Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hàn Môn Trạng Nguyên (Thiên Tử)

Hắn tự hỏi liệu có ai trên đời này xui xẻo như hắn không? Đã ba mươi cái xuân xanh đi qua và hiện tại vẫn không hồng nhan đoái hoài cũng chỉ vì hắn là một thanh niên "vô sản" theo đúng nghĩa đen: Không nhà, không xe, không sổ tiết kiệm, à, có sổ tiết kiệm nhưng số dư lại zero tròn trĩnh, tất cả những gì hắn có là mấy món đồ từ thời "khủng long" mà hắn cất công sưu tầm bằng tiền túi của mình. Ngoài cái học vị Tiến sĩ và vị trí Giáo sư khảo cổ học, còn lại vẫn là tay trắng hoàn trắng tay, nhân sinh nhàm chán chưa kịp “khai hoa” của hắn đã nhanh chóng kết thúc trong một chuyến khai quật mộ cổ... Hay nói chính xác hơn là một khởi đầu mới, vì lẽ... Hắn xuyên việt rồi!

Trên đời có ai xui xẻo như hắn? Người ta “bay về” quá khứ cái là làm tướng quân, vương gia, hoàng đế, không thì cũng chưởng môn nhân, tiên nhân các thứ, hắn thì làm cô hồn vất vưởng lang thang giữa vũ trụ để rồi cuối cùng “đáp” vào cơ thể của một thằng oắt con miệng còn hôi sữa, hơn nữa còn là một thằng oắt con nhà quê, sống ở chốn khỉ ho cò gáy, chim không thèm bay tới ị. Một điểm tốt duy nhất mà hắn thầm thấy may mắn đó là kiếp này hắn có cha thương, có mẹ yêu.

Trở về quá khứ cũng không khiến hắn quá ngỡ ngàng, dẫu sao với một bụng kiến thức phong phú, dồi giàu, cho dù không thể hoành tráng một phen thì cũng đủ để hắn lăn lộn thỏa thuê ở thế giới này. Điều khiến hắn rất chi rầu rĩ đó là Thẩm gia mà hắn “tái sinh” vào là một gia đình thư hương sa sút cực kỳ cổ hủ, vả lại nghèo rách mồng tơi.Trong nhà, được thiên vị nhất là chi trưởng và bị oan uổng nhất là chi út của hắn và cha hắn. Mọi ưu đãi tốt đều đầu tư hết vào chi trưởng, nhà hắn cho dù có muốn chấm mút cũng không được.

Cứ coi như hắn là thiên tài trời sinh nhưng thiên tài cũng phải học qua vỡ lòng chứ, bằng không sẽ bị người ta coi là yêu quái, đem đi dìm lồng heo thì khổ. Vấn đề là nhà này không có tiền cho hắn đi học, có cũng không tới phiên hắn, ngay cả mẹ hắn cũng khuyên hắn hãy an phận làm một “người nông dân” đi, tuy cả đời dầm sương dãi nắng nhưng cũng đủ để sống qua ngày.

Không được! Bất chấp thế nào hắn cũng phải kiếm được tiền để được đi học, người ta không cho thì hắn tự kiếm, phải đi học mới có bàn đạp để hắn tung hoành chứ. Trong nhà thiếu nhất là tiền, vậy... hắn phải bắt tay kiếm tiền thôi. Mục tiêu trước tiên là cho hắn đi học vỡ lòng, cho cha mẹ hắn được ăn no mặc ấm. Và tiếp đó là giật lấy cái giải Nguyên cho cha mẹ hắn nở mày nở mặt, cho vị tổ mẫu đại đương gia và cả đám thúc bá thẩm thẩm phải rửa mắt mà nhìn, thằng này không phải hạng vừa đâu, đừng tưởng chi út mà lầm. Tìm mua: Hàn Môn Trạng Nguyên TiKi Lazada Shopee

Nếu các bạn độc giả đã quá chán ngán những trận chiến đẫm máu, giang hồ gươm đao thì hãy đến với Hàn Môn Trạng Nguyên, cùng thưởng thức hành trình “trèo thang” của thằng nhóc nông dân Thẩm Khê từ dưới đáy cùng của xã hội lên đến đỉnh cao. Hãy xem cậu chàng làm thế nào để mang tới một sắc màu mới mẻ cho giới giải trí của triều đại nhà Minh nhạt nhẽo. Và dĩ nhiên không thể thiếu những câu chuyện phong lưu với các bóng hồng “ở mọi lứa tuổi” của anh chàng.***

Thẩm Khê cuối cùng đã có cơ hội đi học rồi.

Mặc dù chỉ là đi theo một thư sinh nghèo túng học viết chữ, không có hệ thống đi học về các nội dung khoa cử như Tứ thư ngũ kinh, không xem như là nghiên cứu học vấn, nhưng đây đối với Chu thị mà nói cũng là một chuyện có ý nghĩa phi phàm rồi. Nàng không chỉ mua giấy bút cho Thẩm Khê, còn mua hẳn một nghiên mực và mực nữa, suốt đêm còn cặm cụi tháo đi bộ quần áo cũ để may túi sách cho hắn.

Sáng sớm hôm sau Thẩm Minh Quân đưa đứa con đi học, trước khi đi Chu thị còn dặn đi dặn lại, sợ đứa nhỏ sẽ phụ lòng kỳ vọng của nàng.

Học biết chữ cũng không coi là chuyện lớn lao gì, thậm chí bên mép khoa cử cũng chưa chạm tới nổi. Thẩm Khê cảm thấy mẹ già đã kỳ vọng quá cao, nhưng con cái nhà nghèo người ta, có thể có cơ hội biết chữ đã là một việc rất khó có được rồi, hắn chỉ có thể nghe theo dặn dò của Chu thị, luôn mồm hứa hẹn nhất định sẽ học cho thật tốt.

Khi đến nơi rồi, Thẩm Khê mới biết được cái gọi là lớp học chỉ là một ngôi miếu Thổ địa tan hoang, thậm chí ngay cả mái ngói trên nóc nhà cũng chưa có tu sửa lại. Lúc này mặt trời đã treo ở phía đông đỉnh núi, vài tia ánh sáng mặt trời từ trong khe hở của mái ngói chiếu xuống, chiếu đến cả căn phòng sáng hẳn lên.

Một lão già vẻ mặt đầy nếp nhăn, mặc áo nho cũ nát, thân thể suy yếu đến ngay cả tay chân đều có chút run run, lúc này đang dùng que gỗ ở trên bàn cát trước mặt vẽ ra hai chữ, khiến mười mấy đứa trẻ phía dưới đọc theo ông.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hàn Môn Trạng Nguyên PDF của tác giả Thiên Tử nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Được Sống Và Kể Lại (Trần Luân Tín)
Một buổi tối mùa thu, tự dưng nhớ đến Được Sống và Kể Lại, mình nảy ra ý tưởng làm ebook cuốn sách này. Đây là một trong những cuốn hồi ký chiến tranh hay nhất mình từng đọc. Lúc đầu, khi đang làm, mình nghĩ được nhiều ý tưởng hay để viết lời giới thiệu cho cuốn sách, nhưng sau khi làm và đọc lại, những ý tưởng đó biến mất hết, chỉ còn lại trong tâm tư một nỗi buồn mang mác, nỗi buồn của quá khứ, của chiến tranh, của số phận con người, đặc biệt của người lính. Cuộc sống chiến trường dữ dội quá, khắc nghiệt quá, con người như bị nung lên, trui rèn trong lửa đạn. Cảm phục cha ông ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Được Sống Và Kể Lại PDF của tác giả Trần Luân Tín nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Hợp Thần Thoại Việt Nam (Nhiều Tác Giả)