Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chặng Đường Mười Nghìn Ngày (Hoàng Cầm)

Thượng tướng Hoàng Cầm xuất thân trong một gia đình cố nông không một tấc đất cắm dùi thuộc vùng quê Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây (Hà Đông cũ) đến nay đã qua tuổi 80. Mẹ mất sớm, cha bị bọn thực dân phong kiến ức hiếp dồn đẩy vào bước đường cùng phải thắt cổ tự tử. Năm 17 tuổi, đồng chí bỏ làng đi nhiều nơi, làm nhiều việc cực nhọc, vất vả để kiếm sống nhưng vẫn không thoát cảnh nghèo đói; có lúc phải ngửa tay cầu xin lòng thương cảm của khách đi đường vì tìm không ra việc làm trong cái xã hội đầy nhiễu nhương, bất công hồi đó.

Tháng 7 năm 1945, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội, tham gia khời nghĩa đánh chiếm Bắc phủ, làm nhiệm vụ đứng dưới lễ đài bảo vệ Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử. Đồng chí đã qua thuở ban đầu Tây Tiến; cỏ mặt hầu hết các chiến dịch lớn ở chiến trường Bắc Bộ thời kháng chiến chống Pháp.

Năm 1965, theo điện yêu cầu trực tiếp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Trung ương Cục, đại tá Hoàng Cầm lên đường vào Nam với nhiệm vụ đặc cách ban đầu là xây dựng và huấn luyện bộ đội chủ lực phục vụ yêu cầu đánh lớn. Ông đã qua các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 9, Tư lệnh Quân đoàn 4 (các đơn vị chủ lực lớn đầu tiên của Nam Bộ), Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam, uỷ viên Quân uỷ miền; đồng chí cũng là chỉ huy trưởng các trận đánh Mỹ đầu tiên ở Bầu Bàng, Dầu Tiếng, Nhà Đỏ, Bông Trang, các chiến dịch lớn Phước Long, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bù Bông, Kiến Đức, Nguyễn Huệ,v.v.

Trình độ văn hoá ban đầu ở mức thoát nạn mù chữ, nhưng do sự nỗ lực học tập vươn lên của bản thân, học bạn bè, học trường thực tế, sau hết là được Đảng và quan đội giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu quân sự bẩm sinh được thăng hoa là những điều kiện không thể thiếu giúp đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự được giao, góp phần vào thắng lợi chung của quân đội.

Năm 1995, nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn Chặng đường mười nghìn ngày, hồi ửc của Thượng tướng Hoàng Cầm (do Nhật Tiến thể hiện) nhân kỉ niệm 20 năm Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đã được đông đảo bạn đọc hoan nghênh và đón đọc. Tìm mua: Chặng Đường Mười Nghìn Ngày TiKi Lazada Shopee

Chặng đường mười nghìn ngày in lần thứ hai này có sửa chữa, bổ sung, hy vọng mang đến bạn đọc những tâm đắc những cảm xúc, cảm thụ của người trong cuộc về những chi tiết lịch sử hiện thực mà huyển thoại chưa nói đến trong chính sử.***

Thế là rõ, nửa tháng trước đây, Toàn là một trong số ít ỏi các viên tướng chống lại chủ trương co cụm, tin vào kế hoạch phòng thủ từ xa có khả năng thắng đối phương vì trong tay Toàn còn có ba sư đoàn “tinh nhuệ” và nhiều lữ đoàn phối hợp, thì giờ đây lại xuống giọng rất nhanh, đưa ra một cầu cứu mà trước đó y chống lại. Và không chờ hồi âm của cấp trên. Ngay hôm đó Toàn và sở chỉ huy của y đã lui về căn cứ thiết giáp Gò Vấp gần sân bay Tân Sơn Nhất để thực hiện ý đồ từ sân bay này đào tẩu, bỏ mặc quân sĩ dưới quyền sau khi gọi điện ra lệnh cho Lê Minh Đảo tư lệnh sư đoàn 18 phải bằng mọi giá thực hiện kế hoạch “trì hoãn chiến”.

Từ thực tế bi hài kịch này, tôi quyết định thông tin kịp thời xuống động viên các đơn vị nhân thời cơ này tiến nhanh vào Biên Hòa, trù trừ là ân hận suốt đời nếu vào Sài Gòn chậm.

Thấy thời cơ quyết định đã tới, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận, thì Quân đoàn 4 vẫn đang vật lộn với địch mở đường vào Biên Hòa. Quân đoàn vừa động viên vừa ra lệnh bổ sung, các đơn vị đều chuyển động với khí thế mới, thi đua nước rút với một mong ước chung về đích đúng thời gian.

Ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 tiếp tục đột phá trận địa địch theo trục đường từ Hố Nai đi Biên Hòa. Ngay khi trời vừa sáng, Sư đoàn 341 tiến công luôn với năm xe tăng dẫn đầu đập tan nhiều ổ đề kháng của địch. Mười giờ, đội hình sư đoàn tiến đến ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, phải dừng lại vì gặp bốn tuyến hào(7) phía trước, xe tăng không qua được. Sư đoàn 6 tiến công căn cứ thiết giáp của sư đoàn 18 ở Yên Thế, đến 17 giờ làm chủ căn cứ, địch bỏ chạy, sư đoàn tiếp tục phát triển vào Hố Nai, bị địch chặn lại. (7) Sau đó mới biết, đây là trận địa chống tăng thuộc loại rắn chắc của địch. Ngoài bốn tuyến hào chống tăng, ở đây còn có sáu mươi tăng từ các nơi dồn về để chặn bộ binh và xe tăng ta, bảo vệ Biên Hòa. Bọn địch ở đây không nhận được lệnh của cấp trên trưa 29 tháng 4 rút về bờ tây sông Đồng Nai để phòng thủ Thủ Đức.

Sư đoàn 7 mãi 23 giờ ngày 29 tháng 4 mới đến cách Hố Nai một nghìn năm trăm mét, phải dừng lại triển khai chiến đấu, diệt một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một bộ phận trung đoàn 52 (sư đoàn 18) và 22 xe tăng địch. Lúc này tuyến phòng thủ Hố Nai đã bị Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 đập tan, nhưng vẫn còn tàn quân địch lẩn trốn, trà trộn vào dân, chia thành từng tốp nhỏ chống lại theo kiểu đánh “du kích”. Chúng dùng tiểu liên M.16, súng M.79, M.72 từ trên các nhà cao tầng, các gác chuông nhà thờ bắn lén vào đội hình hành quân, làm cháy một số xe, pháo, buộc Sư đoàn 7 phải xuống xe tổ chức chiến đấu, ảnh hưởng đến tốc độ hành quân.

Khi được tin sở chỉ huy nhẹ của quân đoàn 3 chuyển về Gò Vấp tối 29 tháng 4, qua đài kỹ thuật Lê Minh Đảo cầu cứu Bộ Tổng Tham mưu ngụy, rút quân sang bờ tây sông Đồng Nai, trong khi các lực lượng ta vẫn còn bị địch chặn ở ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, Phó tư lệnh Quân đoàn Bùi Cát Vũ ở sở chỉ huy tiền phương lệnh cho pháo bắn chặn hai bên đầu cầu, không cho địch phá cầu. Đó là một xử trí rất kịp thời.

Sau khi Bộ tư lệnh Quân đoàn thống nhất quyết tâm bằng bất cứ giá nào phải đánh chiếm cho được Biên Hòa trước 0 giờ ngày 30 tháng 4, tôi lệnh cho các đơn vị:

- Sư đoàn 6 bỏ các vị trí, các căn cứ còn lại ở Hố Nai, tiến theo bên trái đường số 1, đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 và cầu Ghềnh, thọc sang bờ tây sông đánh chiếm đầu cầu, giữ bàn đạp.

- Sư đoàn 341 vòng qua phía bắc, đánh chiếm sân bay Biên Hòa.

- Sư đoàn 7 đột phá từ Hố Nai, đập vỡ lá chắn địch ở ngã ba Tam Hiệp, cố gắng đưa đội hình sang tây sông Đồng Nai trong đêm.

Súng nổ dữ dội suốt đêm từ phía Biên Hòa dội về sở chỉ huy quân đoàn và ở đó ánh hỏa châu hắt lên một quầng sáng. Đúng là trận chiến đấu căng thẳng để đưa đội hình qua sông. Khu vực xảy ra trận đánh ác liệt ở ngã ba Tam Hiệp. Ở đây cũng là một trận địa chống tăng, với tuyến hào chống tăng vắt qua đường, bao lấy căn cứ. Lúc ấy đã là 2 giờ sáng 30 tháng 4. Trời sáng mà không thanh toán được cái “lá chắn” này thì làm sao vào được Sài Gòn sớm. Ý thức rõ được vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ thọc sâu, Sư đoàn 7 đã giải quyết xong căn cứ này khi trời sáng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chặng Đường Mười Nghìn Ngày PDF của tác giả Hoàng Cầm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nữ Tướng Thời Trưng Vương (Nguyễn Khắc Xương)
Cuốn sách Nữ Tướng Thời Trưng Vương của tác giả Nguyễn Khắc Xương kể về chân dung các nữ tướng thời Trưng Trắc và Trưng Nhị,Trong đó phải kể đến: Thánh Thiên nữ tướng anh hùng: “Khuôn mặt như vầng mặt trăng hiện ra trong một đêm trời quang đãng, với đôi mày đen nhánh, đôi mắt trầm tư và cặp môi mỏng màu hoa đào… vừa hiền từ vừa trang nghiêm của người con gái mới mười chín tuổi mà dân trong toàn huyện đều chỉ tôn xưng là Nàng chủ, chẳng ai dám gọi tới tên húy của nàng là Thánh Thiên…” Lê Chân tướng quân miền biển: “Nàng đẹp và khỏe. Mùa xuân, con trai các nơi tìm đến hát với nàng và nàng thì chẳng hát với trai nào. Nàng chỉ hát một mình và hát với các bạn gái của nàng. Khi sáu người con trai không nhấc nổi đòn khiêng một cây thủy tùng, nàng ghé mình vào và cây gỗ nhẹ đi trên vai những người con trai lực lưỡng. Có ai cấy nhanh hơn nàng? Và có ai gói bánh chưng ngày tết khéo hơn nàng? Bánh tét nàng gói tròn như ống mai ống vầu, đường sống lá chạy thẳng tắp chia đôi chiếc bánh. Nàng ngủ khi con cọp bắt đầu lần rừng và nàng thức dậy trước khi con gà chuồng gọi mặt trời dậy…” Tìm mua: Nữ Tướng Thời Trưng Vương TiKi Lazada Shopee Nàng Nội tướng vùng vùng Bạch Hạc: “Từ khi Nàng Nội chém Hoàng Sùng Chính, tự giữ ngôi chủ trưởng châu Bạch Hạc, uy danh rung động cả các châu huyện đất Giao Chỉ, hào kiệt các nơi nhân đó theo gương mà nổi dậy… từ qua tới lính mỗi khi phải điều đi đánh dẹp đều nhớn nhác như gà con thấy bóng diều hâu…” Lịch sử văn hóa của một dần tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc vế nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đểu có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gẩn trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trẩn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... vẫn kiên tri bển chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước. Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tổn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tẩng, khoa học kỹ thuật, điếu quan trọng hơn nữa là phải có một nến tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục vê' lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cẩn thiết để ghi khắc trong tâm trí các thê' hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ý thức vê' nguồn gốc dân tộc, truyển thống văn hóa và nội lực quốc gia, đổng thời giúp định hình góc nhin thấu đáo vể vai trò của từng giai đoạn, triếu đại và nhân vật - dù gây tranh cãi - tạo nên lịch sử đó. Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đế học tập, tim hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay... và rất nhiểu những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nến khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyén thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Tướng Thời Trưng Vương PDF của tác giả Nguyễn Khắc Xương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch (Trần Dân Tiên)
Cuốn sách gồm những câu chuyện kể về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lúc Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ và hy sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Sách thuộc bộ sách DI SẢN HỒ CHÍ MINH *** Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày thứ hai tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng nhận được thư trả lời của Hồ Chủ tịch viết như thế này: Tìm mua: Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch TiKi Lazada Shopee “Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến” Ký tên: HỒ CHÍ MINH Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn khoăn. Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến dinh Chủ tịch. Đúng 7 giờ 30, một người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: “Hồ Chủ tịch đang đợi anh ở phòng làm việc”. Phòng làm việc của Chủ tịch là một gian phòng rất rộng, một bên có nhiều cửa sổ lớn. Trong phòng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư ký. Phía trên lò sưởi, có một lọ hoa. Đây là tất cả những đồ trong phòng làm việc, không có một thứ trang trí gì khác. Hồ Chủ tịch thường mặc bộ quần áo ka ki, đi giày vải đen. Tóc Người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng, râu che nửa miệng, mặt gầy, da ngăm ngăm đen, khiến ta nghĩ đến sương gió dãi dầu trong rừng sâu và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích. Lần mới gặp, tôi có cảm giác Người giống một thầy giáo ở nông thôn. Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc. Trước hết, Người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau mới nói: “Tôi có thể giúp chú việc gì nào?”. Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp: “Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!” Tôi như chạm phải một bức tường. Nhưng tôi không thất vọng. Về sau tôi đặt kế hoạch khác: Phương pháp trực tiếp, nghĩa là nói chuyện thẳng thắn với Hồ Chủ tịch để có tài liệu, điều ấy đã không thành. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi mới hiểu là phương pháp ấy không thể không thất bại. Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch PDF của tác giả Trần Dân Tiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam (Daniel Ellsberg)
Năm 1971, Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam. Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình. Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7.000 trang tài liệu của Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên tờ Thời báo New York. Dan đã từng nói: Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, vào năm 1964-1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến". Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964). Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ông đã cho phép Nhà xuất bản Công an nhân dân dịch và xuất bản cuốn hồi ký của mình. Tìm mua: Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam TiKi Lazada Shopee Sau một thời gian làm việc, cuốn sách đã đến tay bạn đọc. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn đa diện hơn về cuộc chiến và qua đó thấy rõ tâm lòng của một người ở phía bên kia chiến tuyến đối với đất nước nhỏ bé này. *** Tối ngày 1 tháng mười năm 1969, tôi rảo bước nhanh qua phòng bảo vệ của Công ty Rand[I] ở Santa Monica, tay xách một vali chứa đầy tài liệu tối mật mà tôi dự tính sẽ sao chụp trong đêm hôm đó. Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7.000 trang liên quan tới các quyết định của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi quen thuộc là Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại nằm trong két đựng tài liệu ở văn phòng của tôi. Tôi quyết định sao chụp toàn bộ và đưa ra công chúng bộ hồ sơ này, hoặc là thông qua các cuộc điều trần tại Thượng viện hoặc là qua báo chí nếu tôi thấy điều đó là cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì việc làm này. Cuốn hồi ký này sẽ tập trung mô tả quá trình hành động công bố tài liệu của tôi. Trong 11 năm, từ giữa năm 1969 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng Năm năm 1975, tôi cũng như rất nhiều người Mỹ khác đặc biệt quan tâm tới sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vào thời gian đó, thoạt tiên tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là một thảm hoạ về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác. Ba phần đầu của cuốn sách tương ứng với ba giai đoạn phát triển về nhận thức của tôi. Những sai phạm và hành động sau đó của tôi đã phản ánh quá trình thay đổi nhận thức đó. Khi nhận thức cuộc xung đột chỉ là một vấn đề tôi đã cố gắng góp sức để giải quyết nó, khi nhận ra sự bế tắc, chúng ta (Nước Mỹ - ND) đã cố gắng tư giải thoát mà không gây phương hại tới lợi ích của quốc gia khác, và tôi đã nỗ vạch trần và chống lại cuộc chiến khi ý thức mách bảo nó đã trở thành một tội ác với hy vọng chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Qua quá trình nhận thức trên, tôi đã vận dụng nhiều cách khác nhau nhằm tránh khả năng chiến tranh leo thang lên cao hơn. Nhưng gần đến giữa năm 1973, khi tôi phải ra trước Toà án liên bang vì nhũng hành động của tôi vào cuối năm 1969, tôi đã nói không ai, kể cả tôi, thành công trong mục đích và cố gắng của mình. Những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột - cho dù nó được nhìn nhận như là một cuộc kiểm nghiệm bị thất bại, một vũng lầy hay một sai phạm về mặt đạo lý - dường như cũng chẳng thấm vào đâu so với những cố gắng để chiến thắng trong cuộc xung đột đó. Vì sao?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam PDF của tác giả Daniel Ellsberg nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên)
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội), là con của Nguyễn Phi Khanh, tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán.[2] Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Việt Nam) cho rằng gốc gác ông là ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).[6] Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy hai người con gái, con trưởng tên là Thái, con thứ tên Thai. Nguyễn Phi Khanh dạy Thái, nhân gần gũi, đã làm thơ quốc ngữ khêu gợi Thái, có quan hệ nam nữ với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Phi Khanh. Rốt cuộc Thái có thai, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh bỏ trốn, đến ngày Thái đẻ, Trần Nguyên Đán mới hỏi Nguyễn Phi Khanh ở đâu, người nhà bảo Nguyễn Phi Khanh đã trốn đi. Trần Nguyên Đán cho gọi hai người về gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thi đỗ, nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng: "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyễn Trãi PDF của tác giả Bùi Văn Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.