Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Yêu Những Điều Không Hoàn Hảo (Hae Min)

Tình yêu thương vượt qua mọi hiểu biết của con người

Đôi khi chúng ta gặp được những bộ phim để lại dư âm trong ta suốt một thời gian dài. Đối với tôi, A river runs through it là một bộ phim như thế. Lấy bối cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của tiểu bang Montana nước Mỹ vào đầu thế kỷ 20, bộ phim kể về gia đình Maclean, một gia đình tôn sùng sở thích câu cá như một tôn giáo. Người cha của gia đình ấy là một mục sư có hai cậu con trai, cậu con trai cả Norman thuận theo ý cha trở thành giảng viên, còn cậu con trai thứ Paul lại làm phóng viên cho một tờ báo địa phương, sống cuộc sống có phần nổi loạn. Thế rồi Paul không trả nổi những khoản nợ phát sinh do đánh bạc, anh bị đánh đến chết trên đường phố. Người cha roi vào nỗi đau tột cùng vì mất con, vào buổi thánh lễ ngày Chúa nhật, ông cầu nguyện cho con mình và nói với các tín đồ một câu đầy cảm xúc.

"Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách vẹn toàn."

Người cha mục sư không thể hiểu tại sao đứa con trai thứ của mình lại sống ngang tàng như thế, nhưng điều này không có nghĩa là ông ngừng yêu thương Paul. Bộ phim đã gửi đến cho người xem một thông điệp, rằng tình yêu thương vượt xa khỏi phạm vi những điều mà con người có thể hiểu được bằng tri thức. Không phải chỉ khi nào cảm thấy vừa lòng hay hiểu thấu thì ta mới yêu thương lẫn nhau, cũng không phải khi không hiểu nhau nữa thì tình yêu cũng cạn. Tình yêu thương của người cha bắt nguồn ngay từ sự tồn tại của đứa con, dù không vừa lòng, không tán thành những hành động của con, tình yêu thương ấy vẫn không suy suyển. Như dòng chảy của con sông sâu, tình yêu thương luôn luôn chảy trong sâu thẳm trái tim mỗi người.

Ngẫm lại cuộc sống của chính mình, ta sẽ nhận thấy rất nhiều điều không hoàn hảo. Trước hết, chỉ nhìn vào bản thân mình thôi ta đã cảm nhận được nhiều thiếu sót rồi: lời nói và hành động mâu thuẫn với nhau, vụng về trong những mối quan hệ xã hội, chuyện học hành, công việc không suôn sẻ như ý muốn. Chưa kể đôi khi ta còn khiến người khác tổn thương, thậm chí còn làm những việc khiến bản thân cảm thấy tội lỗi và hối hận. Tìm mua: Yêu Những Điều Không Hoàn Hảo TiKi Lazada Shopee

Và khi nhìn vào những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ta cũng nhận thấy những điều không-hoàn-hảo tương tự như vậy. Con cái không nghe lời cha mẹ, cha mẹ không hiểu cho lối sống của con cái, những thói quen làm ta khó chịu của người bạn đời... Những người anh em nhiều tuổi luôn khiến ta lo lắng từ chuyện tiền bạc đến sức khỏe, những người bạn thân thiết gặp khó khăn không nỗ lực vượt qua mà chỉ than vãn phàn nàn... Đến một khoảnh khắc nào đó, bạn bỗng muốn rời xa họ. Mỗi ngày, khi theo dõi chương trình thời sự buổi sáng, ta sẽ thấy thế giới không ngừng xảy ra những sự kiện và sự cố bắt nguồn từ những mâu thuẫn, bất hòa.

Nhưng dù đang sống giữa thế gian đầy rẫy những điều không hoàn hảo, ta vẫn không thể ngừng yêu thương chính những điều không hoàn hảo ấy. Cuộc sống rất đáng để trân trọng, ta không thể phí hoài cuộc sống vào việc mỉa mai hay căm ghét thứ gì đó chỉ vì không thể hiểu được nó hoặc nó không vừa ý ta. Hơn nữa khi bắt đầu cầu nguyện hoặc tu hành, ta sẽ cảm nhận được rằng bên trong ta không chỉ tồn tại những thiếu sót mà còn có cả cái nhìn từ bi ấm áp dành cho những thiếu sót ấy. Trong bản thân mỗi người chúng ta luôn tồn tại ánh mắt ấm áp chan chứa yêu thương hằng dõi theo và chấp nhận chính bản thân mình, như người mẹ luôn dõi theo đứa con duy nhất của mình vậy.

Tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng tôi đã tập họp lại trong cuốn sách này những ghi chép và suy nghĩ của mình mỗi khi ngắm nhìn bản thân và thế giới bằng cái nhìn từ bi ấy. Ngoài ra, thông qua những buổi thỉnh giảng như chương trình Hòa nhạc chữa lành trái tim, tôi cũng có cơ hội gặp gỡ nhiều người, họ đã đem lại những bài học lớn và trở thành cảm hứng viết cho tôi. Trong số những trăn trở mà họ đưa ra trong buổi giảng, có những câu hỏi rất cụ thể và nghiêm túc, mà dù có tới vài tấm bằng tiến sĩ tâm lý học tôi cũng không thể nào giải đáp dễ dàng. Từng người từng người đều là những người thầy đưa tôi đến với con đường trí tuệ, đồng thời họ cũng là hiện thân của lòng từ bi giúp tôi luôn rộng mở trái tim mình. Mong sao những dòng chữ nhỏ bé của tôi có thể đem đến cho độc giả dũng khí, giúp họ chữa lành vết thương lòng và dành ra cho riêng mình khoảng thời gian để yêu bản thân hơn đồng thời nhận ra được bản chất thực sự của tình yêu thương. Mong sao cuốn sách này sẽ trở thành bàn tay giữ lấy bạn khi bạn rơi vào tuyệt vọng, sẽ trở thành khoảng lặng để bạn tạm dừng chân giữa những hỗn độn ồn ào.

Tại Trường học chữa lành trái tim, Insadong, Seoul

Đại đức Hae Min

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Yêu Những Điều Không Hoàn Hảo PDF của tác giả Hae Min nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tìm Lại Chính Mình (Thích Thánh Nghiêm)
Lời dẫn Con người hiện đại đang sống trong một hệ thống giá trị đa nguyên và hỗn loạn, ai cũng muốn tìm tự do cho riêng mình. Do muốn tìm tự do bên ngoài nên họ không biết gốc rễ của tất cả các vấn đề nảy sinh bên trong chính họ, đương nhiên họ càng không biết thực chất tất cả các đáp án đó lại nằm trong nội tâm mình. Vì vậy, muốn giải quyết triệt để các vấn đề đó, đầu tiên bạn hãy nhìn lại chính bản thân mình, trở lại với bản thân mình. Tìm lại chính mình là một trong những tác phẩm hay của Hòa thượng Thánh Nghiêm, liên quan mật thiết đến đời sống tâm linh của con người hiện đại. Toàn bộ cuốn sách chia thành bốn phần lớn gồm: 1. “La bàn định hướng cuộc đời”; 2. “Giải thoát cho mình”; 3. “Tìm về âm thanh nội tại”; 4. “Khẳng định bản thân, trưởng thành và thể nhập vô ngã”. Là bậc thầy hướng dẫn đời sống tâm linh của xã hội đương đại, Hòa thượng Thánh Nghiêm không giống với những tác giả bình thường chỉ bàn luận đến thành công và trưởng thành của mỗi cá nhân. Xuất phát từ tầm nhìn vĩ mô, ngài cho rằng khi con người xác định được phương hướng đúng đắn, hòa mình vào mục tiêu chung của nhân loại, tự nhiên sẽ định vị được bản thân, không đi lệch hướng. Hơn nữa, trưởng thành của mỗi cá nhân chính là sự trưởng thành của cả nhân loại, thành công của cá nhân chính là thành công của toàn xã hội, cá nhân và tập thể không mẫu thuẫn đối lập mà tác động qua lại, bổ trợ cho nhau. Nếu không có trí tuệ uyên thâm, thiếu hiểu biết cuộc đời thì làm sao có được tầm nhìn rộng lớn và sâu sắc như thế được! Tìm lại chính mình là kết tinh của tâm từ mẫn, trí xuất trần giúp chúng ta tìm lại nẻo về bản lai diện mục, đối diện với chính mình. Tìm mua: Tìm Lại Chính Mình TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thánh Nghiêm":Bình An Trong Nhân GianBuông Xả Phiền NãoAn Lạc Từ TâmThành Tâm Để Thành CôngTìm Lại Chính MìnhGiao Tiếp Bằng Trái TimĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tìm Lại Chính Mình PDF của tác giả Thích Thánh Nghiêm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiếu Niên Bảo Thân (Ấn Quang Đại Sư)
LỜI MỞ ĐẦU Hiện thời truyền thông, internet, truyền hình, báo chí, tạp chương mỗi ngày truyền bá sắc tình, bạo lực, tin tin tức phản diện hàng hàng lớp lớp đem con người dạy hư hết thảy. Ở thanh thiếu niên tồn tại hai vấn đề phổ biến vô cùng nghiêm trọng đó là chứng thủ dâm và tình dục phóng túng gây ra hậu quả khôn lường đối với bản thân, gia đình và xã hội, rộng ra là sự thịnh suy của một quốc gia dân tộc. Đặc biệt quan niệm sai lầm về “thủ dâm” khiến cho nhiều nghĩ rằng đây là việc làm chánh đáng không có gì sai trái, không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng than ôi, ít ai biết rằng đây là hành động tự giết dần, giết mòn bản thân, rò rỉ, phung phí thứ quý báu nhất. Thật là hành động “tổn thân bại đức”. Thân mạng chẳng được bảo toàn lâu dài huống gì tính đến chuyện sự nghiệp, công danh. Đệ Tử Quy có câu “Thân hữu thương di thân ưu, đức hữu hương di thân tu” (Nếu thân thể của chúng ta bị thương, thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt, thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ). Thể hội ra rằng thủ dâm không khác gì hành động bất hiếu đối với cha mẹ, vì đó là hành động “tổn thân bại đức” phương hại đến thân mạng và đức hạnh của chính mình. Quyển sách này được biên tập từ tài liệu bài giảng của Tiến sĩ trung y Bành Tân (彭鑫), cũng như trích dẫn lại toàn bộ nội dung sách “Dục Hải Hồi Cuồng” của tiên sinh Chu An iii Sỹ (周安士) và tạm đặt tên chung là “Thiếu Niên Bảo Thân”. Mong rằng các bạn trẻ, các bậc làm cha làm mẹ và mọi người có thể đọc thông, hiểu thấu. Ai đã phạm phải những tật xấu này thì mau mau dứt trừ, thành tâm sám hối, quyết không bao giờ tái phạm. Ai chưa phạm thì hãy thường răn đe, nghiêm khắc với bản thân, quyết không bao giờ phạm phải. Tìm mua: Thiếu Niên Bảo Thân TiKi Lazada Shopee Cuối lời xin trích một đoạn khai thị của Ấn Quang Đại Sư trong Văn Sao Tục Biên cùng mọi người tiến bộ. Ngài viết: “Đối với lớp hậu sinh trong hiện thời, khi chúng nó vừa hiểu chuyện đời, liền dạy chúng nó về đạo giữ tinh, hộ thân. Nếu chúng nó biết tốt - xấu, sẽ chẳng đến nỗi tự xem thủ dâm là vui, để rồi mắc các nỗi họa như bị mất tánh mạng, hoặc trở thành tàn phế, hoặc vĩnh viễn truyền lại nòi giống yếu ớt v.v… Với đứa chưa hiểu chuyện đời, chớ nên nói. Còn đứa đã hiểu chuyện đời nếu chẳng nói thì trong mười đứa hết chín đứa phạm phải tật này, đáng sợ vô cùng!”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiếu Niên Bảo Thân PDF của tác giả Ấn Quang Đại Sư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Và Giải Thoát (Tinh Vân)
LỜI CỦA NHÀ XUẤT BẢN ∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞ Nói đến thiền là nói đến sự giác ngộ giải thoát. Thiền là tiếng Phạn nói đủ là Thiền na, Trung Hoa dịch là tư duy, Tham thiền, Thiền định, thoạt tiên cũng để chỉ một thao tác dễ thấy của các Thiền sư khi tu tập với nghĩa đơn giản là ngồi tĩnh tâm. Nếu vậy, ngồi tĩnh tâm dễ bị nhầm lẫn vì đạo sĩ yoga hay các đạo sĩ tu hành của nhiều tôn giáo cũng ngồi tĩnh tâm. Khác nhau ở chỗ là các môn đồ của các tôn giáo ngồi tĩnh tâm để hướng tới một đấng siêu nhiên, còn các Thiền sư tĩnh tâm để gạt bỏ tạp niệm, rũ sạch tham sân si an nhiên tự tại vượt ngoài tam giới, thoát khỏi sinh lão bệnh tử trong kiếp luân hồi. Chỉ khi Đạo Phật phát triển thì Thiền (Phật giáo) mới được hiểu với nghĩa sâu rộng như hiện nay và hành thiền không chỉ là ngồi một chỗ mà có thể hành Thiền mọi lúc mọi nơi.. Thiền và giải thoát là cuốn sách giải đáp Thiền của Phật giáo là gì, ý nghĩa của hành Thiền và làm sao để hành Thiền, một cách căn bản và phổ cập, nhưng việc cốt lõi của Thiền là sáu căn không vướng sáu trần. Tìm mua: Thiền Và Giải Thoát TiKi Lazada Shopee Hiểu được và làm được thì đạt tới giác ngộ, còn hiểu được và làm được một phần thôi cũng đã lợi lạc nhiều rồi vì ta đang sống trong một cuộc sống thị trường sôi động, phải vật lộn vì cuộc mưu sinh... Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI Lời đầu sách ∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞ Xã hội ngày càng phát triển, con người phải vật lộn với cuộc sống, với rất nhiều thứ lo toan bề bộn. Nhu cầu vật chất sống càng cao, tinh thần càng mệt mỏi nhưng không vì thế mà con người chịu buông bỏ, ngược lại còn muốn được nhiều hơn thế nữa, đến phút cuối của cuộc đời lẽ ra phải hỏi mình sẽ về đâu? Nhưng họ đều không nghĩ vậy, một hơi thở sau cùng họ lại nghĩ rằng làm sao giữ được của cải mà mình đã tạo ra. Cả một đời lao nhọc, không kể những lúc phải tranh giành, chiếm đoạt để rồi ra đi với hai bàn tay trắng, mang theo bên mình là nghiệp báo khổ đau. Đó bởi do lòng tham của con người là quá lớn, một chiếc túi không đáy chứa đầy tiền tài, danh vọng v.v... Đức Phật đã từng dạy hàng đệ tử của Ngài phải biết “Thiểu dục tri túc”. Vì sao Phật dạy như vậy? Chúng ta là những người học và hành trì theo Phật nhưng chúng ta có thật sự biết mình đã “Thiểu dục tri túc” hay chưa? Con người luôn chạy theo danh vọng, khi được một lại muốn được mười và hơn thế nữa. Nhưng việc lớn của đời người là gì? Phải giải quyết ra sao? Mạng sống của con người là bao lâu? Một hơi thở đi ra không vào thì mình sẽ về đâu? Điều này thiết nghĩ chỉ có các vị Thiện hữu tri thức mới nhận ra điều cốt yếu này, và cũng chỉ có quý Ngài mới thực sống được với thể tánh thanh tịnh đó. Còn chúng ta cũng man máng với nào là đời người sinh tử là việc lớn, nào là mạng sống của con người chỉ trong một hơi thở nhưng đó chỉ là câu trả lời dựa trên sách vở, chứ chưa thực nhận ra điều cốt lõi này, bởi nếu đã trực nhận ra thì có một con đường ai cũng phải đi qua, sao bây giờ hành trang còn chưa chuẩn bị? Cho nên ngài Vân Môn có nói: Ở trong hiện tượng siêng bày thân, Chỉ người tự nhận mới là gần. Năm xưa lầm nhắm trên đường kiếm, Nay mới nhìn ra lò lửa băng. Chúng ta có duyên lành được học giáo pháp của Phật, được Thầy Tổ chỉ dạy tận tình, được gần các bậc Thiện hữu tri thức để học hỏi. Vậy, chúng ta cùng nhau cố gắng hoàn thành sở nguyện của mình. Một lần nữa, con xin mượn lời của Hòa thượng Ân sư thượng Nhật hạ Quang đã nhắc nhở cho hành Tăng Ni Phật tử chúng con: “Hãy cố gắng lên, hãy tinh tấn lên, kẻo không còn kịp nữa”. Cho nên quyển sách “THIỀN VÀ GIẢI THOÁT” ra mắt cho những vị độc giả hữu duyên, nhín chút thời gian để mắt xem qua là những lời vàng thước ngọc, và ứng dụng trong cuộc sống đời thường hết khổ an vui. Quyển sách này chúng tôi soạn dịch của các tác giả Pháp sư Huệ Minh và ngài Thánh Nhất cùng Hòa thượng Tinh Vân là những vị cao tăng thạc đức. Với chút tấm lòng của dịch giả muốn góp thêm ngôi nhà Phật học nên không ngại tài sức mọn dịch ra tác phẩm này. Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều trọn thành Phật đạo. Trong quá trình dịch thuật không tránh khỏi những điều sơ sót, kính mong các vị cao minh chỉ điểm và bổ khuyết để dịch phẩm được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Thiền viện Thường Chiếu Kính ghi Thích Đạt Ma Thuận HùngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Và Giải Thoát PDF của tác giả Tinh Vân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thế Giới Hồi Giáo Xưa Và Nay (Bùi Văn Chấn)
CÁI NÔI CỦA ĐẠO HỒI: BÁN ĐẢO Ả RẬP TRONG THẾ KỶ 6 VÀ 7. Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi. Cuộc đời của Muhammad đã bắt đầu từ 30 năm cuối thế kỷ 6 và bắt cầu 32 năm sau qua thế kỷ 7. Tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc đời của Muhammad đều in dấu ấn trong thế giới đạo Hồi ngày nay. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của xã hội Ả Rập trong cả hai thế kỷ 6 và 7. Khác với Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái là một tập truyện, Kinh Thánh Koran gần như một cuốn nhật ký. Đọc Kinh Koran, người ta sẽ thấy rất nhiều nét đặc thù của đời sống du mục Ả Rập, các sinh hoạt thương mại của dân Mecca, các phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền của người Ả Rập, các cuộc chiến tranh của đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine, đế quốc Hỏa Giáo Ba Tư v.v… Tìm mua: Thế Giới Hồi Giáo Xưa Và Nay TiKi Lazada Shopee Tất cả đều được Muhammad phản ảnh trong kinh Koran. Do đó, khi đọc kinh Koran, chúng ta rất dễ dàng kiểm chứng các sự kiện bằng cách đối chiếu với lịch sử. Ngược lại, sự nghiên cứu lịch sử về bối cảnh bán đảo Ả Rập trong thế kỷ 6 và 7 sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn về Muhammad cũng như về đạo Islam. 1. Về địa dư: Bán đảo Ả Rập là một hình chữ nhật chiều dài 1200 miles, rộng 900 miles. Diện tích trên một triệu dặm vuông, lớn bằng 1/3 Hoa Kỳ hoặc bằng 8 lần diện tích Việt Nam. Sở dĩ vùng này được gọi là bán đảo vì nó được bao bọc ba phía bởi biển hoặc đại dương: Đông giáp Vịnh Ba Tư, Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Tây giáp Hồng Hải (Biển Đỏ). Phía Bắc của bán đảo này là vùng sa mạc hoang vu chạy dài tới biên giới Syria và Palestine. Người ta gọi nó là sa mạc Syro-Arabia vì nó ở giữa hai nước Ả Rập và Syria. Đi băng qua sa mạc này bằng đường bộ là một điều nguy hiểm nếu không dự trữ đủ nước uống. Khách lữ hành phải đi những quãng đường rất xa mới gặp được một ốc đảo (oasis). Các ốc đảo trong sa mạc được tạo thành do những hồ nước ngầm ở dưới mặt đất (underground pools). Khí hậu sa mạc rất khô, thường chỉ có mưa vào mùa xuân. Vùng có mưa nhiều nhất là miền cực nam bán đảo Ả Rập, tức nước Yemen ngày nay. 2. Dân cư: Bán đảo Ả Rập ngày nay được chia thành nhiều quốc gia: Nước lớn nhất là Saudi Arabia 757 ngàn dặm vuông, 23 triệu dân. Yemen 203 ngàn dặm vuông, 10 triệu dân. Oman 2.5 triệu dân, Cộng Hòa Ả Rập Emirates 2.3 triệu dân và Quatar 1 triệu dân. Đa số dân Ả Rập là con cháu xa xưa của giống người ở Địa Trung Hải và miền núi Alpes ở Âu Châu. Về phương diện chủng tộc, người Ả Rập được xếp vào chủng tộc da trắng (Whites) như người Âu. Hầu hết người Ả Rập thời xưa sinh sống bằng nghề du mục. Do đó, chính họ đã tự đặt tên cho chủng tộc của mình là Arab có nghĩa là du mục (Arab means Nomad). Người Ả Rập và Do Thái thù ghét nhau là do sự kỳ thị tôn giáo, sự thật Ả Rập và Do Thái đều cùng một chủng tộc. Theo Thánh Kinh Cựu Ước Do Thái thì sau cơn đại hồng thủy, cả nhân loại chết hết, chỉ còn lại một gia đình của ông Noah sống sót mà thôi. Con trai lớn của ông Noah là Shem trở thành tổ tiên của các giống dân Do Thái và Ả Rập. Do đó, phát sinh danh từ “Semites” để gọi chung Do Thái và Ả Rập. Semites có nghĩa là “con cháu của Shem” (Semites: Descendants of Shem). Mới đây, một số nhà khoa học về nhân chủng đã làm một cuộc thử nghiệm DNA trên nhiều người Do Thái và nhiều người Ả Rập tại Iraq, Arabia, Yemen và Syria. Họ công bố kết quả thử nghiệm đã xác nhận người Do Thái và các giống dân Ả Rập đều cùng chung một mẫu DNA, tức cùng chung một nguồn gốc tổ tiên. Chẳng những vậy, họ đều có chung một nguồn gốc văn hóa từ Babylon. Ngôn ngữ cổ của Babylon là Sumerian, ngôn ngữ cổ Do Thái là Hebrew và ngôn ngữ Arabic đều có nhiều nét tương đồng. Ngôn ngữ của Muhammad và của Kinh Koran là ngôn ngữ Ả Rập (Arabic) hiện là ngôn ngữ chính của 250 triệu người thuộc nhiều quốc gia ở Trung Đông. 3. Chính Trị và Tôn Giáo: Trong thế kỷ 6 và nửa đầu thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông bị chia thành hai miền đặt dưới sự khống chế của hai đế quốc: Đế quốc Ba Tư làm chủ miền đông gồm có Iran, Iraq, Syria và Arabia. Trong thời gian này, đế quốc Ba Tư chọn Hỏa Giáo (Zoroastrianism) làm quốc giáo và chọn Ctesiphon làm thủ đô. Đế quốc Byzantine làm chủ miền tây gồm có Hy Lạp, Do Thái, Palestine, Ai Cập và vùng Địa Trung Hải. Đế quốc Byzantine chọn Ki Tô Giáo làm quốc giáo và chọn Constantinople (nay là Istambul) làm thủ đô. Hai đế quốc Ba Tư và Byzantine đánh nhau liên miên từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, ròng rã 500 năm. Từ đầu thế kỷ 4, đế quốc Byzantine đổi tên Ki Tô Giáo thành “Công Giáo”, tiếng Hy Lạp Katholikos có nghĩa là tôn giáo hoàn vũ (Universal Religion). Rất nhiều người Ả Rập trong vùng kiểm soát của đế quốc Byzantine theo đạo Công Giáo. Tất cả những người này thuộc quyền cai quản của Giáo Hội Syria (Syriac Church). Đến giữa thế kỷ 6, đế quốc Công Giáo Byzantine chinh phục được vua xứ Abyssinia (tức là Ethiopia ngày nay) theo đạo và cho nhiều đoàn truyền giáo xâm nhập Yemen ở cực nam bán đảo Ả Rập. Đế quốc Ba Tư thấy rõ âm mưu của Byzantine nên tìm cách nâng đỡ mọi người Do Thái và những người Ả Rập theo đạo Do Thái nắm chính quyền tại bán đảo Ả Rập. Năm 510 (tức 60 năm trước khi Muhammad sinh ra) với sự yểm trợ của đế quốc Ba Tư, một người Ả Rập theo đạo Do Thái là Yusuf Asai đã thống lãnh các bộ lạc Ả Rập và lên ngôi vua cai trị toàn bán đảo Ả Rập. Đến năm 525, đế quốc Byzantine yểm trợ cho vua Công Giáo xứ Abyssinia đem quân xâm chiếm bán đảo Ả Rập. Vua Yusuf Asai chống cự không nổi phải bỏ chạy, cuối cùng nhà vua nhảy xuống biển tự tử. Từ đó, bán đảo Ả Rập thành thuộc địa của Abyssinia và Ki Tô Giáo thành quốc giáo tại xứ này. Năm 570, người Ả Rập cầu cứu hoàng đế Ba Tư đem quân đánh đuổi quân Ki Tô Giáo Abyssinia. Đế quốc Ba Tư chiến thắng và biến bán đảo Ả Rập thành một tỉnh của đế quốc. Cũng từ đó, Hỏa Giáo của Ba Tư được truyền bá rộng rãi trong dân chúng Ả Rập. 4. Phong Tục Tập Quán: Dù sống cuộc đời du mục ở sa mạc hay chuyên nghề thương mại sinh sống tại thành thị, mọi người Ả Rập đều thích tự xưng là “những người con của sa mạc” (sons of desert). Từ nhiều ngàn năm qua cho đến nay, người Ả Rập vẫn luôn luôn gắn bó với những con lạc đà. Chúng là những cỗ xe lý tưởng đưa họ qua sa mạc và đồng thời cũng là nguồn cung cấp sữa và thịt. Người Ả Rập ít trồng trọt nên họ thường bị thiếu ngũ cốc và bị suy dinh dưỡng. Cuộc sống sa mạc đã tạo ra hoàn cảnh khiến cho các bộ lạc du mục phải luôn luôn gây chiến với nhau để tranh chiếm các giếng nước hiếm hoi hoặc tranh chiếm các thảo nguyên để thả nuôi gia súc. Qua nhiều thế kỷ, cuộc sống du mục đã hình thành nơi các sắc dân Ả Rập những phong tục tập quán đặc biệt: a. Tục trả thù: Để có thể sống còn trong những điều kiện khắt nghiệt của sa mạc, mọi người Ả Rập phải tụ họp lại thành từng nhóm (groups) gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Nhiều nhóm liên kết với nhau thành đoàn (clans) hoặc lớn hơn nữa thành bộ lạc (tribes). Mọi cá nhân đều phải gắn bó với quyền lợi chung của bộ lạc. Người Ả Rập gọi tinh thần gắn bó ấy là “muruwah” bao hàm rất nhiều ý nghĩa: phải can đảm trong chiến đấu, phải kiên nhẫn chịu đựng mọi sự đau khổ khi bộ lạc gặp khó khăn, phải cương quyết bảo vệ mọi kẻ yếu trong bộ lạc và phải quyết tâm trả thù những kẻ đã dám xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của bộ lạc. Các tù trưởng có trách nhiệm bảo vệ mọi thành viên trong bộ lạc của mình. Nếu không trừng phạt những kẻ đã xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của thành viên trong bộ lạc mình thì tù trưởng đó sẽ không còn được tín nhiệm nữa. Vì tính liên đới trách nhiệm trong bộ lạc nên trong nhiều trường hợp một người trong bộ lạc này bị giết thì một người trong bộ lạc thù địch phải bị giết để đền mạng. Luật sa mạc là nợ máu phải trả bằng máu. Bán đảo Ả Rập là một sân khấu vĩ đại của những chu kỳ bạo động không bao giờ dứt. Trong những thời kỳ đói kém hay hạn hán, các bộ lạc gặp khó khăn thường chọn một trong những bộ lạc thù địch để tấn công nhằm cướp gia súc, thực phẩm và hàng hóa cần thiết để sống còn. Các đàn ông của bộ lạc địch đều bị giết. Các đàn bà trẻ đẹp bị bắt đưa về làm vợ bé hay đầy tớ. Số còn lại bị đưa đi bán ở chợ nô lệ. Những người Ả Rập du mục không hề coi những vụ cướp của giết người như vậy là điều tội lỗi. Họ quan niệm đó chỉ là những việc làm tự nhiên để trừng phạt kẻ thù một cách hợp lý mà thôi. b. Tục giết các bé gái sơ sinh (Female Infanticide) Luật sa mạc cũng tàn nhẫn như luật rừng: Chỉ có kẻ mạnh sống sót, mọi kẻ yếu phải bị loại trừ! Việc giết các bé gái sơ sinh là một phương cách điều chỉnh dân số của các bộ lạc du mục. Lý do là một khi bộ lạc có quá nhiều con gái và quá ít con trai thì bộ lạc bị lâm vào tình trạng suy yếu. Chỉ có đàn ông con trai mới có thể đáp ứng nhu cầu sống còn của bộ lạc, đó là nhu cầu chiến đấu và nhu cầu lao động sản xuất. Phụ nữ bị coi rẻ nên xã hội du mục không dành cho họ một quyền lợi luật định nào (no legal right). Họ bị coi như một thứ tài sản, hay nói đúng hơn là một động sản (movabal property). Những gia đình nào đã sinh một vài đứa con gái rồi thì những bé gái sinh sau thường bị giết chết không thương tiếc. c. Tục cắt da qui đầu và cắt âm vật Theo tương truyền thì Abraham là người đầu tiên tự cắt da qui đầu của mình và cắt da qui đầu các con trai của ông để tỏ lòng tuân phục Thiên Chúa. Do đó, tục lệ cắt da qui đầu trở thành nghi lễ bắt buộc đối với mọi người theo đạo Do Thái. Tục lệ này thường được gọi là Phép Cắt Bì (Cirumcision). Trước khi có đạo Hồi, đa số người Ả Rập thường tự xưng là tín đồ đạo Abraham, tức Đạo Do Thái Nguyên Thủy. Họ thường cắt da qui đầu cho các bé trai giống như người Do Thái. Ngoài ra, người Ả Rập có tục lệ cắt bỏ một phần hoặc tất cả âm vật, còn được gọi là mồng đóc (Clitoris) của các bé gái từ 4 đến 8 tuổi. Đây là một tục lệ chung của người Ả Rập, không phân biệt tôn giáo. Hiện nay, nhiều người Ả Rập ở Ai Cập, Yemen, Sudan theo Ki Tô Giáo vẫn giữ tục lệ này. Họ tin rằng việc cắt clitoris tuy có gây đau đớn nhưng tránh cho phụ nữ những đòi hỏi sinh lý và giúp họ dễ trở nên thanh sạch cao đẹp hơn. d. Tục chứng minh trinh tiết cô dâu Một tục lệ của người Ả rập gây căng thẳng tinh thần cho các cô gái đến tuổi lấy chồng, đó là tục lệ chứng minh trinh tiết cô dâu (Proof of the bride’s Virginity). Sau đám cưới, mọi người trong gia đình cô dâu và những người khách tham dự tụ họp bên ngoài phòng ngủ cô dâu chú rễ. Sau khi động phòng, chú rễ bước ra khỏi phòng ngủ báo cáo kết quả cho mọi người biết. Nếu chú rễ tuyên bố cô dâu đã mất trinh trước đám cưới thì đây là một điều nhục nhã cho gia đình nhà gái và cuộc hôn nhân có thể bị hủy bỏ! e. Tục giết gái chửa hoang Các cô gái Ả Rập không chồng mà chửa bị coi là đã phạm trọng tội đối với danh dự của gia đình. Các cô gái này thường bị cha hoặc anh em ruột giết chết để bảo vệ danh dự gia đình. Vì thế, người Ả Rập gọi tục lệ này là “Giết người vì danh dự” (Honor Killing). Các cô gái chửa hoang thường khó có thể thoát chết vì dù có chạy đến cầu cứu các cơ quan luật pháp cũng không được bảo vệ. Các thủ phạm giết người trong trường hợp này được xã hội coi là hành động chính đáng và nếu có bị tù thì cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn có tính cách tượng trưng mà thôi. Tất cả các tục lệ kể trên hiện vẫn còn tồn tại trong các xứ Ả Rập Hồi Giáo. Tuy nhiên, những tục lệ đó không xuất phát từ đạo Hồi vì trong kinh Koran cũng như những văn bản luật pháp của đạo Hồi đều không có điều khoản nào qui định về các tục lệ đó. Ngày nay, nhiều nước Hồi Giáo đã ban hành các biện pháp hủy bỏ hoặc hạn chế các tục lệ xét ra có hại và lỗi thời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thế Giới Hồi Giáo Xưa Và Nay PDF của tác giả Bùi Văn Chấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.