Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Lời Dạy Vượt Thời Gian (Ajahn Chah)

Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm 20 tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp.

Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi tiếng và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy". Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani.

******

Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.

Người Tây phương thường vội vã, vì thế họ có những hạnh phúc và đau khổ cực kỳ lớn. Chính các phiền não này cũng có thể là nguồn trí tuệ sau này. Tìm mua: Những Lời Dạy Vượt Thời Gian TiKi Lazada Shopee

Để sống cuộc sống tại gia và thực hành Pháp, ta phải sống trong thế tục nhưng ở trên nó. Việc giử giới (sila), bắt đầu bằng năm giới căn bản. Đó là cội nguồn chính yếu đối với tất cả mọi việc thiện. Chúng loại bỏ tất cả những cái xấu khỏi tâm, loại bỏ những gì tạo ra sân hận và bực bội. Khi những điều căn bản này bị loại bỏ, thì tâm luôn ở trong trạng thái của định (samadhi).

Lúc đầu, điều cốt yếu là giử cho các giới thực sự vững vàng. Thực hành thiền miên mật khi có cơ hội. Đôi khi việc hành thiền của ta tốt, đôi khi không. Đừng quan tâm về điều đó, chỉ cần tiếp tục. Nếu nghi hoặc phát khởi, chỉ cần nhận thức rằng chúng, giống như mọi thứ khác trong tâm, là vô thường.

Từ căn bản đó, định sẽ xảy ra, nhưng trí tuệ thì chưa. Chúng ta phải quán sát tâm khi nó vận hành - nhận thấy cái nó thích và không thích phát khởi từ sự xúc chạm của các giác quan, và không bám víu vào chúng.

Đừng nôn nóng đạt được kết quả hay tiến bộ nhanh chóng. Trẻ nhỏ bắt đầu bằng việc bò, rồi tập đi, rồi chạy và khi nó hoàn toàn trưởng thành, nó có thể đi hơn nửa vòng trái đất để đến Thái Lan.

Dana, bố thí nếu được làm với chủ ý tốt, có thể đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho người. Nhưng nếu việc giử giới chưa được hoàn hảo, thì sự bố thí có thể không thanh tịnh, vì chúng ta có thể đánh cắp từ người này để cho người khác.

Tìm kiếm dục lạc là điều chẳng bao giờ chấm dứt, vì ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Cũng giống như một cái lọ bị thủng đáy, dầu chúng ta cố gắng chế đầy nước nhưng nước vẫn tiếp tục bị chảy ra. Sự thanh tịnh của một đời sống tâm linh đưa đến kết quả cụ thể, nó chặn đứng sự chạy đua kiếm tìm không dứt. Nó giống như bịt cái lỗ thủng trong lọ nước!

Sống trong thế tục mà hành thiền, người khác sẽ nhìn bạn giống như một cái chiêng không được đánh, không tạo ra bất cứ âm thanh nào. Họ sẽ coi bạn là vô tích sự, điên cuồng, bất đắc chí; nhưng thực sự ra đó chỉ là điều ngược lại.

Bản thân tôi chưa từng nghi ngờ các vị thầy nhiều, tôi luôn là người biết lắng nghe. Tôi lắng nghe những điều họ nói, dầu đúng hay sai không quan trọng; rồi tôi chỉ thực hành. Cũng giống như bạn đang thực hành ở đây. Bạn không nên có nhiều nghi vấn. Nếu ta luôn có chánh niệm, thì ta có thể quán sát các trạng thái tâm của chính mình - chúng ta không cần ai khác quán sát các trạng thái của chúng ta.

Có lần kia khi đang sống với một vị Sư mà tôi phải tự may y. Vào thời đó, chưa có máy may, người ta phải may bằng tay, và đó là một kinh nghiệm rất đắng cay. Vải thì dày mà kim thì lụt; tôi cứ đâm kim vào tay mình. Tay tôi rát buốt, máu thấm cả ra vải. Vì công việc này quá khó, tôi nóng lòng làm cho xong. Tôi trở nên đắm mình trong công việc đến nỗi tôi không để ý rằng tôi đang ngồi ngoài trời nắng, mồ hôi nhuễ nhoại.

Vị Sư đó đến bên tôi và hỏi tại sao tôi phải ngồi ngoài nắng mà không ngồi trong mát. Tôi trả lời rằng tôi rất nóng lòng làm cho xong việc, “Ông phải vội vã để đi đâu?” vị Sư hỏi. Tôi trả lời, “Tôi muốn làm xong việc này để tôi có thể ngồi thiền và đi kinh hành”. Vị Sư hỏi lại, “Công việc của chúng ta có khi nào xong không?” “Ồ!...” Câu nói đó đã đánh thức tôi. “Công việc của chúng ta trong thế gian chẳng bao giờ chấm dứt,” vị Sư giải thích. “Ông nên dùng những cơ hội như thế này để thực hành chánh niệm, và rồi khi đã làm đủ, ông nên dừng lại. Hãy để nó xuống và tiếp tục việc hành thiền hay đi kinh hành của mình”.

Giờ tôi bắt đầu hiểu lời giáo huấn của Sư. Trước đây khi may, tâm tôi cũng may và ngay cả khi tôi bỏ công việc may xuống, tâm tôi vẫn tiếp tục may. Khi tôi hiểu những lời dạy của vị Sư kia tôi có thể thực sự đặt việc may xuống. Khi may, tâm tôi may. Khi tôi đặt công việc may xuống, tâm tôi cũng đặt công việc may xuống. Khi tôi không may, tâm tôi cũng không may.

Phải biết được điều tốt và điều xấu trong việc du hóa hay sống ở một chỗ. Bạn có thể không tìm thấy an bình trong hang động hay đồi núi, bạn có thể du hành đến nơi Đức Phật giác ngộ, mà cũng không tiến gần đến giác ngộ thêm chút nào. Vấn đề quan trọng là hãy ý thức đến bản thân dầu bạn đang ở bất cứ nơi nào, bạn đang làm bất cứ điều gì. Viriya, sự nổ lực, không kể đến những gì bạn đang làm ở bên ngoài, mà chỉ là sự luôn ý thức và kiềm chế bên trong.

Điều quan trọng là không nên nhìn người khác và tìm lỗi với họ. Nếu họ hành xử không tốt, thì không cần bạn phải tự làm khổ mình. Nếu bạn chỉ cho họ điều gì đúng và họ không thực hành theo đó, thì hãy cứ để như thế. Khi Đức Phật tu học với các vị thầy, Ngài nhận thấy rằng phương cách của họ còn thiếu sót, nhưng Ngài không tranh cãi họ. Ngài đã học hỏi với sự nhún nhường và kính trọng đối với các vị thầy, Ngài đã thực hành rốt ráo và nhận ra cách thức của họ chưa hoàn thiện nhưng vì Ngài chưa đạt được giác ngộ nên Ngài không chỉ trích hay có ý muốn dạy họ. Sau khi đã giác ngộ, Ngài nghĩ đến những người Ngài đã cùng tu học và muốn chia sẻ những khám phá mới mẻ Ngài đã tìm thấy với họ.

Chúng ta thực hành để được giải thoát khỏi khổ, nhưng giải thoát khỏi khổ không có nghĩa là phải có mọi thứ như mình muốn, buộc mọi người phải hành động như mình muốn, hay chỉ nói những gì làm vừa lòng mình. Đừng tin vào những cách suy nghĩ đó của bạn. Thường thường sự thật là một việc còn suy tư của chúng ta lại là một việc khác. Chúng ta cần phải có nhiều trí tuệ hơn là sự suy tư, như thế thì không có vấn đề. Nhưng khi suy tư vượt quá trí tuệ, thì vấn đề sẽ nẩy sinh.

Tinh tấn (Tanha) trong việc thực hành có thể là bạn hay thù. Trước hết nó thúc đẩy chúng ta đến đây thực hành - ai cũng muốn được chuyển hóa, muốn chấm dứt khổ. Nhưng nếu lúc nào chúng ta cũng muốn điều gì đó, nếu chúng ta muốn sự việc khác hơn với bản chất của chúng, thì điều đó chỉ tạo ra thêm nhiều đau khổ.

Đôi khi chúng ta muốn buộc tâm phải im lặng, nhưng nổ lực này chỉ khiến nó thêm phiền não. Nhưng nếu chúng ta dừng thúc đẩy thì định lại phát khởi; rồi trong trạng thái tĩnh lặng và bình an đó chúng ta lại bắt đầu suy nghĩ - Chuyện gì vậy? Ý nghĩa của nó là gì?... Và chúng ta lại trở nên bực tức!

Ngay trước cuộc tập kết tăng đoàn lần đầu tiên, một trong những vị đệ tử của Đức Phật đã đến để bảo với ngài Ananda rằng: “Ngày mai là ngày kết tập Tăng đoàn, chỉ có những vị A-la-hán mới có thể tham dự”. Lúc đó ngài Ananda vẫn chưa đạt được giác ngộ, vì thế ông hạ quyết tâm: “Đêm nay ta phải làm được điều đó.” Ông thực hành miên mật suốt đêm, tìm cách trở nên giác ngộ. Nhưng ông chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi, cuối cùng ông quyết định buông bỏ, nghỉ ngơi một chút vì ông thấy sự nỗ lực, tinh tấn của mình chẳng đi đến đâu. Nhưng ngay khi ông nằm xuống, đầu vừa chạm gối, ông trở nên giác ngộ.

Những điều kiện ở bên ngoài không khiến bạn khổ, khổ chỉ phát khởi từ tà kiến. Các cảm thọ: lạc hay khổ, thích hay không thích, phát khởi từ sự xúc chạm của các giác quan -bạn phải ý thức được chúng ngay khi chúng phát khởi, không chạy theo chúng, không để cho tham đắm trói buộc -ngược lại, điều đó sẽ đưa đến sinh và hữu. Nếu nghe người khác nói năng, bạn có thể bực bội vì bạn nghĩ là nó đã phá vỡ sự yên tĩnh, sự hành thiền của bạn, nhưng nếu bạn nghe tiếng chim kêu thì bạn không nghĩ gì, bạn chỉ để cho âm thanh đó qua đi, không gán cho nó bất cứ ý nghĩ hay giá trị gì.

Bạn không nên vội vã hay hối thúc sự thực hành của mình mà phải nghĩ đến con đường dài… Chúng ta có thể hành thiền trong mọi hoàn cảnh, dầu là đang tụng kinh, làm việc hay ngồi trong am thất. Chúng ta không cần phải đi tìm một nơi chốn đặc biệt nào để thực tập. Muốn tu ẩn cư một mình thì chỉ đúng phân nửa mà cũng sai phân nửa. Không phải là Sư không tán thành sự hành thiền chỉ miên mật (định) nhưng ta phải biết khi nào cần ra khỏi trạng thái đó. Bảy ngày, hai tuần, một tháng, hai tháng - rồi sau đó trở về với con người và hoàn cảnh thực tại. Đó mới là cách để trí tuệ được phát khởi; quá nhiều sự thực hành định không có lợi gì hơn là người ta có thể trở nên điên khùng. Nhiều vị tu sĩ, muốn được sống một mình đã bỏ chúng mà đi và rồi chết cũng có một mình!

Có người quan niệm rằng tu tập miên mật là hoàn hảo, là cách duy nhất để tu tập bất kể đến những hoàn cảnh trong cuộc sống bình thường, nhưng đó là họ đã bị thiền làm mê đắm.

Hành thiền là để phát khởi được trí tuệ trong tâm, điều này chúng ta có thể làm ở bất cư nơi nào, bất cứ lúc nào và trong bất cứ vị thế nào.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về Pháp

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Vượt Thời Gian PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nhân Gian Du Ký (Thánh Hiền Đường)
Phàm chân lý được duy trì là nhờ hành giả kiên nhẫn giữ gìn đạo đức, người đời vì mê hoặc nên phần đông bỏ thanh tịnh chạy theo động loạn, khiến bị sóng tửu sắc cuốn trôi vào biển khổ trầm luân, những kẻ sa cơ lỡ bước này kể sao cho xiết. Nay đệ tử Thánh Hiền Đường chịu khổ cực phát tâm ấn hành tạp chí Thánh Hiền là cốt..Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhân Gian Du Ký PDF của tác giả Thánh Hiền Đường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyện Phật Thích Ca (Đoàn Trung Còn)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá, và đã thực sự làm vơi đi rất nhiều khổ đau trong cuộc sống toàn nhân loại. Mặc dù vậy, việc tái hiện cuộc đời ngài qua một khoảng cách thời gian quá dài thật không phải là chuyện dễ dàng. Những phát hiện gần đây của khoa học khảo cổ đã xác định chắc chắn sự ra đời của ngài vào năm 624 trước Công nguyên, đặc biệt là với trụ đá có khắc chữ do vua A-dục dựng lên tại thánh tích Lam-tì-ni (Lumbini). Tuy nhiên, những chứng cứ ấy cũng không thể giúp chúng ta hình dung được rõ nét về cuộc đời đức Phật, qua từng giai đoạn sinh ra, lớn lên, tu tập và thành đạo, để cuối cùng là truyền dạy giáo lý giải thoát, khai sinh ra đạo Phật được truyền thừa mãi mãi đến nay. Cách đây hơn nửa thế kỷ, học giả Đoàn Trung Còn đã giúp chúng ta làm điều đó, qua việc khảo sát các kinh điển và tài liệu liên quan, đồng thời kết hợp với trí tưởng tượng và óc quan sát, miêu tả tinh tế để hình thành tập sách “Truyện Phật Thích Ca” này. Cho dù còn nhiều hạn chế do thời điểm ra đời, cũng như với thể loại truyện tích được chọn không mang tính sử li...Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đoàn Trung Còn":Các Tông Phái Đạo PhậtKinh Duy Ma CậtKinh A Di ĐàTruyện Phật Thích CaĐường Về Cõi Phật - Xứ Phật Huyền BíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Phật Thích Ca PDF của tác giả Đoàn Trung Còn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyện Cổ Phật Giáo (Diệu Hạnh Giao Trinh)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo - lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca - dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý... những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ... Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết - lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và trong khi sưu tập trình bày ra đây một ít mẫu chuyện đạo vẫn ước rằng tiếp tay chúng tôi sẽ có rất nhiều bạn có tâm chí đứng ra làm công viêc tuy không khó khăn nhưng đòi hỏi nhiều cố gắng và nhẫn nại này. Nay kính đề, Tìm mua: Truyện Cổ Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Minh ChiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Cổ Phật Giáo PDF của tác giả Diệu Hạnh Giao Trinh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trò Chuyện Với Vĩ Nhân (Osho)
“Trò chuyện với vĩ nhân” tổng hợp những câu chuyện của thiền sư Osho về 20 triết gia, nhà tư tưởng, đạo sư lỗi lạc nhất lịch sử. Danh sách những bậc vĩ nhân Osho bàn đến rất đa dạng: Ở phương Đông có Lão Tử, Trang Tử; phương Tây có Socrates, Pythagoras, J. Krishnamurtri, Heraclitus, những nhà lãnh đạo tôn giáo như Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Đề Đạt Ma, Jesus Christ… Dưới ngòi bút sắc sảo của Osho, cuộc đời, tư tưởng và hành trình giác ngộ của những bậc vĩ nhân hiện lên đầy sống động. Ông kể về thời thơ ấu bất hạnh của Krishnamurti, cái chết của Socrates, cuộc gặp gỡ giữa Khổng Tử với Lão Tử hay khoảnh khắc chứng ngộ của ni sư Chiyono. Osho bình luận về tư tưởng của những nhà tư tưởng, những triết gia bằng sự hiểu biết và trải nghiệm uyên bác, nhưng đồng thời, dưới một góc nhìn giàu cảm xúc và tuyệt đối cá nhân, ông hết lời tán thưởng tư tưởng của những vị triết gia ông yêu, viết về họ đầy hài hước và sự hoan hỉ. Nhưng song song đó, Osho cũng thẳng thừng chê bai và chỉ ra những quan điểm ông không đồng tình ở những nhân vật được bàn đến. Chẳng hạn, Osho cho rằng những lời dạy của Krishnamurti là “quá nghiêm túc” và “chưa chạm đến trái tim con người”. Hoặc, ông bình luận về tư tưởng của Friedrich Nietzsche - triết gia người Đức: “Chúng là những ngôn từ chết; chúng không có hơi thở, không có nhịp đập của trái tim”. Tìm mua: Trò Chuyện Với Vĩ Nhân TiKi Lazada Shopee Qua mỗi bài viết, Osho truyền tải đến bạn đọc những điều ông xem là “chân lý”, liên quan đến tôn giáo, thiền định, bản chất của niềm vui sống. Vị đạo sư đặc biệt ca ngợi sự hài hước trong tôn giáo, thái độ sống tự nhiên, nổi loạn hay sự hoà mình vào dòng chảy cuộc sống. Sách đưa ra nhiều kiến thức về thiền định: lý do ta cần thiền, ý nghĩa của sự sống và cái chết, lợi ích của thiền định đến cơ thể và tâm thức mỗi người, thông qua những lời giảng giải đơn giản với ngôn từ dễ hiểu của Osho về sự bình an, lòng trắc ẩn, sự minh triết, và những câu chuyện thực tế về cuộc đời và hành trình giác ngộ của các vĩ nhân như Bồ Đề Đạt Ma, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Socrates.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trò Chuyện Với Vĩ Nhân PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.