Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hỏi Hay Đáp Đúng (Thích Nguyên Tạng)

Ðạo Phật là gì?

Hỏi: Ðạo Phật là gì?

Ðáp: Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài Sĩ-Ðạt-Ða Cồ-Ðàm, được biết như một vị Phật, đã tự mình giác ngộ ở tuổi ba mươi sáu. Ðến nay Ðạo Phật đã có mặt trên 2500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Hàng trăm năm về trước, Ðạo Phật đã chính thức là một nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ.

Hỏi: Như vậy, Ðạo Phật có phải là một triết học không?

Ðáp: Danh từ triết học - philosophy - bắt nguồn từ hai chữ "philo" nghĩa là "tình thương" và "sophia" nghĩa là"trí tuệ". Vậy triết học là tình thương của trí tuệ hoặc tình thương và trí tuê. Cả hai ý nghĩa nầy đều diễn tả một đạo Phật toàn bích. Ðạo Phật khuyên dạy con người nên cố gắng phát triển khả năng tri thức của mình đến chỗ cùng tột để có thể hiểu biết một cách rõ ràng. Ðạo Phật cũng dạy chúng ta làm lớn mạnh lòng từ bi và lòng nhân ái để mình có thể trở thành một người bạn chân thànhĩ đối với tất cả chúng sanh. Vì thế Ðạo Phật là một triết học, nhưng không chỉ là một triết học mà là một triết học siêu việt. Tìm mua: Hỏi Hay Đáp Đúng TiKi Lazada Shopee

Hỏi: Ðức Phật là ai?

Ðáp: Vào năm 624 trước Tây Lịch, một hoàng nhi đã ra đời tại một vương quốc thuộc miền Bắc Ấn Ðộ. Vị hoàng nhi ấy đã lớn lên trong nhung lụa và xa hoa, nhưng cuối cùng sớm nhận ra rằng tiện nghi vật chất và sự yên bình của thế gian không đủ để bảo đảm hạnh phúc. Chàng đã xúc động sâu xa bởi những cảnh khổ đau mà chàng đã thấy ở khắp mọi nơi, và quyết tâm tìm một lời giải đáp đưa đến hạnh phúc cho nhân loại. Năm hai mươi chín tuổi, chàng từ giả vợ và con, và tìm học với các bậc đạo sư vĩ đại đương thời. Các vị này đã dạy cho chàng rất nhiều nhưng không có người nào thật sự biết rõ được nguyên nhân khổ đau của kiếp người và phương cách vượt thoát khổ đau. Cuối cùng, sau sáu năm tu học và hành thiền, chàng đã đạt được một kinh nghiệm mà tất cả mọi phiền não vô minh được đoạn trừ và ngài đã hoát nhiên giác ngộ. Kể từ ngày ấy, Ngài được tôn xưng là Phật-đà (Buddha), một bậc Giác

Ngộ. Ngài tiếp tục ở lại thế gian trong 45 năm nữa, chu du khắp miền Bắc Ấn độ để truyền dạy cho mọi người những gì mà ngài đã chứng ngộ. Lòng từ bi và đức tính kham nhẫn của Ngài là một sự kỳ diệu đã khiến cho hàng ngàn người theo làm đệ tử của Ngài. Ở tuổi tám mươi, tuy già và bệnh, nhưng vẫn hạnh phúc và thanh thản, cuối cùng ngài đã viên tịch.

Hỏi: Ðức Phật vô trách nhiệm chăng khi Ngài rời bỏ vợ con của mình?

Ðáp: Ðiều đó không dễ dàng chút nào khi Ðức Phật rời bỏ gia đình. Ngài đã phải lo lắng và do dự trong một thời gian dài trước khi quyết định ra đi. Lúc đó, Ngài có một sự chọn lựa, hoặc là hiến dâng đời mình cho gia đình, hoặc cho thế gian. Cuối cùng, với lòng từ bi rộng lớn đã khiến ngài hy sinh đời mình cho thế gian, và cả thế gian đều được lợi lạc từ sự hy sinh của ngài. Do vậy, đó không phải là vô trách nhiệm. Có thể nói đó là một sự hy sinh đầy ý nghĩa nhất từ trước đến nay.

Hỏi: Ðức Phật đã nhập diệt thì làm sao Ngài có thể giúp đỡ chúng ta?

Ðáp: Ông Faraday, người phát minh ra điện, đã mất nhưng những gì ông phát minh vẫn còn có ích cho chúng ta. Ông Luis Pasteur, người tìm ra phương pháp điều trị nhiều bệnh tật, đã qua đời, nhưng các khám phá y khoa của ông vẫn cứu được nhiều mạng sống. Ông Leonardo da Vinci, người sáng tạo ra những kiệt tác nghệ thuật, cũng đã khuất bóng, nhưng tác phẩm của ông vẫn đem lại nhiều hứng khởi và niềm vui cho mọi người. Những thánh nhân và anh hùng đã từ giã cõi đời hàng thế kỷ nhưng khi chúng ta đọc lại những kỳ tích và thành tựu của họ, chúng ta vẫn có nhiều hứng khởi để noi theo những gì họ đã làm. Ðúng thế, Ðức Phật đã diệt độ, nhưng 2500 năm sau lời giáo huấn của Ngài vẫn giúp được nhân loại, gương lành của Ngài vẫn tạo nhiều cảm hứng cho mọi người, lời dạy của Ngài vẫn có thể cải tạo được cuộc sống. Chỉ có Ðức Phật mới có thể có một tiềm lực thu hút như thế qua nhiều thế kỷ sau khi Ngài đã nhập diệt.

Hỏi: Ðức Phật có phải là một vị thần linh không?

Ðáp: Không, Ngài không phải là một vị thần linh (god). Ngài cũng không tuyên bố rằng mình là thần linh, là con của thần linh, hoặc ngay cả là một sứ giả của thần linh. Ngài là một con người đã tự toàn thiện mình, và dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương Ngài, chúng ta cũng có thể tự hoàn thiện được như Ngài.

Hỏi: Nếu Ðức Phật không phải là thần linh, tại sao người ta thờ cúng Ngài?

Ðáp: Có nhiều loại thờ cúng khác nhau, khi người ta thờ một vị thần, họ tán thán cung kính và cúng dường vị ấy, để cầu xin ân sủng. Họ tin tưởng rằng vị thần linh ấy sẽ nghe thấy sự tán dương, tiếp nhận sự cúng dường và đáp ứng lại lời cầu xin của họ. Người Phật tử không theo kiểu thờ cúng này. Cũng có các loại thờ cúng khác như khi chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với một người nào đó hay điều gì khiến chúng ta ngưỡng mộ. Khi vị thầy giáo bước vào lớp, chúng ta đứng lên; khi gặp một viên chức cao cấp, chúng ta bắt tay; khi một bài quốc ca được trổi lên, chúng ta nghiêm chào. Ðó là tất cả những cử chỉ cung cách tôn kính tỏ bày lòng khâm phục của chúng ta đối với người hay vật. Cách thờ cúng theo Phật giáo là thực hành. Một pho tượng Phật ngồi với bàn tay nhẹ nhàng trong mãnh y và nụ cười từ ái nhắc nhở chúng ta cố gắng phát triển sự an lạc và yêu thương trong mỗi chúng ta. Mùi thơm của hương trầm nhắc nhở chúng ta về sự ảnh hưởng của đức hạnh lan tỏa khắp nơi, ngọn đèn nhắc nhở chúng ta đến ánh sáng của hiểu biết, và những bông hoa sớm tàn úa nhắc cho chúng ta lẽ vô thường.

Khi đảnh lễ cuối đầu, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với Ðức Phật về những lời dạy của Ngài. Ðó là phương cách thờ cúng của người Phật tử.

Hỏi: Nhưng tôi nghe người ta nói rằng nhiều Phật tử vẫn thờ cúng thần tượng?

Ðáp: Những lời phát biểu như vậy chỉ phản ảnh sự hiểu lầm của người đang hành trì. Từ điển định nghĩa từ "idol" là "một hình ảnh hay một pho tượng được tôn thờ như một thần linh"( an image or statue worshipped as a god). Như chúng ta đã biết, người Phật tử không bao giờ tin rằng Ðức Phật là một vị thần linh. Vậy làm sao người Phật tử có thể tin rằng một khối gỗ hay một mảng kim loại kia lại là một vị thần?

Mỗi tôn giáo đều dùng một biểu tượng nào đó để bày tỏ quan điểm và niềm tin của riêng họ. Trong Ðạo Lão (Taoism), Âm dương được dùng để làm biểu tượng hài hòa và đối kháng. Ðạo Sikh (1), thanh gươm được xem là biểu tượng cho sự đấu tranh tinh thần. Ðạo Cơ-đốc (Christianity), con cá dùng làm biểu tượng cho sự hiện hữu của Chúa và cây Thánh giá dùng làm biểu trưng cho sự hy sinh của Chúa.

Và Phật giáo, tượng Phật được xem như những biểu tượng của sự hoàn thiện nhân cách con người.

Tượng Phật cũng nhắc nhở ta về tính nhân bản trong giáo lý nhà Phật. Thật vậy, Phật giáo luôn xem con người là trung tâm chứ không phải là thần linh, điều đó nhắc nhở chúng ta phải tìm sự toàn hảo và hiểu biết ở bên trong chứ không phải vẻ bề ngoài của hình tượng. Vì thế nói rằng người Phật tử tôn thờ hình tượng là không đúng.

Hỏi: Tại sao người ta đốt giấy vàng bạc và làm những chuyện lạ trong chùa?

Ðáp: Nhiều việc thấy lạ nếu ta không tìm hiểu về chúng. Tốt hơn nên gạt bỏ những chuyện lạ ấy mà nên cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi người Phật tử đã áp dụng những điều mê tín dị đoan và hiểu lầm hơn là lời dạy của Phật. Và những việc hiểu lầm như vậy không phải chỉ riêng ở Phật giáo mà thỉnh thoảng cũng được thấy ở những tôn giáo khác. Ðức Phật đã dạy rất rõ ràng và chi tiết và nếu không hiểu giáo lý của Ngài thì không thể đổ lỗi cho Ngài. Có lời dạy rằng:

Nếu một người đau khổ vì bệnh hoạn mà không chịu để điều trị, thậm chí người ấy có người thầy thuốc trong tầm tay. Ðó không phải là lỗi của người thầy thuốc..

Cũng vậy, nếu một người bị hành hạ và đau khổ bởi phiền não mà không tìm sự giúp đỡ của Ðức Phật, thì đó cũng không phải là lỗi của Ngài.-- (JN 28-9)

Không phải phật giáo mà bất cứ tôn giáo nào cũng không thể giúp cho họ nếu bản thân họ không thực hành đúng pháp. Nếu bạn muốn biết rõ ràng và chính xác về chân lý của Ðạo Phật, thì hãy đọc những lời dạy của Phật hoặc học hỏi với người hiểu đúng giáo lý này.

Hỏi: Nếu Phật giáo quá tốt đẹp như vậy, tại sao vẫn còn nhiều quốc gia nghèo khổ?

Ðáp: Ý bạn muốn nói nghèo khổ về kinh tế? Ðó là sự thật, vì vẫn còn nhiều quốc gia Phật giáo chưa phát triển về mặt này. Nhưng nếu nghèo mà ý bạn muốn ám chỉ về "phẩm chất của cuộc sống" thì có lẽ nhiều nước theo Phật giáo lại rất giàu. Chẳng hạn nước Mỹ, một quốc gia cường thịnh về kinh tế và quyền lực, nhưng lại là một trong những quốc gia có mức độ tội phạm cao nhất thế giới, hàng triệu người già bị con cái lãng quên và chết trong cô độc tại các viện dưỡng lão; nạn bạo lực ở trong gia đình và lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nóng bỏng. Cứ ba cặp cưới nhau có một cặp ly dị; sách báo đồi trụy dễ dàng tìm thấy. Vì vậy, giàu theo nghĩa có tiền nhưng lại nghèo về "phẩm chất cuộc sống".

Bây giờ chúng ta thử quay sang Miến Ðiện, một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, nhưng cha mẹ được con cái tôn vinh và kính trọng; tỉ lệ tội phạm tương đối thấp; vấn đề ly dị và tự tử hầu như không nghe thấy; việc bạo lực trong gia đình, lạm dụng trẻ em, sách báo kích dục và nạn mãi dâm không thể có.

Một nền kinh tế chậm tiến nhưng lại có một nền tảng đạo đức xã hội cao hơn một quốc gia như Hoa kỳ.

Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn nhìn thấy những quốc gia Phật giáo theo cái nghĩa kinh tế như vậy, thì một trong những quốc gia giàu có nhất và có nền kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay là Nhật Bản, nơi có 93% dân số là tín đồ theo Phật giáo.

Hỏi: Tại sao bạn không thường nghe người Phật tử làm công tác từ thiện xã hội?

Ðáp: Có lẽ người Phật tử không cảm thấy cần thiết phải khoe khoang về những điều tốt của họ. Nhiều năm trước đây ông Nikkyo Niwano (2), vị lãnh đạo Phật giáo Nhật Bản đã được trao giải thưởng

Templeton qua việc ông vận động liên kết hòa hợp tôn giáo. Tương tự, một tăng sĩ người Thái đã nhận giải thưởng Magsaysay cho chiến dịch bài trừ tệ nạn ma túy. Năm 1987, Thượng tọa Kantayapiwat, người Thái Lan, cũng nhận một giải thưởng Nhi đồng Hòa Bình của Na Uy cho công việc từ thiện của ngài trong nhiều năm giúp đỡ trẻ bụi đời ở vùng nông thôn. Và hiện nay, các hội đoàn Phật giáo phương Tây đang thực hiện một số công tác từ thiện ở các vùng nông thôn Ấn Ðộ, họ đang xây dựng trường học, Trung tâm điều trị tâm thần thiếu nhi, trạm xá và những khu công nghiệp nhẹ. Người Phật tử thấy rằng việc giúp đỡ cho người khác như là một pháp môn tu tập của họ, nhưng họ cho rằng công việc ấy nên thực hiện trong thầm lặng, không cần phô trương. Chính vì thế mà bạn không nghe thấy nhiều về các hoạt động từ thiện của họ.

Hỏi: Tại sao có nhiều tông phái khác nhau trong Phật giáo?

Ðáp: Có nhiều loại đường khác nhau: đường vàng, đường trắng, đường kết tinh, đường cục, đường cát, đường phèn... nhưng tất cả chỉ là đường và chỉ có một vị ngọt. Nó được sản xuất từ nhiều hình thức khác nhau để nó có thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Phật giáo cũng thế, Phật giáo Nguyên thủy, Thiền tông, Tịnh độ tông, Du già tông, Mật tông nhưng tất cả đều là Phật giáo và đều có chung một vị - vị giải thoát. Phật giáo quả thật đã phát triển qua nhiều hình thức khác nhau để nó hiện hữu và thích ứng với những nền văn hóa khác nhau. Qua nhiều thế kỷ Phật giáo có thể tồn tại phù hợp với mọi thế hệ.

Ðứng trên phương diện bề mặt, Phật giáo dường như có khác nhau, nhưng tâm điểm dị biệt ấy vẫn là giáo lý Tứ đế và Bát chánh đạo. Tất cả những tôn giáo chính, kể cả Phật giáo, đã từng bị chia ra nhiều tông phái khác nhau. Như những tôn giáo chính khác, Phật giáo bao gồm những hình thái và tông phái.

Những sự khác nhau của các tông phái ấy không bao giờ đưa tới xung đột nhau, và cho tới nay chưa bao giờ biểu lộ sự thù địch với nhau, họ đến với nhau ở những chùa viện khác và cùng cầu nguyện với nhau. Lòng bao dung, và hiểu nhau như thế quả thật là hiếm thấy.

Hỏi: Bạn luôn nghĩ tốt về Ðạo Phật. Tôi cho rằng bạn nghĩ Ðạo của bạn đang theo là đúng còn các đạo khác là sai.

Ðáp: Không có một Phật tử nào hiểu lời Phật dạy mà lại nghĩ các tôn giáo khác là sai. Không một ai có tâm hồn cởi mở lại để tâm phán xét các tôn giáo khác. Việc trước tiên bạn để tâm nghiên cứu những tôn giáo khác là để biết có bao nhiêu điểm tương đồng.Tất cả các tôn giáo đều thừa nhận rằng đời sống con người hiện tại không được thỏa mãn. Tất cả đều tin rằng nếu hoàn cảnh của con người phải cải thiện thì cách cư xử và quan điểm của họ cần phải được thay đổi. Tất cả đều truyền dạy về một nền đạo đức học về yêu thương, nhân ái, kiên nhẫn, rộng lượng và có trách nhiệm với xã hội, và tất cả đều chấp nhận có sự hiện hữu trong một vài hình thức tuyệt đối.

Họ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều tên gọi khác nhau và nhiều biểu tượng khác nhau để mô tả và giải thích những sự việc này. Và chỉ khi nào họ bám chặt vào đường hướng của mình bằng tâm lượng hẹp hòi để nhìn sự việc thì sự ích kỷ, ngạo mạn và tự tôn liền phát sinh.

Cứ tưởng tượng một người Anh, một người Pháp, một người Trung quốc và một người Nam Dương.

Tất cả đều nhìn vào một cái ly nước. Người Anh nói "Ðây là cái cup ", người Pháp nói "Không phải, nó là cái tasse ", người Hoa bảo "cả hai ông đều sai hết, nó chính là pei ". Và người Nam Dương cười lớn nói rằng: "Các anh ngớ ngẫn làm sao, nó là cái cawan ". Người Anh lật quyển từ điển ra và chỉ cho các người kia "Tôi có thể chứng minh đây là cái cup, quyển từ điển của tôi đã viết như thế".

Người Pháp cãi lại "từ điển của tôi nói rõ đó là tasse. Người Hoa lớn tiếng cãi lại "Từ điển của chúng tôi mới chính xác, vì nó có hàng ngàn năm nay rồi, lâu hơn tất cả các từ điển của các anh, vả lại người nói tiếng Hoa nhiều hơn người nói ngôn ngữ của mấy anh, vì thế tôi nói nó là pei là chính xác nhất". Trong lúc những người này đang cãi cọ và tranh luận, một người Phật tử bước tới bưng lấy cái ly nước lên uống. Sau khi vị ấy uống xong, vị ấy nói: "Dù các anh có gọi nó là cup, tasse, pei hay cawan, mục đích của cái ly là dùng để uống nước, các anh hãy chấm dứt tranh luận và hãy uống nước để bớt cơn khát của các anh đi!". Ðây là thái độ của người Phật tử đối với các tôn giáo khác.

Hỏi: Ðạo Phật có phải là khoa học không?

Ðáp: Trước khi trả lời câu hỏi này, tốt nhất chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa của từ khoa học, theo từ điển giải thích khoa học là "Kiến thức có thể được hình thành theo một hệ thống, cái tuỳ thuộc vào sự trắc nghiệm các dữ kiện và xác nhận được quy luật tự nhiên, một phần tùy thuộc vào những gì được nghiên cứu chính xác".

Trong Phật giáo có nhiều phương diện không phù hợp với định nghĩa này. Nhưng giáo lý cốt lõi của Ðạo Phật, Tứ Diệu Ðế (Four Noble Truths) thì hẳn đã phù hợp. Chân lý thứ nhất khổ đau là một kinh nghiệm và có thể xác định được. Chân lý thứ hai chỉ rõ rằng đau khổ có nguyên nhân tự nhiên của tham ái mà nó có thể định nghĩa, trải qua và đo lường được. Không cần cố gắng giải thích khổ đau theo thuật ngữ, quan điểm siêu hình hay huyền hoặc. Chân lý thứ ba, chấm dứt khổ đau không nương nhờ vào thần linh tối cao, vào niềm tin hay cầu nguyện mà đơn giản chỉ là loại bỏ nguyên nhân của khổ đau. Ðó là việc hiển nhiên. Chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau, một lần nữa cũng không có gì siêu hình mà tùy thuộc vào việc thực hiện theo phương pháp đặc biệt. Và hơn nữa thái độ phải cởi mở để xét nghiệm.

Phật giáo không thừa nhận quan điểm về một đấng cao cả, giống như khoa học và giải thích nguồn gốc và sự vận hành của vũ trụ theo quy luật tự nhiên. Hẳn những điều này là chứng minh theo tinh thần khoa học. Một lần nữa, chúng ta lại thấy tinh thần khoa học trong Phật giáo càng rõ ràng hơn qua lời khuyên của Ðức Phật, rằng chúng ta không nên tin tưởng một cách mù quáng mà ngược lại phải đặt vấn đề, tìm hiểu và thẩm tra, nhờ vào kinh nghiệm của chính mình rồi mới tin, có như thế tính chất khoa học mới được rõ ràng. Ðức Phật dạy:

"Ðừng tin tưởng theo huyền bí hay truyền thống. Ðừng tin tưởng theo tin đồn đãi hay kinh điển, đừng tin tưởng theo lời đồn hay những gì hợp lý, đừng tin tưởng theo khuynh hướng của một ý niệm nào đó, hay do một ai đó có khả năng. Và đừng tin tưởng theo ý tưởng " vị ấy là thầy của ta". Nhưng khi chính các vị biết rằng điều ấy là tốt không làm tổn hại ai, đó là sự sáng suốt đáng tán dương và khi thực hành và theo dõi rằng nó sẽ mang đến hạnh phúc, rồi hãy tin tưởng theo". -- (A I 188)

Vì thế chúng ta có thể nói rằng mặc dù Phật giáo không hoàn toàn khoa học, nhưng hẳn đã mang tính khoa học mạnh mẽ và có tính khoa học hơn các tôn giáo khác. Chính ông Albert Einstein (1879-1955) một nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi đã nói về tính khoa học của Phật giáo như sau:

"Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi tinh thần linh, giáo điều và thần học.

Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó. Và nếu có bất cứ một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của nền khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo vậy."

-----

Ghi chú: (1) Sikhism: một đạo phát triển từ Ấn giáo từ thế kỷ 16, chỉ tín ngưỡng một vị thần. (2) Pháp sư Nikkyo Niwano (1906-1999), người khai sáng Hội Phật Giáo Lập Chánh Giảo Thành (Rissho Kosei-kai, phát xuất từ phái Pháp Hoa Nhật Liên Tông của Nhật bản), là nhà lãnh đạo Hội

Tôn Giáo và Hòa Bình Thế Giới, Hiệp Hội Tự Do Tôn Giáo, Hiệp Hội Hòa Bình Niwano, Liên Ðoàn Tân Tôn Giáo Nhật Bản, là tác giả của nhiều tác phẩm Phật học quan trọng. (Người dịch)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hỏi Hay Đáp Đúng PDF của tác giả Thích Nguyên Tạng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lời Tiên Tri Núi Andes Mặc Khải Thứ Mười (Jamed Redfield)
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES MẶC KHẢI THỨ MƯỜI JAMED REDFIELD LỜI NÓI ĐẦU.. 2 1. HÌNH DUNG CON ĐƯỜNG.. 4 Tìm mua: Lời Tiên Tri Núi Andes Mặc Khải Thứ Mười TiKi Lazada Shopee 2. XEM LẠI CUỘC ĐỜI. 26 3. CHIẾN THẮNG NỖI SỢ HÃI... 48 4. HỒI TƯỞNG..73 5. ĐÓN NHẬN KIẾN THỨC.. 90 6. THỨC TỈNH... 113 7. CHIẾN THẮNG ĐỊA NGỤC NỘI TÂM...135 8. THA THỨ.161 9. NHỚ LẠI TƯƠNG LAI... 197 10. GIỮ GÌN TẦM NHÌN... 214 LỜI NÓI ĐẦU Là ngụ ngôn và đồng thời là truyện phiêu lưu, cuốn sách này là nỗ lực nhằm minh hoạ một cách sống động sự tiến hoá tâm linh, một mô tả gợi lên những tình cảm, nhận thức và hiện tượng mới sẽ quyết định đời sống của con người ở buổi đầu của thiên niên kỷ thứ ba. Theo tôi, những ai cho rằng đã hoàn toàn am hiểu và xác định được yếu tính của tâm linh, là những người đã sai lầm lớn lao. Lịch sử dạy chúng ta rằng văn hoá và tri thức của con người là không ngừng biến đổi. Nếu các quan điểm cá nhân thường kết tụ một cách cứng nhắc, thì chân lý, về phần nó, năng động hơn nhiều. Chúng ta cảm thấy rất vui khi có thể tự do bày tỏ tình cảm, tìm thấy chân lý của riêng mình, và truyền đạt nó cho những người khác; lúc ấy chúng ta có thể quan sát bằng cách nào chân lý đó phát triển một cách đồng bộ và biểu hiện rõ ràng hơn khi nó ảnh hưởng đến dòng đời của một con người. Mỗi cá nhân đều tiến theo một đường hướng nhất định; mỗi thế hệ đều xây dựng từ những thành tựu thế hệ trước; chúng ta đã được định phải tiến đến mục tiêu mà chúng ta chỉ còn nhớ một cách rất mơ hồ. Tất cả đều đang nhận thức về nhân tính đích của mình, đang dần dần phát hiện mục tiêu sự hiện diện của chúng ta trên trần gian, và công việc chờ chúng ta thường tỏ ra cam go. Nhưng tôi tin rằng, nếu chúng ta luôn hợp nhất những đóng góp của các truyền thống mà chúng ta phát hiện, nếu chúng ta theo sát sự tiến hoá trên quy mô toàn cầu, Mọi thách thức mà chúng ta gặp có thể được giải mọi va chạm giữa các cá nhân sẽ không còn, Mặc Khải Thứ Mười Trang 1 kể từ khi chúng ta nhận thức về định mệnh của mình phép lạ của đời sống. Tôi không muốn thu nhỏ những vấn đề lớn lao mà nhân loại phải đương đầu, nhưng chỉ gợi ý rằng mỗi chúng ta, trong hoàn cảnh của mình, là thành phần của giải pháp. Nếu biết quan sát và nhận thức bí ẩn lớn lao của đời sống, chúng ta sẽ nhận thấy mình đã được đặt đúng chỗ, đúng nơi... để làm thay đổi một điều gì đó trên thế giới này. James Redfield — 1966Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jamed Redfield":Lời Tiên Tri Núi AndesNhững Bài Học Từ Lời Tiên Tri Núi AndesLời Tiên Tri Núi Andes Mặc Khải Thứ MườiLời Tiên Tri Núi Andes Trải Nghiệm Mặc Khải Thứ MườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Tiên Tri Núi Andes Mặc Khải Thứ Mười PDF của tác giả Jamed Redfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Bài Học Từ Lời Tiên Tri Núi Andes (Jamed Redfield)
NHỮNG BÀI HỌC VỀ LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES JAMED REDFIED LỜI NÓI ĐẦU...9 CHÍN MẶC KHẢI. 10 1. KHỐI LƯỢNG TỚI HẠN:...13 Tìm mua: Những Bài Học Từ Lời Tiên Tri Núi Andes TiKi Lazada Shopee  BÍ ẨN MỞ RA... 13 MẶC KHẢI THỨ NHẤT... 14 THẾ NÀO LÀ MỘT TRÙNG HỢP NGẪU NHIÊN?... 15 NHỮNG TRÙNG HỢP ĐÁP ỨNG CÁC MONG ĐỢI CỦA CHÚNG TA... 20 LÀM THỂ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG MẶC KHẢI THỨ NHẤT VÀ GIA TĂNG NHỮNG VIỆC THIỆN.21 TÓM TẮT VỀ MẶC KHẢI THỨ NHẤT.22 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VÀ RÈN LUYỆN NHÓM..23 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ NHẤT.24 Bài tập 1. Viết nhật ký.24 Bài tập 2. Quan sát trong cuộc sống hàng ngày..24 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ NHẤT.26 Bài tập 1. Ý nghĩa của mặc khải thứ nhất...27 Bài tập 2. Những ấn tượng tích cực đầu tiên..27 Bài tập 3. Những vấn đề về những đề tài bạn đang thắc mắc.. 28 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM...30 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ NHẤT.30 Bài tập 1. Gia tăng nhạy cảm đối với những trùng hợp ngẫu nhiên.. 31 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM... 33 2. QUAN ĐIỂM RỘNG LỚN: MỞ RỘNG BỐI CẢNH LỊCH SỬ...33 MẶC KHẢI THỨ HAI..34 Ở MỘT NGÃ TƯ. 40 BẢN TỔNG KẾT CÁ NHÂN - TỪ VĨ MÔ ĐẾN VI MÔ.. 41 NHỮNG BẬN TÂM HIỆN NAY CỦA CHÚNG TA..42 NHỮNG XÁC TÍN CƠ BẢN...42 TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ HAI.. 46 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ HAI...47 Bài tập 1. Những bận t}m linh xưa cũ của tôi..47 Bài tập 2. Những ý tưởng khiến bạn bận t}m hơn cả.. 48 Bài tập 3. Tôi đ~ l{m điều gì một cách máy móc?.. 48 Bài tập 4. Tìm thấy những giải đ|p mời cho những hận t}m cũ nhờ mô thức mới.. 49 Bài tập 5. Lập và phân tích bảng tổng kết cá nhân.. 49 Bài tập 6. Làm thế n{o đế có được lời giải đ|p cho thắc mắc...50 Bài tập 7. Thiền định, tập trung v{ kích thích năng lượng. 51 Bài tập 8. Trải qua một ngày vui thích. 51 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ HAI...51 Bài tập 1. Thảo luận về mặc khải thứ hai: những xác tín..52 Bài tập 2. Những bận t}m xưa cũ...52 Bài tập 3. Những bận tâm chính của bạn...52 Bài tập 4. Vào những lúc n{o trong đời, tôi đ~ h{nh động một cách máy móc?...53 Bài tập 5. Tìm thấy những giải đ|p mới cho những bận..54 t}m cũ nhờ mô thức mới.54 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM..54 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ HAI..54 Bài tập 1. Lập và phân tích bảng tổng kết cá nhân...55 Bài tập 2. Làm thế n{o để đạt được những giải đ|p cho c|c thắc mắc?..57 Bài tập 3. Thiền định để gia tăng sự tập trung v{ năng lượng..58 Bài tập 4. Trải qua một ngày thích thú.. 60 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM... 61 LÀM THẾ NÀO ĐỂ ÁP DỤNG MẶC KHẢI THÚ HAI VÀ GIA TĂNG NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NÓ.. 61 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ HAI.. 61 Bài tập 1. Mỗi thành viên sẽ kể về một ng{y đ~ qua của mình. 62 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM...63 3. VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG.. 63 MẶC KHẢI THỨ BA... 64 MỘT VÙNG ĐẤT PHÌ NHIÊU.. 70 KHI PHÁT RA NĂNG LƯỢNG, BẠN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH...71 NHỮNG TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG..72 NĂNG LƯỢNG ĐÁP ỨNG NHỮNG MONG ĐỢI CỦA CHÚNG TA..73 TÌM KIẾM THÔNG ĐIỆP TRONG NHỮNG SỰ KIỆN HÀNG NGÀY.74 NHỮNG CÁI BẪY GÂY MẤT NĂNG LƯỢNG.74 GIỮ SỰ TIẾP CẬN VỚI NĂNG LƯỢNG CỦA MÌNH...75 LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẪN DẮT ÁNH SÁNG VÀ ĐƯA NÓ VÀO NỘI TÂM?. 76 TÓM TẮT VỀ MẶC KHẢI THỨ BA..76 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ BA..77 GIA TĂNG KHẢ NĂNG CẢM NHẬN CÁI ĐẸP...77 KẾT NỐI VỚI NĂNG LƯỢNG..77 Thấy năng lượng trong tự nhiên... 78 Thấy năng lượng toả ra từ hai bàn tay.. 78 Cảm nhận năng lượng trong hai bàn tay.. 79 Tích tụ năng lượng. 79 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ HAI. 80 Bài tập 1. Thảo luận về mặc khải thứ ba.. 81 Bài tập 2. Cảm nhận c|i đẹp.. 82 Bài tập 3. Nghĩ về thực phẩm.83 Bài tập 4. Cảm nhận lẫn nhau.. 84 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM...85 LÀM THẾ NÀO ĐỄ ÁP DỤNG MẶC KHẢI THỨ BA VÀ GIA TĂNG NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỐT ĐẸP...85 4. TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC...86 MẶC KHẢI THỨ TƯ...87 TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC.. 87 Thời thơ ấu.. 88 NHỮNG TRẠNG THÁI CỦA BẢN NGÃ... 91 Trạng thái của bản ngã mang tính cha mẹ...92 Trạng thái của bản ngã mang tính trẻ con.92 Trạng thái của bản ng~ trưởng thành..93 TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG TRẠNG THÁI CỦA BẢN NGÃ..93 Những trò m{ chúng ta đang diễn... 94 Loại bỏ nhu cầu thống trị.95 TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ TƯ... 96 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ TƯ.97 Bài tập 1: Phát hiện những vật cản mà chính bạn đ~ đặt trên con đường của mình.. 97 Phần một: Những vật cản m{ chúng ta đặt trên con đường của mình.97 Phần hai: Làm thế n{o để đạp đổ những vật cản m{ ta đặt trên con đường của ta. 99 Bài tập 2. Sáu quyết định giúp bạn duy trì sự kết nối với năng lượng vũ trụ...100 Bài tập 3. Chọn những động thái mới... 102 LÀM THÊ NÀO ĐỂ DỒN NĂNG LƯỢNG CỦA BẠN VỀ MỘT HƯỚNG VÀ ĐỂ NÓ TRÔI CHẢY MỘT CÁCH TỰ DO?. 102 Thiền định để liên kết với minh triết nội tâm...103 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ TƯ.104 Bài tập 1: Thảo luận về mặc khải thứ tư..104 Bài tập 2. Thảo luận về th|i độ của những người th}n trong gia đình... 105 Bài tập 3. Thiền định để liên kết với minh triết nội tâm... 105 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM.106 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ TƯ.106 Bài tập 1: Thiền định để biến đổi sự tranh giành quyền lực.. 107 Bài tập 2. Đ|nh gi| về những sức mạnh của bạn...109 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM.109 5. THÔNG ĐIỆP CÚA NHỮNG NHÀ THẦN BÍ...110 MẶC KHẢI THỨ NĂM..111  NÂNG CAO MỨC RUNG ĐỘNG.112 Lại xuống núi.. 113 HOÀ ĐỒNG VỚI VŨ TRỤ... 113 Chấp nhận năng lượng phổ quát của tình yêu thương..114 KẾT NỐI VỚI NĂNG LƯỢNG.115 XUẤT THẦN - ĐỈNH VÀ ĐÁY.117 TÌNH TRẠNG KHÔNG TRỌNG LƯỢNG... 117 SỰ CHẤP NHẬN HOÀN TOÀN...118 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỨC MẠNH TIẾN HOÁ.119 NHỮNG CÔNG CỤ ĐỂ THAY ĐỔI... 120 Tiến hoá có ý thức... 121 ĐƯỢC SOI SÁNG... 121 MỞ CỬA. 122 NHỮNG KINH NGHIỆM PHONG PHÚ.123 MỘT SỰ NẢY NỞ LIÊN TỤC.. 124 Những con đường để tiến vào một ý thức cao cấp. 124 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA Ý THỨC...125 TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ NĂM.. 126 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ NĂM. 126 Những Bài Học Về Lời Tiên Tri Núi Andes Trang 5  QUYẾT ĐỊNH BUỔI SÁNG.. 126  BÀI TẬP THỞ. 127  BÀI TẬP BUỔI CHIỀU.. 127  BÀI TẬP TRƯỚC KHI NGỦ. 127 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ NĂM. 128 Bài tập 1. Thiền định trên đỉnh núi.. 128 Bài tập 2: Gia tăng năng lượng.. 130 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM. 130 6. LÀM SÁNG TỎ QUÁ KHỨ ẢNH HƯỞNG CỦA CHA MẸ VÀ NHỮNG CƠ CHẾ THỐNG TRỊ...131 MẶC KHẢI THỨ SÁU...132 Trở về quá khứ..132  BẢN TỔNG KẾT VỀ CHA MẸ...133  BỐI CẢNH ĐÃ ĐƯỢC DÀN DỰNG TỪ THỜI THƠ ẤU.. 134  NHỮNG ĐẢO LỘN BÊN TRONG.. 136  VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI BẠN... 136 Những cơ chế thống trị xuất phát từ đ}u?..137 Những cơ chế kiểm soát... 139 KẺ ĐE DỌA. 139 KẺ TRA HỎI... 140 KẺ THỜ Ơ.. 140 KẺ THAN VÃN HOẶC NẠN NHÂN... 142  LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN ĐỔI NHỮNG CƠ CHẾ THỐNG TRỊ?.. 143 KẺ ĐE DỌA / NGƯỜI LÃNH ĐẠO.143 KẺ TRA HỎI / NGƯỜI BÀO CHỮA.144 KẺ THỜ Ơ / NGƯỜI TƯ DUY ĐỘC LẬP...144 KẺ THAN VÃN / NGƯỜI CẢI CÁCH..144  LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ CHẾ THỐNG TRỊ?.. 145  CHỈ RA CƠ CHẾ... 147  Ở BÊN KIA CƠ CHẾ, HÃY NHÌN VÀO CON NGƯỜI THẬT...148  QUYẾT TÂM TỪ BỎ NƠI MÀ BẠN CẢM THẤY BỊ GÀI BẪY... 150  NHỮNG TIẾN BỘ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ HOÀN HẢO...152 TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ SÁU.153 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ SÁU... 154  BẢN TỔNG KẾT VỀ CHA MẸ.. 154 1. CHA.155 A. QUAN SÁT NGƯỜI CÓ QUYỀN THUỘC PHÁI NAMA (CHA CỦA BẠN).155 B. PHÂN TÍCH NĂNG LƯỢNG CỦA NGUYÊN TẮC NAM.157 C. PHẢN ỨNG CỦA BẠN ĐỐI VỚI NGUYÊN TẮC NAM.157 D. PHÂN TÍCH ĐIỀU MÀ BẠN HỌC ĐƯỢC TỪ NGƯỜI CÓ QUYỀN THUỘC PHÁI NAM. 158 2. MẸ.. 159 A. QUAN SÁT NGƯỜI CÓ QUYỀN THUỘC PHÁI NỮ ( MẸ CỦA BẠN). 159 B. PHÂN TÍCH NĂNG LƯỢNG CỦA NGUYÊN TẮC NỮ.161 C. PHẢN ỨNG CỦA BẠN ĐỐI VỚI NGUYÊN TẮC NỮ.161 D. PHÂN TÍCH ĐIỀU MÀ BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ NGƯỜI CÓ QUYỀN THUỘC PHÁI NỮ162 LẬP BẢNG TỔNG KẾT... 163  NÓI RÕ Ý ĐỊNH. 163  NHỮNG NHÂN VẬT CHÍNH..164 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ SÁU... 165 Bài tập 1. Ba mục tiêu của những ảnh hưởng trong thời thơ ấu..166 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM.166 7. KHỞI PHÁT SỰ TIẾN HÓA.166 MẶC KHẢI THỨ BẢY.. 167  LÀM THẾ NÀO ĐỂ NẠP NĂNG LƯỢNG?... 167  ĐƯA NHỮNG CÂU HỎI TỐT ĐẸP...169  THỬ NGHIỆM NHỮNG TRÙNG HỢP NGẪU NHIÊN.. 170  KHI NÀO HÀNH ĐỘNG?... 170  SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG XUNG LỰC VÀ TRỰC GIÁC... 172  LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA NỖI SỰ HÃI?.. 174 Đối diện với nỗi sợ hãi và hoài nghi...175 LÀM THẾ NÀO TÌM THẤY NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHỨA ĐỰNG TRONG NỖI SỢ HÃI.. 176 LÀM THẾ NÀO ĐỂ XUA ĐI NỖI SỢ HÃI?... 177  LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ NHU CẦU THỐNG TRỊ CỦA MÌNH.. 177 Tìm hiểu những giấc mơ.. 179  NHỮNG THÔNG ĐIỆP CỦA GIẤC MƠ...180 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾN VÀO DÒNG TIẾN HÓA.181  DUY TRÌ NĂNG LƯỢNG Ở MỨC CAO.181 TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ BẢY. 183 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ BẢY... 183  TẬP HỢP THÔNG TIN ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH. 183  NHỮNG CÂU HỎI / LỜI ĐÁP. HÃY BIẾT ĐỌC NHƯNG DẤU HIỆU..184  ĐỪNG RỜI MẮT KHỎI MỤC TIÊU.. 185  LÒNG BIẾT ƠN. 185  THA THỨ...186  ĐI ĐÚNG ĐƯỜNG...186  HÃY LÀ NGƯỜI QUAN SÁT TỪ BÊN NGOÀI.186  LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT NHỮNG THÔNG ĐIỆP?...186 Những Bài Học Về Lời Tiên Tri Núi Andes Trang 7 Trong trường hợp tệ hại... 187  VỀ NHỮNG GIẤC MƠ.188 SO SÁNH NHỮNG GIẤC MƠ...188 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ BẢY...189 Bài tập 1. N}ng cao năng lượng.189 Bài tập 3. Trực giác...190 8. ĐẠO LÝ MỚI CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ..192  MỘT QUAN ĐIỂM MỚI TRONG QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI... 193 MẶC KHẢI THỨ TÁM. 193  LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ GIÚP NHAU TRONG SỰ TIẾN HOÁ CHUNG.. 195 Hình thành những nhóm có quan hệ hài hoà.. 197  ĐẠT ĐƯỢC MỨC ĐỘ CAO HƠN. 197  SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA NHÓM...198  NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG NHÓM.199  SỰ PHỤ THUỘC ĐỐI VỚI NĂNG LƯỢNG TRONG TÌNH YÊU. 200 Những gốc rễ mang tính trẻ con của tình yêu. 201 Lựa chọn người bạn đời lý tưởng...202 Mối liên kết với sự sống còn...203  LẤP ĐẦY SỰ TRỐNG RỖNG...203 Hàn gắn những vết thương... 204  NHỮNG QUAN HỆ LÝ TƯỞNG.205  VÒNG TRÒN HOÀN CHỈNH..205  CỦNG CỐ MỐI LIÊN KẾT VỚI TRUNG TÂM BÊN TRONG CỦA CHÚNG TA. 206 Thế n{o l{ đồng phụ thuộc?...207  ĐỘNG THÁI ĐỒNG PHỤ THUỘC.207 Những đặc điểm chính của sự đồng phụ thuộc..208  TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC.. 209  NUÔI DẠY CON CÁI... 209 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ PHÁT TRIỂN..213  NGƯỜI LỚN CÓ THỂ LÀM GÌ CHO TRẺ EM?.. 214 TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ TÁM...215 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ TÁM.. 216  THỰC HIỆN MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN.. 216  TRAO NĂNG LƯỢNG CHO NGƯỜI KHÁC. 217  NHẬN THÔNG ĐIỆP... 217 Đối diện với những cơ chế thống trị. 218 TÌNH YÊU.. 219 Những dấu hiệu của sự đồng phụ thuộc. 219 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ TÁM..221 Bài tập 1. N}ng cao năng lượng.222 Bài tập 2. Thảo luận chung về mặc khải thứ tám...222 SỰ THỰC HÀNH CỦA MỘT NHÓM TƯƠNG HỢP..222  THẢO LUẬN VỀ NHỮNG CHỦ ĐỀ CỦA MẶC KHẢI THỨ TÁM.223  HÌNH THÀNH MỘT HỘI TƯƠNG TRỢ TINH THẦN..224 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM.225 9. VĂN HÓA CỦA NGÀY MAI.. 226 MẶC KHẢI THỨ CHÍN...226  NHỮNG NỀN TẢNG CỦA BƯỚC NHẢY VỌT SẮP TỚI TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ 231 ❖ MƯỜI HAI DẶC TÍNH CHỦ YẾU CHO THẤY MỘT SỰ BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ CỦA CON NGƯỜI.232  SIÊU TÂM TRÍ VÀ KỶ NGUYÊN TÂM LINH (3).. 233  ĐIỀU MÀ CHÚNG TA BIẾT VỀ NHỮNG CHIỀU KÍCH KHÁC.235  Ở ĐÂU, KHI NÀO VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚNG TA ĐẠT ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG TRÊN TRẦN GIAN?...238  RÚT RA BÀI HỌC TỪ NHỮNG HỆ TỰ NHIÊN..239 TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ CHÍN.242 RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ CHÍN.243  HÃY Ở TRONG HIỆN TẠI...243  SỬ DỤNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG ĐỂ TẠO RA NHỮNG CƠ HỘI MỚI..243  THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM. 244 RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ CHÍN...245 Bài tập 1. Trong thế giới những điều khả dĩ. 246 Bài tập 2. Nói về môi trường.. 246 KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM.247Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jamed Redfield":Lời Tiên Tri Núi AndesNhững Bài Học Từ Lời Tiên Tri Núi AndesLời Tiên Tri Núi Andes Mặc Khải Thứ MườiLời Tiên Tri Núi Andes Trải Nghiệm Mặc Khải Thứ MườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Bài Học Từ Lời Tiên Tri Núi Andes PDF của tác giả Jamed Redfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lời Tiên Tri Núi Andes (Jamed Redfield)
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES Jamed Redfield LỜI NÓI ĐẦU... 2 1. KHỐI LƯỢNG TỚI HẠN... 3 2. MỘT VIỄN CẢNH RỘNG LỚN. 25 Tìm mua: Lời Tiên Tri Núi Andes TiKi Lazada Shopee 3. CÂU HỎI VỀ NĂNG LƯỢNG... 51 4. TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC.88 5. THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NHÀ THẦN BÍ.117 6. LÀM SÁNG TỎ QUÁ KHỨ..152 7. KHỞI PHÁT SỰ TIẾN HOÁ.187 8. ĐẠO LÝ CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ. 224 9. VĂN HOÁ CỦA NGÀY MAI. 277 LỜI NÓI ĐẦU Đọc cuốn sách này, bạn có thể cảm nhận điều đang xảy ra trên quy mô toàn cầu và trong chính bạn. Vào thời điểm này của lịch sử, hơn bất kỳ một cộng đồng nào khác, một thời kỳ nào khác, chúng ta có trực giác rằng các sự kiện bí ẩn luôn chứa đựng một thông điệp sâu xa. Chúng ta hiểu rằng ý nghĩa của cuộc đời là ở việc khám phá yếu tố tâm linh — một cuộc hành trình thần kỳ và mê hoặc mà không một tôn giáo, một triết học nào có thể kết thúc. Và chúng ta cũng biết rằng, một khi hiểu rõ điều gì đang thực sự xảy ra và gia tăng hệ quả của chúng, con người sẽ vượt qua một ngưỡng để tiến vào cách sống mới mà nhân loại luôn tìm cách vươn đến. Nếu điều đó có thể vươn đến bạn, nếu nó kết tinh trong bạn một kinh nghiệm mà bạn có thể nhận thấy trong đời mình, hãy chia sẻ với những người khác, và đừng đắn đo. Ý thức mới về tâm linh sẽ lan toả như thế, qua tiếp xúc giữa các cá nhân. Để cho sự thần kỳ diễn ra và trở thành thực tại, chúng ta chỉ cần, trong một thời gian đủ dài, gạt sang một bên những hoài nghi và những thói quen xưa cũ của mình.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jamed Redfield":Lời Tiên Tri Núi AndesNhững Bài Học Từ Lời Tiên Tri Núi AndesLời Tiên Tri Núi Andes Mặc Khải Thứ MườiLời Tiên Tri Núi Andes Trải Nghiệm Mặc Khải Thứ MườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Tiên Tri Núi Andes PDF của tác giả Jamed Redfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lời Tiên Tri Núi Andes (Jamed Redfield)
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES Jamed Redfield LỜI NÓI ĐẦU... 2 1. KHỐI LƯỢNG TỚI HẠN... 3 2. MỘT VIỄN CẢNH RỘNG LỚN. 25 Tìm mua: Lời Tiên Tri Núi Andes TiKi Lazada Shopee 3. CÂU HỎI VỀ NĂNG LƯỢNG... 51 4. TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC.88 5. THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NHÀ THẦN BÍ.117 6. LÀM SÁNG TỎ QUÁ KHỨ..152 7. KHỞI PHÁT SỰ TIẾN HOÁ.187 8. ĐẠO LÝ CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ. 224 9. VĂN HOÁ CỦA NGÀY MAI. 277 LỜI NÓI ĐẦU Đọc cuốn sách này, bạn có thể cảm nhận điều đang xảy ra trên quy mô toàn cầu và trong chính bạn. Vào thời điểm này của lịch sử, hơn bất kỳ một cộng đồng nào khác, một thời kỳ nào khác, chúng ta có trực giác rằng các sự kiện bí ẩn luôn chứa đựng một thông điệp sâu xa. Chúng ta hiểu rằng ý nghĩa của cuộc đời là ở việc khám phá yếu tố tâm linh — một cuộc hành trình thần kỳ và mê hoặc mà không một tôn giáo, một triết học nào có thể kết thúc. Và chúng ta cũng biết rằng, một khi hiểu rõ điều gì đang thực sự xảy ra và gia tăng hệ quả của chúng, con người sẽ vượt qua một ngưỡng để tiến vào cách sống mới mà nhân loại luôn tìm cách vươn đến. Nếu điều đó có thể vươn đến bạn, nếu nó kết tinh trong bạn một kinh nghiệm mà bạn có thể nhận thấy trong đời mình, hãy chia sẻ với những người khác, và đừng đắn đo. Ý thức mới về tâm linh sẽ lan toả như thế, qua tiếp xúc giữa các cá nhân. Để cho sự thần kỳ diễn ra và trở thành thực tại, chúng ta chỉ cần, trong một thời gian đủ dài, gạt sang một bên những hoài nghi và những thói quen xưa cũ của mình.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jamed Redfield":Lời Tiên Tri Núi AndesNhững Bài Học Từ Lời Tiên Tri Núi AndesLời Tiên Tri Núi Andes Mặc Khải Thứ MườiLời Tiên Tri Núi Andes Trải Nghiệm Mặc Khải Thứ MườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Tiên Tri Núi Andes PDF của tác giả Jamed Redfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.