Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thơ văn Cao Bát Quát

Công trình Thơ văn Cao Bá Quát sẽ dựa trên cơ sở văn bản sách Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do GS. Vũ Khiêu chủ biên (Nxb Văn học, H., 1970. Tái bản, 1984) để tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện. Sự nghiệp thơ văn Cao Bá Quát ở đây sẽ được tuyển chọn khá phong phú, với nhiều mảng tác phẩm: thơ chữ Hán, thơ phú Nôm, văn xuôi chữ Hán, giai thoại văn học. Trên cơ sở hệ thống tư liệu, công trình sưu tập văn bản và dịch thuật lưu ý phân bố phù hợp các mục tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại, sát đúng với mỗi giai đoạn sáng tác cụ thể của Cao Bá Quát.

Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.

Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.

Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.

Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng).

Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:

-Cao Bá Quát thi tập

-Cao Chu Thần di thảo

-Cao Chu Thần thi tập

-Mẫn Hiên thi tập

----------------------------------

Thơ Cao Bá Quát

NXB Văn Học 1984

193 Trang

File PDF-SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Thanh Đạm - Nguyễn Công Hoan (NXB Đời Mới 1942)
Mặt trời ngả về tây đã lâu. Ở sàn, bóng mái nhà đã ra tới bốn hàng gạch. Chiều nay, dân sự vào hầu thưa thớt. Mà quan phụ mẫu cũng mong như thế. Ngài đã dặn nha lại, có việc gì khó khăn hãy trình hỏi ý kiến ngài. Còn những việc không quan hệ, thì cử tùy tiện; bẩm qua loa rồi ngài cho chữ. Đã năm hôm nay, ngài dùng thì giờ xét lại các quyển văn mà ban khẳo duyệt đệ lên để ngài quyết định giải thưởng. Ngài cặm cụi cả ngày, đêm thường trong đèn đến nửa canh ba. Ngài ngồi trước án, trên bộ sập sơn quang dầu, tay cầm bút son để khuyên hoặc điểm. Gặp câu hay, ngài gật gù, rặt mồi thuốc vào điếu, se lại sợi ruột gà, châm lửa, hút một hơi dài, ngửa mặt lên, tuồn luồng khói đặc, rồi ngài rung đùi, ngâm vang. Thanh ĐạmNXB Đời Mới 1942Nguyễn Công Hoan484 TrangFile PDF-SCAN
Thực Và Mộng [PDF]- Lương Đức Thiệp (NXB Trông Lên 1941)
Lương Đức Thiệp có sáng tác, viết luận thuyết, song chủ yếu hiện diện trong tư cách nhà biên khảo. Ngoài một tập thơ in chung với Lê Trọng Quỹ (Thực và mộng, Thụy Ký, 1941), một tập luận thuyết đối thoại với tác phẩm Trai nước Nam làm gì? (Thời đại, 1943; tái bản 1944) thời danh của Hoàng Đạo Thúy dưới tên Trai nước Nam với ông Hoàng Đạo Thúy (Đại học thư xã, 1945), còn lại đều là sách khảo cứu. Cuốn khảo cứu đầu tiên, Việt Nam thi ca luận, được ông công bố năm 1942 tại Khuê Văn xuất bản cục; để ba năm sau, ông tiếp tục luận về vấn đề này, trong tác phẩm có lẽ là cuối đời của mình, Nghệ thuật thi ca, in trên tạp chí Văn mới (số 58, tập mới, ngày 25/9/1945) của nhà xuất bản Hàn Thuyên. Giữa khoảng đó là các khảo cứu, ngoài Văn chương và Xã hội được xuất bản trong Tủ sách Ngày mới bởi Đại học thư xã (1944), song vẫn được ấn loát bởi nhà in Hàn Thuyên; còn lại đều là các khảo luận được in trên tạp chí Văn mới, gồm: Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử] ([hai cuốn in gộp một], Văn mới, số 35, tập mới, ngày 25/04/1944), Duy vật sử quan (Văn mới, số 57, tập mới, ngày 15/9/1945). Về sau, dường như chỉ chuyên khảo Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử], công trình quan trọng và bề thế nhất của ông, được tái bản ở Sài Gòn bởi Liên hiệp xuất bản cục (1950), Hoa Tiên (1971).Thực Và Mộng (tập thơ)NXB Trông Lên 1941Lương Đức Thiệp92 TrangFile PDF-SCAN
Trong Lũy Tre Xanh - Toan Ánh (NXB Hàn Mặc 1944)
Muốn chữa một bệnh phải tìm căn nguyên của bệnh; muốn cho dân quê được xướng phải biết họ khổ, nhất là phải biết họ khổ vì đâu, vì cách tổ chức của cã hội dân quê, vì hoàn cảnh, hay vì những tập tục hư cấu. Đây là những bài một phần đã đăng báo, viết theo lối tiểu thuyết của ông Toan Ánh. Ông là một người nhà quê đã sống và đã chịu khổ ở thôn quê. Trong Lũy Tre XanhNXB Hàn Mặc 1944Toan Ánh140 TrangFile PDF-SCAN
Tuồng Cải Lương: Tống Tữu Đơn Hùng Tín (NXB Xưa Nay 1964) - Lưu Quan Mùi
Tống Tữu Đơn Hùng Tín diễn theo truyện THUYẾT ĐƯỜNG từ lúc hai vợ chồng Đơn Hùng Tín từ biệt nhau cho đến lúc La Thành bắt ngủ Phan Vương. In tại nhà in XƯA NAY Nguyễn Háo Vĩnh 62-64 Boulevard Bonard, Sài Gòn.Tống Tữu Đơn Hùng TínNXB Xưa Nay 1964Lưu Quan Mùi42 TrangFile PDF-SCAN