không có gì cả; khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!" Tìm mua: Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Nhựt Tụng Tam Tông Miếu - Lê Minh Truyền (NXB Khổng Hữu Trim 1928)
Lược thuật về việc tiếp kinh. Bài giải sát. Các bài chú, các bài kinh Thái dương, Kinh Thái âm, kinh cứu khổ và các bài cầu, bài sám, bài thỉnh, bài dưng lục cúng, bài đưa thần.. Nghe 3 chữ "Tam Tông Miếu" mọi người (ở miền Nam) đều nghĩ ngay đến một loại lịch dùng để xem ngày tốt xấu. Một số ít người khác biết thêm rằng đây là tên một ngôi chùa ở đường Cao Thắng, Sài Gòn, nơi biên soạn và phát hành những bộ lịch này (trước 1975). Ấy, xin dừng lại một chút ở cái tên Chùa Tam Tông Miếu. Đã "chùa" sao lại còn "miếu"? Bạn có thấy kỳ không? Nói thiệt, cho tới gần đây, tui vẫn nghĩ Tam Tông Miếu là một ngôi chùa, tức là nơi thờ Phật. Nhưng đi tới nơi rồi, tìm hiểu thêm thì mới biết không phải. Tam Tông Miếu đâu phải là ngôi chùa Phật giáo! Vậy Tam Tông Miếu là gì? Kinh Nhựt Tụng Tam Tông MiếuNXB Khổng Hữu Trim 1928Lê Minh Truyền90 TrangFile PDF-SCAN
Nhật Tụng Dược Sư Và Luận Kim Cương - Nguyễn Thượng Cần (NXB Lang Tuyết 1935)
Nhật Tụng Dược Sư Và Luận Kim CươngNXB Lang Tuyết 1935Nguyễn Thượng Cần78 TrangFile PDF-SCAN
Phật Đạo Giải Về Hai Chữ Đạo Đức - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1932)
Nói về chữ Đức, thiết nghĩ cũng nên nói về quan niệm của Đạo Phật về Đức. Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện… để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Hơn nữa, Đạo Phật còn có quan niệm về sự luân hồi, nghĩa là có sự nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ. Vì vậy mới có lời khuyên rằng: Ăn ở hiền lành để phúc cho con; hoặc có lời răn: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước… Mỗi khi ta đến chùa tụng kinh niệm Phật là đến với cõi tâm linh mà cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ là điều ta hướng tới. Bởi Đức Phật Thích Ca có ba đức là Bi đức, Trí đức và Tịnh đức. Trong đó, Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn; Trí đức là trí tuệ cao khó có gì sánh bằng; Tịnh đức là dù ở trước mặt hay sau lưng thì tâm Phật đều vậy, không đổi thay. Như thế, tình thương, trí tuệ và sự chân thật ở con người là cốt lõi của Đức. Phật Đạo Giải Về Hai Chữ Đạo ĐứcNXB Xưa Nay 1932Nguyễn Kim Muôn44 TrangFile PDF-SCAN
Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1940)
Cuốn “Một trăm bài kinh Phật” này nguyên bản tiếng Phạn nhan đề là Avadna-Cataka, nằm trong Đại Tạng Kinh, và đã được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng như Tây Tạng, Pli, Hán, Pháp... Bản dịch tiếng Pháp lấy tựa là “Avadna-Cataka ou Cent légendes bouddhiques”, do Léon Feer dịch và phát hành tại nhà sách Ernest Leroux 28 Rue Bonaparte Paris, in xong năm 1891. Trước đây cư sĩ Đoàn Trung Còn đã dịch bản tiếng Pháp này sang tiếng Việt. Bản chữ Hán nhan đề là “Soạn tập bá duyên kinh”, do ngài Chi Khiêm đời nhà Ngô ở Trung Quốc dịch từ tiếng Phạn. Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị. Và với nội dung như thế, nên hầu như thích hợp với tất cả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Bất cứ ai khi đọc qua một trong những truyện tích này, cũng đều có thể rút ra được những điều cần chiêm nghiệm, suy ngẫm trong cách ứng xử hàng ngày của mình. Phật Học 12-Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1NXB Sài Gòn 1940Đoàn Trung Còn174 TrangFile PDF-SCAN