Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Duyên Tiền Định (Nguyễn Thanh Điền)

Truyện ma "Duyên Tiền Định" là chuyện ma tiếp nối sau truyện ma Bùa Yêu của tác giả Nguyễn Thanh Điền. Chuyện kể về một nhóm những người tu hành theo môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Đối với người thường, mắc duyên âm đã khổ, vậy còn những người tu hành mà vướng phải duyên tiền định thì sẽ ra sao, mời quý vị cùng theo dõi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Duyên Tiền Định PDF của tác giả Nguyễn Thanh Điền nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dưới Đồng Sâu (Phi Vân)
Hai tháng rồi, ruộng cấy xong, lúa đang đứng cái và gần có đòng đòng. Nhà nông rảnh việc. Mùa câu kéo bắt đầu, sau những đám mưa dầm. Nghề câu của dân quê không giống sự tiêu khiển nhàn nhã của dân thị thành mà thỉnh thoảng người ta cũng thấy ngồi buông câu ở bờ sông để… chờ bữa cơm tối, hay để “giết” một sáng chủ nhật! Ở đồng quê, nó là cả một nghệ thuật và cả một công việc đổ mồ hôi. Phải chịu thức gần phờ râu mới biết giống cá đồng chỉ thèm đớp tới mồi câu vào khoảng đầu hôm đến canh một và từ canh ba đến sáng! Phải năm cơm bảy cháo mới rõ cá lóc có tật ăn “mồi chạy” bằng nhái sống, cá trê ăn bãm bằng mồi cắt và hơi ngầm. Có những đêm trời lạnh tái môi mà phải cởi trần truồng nhảy xuống ruộng, tay đập muỗi, tay vét rong, gặp môn, nghể không từ, đụng rắn, đỉa chẳng sợ… để dọn “luồng” nghĩa là dẹp một khoảng trống trước khi cắm câu! Ðó là nói chuyện ruộng nhà, chớ gặp lúc ruộng mình khan cá, mò qua bên đất ngưòi ta thì còn phải chịu biết bao nhiêu là khổ sở hơn nữa. Tìm mua: Dưới Đồng Sâu TiKi Lazada Shopee Tôi chưa từng làm thằng ăn trộm, nhưng tôi chắc đi câu lén không sướng hơn thằng ăn trộm chút nào. Ừ, thì chim trời cá nước, ai bắt được là ăn, tại sao người ta hay cự nự? Có hai lẽ. Lẽ thứ nhứt là ai có của cũng muốn để hưởng một mình, dầu chưa có biết hưởng được hay không. Lẽ thứ hai là kẻ câu lén hay làm chết lúa. Thằng ăn trộm đi ngã sau vường không khi nào biết tiếc mấy ngọn rau, ngọn cải, không khi nào có ý bước tránh cho khỏi giẫm chưn lên đám đậu, cây cà. Thì thằng đi câu lén có khác gì? Cứ chỗ nào lúa cao là đoán rằng nước sâu, gặp chỗ nào kín đáo thì dọn luồng, dầu phải nhổ phăng đi cả chục bụi lúa cho trống trải, nó cũng không từ! Nhưng đó là… ai kìa, chớ tôi, tôi là một kẻ từng lượm mót từ hột ngọc trời, từng cắm từ cộng lúa, có bao giờ tôi đang tay bứt cả cội nguồn. Chẳng dám vỗ ngực xưng mình “tốt” gì hơn ai, bởi tôi cũng đã từng đi câu lén ruộng người ít lắm là vài chục lần, nhưng đến đâu tôi cũng giữ gìn phải phép lắm! Năm ấy, nước giựt sớm, mà ruộng tôi hơi gò, nên cá rất ít. Nghề làm ăn, đã sắm lỡ câu kéo, xuồng bộng, không lẽ đem treo lên giàn bếp… nên tôi đành làm… con vạc ăn đêm! Một đêm nọ, lấy theo mười đường câuy, tôi đẩy xuồng, bỏ sạp dài tử tế đem nào nóp, nào bếp un, một cây giầm, một cái vợt và cây sào nạng. Tôi tính qua “nhờ” bên điền ông Chủ Nghĩa. Ông này xưa nay đã có tiếng “oai như cọp, dữ như thần”! Dọc theo điền ông, ban ngày thấy giăng giăng những bảng cây: “Cấm câu cá! Cấm câu cá!”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dưới Đồng Sâu PDF của tác giả Phi Vân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiếc Hộp Huyền Bí (Hoành Sơn)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Hộp Huyền Bí PDF của tác giả Hoành Sơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cậu Bé Nhà Quê (Nguyễn Lân)
Sơ lược về tác giả: Nguyễn Lân (14 tháng 6 năm 1906 - 7 tháng 8 năm 2003) là một giáo viên, người biên soạn từ điển, nhà văn và nhà nghiên cứu người Việt Nam. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lý học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam. Nguyễn Lân cũng là một nhân vật gây tranh cãi khi ông tham gia đấu tố Giáo sư Trương Tửu và Giáo sư Trần Đức Thảo -sự kiện mà sau này ông nói ân hận, việc mạo danh học hàm giáo sư và các sai lầm khi soạn từ điển tiếng Việt. Nguyễn Lân sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên. Năm 1929, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Từ năm 1935 đến năm 1945, ông sinh sống tại Huế. Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu: 1. tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương giáo viên và có giờ dạy học, 2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt. Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Bưởi. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang. Tìm mua: Cậu Bé Nhà Quê TiKi Lazada Shopee Năm 1951: Ông được cử đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển do ông biên soạn như: Từ điển Việt-Pháp (1989), Từ điển Hán-Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp-Việt (1993), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)... Tuy vậy hiện nay đang có nhiều nhà nghiên cứu đã cho công bố nhiều sai sót trong các quyển từ điển này. Ngày 7 tháng 8 năm 2003, ông qua đời ở tuổi 97 tại Hà NộiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cậu Bé Nhà Quê PDF của tác giả Nguyễn Lân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyền Kỳ Tân Phả (Đoàn Thị Điểm)
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) tự là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. "Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ Việt Nam thời Lê Trung Hưng. Bà là tác giả tập "Truyền kỳ tân phả" (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ "Chinh phụ ngâm" (bản chữ Nôm- 412 câu thơ)- được bà dịch từ nguyên bản "Chinh phụ ngâm khúc" (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). Bà còn viết tập "Nữ trung tùng phận" gồm 1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm-Thu từ (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu). Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ Nôm) được chép trong tập "Hồng Hà phu nhân di văn" của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được phát hiện gần đây." Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Theo gia phả họ Đoàn, Tằng tổ của Bà Điểm là Ông Lê Công Nẩm, làm quan võ tới chức Thái Thường Tự Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm Hào Tử; Nội tổ là Ông Lê Doãn Vi, người có tài văn học, làm quan đến chức Xã quan; Thân phụ là Ông Lê Doãn Nghi đậu Hương Cống (Cử Nhân) năm 21 tuổi. Từ đây, Ông đổi qua họ Đoàn, gọi là Đoàn Doãn Nghi. Ông có một thời gian dài dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc Hải Phòng. Anh trai bà là Đoàn Doãn Luân đỗ giải nguyên trường thi Kinh Bắc. Ngay từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh. Năm 16 tuổi bà được Quan thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi. Về sau, quan thượng thư muốn dâng bà vào làm cung tần trong phủ chúa nhưng bà đã từ chối và trở về quê sống cùng cha và anh, cùng nhau đàm luận văn chương làm thơ xướng họa. Năm 25 tuổi, cha mất và vài năm sau anh trai bà cũng mất, bà một mình gánh vác việc nhà, làm các công việc kê đơn bốc thuốc, viết văn thuê lấy tiền nuôi mẹ già và đàn cháu nhỏ.. Bấy giờ nhiều bậc quan cao chức lớn tìm mọi cách đem lễ vật đến xin hỏi cưới. Sau vì né tránh kẻ quyền thế bà đã vào cung dạy học. Được ít lâu, bà chuyển về dạy ở Chương Dương, học trò theo học rất đông.Đoàn Thị Điểm kết hôn với tiến sỹ Nguyễn Kiều người lành Phúc Xá. Lấy nhau được mấy tháng, Nguyễn Kiều phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, bà một mình lo toan công việc nhà chồng. Khi Nguyễn Kiều trở về lại đi nhậm chức Quản lĩnh Phiên trấn Nghệ An. Ông đưa bà đi theo, nhưng giữa đường bà ốm rồi mất, khi đó bà bốn mươi bốn tuổi (1748). Tìm mua: Truyền Kỳ Tân Phả TiKi Lazada Shopee Bà là một tác gia lớn của nền văn học thời trung đại. Bà không những có tài, thông minh hiếu học, dung mạo đoan chính mà tấm lòng luôn hướng đến vận mệnh dân tộc, an nguy xã tắc, một nhà Nho chuẩn mực, phẩm chất đức hạnh cao quý, một nữ lưu anh kiệt tài hoa.Tập truyện "Truyền Kỳ Tân Phả" gồm:- Hải Khẩu Linh Từ Lục (Truyện đền thiêng ở cửa bể)- Vân Cát thần nữ (Truyện nữ thần ở Vân Cát)- An ấp liệt nữ (Truyện người liệt nữ ở An Ấp)- Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu)- Long hổ đấu kỳ (Truyện con rồng và con hổ tranh nhau về tài lạ)- Tùng bách thuyết thoại (Truyện về cây tùng cây bách)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyền Kỳ Tân Phả PDF của tác giả Đoàn Thị Điểm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.