Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chồng Con (Trần Tiêu)

Cứ kể xã Bổng cũng vào bậc khá trong xóm.

Hắn có một cái nhà “trên” hướng Nam, một cái nhà “ngang” hướng Đông, sát đầu nhà ngang một chuồng lợn; bên kia, đối diện với nhà ngang, một cái bếp và một cái chuồng trâu nối liền nhau. Tất cả những nhà ấy vây bọc lấy ba phía cái sân đất nện vuông vắn, nhẵn nhụi như chiếc chiếu rộng. Còn một phía trước mặt là bức tường đất gồ ghề, trên cắm xương rồng mặt nguyệt. Cổng ra vào mở ngay ở đầu chuồng lợn. Ở khoảng đầu nhà trên và nhà bếp là một màu đất vuông để đống rạ.

Vì hết chỗ, và vì tiện lợi nữa, bốn năm cái nồi “chân” và một cái vại mẻ đựng nước tiểu đặt thành rẫy (dãy) dài từ cổng đến tận cái tường hoa thấp xây chung quanh dải đất ăn lấn vào sân. Phần nhiều nhà chật hẹp đều thế cả, nên kể ra, người vào đã quen với mùi nước tiểu và mùi phân lợn. Vả lại những thứ ấy rất cần cho lúa má nên ai cũng quý và không ai kêu ca. Chả thế mà có người quá hà tiện, lúc đi đường cố nhịn để về giải vào vại nhà.

Chính giữa quay mặt vào nhà trên, một “cầy hương” xây gạch, cao như cái cột vuông, chia làm hai tăng. Tầng trên, hình cái đấu có hậu bành, hàng chục bát hương nhỏ bày la liệt chung quanh một bát hương lớn: chân hương đỏ cắm tua tủa, đã gần bạc hết màu vì dầm mưa dãi nắng. Những bát hương nhỏ là những vị hợp với số thờ của mẹ và vợ chồng Bổng. Tầng dưới có cái miếu con, trong xây bệ thờ trên đặt chiếc bát hương sứ, trước bức tranh hổ vẽ màu sặc sỡ. Một cái mành mành hoa che cửa, giữa đôi câu đối viết ngay vào tường vôi.

Trước mặt cây hương, một cái bể con chỉ đựng nổi chừng mươi thùng nước, chia rẻo đất và tường hoa ra hai phần đều nhau. Tìm mua: Chồng Con TiKi Lazada Shopee

Trong rẻo đất, một hàng sáu cây cau cao vút và hai cây chanh cỗi ở hai đầu bể.

Cây cối và cây hương, Bổng không biết có tự đời nào, nhưng thời còn ẵm nách, hắn đã trông thấy rồi. Cây hương khi ấy, đối với hắn, cao quá đến nỗi hắn phải trèo lên thành bể, nghển mãi cổ mới nhìn thấy bát hương.

Biết bao kỷ niệm: Từ đời nào không biết cho đến đời hắn, rồi đến đời con, đời cháu, đời chắt hắn, tháng Giêng mỗi năm lại có một ngày lễ dâng sao thường gọi là lễ năm mới.

Ngày ấy cây hương biến thành một cái đàn, một nơi tụ họp của bà con hàng xóm. Mặt bể ghép cánh cửa thành một cái bệ trên để rượu, gà, xôi, oản, chuối và những cổ mũ lóng lánh những mặt gương, những trang kim, lòe loẹt những đầu rồng, đầu phượng xanh, tím, đỏ, vàng. Một vị hòa thượng, vẻ mặt từ bi, trong chiếc áo cà sa, màu nâu thẫm, cùng các vãi đến niệm Phật cầu nguyện cho nhà hắn làm ăn thịnh vượng quanh năm. Rồi những ngày rằm, mồng một, những ngày ốm đau hay hoạn nạn, những ngày làm ăn thua lỗ đều nhắc hắn cầu khấn đến cây hương.

Nhà trên của Bổng là một nếp nhà ba gian hai chái, bằng gỗ lợp ngói. Cái nhà ấy đến hắn là năm đời, nhưng so với những nhà mới dựng cũng không khác mấy. Có phần thấp hơn, nhiều cột và chạm trổ sơ sài hơn. Nếu không có màu mốc bạc và những vết tròn trắng như phân chim thì ít ai biết được nhà hắn đã có lâu đời.

Lịch sử nhà hắn, hắn thuộc rành rọt. Ai hỏi, hắn sẽ trả lời trôi chảy: “Thưa, cái nhà này làm từ đời cụ tuần (tuần tổng), cụ ngũ đại nhà tôi. Cụ giàu lắm; sân trước, sân sau, vườn, ao rộng rãi gấp ba gấp bốn bây giờ. Nhà này xưa kia lợp ngói cho mãi đến đời cụ tổng Cống là tam đại nhà tôi. Cụ này chơi bời hào phóng lừng lẫy một thời. Cụ chẳng để tâm gì đến việc cửa việc nhà. Vì thế, nhà dột nát, cụ cũng chẳng buồn chữa. Đến đời cụ Lý đẻ ra thầy tôi thì vườn, ao, và sân sau đã vào tay hàng xóm. Thầy tôi kể lại rằng cụ Lý tôi hà tiện lắm, không dám bỏ tiền ra lợp lại. Bao nhiêu ngói lành, cụ tôi cho lợp ra đằng mái trước, còn mái sau, cụ tôi lợp rạ. Thế mà lúc cụ Lý tôi mất, cụ cũng chẳng để lại cho thầy tôi được mấy tí, ngoài con trâu với vài mẫu ruộng”.

Đồ đạc, từ bàn thờ cho chí giường phản, đều cổ như cái nhà của hắn. Trong ấy có một cái hòm gian kê ngay trước mặt bàn thờ là đặc sắc hơn cả. Hắn coi như một gia bảo, ít người có: Hòm có tám chân và chắc chắn như tám cái cột, những khung, những ván dày dặn, ngoài mặt có những đồng trinh cổ to gần bằng đồng bạc đóng liền sít nhau như những tờ giấy tiền (giấy mã có in những đồng tiền) bận ở các hàng mã nhà quê. Cứ trông hình thù nó thì hai chục người vị tất đã khiêng nổi. Trong hòm đựng những gì, vợ chồng hắn giấu kín. Nhưng cả xóm, cả làng, ai cũng biết hắn có độ chục bát mẫu cổ của cụ Cống để lại, ba cái nam bạch định, một cái khay tre chạm khắc và một bộ đồ chè. Những thứ ấy đều cổ cả. Hắn chỉ đem ra bày trong những ngày Tết hay ngày kỵ. Cả đời, hắn chẳng dám sắm thêm thứ gì khác, nhưng hắn cũng chưa hề cầm cố, bán chác để đến nỗi mang tiếng mang tai.

Kê ở hai gian bên đối nhau một cái giường và một chiếc khung cửi (đồ hồi môn của vợ). Giường quang dầu, có lan can, đã trải qua một thời gian dài, đã từng biết bao nhiêu sự buồn, vui, tủi, nhục của bao cuộc đời bằng phẳng, tối tăm, không thay đổi. Cái giường quý ấy truyền từ đời ông cẫm bà cẫm, ông kỹ bà kỹ cho đến đời vợ chồng hắn mới gẫy có một chân. Hắn đã thay vào một thanh gỗ mộc. Nhiều người chê và bảo sao không quang dầu cho đẹp. Hắn cười, hứa sẽ làm theo chiều ý khách, nhưng hắn vẫn để nguyên như cũ. Hắn nghĩ bụng: “Cái giường chứ cái gì mà phải vẽ ra quang dầu quang diếc cho thêm phiền”.

Hắn chỉ chăm nom, săn sóc riêng một cái bàn thờ. Ở đó mà khiếm khuyết thứ gì thì hắn băn khoăn, nghĩ ngợi cho tới khi bồi bổ xong mới yên tâm. Chả thế mà bộ thất sự lâu ngày tróc sơn, hắn thân hành cùng phó Vân lên tận tỉnh mua vàng son về tô lại. Việc trang hoàng bàn thờ là cái thú vào bậc nhất của hắn. Hắn sung sướng hay khổ sở cũng vì ở đó một vài phần.

Còn một vật nữa, hắn ham mê săn sóc đến luôn là cái diều, mười lăm thước - thước ta - phất cậy, gác trên xà nhà ngang suốt dọc gian giữa, một bộ sáo năm; một chiếc sáo cồng và một cuộn dây tre quấn vào cái vòng mây như chiếc vành bánh ô-tô.

Bắt đầu từ tháng Tư cho đến tháng Bảy, không mấy chiều có gió mà người ta không thấy hắn với một vài người anh em họ đem diều ra thả trên dọc đường cái quan. Thả xong mấy anh em dong về buộc gốc cây ngay đầu ngõ. Hắn ngồi ngây ra hằng giờ ở thềm nhà trên ngắm diều và nghe sáo, trong khi mẹ hắn cúi gập người làm đôi quét sân và vợ hắn hì hục thổi cơm, nấu nước, băm bèo, quấy cám cho lợn. Không ai trách được hắn. Hắn đã làm việc vất vả, nặng nhọc ở ngoài đồng từ tang tảng sáng cho đến xế chiều. Con trâu của hắn, đi làm về lúc nào cũng sạch sẽ bóng mượt. Lưỡi cày, răng bừa lau chùi không bao giờ để rỉ.

Vả lại, hắn lấy vợ đã bảy tám năm trời mà chưa có con. Vậy mà hắn không rượu chè, không cờ bạc, không mượn cớ lấy vợ lẽ thì hắn ham mê chơi diều là phải lắm. Vợ hắn cũng hiểu thế nên rất mực chiều chồng tuy không bao giờ để lộ ra nét mặt, sợ chồng biết mà kiêu hãnh chăng…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chồng Con PDF của tác giả Trần Tiêu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chín Mươi Ba (Victor Hugo)
"Chín mươi ba" lấy bối cảnh một cuộc chiến khốc liệt, tàn bạo song vẫn toát lên vẻ đẹp của sự lương thiện, lòng nhân ái. Tác phẩm cuối cùng của Victor Hugo vừa được phát hành tại Việt Nam qua bản dịch của nhà văn Châu Diên. Đây không phải là lần đầu tiên Chín mươi ba đến với độc giả Việt. Tiểu thuyết lịch sử này từng được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1983 qua bản dịch của Châu Diên, Lê Hiểu, Trần Huy Đông. Chuyện xảy ra vào năm 1793, năm cao trào của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Sau khi vua Louis XVI bị chính quyền cộng hòa chém đầu, châu Âu đã liên minh lại để chống nền cộng hòa non trẻ bằng cách gửi quân đội tới Pháp. Một nhóm bảo hoàng liên minh dưới sự chỉ huy của hầu tước sắt đá Lantenac đã vào bờ biển Pháp và bắt đầu tạo các hoạt động phản cách mạng uy hiếp nền cộng hòa. Từ Paris, chính quyền cộng hòa cử Cimourdain, một nhà cách mạng vốn từng là linh mục tới bắt Lantenac. Trong lúc này, ở Brittany, quân cộng hòa dưới sự chỉ huy của Gauvain, một người cách mạng trẻ đầy nhiệt huyết, vừa là cháu của Lantenac, vừa là học trò và gần như là con nuôi của Cimourdain đã dồn được Lantenac vào lâu đài. Lantenac mở đường máu thoát khỏi đây, nhưng vì tiếng khóc của một người mẹ, ông quay lại lâu đài cứu ba đứa trẻ. Vì thế Lantenac chạm mặt quân cách mạng. Cảm kích trước hành động của Lantenac, Gauvain tới thăm ông trong tù và thả ông đi. Cimourdain dù rất đau lòng với việc làm của người học trò yêu của mình, vẫn phải kết tội phản quốc, và thi hành án tử hình dành cho Gauvain. Khi Cimourdain ra lệnh cho đao phủ chặt đầu Gauvain cũng là lúc người ta nghe thấy một tiếng nổ. Thì ra, Cimourdain vừa rút súng, bắn viên đạn xuyên trái tim mình đúng lúc đầu Gauvain rơi xuống. Cuốn tiểu thuyết khép lại với hình ảnh bi thảm: "Và đôi linh hồn đồng điệu đau thương ấy cùng cất cánh bay, bóng đen của linh hồn này hòa trong ánh sáng của linh hồn kia". Tìm mua: Chín Mươi Ba TiKi Lazada Shopee Là người lựa chọn cuốn sách đưa vào tủ sách Cánh cửa mở rộng, nhà văn Phan Việt nhận xét về tiểu thuyết: "Bình luận về ý nghĩa của Chín mươi ba và ca ngợi nhà văn Victor Hugo là thừa. Từ góc độ thưởng thức tác phẩm, cuốn sách này - cũng như mọi cuốn sách của Hugo - là một đại tiệc ngồn ngộn kiến thức và cảm xúc". Phan Việt cho biết chị đã đọc Chín mươi ba từ năm 14 tuổi, và cuốn tiểu thuyết đã lay động Phan Việt bởi nó chứa đựng niềm tin sâu sắc vào sự chiến thắng của tình người, của độ lượng và khoan dung trước bạo lực, hắc ám. Theo Phan Việt, Những người khốn khổ là tác phẩm lớn nhất, nổi tiếng nhất của Victor Hugo, nhưng Chín mươi ba thể hiện đầy đủ hơn con người đại văn hào. Là một nhà chính trị, nhà triết học, nhà cách mạng, nhưng trước hết, Hugo là một nhà văn, bản chất của ông là một người hiền, muốn thay đổi xã hội bằng con đường nhân văn. Chín mươi ba có tầm vóc của một tiểu thuyết lịch sử hùng tráng, nhưng thực ra lại là một tiểu thuyết lãng mạn đậm chất Victor Hugo, nơi tính nhân văn vẫn là trọng tâm, là thông điệp ông tha thiết muốn gửi gắm tới nhân loại. Khi Gauvain, chỉ còn sống được vài khắc, anh đã vẽ lên một bức tranh tươi đẹp của tương lai. Lời của Gauvain cũng là điều mà tác phẩm hướng đến: "Xã hội tức là thiên nhiên vĩ đại hơn. Tôi muốn những cái còn thiếu ở tổ ong, tổ kiến; tôi muốn đền đài, nghệ thuật, thơ ca, anh hùng, thiên tài. Mang gánh nặng đời đời không phải là quy luật của kiếp người. Không, không, không, tôi muốn không còn cùng khổ, không còn nô lệ, không còn khổ sai, không còn đày đọa! Tôi muốn rằng mỗi một đặc trưng của con người là một tượng trưng của văn minh, một mẫu mực của tiến bộ; tôi muốn tư tưởng tự do, tình cảm bình đẳng, tâm hồn bác ái. Không còn gông cùm! Con người sinh ra không phải để kéo lê xiềng xích mà để mở rộng đôi cánh...".Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Victor Hugo":Nhà Thờ Đức Bà ParisNgày Cuối Cùng Của Một Tử TùNhững Người Khốn KhổChín Mươi BaChú Bé Thành ParisThằng CườiTử Tù Claude GueuxTuyển Tập Thơ Victor HugoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chín Mươi Ba PDF của tác giả Victor Hugo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chim Ưng và Chàng Đan Sọt (Bùi Việt Sỹ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chim Ưng và Chàng Đan Sọt PDF của tác giả Bùi Việt Sỹ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chim Liền Cánh (Châu Văn Văn)
Vụ án gia đình đã sáng tỏ, "tiểu thái giám" Dương Sùng Cổ đã quang minh chính đại lấy lại tên Hoàng Tử Hà, nhưng kèm theo đó là danh phận cô không hề mong muốn: vị hôn thê của Vương Uẩn. Mối quan hệ giữa ba người Hoàng Tử Hà - Lý Thư Bạch - Vương Uẩn bỗng trở nên khó xử lạ lùng. Cùng lúc thế lực giấu mặt mà họ phải đối đầu ngày càng gia tăng áp lực. Quỳ vương bị vu cáo bắt giam. Hoàng Tử Hà đành cầu đến sức mạnh nhà họ Vương trợ giúp, món nợ với Vương Uẩn càng thêm nặng. Bí ẩn về loài cá thích máu người A Già Thập Niết, lá bùa quỷ dị đã theo Lý Thư Bạch bấy nhiêu năm, bức tranh với ba vệt mực đen do tiên hoàng để lại, những bí mật không lời giải ấy lại là manh mối duy nhất để Hoàng Tử Hà phá giải câu đố lớn nhất trong đời của Quỳ vương Lý Thư Bạch, cũng là để giải cứu người cô yêu thương nhất trên đời này.***Trăng Trung thu sáng vằng vặc.Bóng quế đung đưa, hương thơm ngan ngát. Trời vừa chạng vạng, vô vàn ngọn đèn lồng bọc sa mỏng đã được thắp trên cây quế, soi bóng xuống mặt nước lung linh, điện ngọc lầu quỳnh, bóng hoa gió lộng, nhất thời chẳng biết là cảnh nhân gian hay tiên cảnh nữa. Tìm mua: Chim Liền Cánh TiKi Lazada Shopee Trong ngôi đình nhỏ bên bờ nước, tiếng đồng ca của các ca nữ nghe còn rõ hơn tiếng trúc tơ. Trên vũ đài, ba mươi thiếu nữ vận áo gấm nắm tay nhau cùng múa. Đeo châu giắt ngọc, áo khăn lộng lẫy, hoa lệ vô vàn.Hoàng Tử Hà ngồi sau bức rèm ở nhà thủy tạ cùng nữ quyến, nghe tiếng ca theo gió đưa tới. Đây là vườn hoa phủ tiết độ sứ Tây Xuyên, hôm nay là Trung thu, tiết độ sứ Phạm Ứng Tích bày tiệc tại phủ mời Quỳ vương Lý Thư Bạch. Về phần Hoàng Tử Hà thì được Phạm phu nhân đưa thiếp mời, cùng mấy cô nương họ Hoàng tới thưởng thức điệu Nghê Thường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Châu Văn Văn":Chim Liền CánhKẻ Yểu MệnhNữ Hoạn QuanTrâm Kẻ Yểu MệnhTrâm Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chim Liền Cánh PDF của tác giả Châu Văn Văn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chim (Daphne Du Maurier)
Nhờ óc tưởng-tượng phong-phú, bà thành công dễ dàng với loại truyện ly-kỳ, rùng rợn. Tuy ưa viết truyện quái-dị, bà không phiêu lưu đến lãnh-vực thần-kỳ, hoang-đường mà chỉ căn cứ trên nhận xét và thực-nghiệm. Bút pháp giản-dị nhưng đôi khi hơi cẩu-thả. Truyện “Chim” (“The Birds”) sau đây cũng được Hitchcock đem quay thành một cuốn phim nổi tiếng.***Nữ văn sĩ người Anh Daphné du Maurier (1907 - 1985) sinh ở Luân Đôn trong một gia đình giàu truyền thống về nghệ thuật và văn chương. Bà là con gái một tài-tử trứ danh, Sir Gerald du Maurier, cháu nội một cây bút hí-họa rất được độc-giả tờ Punch mến chuộng, George du Maurier. Thuở nhỏ bà học ở nhà, sau sang Paris học thêm. Năm 1932, bà lấy chồng là trung tá F.A.Browning, người sáng lập và tổ chức các đội quân nhảy dù. Họ có ba người con: Tessa, Flavia và Christia. Cả gia đình sống hạnh phúc ở Menabilly. Sự nghiệp văn học của bà bắt đầu lừ năm 1931 với cuốn tiểu thuyết đầu tay “The Loving Spirit ” (Sợi dây tình). Nhờ trí tưởng tượng phong phú, bà thành công dễ dàng với loại truyện ly kỳ, rùng rợn. Daphne bắt đầu nổi tiếng từ cuốn Jamaica Inn (1936), đến cuốn Rebecca (1938) thì tiếng tăm bà lừng lẫy, truyện được dịch ra trên hai mươi ngoại ngữ và được Hitchcock đem quay thành phim, Sir Laurence Olivier thủ vai chính. Với cuốn My Cousin Rachel bà nỗi tiếng là Jane Eyre của thế-kỷ thứ XX. Những tác phẩm nổi tiếng khác của bà phải kể đến: Jeanesse perđue (Tuổi thanh xuân đã mất), “Le général du roi” (Viên tướng nhà vua - Thiếu nữ tật nguyền thời ly loạn), Ma cousine Rachel (Người em họ Rachel của tôi)... Tìm mua: Chim TiKi Lazada Shopee Năm 1969, bà được Nữ Hoàng Elisabeth II sắc phong vào hàng quý tộc với tước "Dame Commander of the Order of the British Empire" (DBE), được vinh-dự đặt chữ "Dame" trước bút hiệu (ngang với chữ "Sir" dành cho nam phái).***Mồng ba tháng chạp, trời đổi gió nội trong một đêm, mùa đông đã đến. Trước đấy, trời còn giữ tiết thu ngọt ngào, êm dịu. Lá vàng úa đỏ còn vương vấn trên cây và hàng dậu vẫn xanh tốt. Cầy đất lên còn thấy màu mỡ. Là một thương binh, Nat Hocken được trợ cấp, không phải làm việc cả tuần. Anh chỉ đến trại làm có ba ngày một tuần, lại được phó thác những công việc nhẹ nhàng: làm hàng rào, lợp mái ra., sửa chữa lặt vặt nhà cửa.Tuy có gia đình, vợ con đông đủ, nhưng tính anh ưa cô tịch, chỉ thích làm việc một mình. Anh khoan khoái khi được giao cho việc xây đắp bờ lạch hay sửa sang một cái cổng ở mãi tận cuối bán đảo, nơi biển bao bọc quanh trại. Anh cắm cúi làm việc đến trưa thì nghỉ tay ăn chiếc bánh nướng nhân thịt do vợ làm, ngồi trên mép ghềnh đá, vừa ngắm chim bay vừa nhấm nháp. Mùa thu là mùa tuyệt nhất, tuyệt hơn cả mùa xuân. Mùa xuân, chim bay vào lục địa có mục đích, xăm xăm, chúng biết chúng phải tới đâu đúng hạn kỳ, không được chậm trễ. Mùa thu, những con nào không thiên di cũng vẫn bị bản năng thôi thúc và vì không được di chuyển nên tự bầy đặt ra một đường hướng sinh hoạt riêng. Từng đoàn lũ đông đúc chúng bay đến bán đảo thoăn thoắt, bồn chồn, tiêu hao sức lực, lúc thì lượn vòng trên trời, lúc thì là là kiếm mồi trên những mảnh đất mới cầy xới, nhưng ngay cả khi chúng rỉa mồi ta có cảm tưởng chúng ăn không phải vì đói, vì thèm. Rồi trạng thái bồn chồn lại thúc bách chúng phải cất cánh bay vụt lên trời. Trắng và đen, quạ khoang và mòng biển bay chung hỗn độn, kỳ quái, như tìm kiếm một lối giải thoát, không bao giờ vừa ý, không bao giờ đứng im một chỗ. Từng đoàn sáo sậu bay phần phật, như tiếng áo lụa, tới đồng cỏ tươi, cũng bị tiềm năng thúc đẩy sinh hiếu độn, và những loài chim nhỏ hơn, sẻ và chiền chiện, như cũng bị một ma lực bắt phải đậu rải rác trên cây hay trên bờ dậu. Nat ngắm chúng chán lại quay ra nhìn lũ chim biển. Đàn mòng đang đợi nước triều dưới bãi. Chúng kiên nhẫn hơn. Chim bói sò, chim đỏ chân, chim thọc trùn, chim dẽ cùng đứng rình bên bờ nước; khi biển từ từ hút bờ rồi rút xuống bỏ lại rong rêu và cuội đá, những con chim biển đua chạy trên bãi; Rồi sự thôi thúc của bản năng cũng khiến chúng phải cất cánh. Chúng kêu quang quác, chí chóe, réo nhau, lướt trên mặt bể bình thản rồi bay đi xa. vội vã, gia tăng tốc độ, bay đi mất dạng. Nhưng bay đi đâu và để làm gì? Sự thôi thúc liên miên của mùa thu không được thỏa mãn đã khiến chúng không cưỡng được phải họp thành đàn lũ, cùng nhau bay lượn, kêu réo. Chúng cần phát tiết những tiềm năng ứ đọng bằng hành động trước khi mùa đông đến. Ngồi trên mép ghềnh đá nhai bánh, Nat nghĩ hẳn vào thu loài chim đã nhận được một mật hiệu báo trước mùa đông sắp đến. Một số lớn sẽ lìa đời. Và củng giống như loài người sợ chết yểu khiến họ hùng hục cắm đầu làm việc hay hóa thành điên khùng, loài chim cũng thế. Mùa thu năm nay lũ chim xao xác tệ, sự xao xác càng dễ nhận vì ngày như đứng lại. Trong khi máy cầy xuôi ngược rẽ những luống đất trên khu đồi phía tây, hình bóng người nông dân cầm lái và cả cái máy đôi khi bị một đám mây lớn toàn chim bay lượn, kêu chí chóe, nhất thời che khuất. Nat chắc chắn năm nay chúng đông hơn mọi năm. Mùa thu nào chúng cũng bay theo máy cầy nhưng chưa bao giờ đông nghịt và om sòm như năm nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chim PDF của tác giả Daphne Du Maurier nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.