Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hưng Đạo Vương (Lê Văn Phúc)

Có lẽ lịch sử nước Nam ta, thời Trần, đặc biệt ở thời kỳ đầu, là một trong những thời kỳ hào hùng nhất của dân tộc và cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên Mông là cuộc kháng chiến để lại nhiều dấu ấn khó phai nhất trong lòng người Việt. Đây cũng chính là giai đoạn quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt vào bậc nhất, nhì trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà. Họ chính là những người đã góp phần tạo nên hào khí Đông A bất diệt ngày nào. Giai đoạn nhiều kịch tính ấy đã được hai tác giả Phan Kế Bính và Lê Văn Phúc, bằng tấm lòng mang nhiều tâm huyết với lịch sử nước nhà, tái hiện một cách trọn vẹn trong tác phẩm Hưng Đạo Vương.

Hai ông đã chọn lối viết theo kiểu chương hồi hấp dẫn nhưng vẫn bám khá sát dữ kiện lịch sử để giúp độc giả hiểu rõ hơn từng con người đã tham gia trong các sự kiện hào hùng của dân tộc thời ấy. Tác phẩm như một câu chuyện lịch sử được kể một cách dung dị, trầm ổn, không đặt nặng sự hư cấu, khoa trương nhưng mỗi vị anh hùng vẫn rõ ràng từng đường nét cá tính, tài năng. Đó là Yết Kiêu dũng lược đục thuyền bắt tướng, Quốc Toản khí khái đi đầu xông pha nguy hiểm, Ngũ Lão hùng cường áp chế tướng giặc… Nổi bật hơn cả là hình tượng người anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - người đã đứng ra gánh vác giang sơn, lập nên những chiến công vang dội, mang lại bình yên cho trăm họ.

Hưng Đạo Vương in lần đầu vào năm 1912 và là một trong những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam hiếm hoi với ngồn ngộn chất liệu được kể bằng một giọng văn sinh động của tiểu thuyết chương hồi. Những chi tiết về cuộc đời của Đức ông Trần Hưng Đạo và diễn biến cuộc chiến chống quân Nguyễn Mông đều được tác giả tái hiện một cách chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn. ***

Khổ tâm thay! những nhà sốt sắn về sự giáo-dục ở vào cuộc đời chọi nhau bằng óc này, chăm chăm lấy bút thay gươm, rỏ mực ra máu, trên đối với hơn 4000 năm tổ-quốc, dưới đối với hai mươi nhăm triệu đồng-bào, có khi dùng cách trực-tiếp; cũng có khi dùng cách gián-tiếp.

Cách trực-tiếp nên dùng thế nào? Nên soạn pho sử-yếu, chép toàn bằng chữ quốc-văn; để hết thẩy mọi người nhớn, trẻ-con, ai nấy cũng dễ hiểu. Tìm mua: Hưng Đạo Vương TiKi Lazada Shopee

Cách gián-tiếp nên làm thế nào? Nên nhân lối tiểu-thuyết, đại thành ra bộ quốc-chí, để hết thẩy nhà-quê, kẻ-chợ, đâu đấy cũng thích xem.

Bởi vì chữ là chữ nước mình, sử là sử nước mình, truyện là truyện nước mình, hồn vía văn-minh phảng phất ở đó. Nếu muốn lên đàn diễn phép chiêu lấy quốc-hồn, mở xưởng rèn nghề đúc nên dân-trí, chi bằng tập chữ bản-quốc, học sử bản-quốc, xem truyện bản-quốc; nhưng thấy cách gián-tiếp có nhẽ so với cách trực-tiếp lại càng khỏe hơn, tiện hơn và mau hơn.

Nước ta lập quốc đã lâu, khai hóa cũng sớm. Nam-đế sơn-hà, thư giời rọng về, trải bao phen lừng lẫy cõi Á-đông, nước tuy già, nhưng hồn vẫn tỉnh táo, nhẽ đâu ngủ mê mãi, không ai khua thức dậy. Trách vì cớ giáo-dục của dân nước ta, trước kia nhầm lẫn, chữ nước mình chả tập, sử nước mình chả học, truyện nước mình chả xem, đâu là sử Tam-hoàng cho chí Tống, Nguyên, Minh, Thanh, nhớ như văn-sách, đâu là truyện Tam-quốc cho chí Thuyết-đường, Thủy-hử, diễn thành tấn tuồng, chỉ chăm những sự đâu đâu, mà gốc tích nhà mình, loài giống mình, họ đang mình, nào ai là ông khởi-tổ sáng lập ra nước, nào ai là bực anh-hùng cạnh tranh với Tầu, ai là kẻ có công-đức với quốc dân, ai là người đăng kỷ-niệm trong xã-hội, hỏi đến thì mơ hồ không biết, hoặc sao nhãng không nhớ, rõ thật là mồ cha chả khóc, khóc đống mối, mồ mẹ chả khóc, khóc bối bòng bong.

Than ôi! bố rồng, mẹ tiên, con nòi giống cũ, núi xanh nước biếc, vẫn đất cất nhà, cùng chôn rau cắt rốn trong cõi Việt-nam, ai chẳng mong có lúc mở mặt mở mày với trên thế giới. Nhưng trước hết phải lấy phù phép luyện quốc-hồn, làm máy móc khai dân-trí, in hai chữ quốc-gia vào óc, sẽ có thể gánh một quả địa-cầu lên vai.

Quốc-hồn ta ở đâu! Quốc-hồn ta ở đâu! Sau đời vua Ngô-vương Quyền, vua Lý Nam-Đế, trước đời vua Lê Thái-Tổ, vua Nguyễn Quang-Trung, nẩy ra một bực đại anh-hùng ấy là ai? là đức Hưng-đạo đại-vương Trần-quốc-Tuấn đó.

Đương lúc thế lực nhà Nguyên chấn động khắp cả châu Âu, châu Á, ai ngờ trứng chọi với đá; ngoài nước Nhật lại có nước Nam ta. Dẫu cho rằng đất thiêng người giỏi, vua thánh tôi hiền phúc nước đã đành rồi, nhưng rút ra chỉ trông cậy ở lòng người là vững.

Người ta tưởng nhà Trần có ông Hưng-Đạo, cũng như nhà Lý có ông Thường-Kiệt, an nguy hệ ở một tay, không biết rằng cá khỏe vì nước, chim khỏe vì..., có đạo thế rồi mới mong có quyền lực được, trong có một ông Hưng-Đạo, mà ngoài bách quan hết thẩy như anh em ông Hưng-Đạo, trên có một ông Hưng-Đạo, mà dưới cử quốc hết thẩy như con cháu ông Hưng-Đạo. Phỏng chỉ một ông Hưng-Đạo vác thanh thần-kiếm địch sức với lũ Phạm-Nhan, chưa chắc đã thua nào, huống chi hằng-hà sa-số ông Hưng-Đạo đeo chữ “sát thát” thi gan với nòi Mông-cổ, một giọt thiết-huyết rơi đến đâu lở đất long giời, một ngọn nghĩa-kỳ phất đến đâu cuốn mây quét gió, dẫu mười cậu Thoát-Hoan thái-tử, trăm chú Mã-Nhi kiêu tướng, cũng chả vần chi.

Lạ thay! nhà Trần vì đâu gây dựng nên cách dân-đoàn, chỉ vì theo tôn-giáo Phật, biết nghĩa xả-thân cứu thế, thật bác-ái, thật mạo-hiểm, thật nhẫn-nại, tu trọn ba điều công-đức, và mở ra một cách văn-minh; này như vua tôi ăn yến, rắt tay mà hát, có ý bình đẳng; hội-đồng kỳ-lão, bàn sự đánh Nguyên, có ý lập hiến; rất tốt là lý-trưởng, dùng toàn ngũ lục phẩm quan, giao quyền xử đoán, đã phân minh ra cách địa-phương tự-trị rồi. Bởi vậy dân-quyền ngày càng trọng, dân-đức ngày càng tiến, và quốc-hồn ngày càng khỏe mạnh. Tiếc cho trước kia quốc-sử không thể vẽ được hết cái tinh-thần, mà sau này quốc-dân chỉ biết sùng kính những cái hình-thức, nào đâu là lập tĩnh, lập điện, lên cốt, lên đồng, bắt tà, bắt ma, phát bùa, phát dấu, thành ra một thói tin mê, so lấy nghĩa kỷ-niệm công-đức, đã là trái cách văn-minh, luận đến điều tiết-độc thần-minh, lại đáng ghép vào tội lệ. Sao không nghĩ vua quan nhà Trần đều học phật, mà đắc đạo đấy, đối với chúng-sinh cầu sự xá-thí, chớ có mong gì hưởng báo đâu; nếu ta biết sùng kính ông Hưng-Đạo về sự thánh thần, thì cái quốc-hồn ta tỉnh, nếu ta chỉ sùng kính ông Hưng-Đạo về sự ma quỉ, thì cái quốc-hồn ta mê. Mê mê, tỉnh tỉnh, bởi tự lòng ta, hễ có học vấn, thì sẽ có tư tưởng, có tư tưởng thì sẽ có ngôn luận, có ngôn luận thì sẽ có sự thực.

Nay gặp hội nhà-nước, rộng lòng khai hóa, bắt đầu sự học cần bực phổ-thông, muốn dùng cách trực-tiếp chăng, chả gì bằng soạn sử quốc-ngữ; muốn dùng cách gián-tiếp chăng, chả gì bằng soạn truyện quốc-ngữ; lột hết cái tinh-thần quốc-sử ra chữ quốc-văn, thật ích cho đồng-bào ta lắm; tiện cho học-giới ta lắm. Tôi vẫn ước ao dịp này, sau cũng có nhà chước thuật, vì nước tổ Việt ta mở rạp diễn-văn, may sao gặp sở Đông-kinh-ấn-quán đưa bộ sách này, xét thể cách hệt như lối Tam-quốc-chí, vừa có sự thực, vừa có nghị-luận, chắc những người có huyết-tính, xem sách này ai cũng phải kính, cũng phải mến, cũng phải hát, cũng phải khóc, cũng phải đặt quyển mà thở dài. Vậy đốt hương mà viết bài này, trước là ghi cái cảm tình của quốc dân, sau nữa giải cái khổ-tâm của người tác-giả. Thử hỏi nay những nhà sốt-sắn về sự giáo dục nghĩ làm sao đây?Đàn-viên Phạm-Văn-Thụ kính soạn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hưng Đạo Vương PDF của tác giả Lê Văn Phúc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chích Thủ Già Thiên (Tuyết Sơn Phi Hồ)
Hắn quật khởi từ trong rễ cỏ, lên như diều gặp gió. Mạnh lên trong nghịch cảnh, bất khuất không gục ngã.Thân thế không biết từ đâu, quan trường ngươi lừa ta gạt, thế giới cá lớn nuốt cá bé, dòng xoáy mỹ nữ phấn hồng…Đây là một thiên truyền thuyết xúc động lòng người về một trang nam nhi không ngại cường địch!Đây là một đoạn giai thoại về một thiếu niên đa tình yêu hận đan xen!Từ xưa anh hùng khó qua ải mỹ nhân, nhưng ta muốn, trong muôn đóa hoa ấy, một phiến lá cũng không dính vào thân! Tìm mua: Chích Thủ Già Thiên TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chích Thủ Già Thiên PDF của tác giả Tuyết Sơn Phi Hồ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chặng Đường Mười Nghìn Ngày (Hoàng Cầm)
Thượng tướng Hoàng Cầm xuất thân trong một gia đình cố nông không một tấc đất cắm dùi thuộc vùng quê Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây (Hà Đông cũ) đến nay đã qua tuổi 80. Mẹ mất sớm, cha bị bọn thực dân phong kiến ức hiếp dồn đẩy vào bước đường cùng phải thắt cổ tự tử. Năm 17 tuổi, đồng chí bỏ làng đi nhiều nơi, làm nhiều việc cực nhọc, vất vả để kiếm sống nhưng vẫn không thoát cảnh nghèo đói; có lúc phải ngửa tay cầu xin lòng thương cảm của khách đi đường vì tìm không ra việc làm trong cái xã hội đầy nhiễu nhương, bất công hồi đó. Tháng 7 năm 1945, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội, tham gia khời nghĩa đánh chiếm Bắc phủ, làm nhiệm vụ đứng dưới lễ đài bảo vệ Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử. Đồng chí đã qua thuở ban đầu Tây Tiến; cỏ mặt hầu hết các chiến dịch lớn ở chiến trường Bắc Bộ thời kháng chiến chống Pháp. Năm 1965, theo điện yêu cầu trực tiếp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Trung ương Cục, đại tá Hoàng Cầm lên đường vào Nam với nhiệm vụ đặc cách ban đầu là xây dựng và huấn luyện bộ đội chủ lực phục vụ yêu cầu đánh lớn. Ông đã qua các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 9, Tư lệnh Quân đoàn 4 (các đơn vị chủ lực lớn đầu tiên của Nam Bộ), Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam, uỷ viên Quân uỷ miền; đồng chí cũng là chỉ huy trưởng các trận đánh Mỹ đầu tiên ở Bầu Bàng, Dầu Tiếng, Nhà Đỏ, Bông Trang, các chiến dịch lớn Phước Long, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bù Bông, Kiến Đức, Nguyễn Huệ,v.v. Trình độ văn hoá ban đầu ở mức thoát nạn mù chữ, nhưng do sự nỗ lực học tập vươn lên của bản thân, học bạn bè, học trường thực tế, sau hết là được Đảng và quan đội giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu quân sự bẩm sinh được thăng hoa là những điều kiện không thể thiếu giúp đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự được giao, góp phần vào thắng lợi chung của quân đội. Năm 1995, nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn Chặng đường mười nghìn ngày, hồi ửc của Thượng tướng Hoàng Cầm (do Nhật Tiến thể hiện) nhân kỉ niệm 20 năm Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đã được đông đảo bạn đọc hoan nghênh và đón đọc. Tìm mua: Chặng Đường Mười Nghìn Ngày TiKi Lazada Shopee Chặng đường mười nghìn ngày in lần thứ hai này có sửa chữa, bổ sung, hy vọng mang đến bạn đọc những tâm đắc những cảm xúc, cảm thụ của người trong cuộc về những chi tiết lịch sử hiện thực mà huyển thoại chưa nói đến trong chính sử.***Thế là rõ, nửa tháng trước đây, Toàn là một trong số ít ỏi các viên tướng chống lại chủ trương co cụm, tin vào kế hoạch phòng thủ từ xa có khả năng thắng đối phương vì trong tay Toàn còn có ba sư đoàn “tinh nhuệ” và nhiều lữ đoàn phối hợp, thì giờ đây lại xuống giọng rất nhanh, đưa ra một cầu cứu mà trước đó y chống lại. Và không chờ hồi âm của cấp trên. Ngay hôm đó Toàn và sở chỉ huy của y đã lui về căn cứ thiết giáp Gò Vấp gần sân bay Tân Sơn Nhất để thực hiện ý đồ từ sân bay này đào tẩu, bỏ mặc quân sĩ dưới quyền sau khi gọi điện ra lệnh cho Lê Minh Đảo tư lệnh sư đoàn 18 phải bằng mọi giá thực hiện kế hoạch “trì hoãn chiến”. Từ thực tế bi hài kịch này, tôi quyết định thông tin kịp thời xuống động viên các đơn vị nhân thời cơ này tiến nhanh vào Biên Hòa, trù trừ là ân hận suốt đời nếu vào Sài Gòn chậm. Thấy thời cơ quyết định đã tới, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận, thì Quân đoàn 4 vẫn đang vật lộn với địch mở đường vào Biên Hòa. Quân đoàn vừa động viên vừa ra lệnh bổ sung, các đơn vị đều chuyển động với khí thế mới, thi đua nước rút với một mong ước chung về đích đúng thời gian. Ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 tiếp tục đột phá trận địa địch theo trục đường từ Hố Nai đi Biên Hòa. Ngay khi trời vừa sáng, Sư đoàn 341 tiến công luôn với năm xe tăng dẫn đầu đập tan nhiều ổ đề kháng của địch. Mười giờ, đội hình sư đoàn tiến đến ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, phải dừng lại vì gặp bốn tuyến hào(7) phía trước, xe tăng không qua được. Sư đoàn 6 tiến công căn cứ thiết giáp của sư đoàn 18 ở Yên Thế, đến 17 giờ làm chủ căn cứ, địch bỏ chạy, sư đoàn tiếp tục phát triển vào Hố Nai, bị địch chặn lại. (7) Sau đó mới biết, đây là trận địa chống tăng thuộc loại rắn chắc của địch. Ngoài bốn tuyến hào chống tăng, ở đây còn có sáu mươi tăng từ các nơi dồn về để chặn bộ binh và xe tăng ta, bảo vệ Biên Hòa. Bọn địch ở đây không nhận được lệnh của cấp trên trưa 29 tháng 4 rút về bờ tây sông Đồng Nai để phòng thủ Thủ Đức. Sư đoàn 7 mãi 23 giờ ngày 29 tháng 4 mới đến cách Hố Nai một nghìn năm trăm mét, phải dừng lại triển khai chiến đấu, diệt một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một bộ phận trung đoàn 52 (sư đoàn 18) và 22 xe tăng địch. Lúc này tuyến phòng thủ Hố Nai đã bị Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 đập tan, nhưng vẫn còn tàn quân địch lẩn trốn, trà trộn vào dân, chia thành từng tốp nhỏ chống lại theo kiểu đánh “du kích”. Chúng dùng tiểu liên M.16, súng M.79, M.72 từ trên các nhà cao tầng, các gác chuông nhà thờ bắn lén vào đội hình hành quân, làm cháy một số xe, pháo, buộc Sư đoàn 7 phải xuống xe tổ chức chiến đấu, ảnh hưởng đến tốc độ hành quân. Khi được tin sở chỉ huy nhẹ của quân đoàn 3 chuyển về Gò Vấp tối 29 tháng 4, qua đài kỹ thuật Lê Minh Đảo cầu cứu Bộ Tổng Tham mưu ngụy, rút quân sang bờ tây sông Đồng Nai, trong khi các lực lượng ta vẫn còn bị địch chặn ở ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, Phó tư lệnh Quân đoàn Bùi Cát Vũ ở sở chỉ huy tiền phương lệnh cho pháo bắn chặn hai bên đầu cầu, không cho địch phá cầu. Đó là một xử trí rất kịp thời. Sau khi Bộ tư lệnh Quân đoàn thống nhất quyết tâm bằng bất cứ giá nào phải đánh chiếm cho được Biên Hòa trước 0 giờ ngày 30 tháng 4, tôi lệnh cho các đơn vị: - Sư đoàn 6 bỏ các vị trí, các căn cứ còn lại ở Hố Nai, tiến theo bên trái đường số 1, đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 và cầu Ghềnh, thọc sang bờ tây sông đánh chiếm đầu cầu, giữ bàn đạp. - Sư đoàn 341 vòng qua phía bắc, đánh chiếm sân bay Biên Hòa. - Sư đoàn 7 đột phá từ Hố Nai, đập vỡ lá chắn địch ở ngã ba Tam Hiệp, cố gắng đưa đội hình sang tây sông Đồng Nai trong đêm. Súng nổ dữ dội suốt đêm từ phía Biên Hòa dội về sở chỉ huy quân đoàn và ở đó ánh hỏa châu hắt lên một quầng sáng. Đúng là trận chiến đấu căng thẳng để đưa đội hình qua sông. Khu vực xảy ra trận đánh ác liệt ở ngã ba Tam Hiệp. Ở đây cũng là một trận địa chống tăng, với tuyến hào chống tăng vắt qua đường, bao lấy căn cứ. Lúc ấy đã là 2 giờ sáng 30 tháng 4. Trời sáng mà không thanh toán được cái “lá chắn” này thì làm sao vào được Sài Gòn sớm. Ý thức rõ được vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ thọc sâu, Sư đoàn 7 đã giải quyết xong căn cứ này khi trời sáng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chặng Đường Mười Nghìn Ngày PDF của tác giả Hoàng Cầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Câu Chuyện Do Thái - Tập 2 (Đặng Hoàng Xa)
Có thể nhận thấy rằng, trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, văn hóa Do Thái đã không ngừng thay đổi và phát triển đa dạng với muôn màu sắc, mặc dù không ngừng bị tấn công và phỉ báng. Câu chuyện Do Thái, từ mọi góc độ lịch sử, nhân chủng và văn hóa, có thể nói là hấp dẫn và đầy dụ hoặc, cũng thật rối rắm, như một búi chỉ mong manh trong lịch sử nhân loại.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Câu Chuyện Do Thái - Tập 2 PDF của tác giả Đặng Hoàng Xa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Câu Chuyện Do Thái - Tập 1 (Dang Hoang Xa)
Tại sao Issrael ngày nay lại là một điểm “nóng” tại Trung Đông và là tâm điểm chú ý của toàn thế giới, cả về những xung đột đầy bạo lực cũng như những thành tựu về kinh tế, văn hóa và con người đến ngạc nhiên như thế? Tuy rằng Israel hiện đại khởi nguồn từ một trong những nền móng xã hội và văn hóa lâu đời nhất trên trái đất, di sản cổ xưa của nó đã không giúp cho công cuộc xây dựng quốc gia Israel hiện đại dễ dàng hơn. Ngược lại, tôn giáo và chủ nghĩa duy vật, ngôn ngữ đa dạng, dân chúng với nhiều trình độ phát triển kinh tế, kinh nghiệm lịch sử khác nhau, trong số các yếu tố khác, đã khiến cho cuông cuộc xây dựng quốc gia của Israel đặc biệt phức tạp và đầy thử thách. Một mảnh đất nhỏ bé và khô cằn, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, bao quanh bởi các nước làng giềng thù địch, cùng với những câu chuyện thành công ngoạn mục đã làm cho Israel trở nên một đất nước như huyền thoại.Vậy thì chìa khóa của những thành tựu của người Do Thái nằm ở đâu nếu không phải là nằm ở nơi những cổ vật quý giá hay ở kích thước địa lý của đất nước và lịch sử? Lần theo câu hỏi này chúng ta phát hiện ra rằng cái đã nâng người Do Thái từ tăm tối lên tới vĩ đại chính là sự khao khát của họ trong việc truy cầu những ý nghĩa lớn lao của cuộc sống.Chúng ta hãy cùng nhau quay lại cuốn phim lịch sử, lần bước theo hành trình kinh ngạc của dân tộc đáng ngưỡng mộ này qua cuốn sách “Câu chuyện Do Thái: Lịch sử thăng trầm của một dân tộc”. Ông Hoàng Anh Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Ngoại giao, Học viện ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã viết trong lời giới thiệu rằng: “Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Có những dân tộc bị vùi dập xuống tận bùn đen, rồi ngậm ngùi cho đó là “số phận”. Có những dân tộc luôn sẵn sàng tiến về phía trước, chấp nhận thách thức và nhờ vậy đã thành công, có những phát kiến, đóng góp vĩ đại cho nhân loại. Người Do Thái và Quốc gia Do Thái Israel là một trong số rất ít các ví dụ điển hình. Trên thế giới có lẽ chưa có trường hợp nào như người Do Thái, cả một dân tộc chịu cảnh “thiên di”, sống lưu vong, phiêu bạt khăp nơi trên thế giới trên 2000 năm nhưng vẫn phục quốc thành công với nguyên bản sắc và tôn giáo của mình. Không chỉ có vậy, với tổng số 16 triệu người, tức chiếm khoảng 0,2% dân số thế giới, người Do Thái đã đứng ở đỉnh cao trong rất nhiều lĩnh vực và có đóng góp to lớn cho nhân loại, thể hiện rõ nhất qua việc họ giành được khoảng 30% tổng giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế và y học từ trước đến nay. Với một cuốn khảo cứu chưa đầy 300 trang dưới tiêu đề “Câu chuyện Do Thái: Lịch sử thăng trầm của một dân tộc”, tác giả Đặng Hoàng Xa, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm sức cho đề tài này, đã vẽ nên một bức tranh lịch sử sống động trải dài qua 4000 năm đầy bi thương, nhưng cũng đầy quả cảm của dân tộc Do Thái. Với óc quan sát tinh tế, cộng với tư duy logic của người làm khoa học, tác giả Đặng Hoàng Xa đã đưa ra cách nhìn đa chiều về các yếu tố tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị, lịch sử và có những lý giải khá thuyết phục về câu chuyện thành công của người Do Thái cũng như quá trình hình thành và xây dựng đất nước của Nhà nước Israel hiện đại ngày nay. Tìm mua: Câu Chuyện Do Thái - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Tuy câu chuyện là của người Do Thái và Nhà nước Israel, nhưng qua đây chúng ta cũng thấy có nhiều nét tương đồng về tinh thuần bất khuất, không chịu lùi bước trước gian khó của người Việt và người Do Thái. Cái còn lại là câu hỏi còn bỏ ngỏ cho bạn đọc là liệu chúng ta có thể học gì để thành công trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước như người Do Thái?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Câu Chuyện Do Thái - Tập 1 PDF của tác giả Dang Hoang Xa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.