Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn (Cao Xuân Hạo)

LỜI NÓI ĐẦU

Khi nói đến nhiệm vụ “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, khá nhiều người trong chúng ta thường nghĩ trước tiên đến việc thay thế những từ “Hán-Việt” bằng những từ “thuần Việt” (những từ gốc Môn-Khmer hay mượn của tiếng Thái, tiếng Mã Lai thường được mệnh danh như vậy), mà ít khi nghĩ đến việc tìm cách làm sao cho câu văn được đúng mẹo mực, được trong sáng và chững chạc, không què cụt hay ngô nghê như văn một người ngoại quốc. Ở nhà trường, việc giảng dạy tiếng Việt thiên hẳn về lý thuyết, và hầu hết thì giờ dành cho việc tiếp thu những tri thức, ngôn ngữ học không trực tiếp phục vụ cho việc tu luyện cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong văn viết cũng như văn nói. Các sách giáo khoa về tiếng Việt dành phần lớn nội dung cho việc trình bày những khái niệm khó định nghĩa và khó tiếp thu như từ, âm vị, v.v. và những tri thức lý thuyết mà ngay các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp cũng không mấy ai hiểu rõ, và lại đang là vấn đề tranh luận gay gắt trong các giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Sách vở thường cung cấp cho học sinh không phải những tri thức chắc chắn, mà là những giả thiết còn phải chứng minh của một số nhà nghiên cứu cá biệt. Giáo viên mất thì giờ vào việc truyền đạt những “tri thức” ấy nhiều đến nỗi không thể sửa lỗi hành văn cho học sinh được, và dù có muốn dạy cho học sinh biết nói và viết đúng tiếng Việt cũng không biết làm việc đó vào lúc nào và bằng cách gì, căn cứ vào tài liệu nào.

Hậu quả tất nhiên của tình hình này là học sinh (khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trở thành cán bộ) thường rất yếu về hành văn. Ta có thể nghe thấy ở khắp nơi những lời than phiền, chê trách nặng lời về tình trạng yếu kém về hành văn của những bài báo, những cuốn sách, những bài nói được truyền đi từ các đài phát thanh và truyền thanh, truyền hình. Những câu văn “bất thành cú”, những lỗi thô bạo về lô-gích, những từ ngữ dùng sai nghĩa hay không đúng chỗ, đều có thể gặp nhan nhản trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.

Tình hình này nghiêm trọng đến nỗi nhiều giáo viên và cán bộ văn hóa đã nhận định rằng đây là một tệ nạn thực sự có nguy cơ làm cho tiếng Việt không còn là một ngôn ngữ văn hóa có đủ sức phục vụ công cuộc xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa thực sự văn minh nữa.

Sau một quá trình nghiên cứu những lỗi ngữ pháp phổ biến trên tư liệu điều tra do nhiều giới cung cấp (bài vở của học sinh các trường phổ thông, báo chí, công văn, bài nói trên các đài phát thanh và truyền hình, thư từ, v.v.), chúng tôi đã được Ban Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phân công soạn thảo một đề cương phân loại các lỗi ngữ pháp và tìm phương pháp chữa các lỗi đó, dự kiến sẽ lần lượt biên soạn những tập sách mỏng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ở nhà trường cũng như cho các cán bộ công tác trong các lĩnh vực cần đến những tri thức thực tiễn về hành văn. Công việc này không phải ngay một lúc đã có thể làm được một cách đầy đủ như chúng tôi mong muốn. Những tập sách “Sửa lỗi hành văn” soạn theo đề cương nói trên cần được kiểm nghiệm qua thực tiễn sử dụng và cần được bổ sung, chỉnh lý không ngừng. Tìm mua: Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn TiKi Lazada Shopee

Tập sách mỏng đầu tiên mà chúng tôi cho ra mắt các bạn đọc là một thí nghiệm mong được chính những người dùng sách tiến hành, nhằm tìm thấy những chỗ thiếu sót cần được khắc phục dần qua những lần tái bản sau này. Trong tập này, chúng tôi thử xử lý một trong những loại lỗi phổ biến nhất: Lỗi trong khi dùng những câu có trạng ngữ đặt ở đầu.

Sách chia ra làm hai phần: Một phần lý thuyết được trình bày một cách ngắn gọn để người dùng thấy rõ quan điểm của chúng tôi về các lỗi ngữ pháp và nắm vững nguyên nhân cũng như cơ chế của loại lỗi ngữ pháp được bàn đến trong tập này; và sau đó là phần chính, phần thực hành, trình bày từng dạng lỗi một, phân tích cơ chế của lỗi, đề ra cách sửa căn cứ trên việc tận dụng những khả năng dùng nhiều phương tiện khác nhau để diễn đạt cái ý mà người phạm lỗi muốn diễn đạt, và đề ra những bài tập (có đáp án) để giúp người dùng làm chủ được cấu trúc câu mà họ nắm chưa vững.

Chúng tôi hiểu rằng tập sách này còn xa mới đạt đến một chất lượng khả quan. Vì vậy chúng tôi tha thiết mong các bạn đọc quan tâm đến công việc trau dồi ngôn ngữ giúp đỡ chúng tôi bằng cách cung cấp thêm những kiểu lỗi chưa được nêu lên, đề nghị những cách sửa lỗi khác, những câu mẫu tốt hơn, v.v., để cho tập sách này khi in lại sẽ được tốt hơn, và các tập sau, ngay khi ra lần đầu cũng tránh được nhiều sai sót.

NHÓM BIÊN SOẠN

***

Ngữ pháp hiểu theo nghĩa rộng là cách tổ chức bên trong của ngôn ngữ. Là một hệ thống dấu hiệu bằng âm thanh được dùng làm công cụ giao tế, ngôn ngữ phải tổ chức các âm thanh như thế nào để một hệ thống đơn vị có số lượng hữu hạn có thể kết hợp với nhau mà làm thành những tín hiệu (những thông điệp, những phát ngôn) có số lượng vô hạn: Ngôn ngữ phải cho phép con người nói ra bất cứ một ý gì mình muốn nói, kể cả những ý chưa bao giờ có ai nói ra cả. Tính phức tạp và yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi như vậy. Nhưng làm sao một tín hiệu chưa bao giờ gặp, mà người bản ngữ mới nghe lần đầu vẫn hiểu được? Sở dĩ có thể có được điều kỳ diệu đó là vì cái tín hiệu hoàn toàn mới ấy dùng toàn những đơn vị mà người nghe đã biết sẵn, được kết hợp lại theo những quy tắc mà người ấy cũng đã quen thuộc. Ngữ pháp, hiểu theo nghĩa hẹp, chính là tổng số những quy tắc ấy.

Những quy tắc tổ chức các đơn vị thành tín hiệu (thành câu) được người bản ngữ quy nạp ra một cách không tự giác từ những lời nói đã nghe được, và dần dần, vào những năm cuối cùng của tuổi thơ ấu, họ đã có được một hệ thống ngữ pháp hoàn chỉnh về cơ bản trong đầu, cho phép họ diễn đạt được bất cứ ý nghĩ nào dưới một hình thức phù hợp với những tập quán diễn đạt của toàn khối cộng đồng ngôn ngữ của họ. Đây là một thứ tri thức ẩn mặc - không nói ra thành lời được - nhưng là một tri thức tuyệt đối. Về nguyên tắc, người bản ngữ không thể nói sai ngữ pháp được, nếu ta không kể những trường hợp nói nhịu nhầm mà xung quanh và ngay người vừa nói nữa cũng nhận thấy ngay. Những quy tắc được trình bày trong các sách ngữ pháp chính là đúc kết từ những tập quán nói năng của cả khối cộng đồng những người bản ngữ.

Nhưng nếu thế thì tại sao lại có trường hợp được coi là một lỗi ngữ pháp của người bản ngữ? Ở đây cần phân biệt rõ hai trường hợp rất khác nhau.

Ngôn ngữ vốn chuyển biến không ngừng. Không những từ ngữ, cách phát âm, mà ngay cả ngữ pháp cũng chuyển biến theo thời gian, tuy chậm hơn nhiều. Và trong những nguyên nhân quy định những sự chuyển biến của ngôn ngữ có cả những “lỗi” của thế hệ sau trong khi hấp thu ngôn ngữ. Những sự đổi khác đó ban đầu có thể bị thế hệ trước trấn áp quyết liệt. Nhưng nếu nó phù hợp với xu thế phát triển của ngôn ngữ (chẳng hạn như khi nói tạo nên một sự tiết kiệm quy tắc hay làm mất một sự thiếu cân bằng), dần dần nó sẽ thắng và sẽ dành được địa vị chuẩn, nghĩa là sẽ được mọi người coi như “đúng ngữ pháp” hơn cách nói trước kia, nay đã trở thành “cổ”.

Trong những trường hợp như thế, nhà ngôn ngữ học không bảo thủ sẽ có thái độ rộng rãi đối với hình thái mới và sẵn sàng chấp nhận nó sau khi đã nghiên cứu nó kỹ về phương diện hiệu quả giao tế cũng như về phương diện thống kê.

Mặt khác, trong quá trình chuyển biến, phát triển, một ngôn ngữ có thể tiếp thu những từ ngữ, những kiểu nói, những cách đặt ngôn ngữ khác, nhằm làm cho mình dồi dào phương tiện hơn. Thường thường, những sự tiếp thu này, trong thời gian đầu chỉ liên quan đến những khu vực “văn hóa” của ngôn ngữ, nghĩa là chỉ thấy có trong văn khoa học, tôn giáo, triết học, v.v., cho nên quần chúng trung bình còn bỡ ngỡ khi nghe hay dùng những cách viết hay nói như vậy. Và vì không mấy khi sử dụng được cái cảm thức vốn có của mình để xử lý những cách nói như vậy, người bản ngữ trung bình (nhất là khi còn ít tuổi hay chưa có trình độ văn hóa cao) không quy nạp được những quy tắc chi phối cách cấu tạo của những câu ít quen thuộc đó, cho nên khi tự mình đặt câu theo kiểu mới tiếp thu được, họ có thể sai. Những kiểu câu không phải du nhập từ tiếng nước ngoài, những thể loại văn nhất định hay ngay cả những kiểu câu chỉ dùng trong văn viết chứ không dùng trong khi nói chuyện bình thường cũng có thể bị dùng sai như vậy nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập đầy đủ.

Thường thường trong khi nói năng, người bản ngữ có thể tránh hẳn những kiểu câu mình chưa nắm vững (dĩ nhiên nếu người đó không có thói ăn nói cầu kỳ); nhưng trong khi viết hay trong khi phát biểu ở những môi trường nhất định, họ có thể vì yêu cầu của hoàn cảnh mà buộc lòng phải dùng đến những kiểu câu chưa nắm vững đó.

Đối với loại lỗi này, người làm công tác giảng dạy hay biên tập cần có thái độ nghiêm khắc hơn. Ỏ đây có thể tin chắc rằng chuyện dùng sai không hề do “xu hướng chuyển biến tự nhiên” của ngôn ngữ mà ra, tuy có thể chịu sự chi phối của những quy luật nào đó của bản ngữ làm cho người dùng dễ bị nhầm lẫn. Nói chung, những lỗi này thường làm cho câu văn không tuân theo những quy tắc vốn có của bản ngữ (chứ không riêng gì của thứ tiếng làm cội nguồn cho sự tiếp thu). Nếu người nghiên cứu đã xác định được như vậy, thì người giáo viên hay biên tập viên cần kiên quyết sửa lại cho đúng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn PDF của tác giả Cao Xuân Hạo nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sống 365 Ngày Một Năm (Nguyễn Hiến Lê)
TỰA Mười năm trước khi dịch những tác phẩm của Dale Carnegie tôi đã có ý nghĩ rằng chúng ta hiểu biết nhiều hơn cổ nhân nhưng khôn thì chúng ta chưa chắc đã khôn hơn. Hai tác phẩm danh tiếng nhất của ông, tức cuốn “How to win fronds and influence people" và “How to stop worrying and start living", được hàng triệu độc giả hoan nghinh, thực ra có chứa những tư tưởng nào mới mẻ đâu. Toàn là những lời khuyên của các bậc hiền triết từ hai, ba ngàn năm trước như: Kỷ sở bát dục; vật thi ư nhân. Đắc nhất nhật, quá nhất nhật, Quá tắc quy cung... Gần đây đọc những sách phổ thông về một môn mới nhất trong y học, môn tâm thân y khoa (médecine psychosomatique), tôi lại thấy chẳng những trong phép xử thế, tu thân mà ngay cả trong cái thuật sống vui vẻ và khỏe mạnh ta cũng cần phải ôn lại những lời của cổ nhân nữa. Tôi không chối cãi rằng trong một thế kì nay, khoa học đã giúp chúng ta biết thêm nhiều cách vệ sinh, diệt trùng, cách đề phòng những bệnh truyền nhiểm..., nhờ vậy mà số tử giảm đi trông thấy mà đời sống trung bình của chúng ta tăng lên được vài chục năm; nhưng cũng từ khoảng một thế kỳ nay chúng ta mắc thêm nhiều bệnh không thấy được hoặc ít thấy ở thời cổ, như bệnh huyết áp cao, bệnh lở bao tử, bệnh trĩ, bệnh thần kinh suy nhược..., mà nguyên do chỉ tại chúng ta tuy chú trọng đến phép vệ sinh mà không theo phép dưỡng sinh của tổ tiên. Mới cách đây ba chục năm, các nhà y học và các nhà tâm lý học phương Tây tìm ra được điều này là từ 50% đến 75% bệnh của chúng ta do xúc động chứ không phải do vi trùng gây nên, và muốn tránh bệnh đó (mà người Pháp gọi là maladies d’origine émotive: bệnh do xúc động), thì phải thay đổi cách sống, thay đổi tinh thần con người: Biết tự chủ để làm chủ hoàn cảnh, biết dễ dãi, giản dị, yêu công việc và yêu người chung quanh... Mà biết sống như vậy tức là biết phép dưỡng sinh của người xưa. Tìm mua: Sống 365 Ngày Một Năm TiKi Lazada Shopee Tôi không được rõ phép dưỡng sinh của người phương Tây thời cổ nhưng tôi biết rằng ở phương Đông, hơn hai ngàn năm trước, Trang Tử đã viết hai thiên nhan đề là Đạt sinh và Dưỡng sinh chủ, đại ý là khuyên ta hai điều dưới đây mà các bác sĩ và tâm lí gia hiện nay đã thí nghiệm và nhận là đúng: 1. Đừng tách rời vật chất với tinh thần, cả hai chỉ là một: 2. Phải sống thuận theo thiên nhiên. Mà chẳng riêng gì Lão Trang, ngay môn đệ của Khổng giáo cũng có một lối sống khoáng đạt, vui vẻ: về vật chất thì giản dị, quả dục, không để cho vật làm lụy ta; về tinh thần thì khoan hòa, không oán trời, không trách ngươi, làm hết sức mình, rồi mặc cho việc xảy ra sao thì xảy. Cổ nhân sáng suất thật! Nhưng như vậy không phải là những sách ngày nay đều vô dụng. Nó vẫn có ích, ta vẫn nên đọc nó vì hai lẽ: — Nhiều chân lí cổ nhân do trực giác hay kinh nghiệm tìm ra được thì ngày nay những nhà bác học nhờ thí nghiệm mà chứng minh lại được, thành thử đọc sách của những nhà này, ta hiểu rõ hơn, tin chắc hơn. Mà có hiểu rõ, có tin chắc thì mới dễ thực hành. Trí mà càng tinh thì hành càng dị. Chẳng hạn cổ nhân biết rằng có vui vẻ mới khỏe mạnh, nhưng sự lo lắng ảnh hưởng xấu tới cơ thể ra sao thì cổ nhân không biết, hoặc chỉ biết một cách lờ mờ, còn ngày nay nhờ các nhà bác học mà chúng ta biết rằng những xúc động khó chịu ảnh hưởng tới từng quả tuyến, tới hệ thống giao cảm cách nào rồi gây nên những bệnh nào. — Huống hồ các nhà bác học vẫn phát minh được những điều mớn. Thuyết mặc cảm của Freud, phương pháp trị bệnh do xúc động mà bác sĩ John A. Schindler đề nghị mươi năm nay chẳng hạn đều là những tấn bộ mà ta cần biết để hiểu mình, hiểu người rồi dễ gây hạnh phúc cho mình và cho người. Từ trên mười năm nay tôi bị vài chứng bệnh khó trị, mãi gần đây tình cờ đọc ít cuốn sách về Tâm thần y khoa của Mỹ mới biết rằng những bệnh đó do xúc động gây ra, và tôi đã áp dụng được một phần những lời khuyên của tác giả những sách đó, nhất là của bác sĩ John A. Schindler, nhờ vậy mà bệnh giảm được ít nhiều, thứ nhất là tôi đã bỏ được cái tâm trạng lo lăng về bệnh mà sống vui hơn, mạnh hơn. Thấy vậy tôi chép lại trong tập này những điều tôi đã hiểu được để giúp độc giả đề phòng những bệnh do xúc động khi bệnh chưa phát, và thay đổi cách sống mà cải thiện sức khỏe khi bệnh đã phát rồi. Sách tuy mỏng mà vạch cho bạn được một phép dưỡng sinh, cả một nhân sinh quan nữa đây Nhưng nó có ích lợi hay không thì còn tùy bạn có chịu áp dụng nó hay không. Để viết cuốn này chúng tôi đã dùng tài liệu nhiều nhất trong cuốn How to live 365 days a year của John A. Schindler (Prentice - Hall Inc, New York) nên cũng xin mượn nhan đề cuốn đó để đặt tên. Sài gòn ngày 1.2.1962Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống 365 Ngày Một Năm PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống 365 Ngày Một Năm (Nguyễn Hiến Lê)
TỰA Mười năm trước khi dịch những tác phẩm của Dale Carnegie tôi đã có ý nghĩ rằng chúng ta hiểu biết nhiều hơn cổ nhân nhưng khôn thì chúng ta chưa chắc đã khôn hơn. Hai tác phẩm danh tiếng nhất của ông, tức cuốn “How to win fronds and influence people" và “How to stop worrying and start living", được hàng triệu độc giả hoan nghinh, thực ra có chứa những tư tưởng nào mới mẻ đâu. Toàn là những lời khuyên của các bậc hiền triết từ hai, ba ngàn năm trước như: Kỷ sở bát dục; vật thi ư nhân. Đắc nhất nhật, quá nhất nhật, Quá tắc quy cung... Gần đây đọc những sách phổ thông về một môn mới nhất trong y học, môn tâm thân y khoa (médecine psychosomatique), tôi lại thấy chẳng những trong phép xử thế, tu thân mà ngay cả trong cái thuật sống vui vẻ và khỏe mạnh ta cũng cần phải ôn lại những lời của cổ nhân nữa. Tôi không chối cãi rằng trong một thế kì nay, khoa học đã giúp chúng ta biết thêm nhiều cách vệ sinh, diệt trùng, cách đề phòng những bệnh truyền nhiểm..., nhờ vậy mà số tử giảm đi trông thấy mà đời sống trung bình của chúng ta tăng lên được vài chục năm; nhưng cũng từ khoảng một thế kỳ nay chúng ta mắc thêm nhiều bệnh không thấy được hoặc ít thấy ở thời cổ, như bệnh huyết áp cao, bệnh lở bao tử, bệnh trĩ, bệnh thần kinh suy nhược..., mà nguyên do chỉ tại chúng ta tuy chú trọng đến phép vệ sinh mà không theo phép dưỡng sinh của tổ tiên. Mới cách đây ba chục năm, các nhà y học và các nhà tâm lý học phương Tây tìm ra được điều này là từ 50% đến 75% bệnh của chúng ta do xúc động chứ không phải do vi trùng gây nên, và muốn tránh bệnh đó (mà người Pháp gọi là maladies d’origine émotive: bệnh do xúc động), thì phải thay đổi cách sống, thay đổi tinh thần con người: Biết tự chủ để làm chủ hoàn cảnh, biết dễ dãi, giản dị, yêu công việc và yêu người chung quanh... Mà biết sống như vậy tức là biết phép dưỡng sinh của người xưa. Tìm mua: Sống 365 Ngày Một Năm TiKi Lazada Shopee Tôi không được rõ phép dưỡng sinh của người phương Tây thời cổ nhưng tôi biết rằng ở phương Đông, hơn hai ngàn năm trước, Trang Tử đã viết hai thiên nhan đề là Đạt sinh và Dưỡng sinh chủ, đại ý là khuyên ta hai điều dưới đây mà các bác sĩ và tâm lí gia hiện nay đã thí nghiệm và nhận là đúng: 1. Đừng tách rời vật chất với tinh thần, cả hai chỉ là một: 2. Phải sống thuận theo thiên nhiên. Mà chẳng riêng gì Lão Trang, ngay môn đệ của Khổng giáo cũng có một lối sống khoáng đạt, vui vẻ: về vật chất thì giản dị, quả dục, không để cho vật làm lụy ta; về tinh thần thì khoan hòa, không oán trời, không trách ngươi, làm hết sức mình, rồi mặc cho việc xảy ra sao thì xảy. Cổ nhân sáng suất thật! Nhưng như vậy không phải là những sách ngày nay đều vô dụng. Nó vẫn có ích, ta vẫn nên đọc nó vì hai lẽ: — Nhiều chân lí cổ nhân do trực giác hay kinh nghiệm tìm ra được thì ngày nay những nhà bác học nhờ thí nghiệm mà chứng minh lại được, thành thử đọc sách của những nhà này, ta hiểu rõ hơn, tin chắc hơn. Mà có hiểu rõ, có tin chắc thì mới dễ thực hành. Trí mà càng tinh thì hành càng dị. Chẳng hạn cổ nhân biết rằng có vui vẻ mới khỏe mạnh, nhưng sự lo lắng ảnh hưởng xấu tới cơ thể ra sao thì cổ nhân không biết, hoặc chỉ biết một cách lờ mờ, còn ngày nay nhờ các nhà bác học mà chúng ta biết rằng những xúc động khó chịu ảnh hưởng tới từng quả tuyến, tới hệ thống giao cảm cách nào rồi gây nên những bệnh nào. — Huống hồ các nhà bác học vẫn phát minh được những điều mớn. Thuyết mặc cảm của Freud, phương pháp trị bệnh do xúc động mà bác sĩ John A. Schindler đề nghị mươi năm nay chẳng hạn đều là những tấn bộ mà ta cần biết để hiểu mình, hiểu người rồi dễ gây hạnh phúc cho mình và cho người. Từ trên mười năm nay tôi bị vài chứng bệnh khó trị, mãi gần đây tình cờ đọc ít cuốn sách về Tâm thần y khoa của Mỹ mới biết rằng những bệnh đó do xúc động gây ra, và tôi đã áp dụng được một phần những lời khuyên của tác giả những sách đó, nhất là của bác sĩ John A. Schindler, nhờ vậy mà bệnh giảm được ít nhiều, thứ nhất là tôi đã bỏ được cái tâm trạng lo lăng về bệnh mà sống vui hơn, mạnh hơn. Thấy vậy tôi chép lại trong tập này những điều tôi đã hiểu được để giúp độc giả đề phòng những bệnh do xúc động khi bệnh chưa phát, và thay đổi cách sống mà cải thiện sức khỏe khi bệnh đã phát rồi. Sách tuy mỏng mà vạch cho bạn được một phép dưỡng sinh, cả một nhân sinh quan nữa đây Nhưng nó có ích lợi hay không thì còn tùy bạn có chịu áp dụng nó hay không. Để viết cuốn này chúng tôi đã dùng tài liệu nhiều nhất trong cuốn How to live 365 days a year của John A. Schindler (Prentice - Hall Inc, New York) nên cũng xin mượn nhan đề cuốn đó để đặt tên. Sài gòn ngày 1.2.1962Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống 365 Ngày Một Năm PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã (Hae Min)
Mở Đầu ý do tôi bắt đầu sử dụng trang cá nhân Twitter là bởi, khi sống ở Mỹ, phải dùng tiếng Anh, tôi bỗng dưng thấy nhớ tiếng mẹ đẻ. Sau khi kết thúc bài giảng, còn lại một mình trong phòng nghiên cứu trống trải, có khi tôi thèm nói tiếng mẹ đẻ vô cùng, như kẻ bị mắc bệnh nhớ nhà. Mỗi lúc như thế, tôi lại viết những suy nghĩ về cuộc sống thường ngày của mình lên Twitter, và nhờ có những cuộc trò chuyện với những người cùng nói tiếng mẹ đẻ, tôi đã cảm thấy mình được an ủi rất nhiều. Trong khi tôi nghĩ rằng mình đang được an ủi, thì thật không ngờ, mọi người bắt đầu để lại bình luận ở các bài viết của tôi, rằng họ cũng nhận được sự động viên từ chính những bài viết ấy. Họ nói rằng trái tim bị tổn thương của họ như được chữa lành, rằng họ dần hiểu được nỗi lòng của những người mà tưởng như không thể nào tha thứ, rằng họ quyết tâm sẽ yêu chính bản thân mình hơn, rằng họ như được tiếp thêm sức mạnh trên đường về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi... Đến khi ấy tôi mới nhận ra một câu nói của mình cũng có thể trở thành dũng khí và sự động viên cho người khác. Kể từ đó tôi quyết định đăng những bài viết ấm áp có thể vỗ về trái tim của chúng ta. Tôi muốn góp chút sức nhỏ để giúp những ai đọc bài viết của tôi sẽ nhận ra được sự quan trọng của bản thân mình, yêu bản thân mình hơn và có thể bước ra thế giới, yêu thương đùm bọc cả những người khác nữa. Và cuối cùng tôi đã nhận ra. Nhận ra sau khi trò chuyện với nhiều người, có được những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa. Rằng có rất nhiều bạn trẻ đang khổ sở với nỗi lo tiền học phí, nỗi lo thất nghiệp, nỗi lo kiếm việc làm ổn định trong xã hội bị phân cực hóa. Rằng có rất nhiều người đang đau khổ, cô đơn trong các mối quan hệ giữa người với người, thể hiện rõ nhất qua tỉ lệ ly hôn và tự sát cao. Rằng có nhiều người vì quá để ý đến suy nghĩ của người khác mà luôn chìm đắm trong ý nghĩ mình bị bỏ lại, mình thiếu sót và thua kém người khác. Rằng đại đa số mọi người luôn ở trong tâm trạng căng thẳng và lo lắng. Rằng đang có rất nhiều người đau đớn như thế. Có thể vì tôi học hành chưa đủ nhiều, cũng như chưa hiểu hết được bổn phận của người tu hành, nên phải đến lúc ấy tôi mới nhận ra những điều này. Nhưng tôi không thể nào không bắt chuyện với những người đang đau khổ ấy. Tôi bắt đầu trò chuyện với họ thông qua Phật giáo, qua cả những phương tiện trực tuyến như Twitter, Facebook, Blog... Tôi bảo họ cùng dừng lại một chút. Tôi bảo họ tạm gác qua những hối tiếc về quá khứ cùng những tưởng tượng về tương lai đầy bất an sang một bên, dành chút thời gian để có thể thảnh thơi hít thở trong hiện tại. Và tôi bảo họ rằng nếu cứ liên tục bước đi thật nhanh như thế, thì sẽ có lúc họ để vuột mất những thứ thực sự quan trọng với mình. Tôi bảo họ cùng tôi, tạm dừng chân một chút trong hiện tại để ngắm nhìn rõ hơn chính bản thân mình. Tìm mua: Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã TiKi Lazada Shopee Trí tuệ của cuộc sống không nhất thiết phải là thứ mà ta đạt được nhờ cố làm gì đó thật nhiều, mà đôi khi nó lại xuất hiện trong những lúc ta dừng lại và lòng ta thanh tịnh. Tôi muốn truyền đạt chân lý đơn giản này đến thật nhiều người. À không, dù chỉ nói thêm với một người nữa thôi cũng được. Nếu biết được điều này, thì ta có thể nhìn rõ hơn chính bản thân mình cũng như hoàn cảnh hiện tại của mình. Và tự nhiên, ta sẽ biết được mình phải đi về hướng nào, và đi như thế nào. Khi đó, ta cũng sẽ cảm nhận được sự bình yên. Quyển sách này là những ghi chép của tôi về khao khát ấy. Khao khát “dù chỉ thêm một người nữa...” Khao khát này khiến tôi nói được rất nhiều điều. Tôi chỉ mong sao những vị sư đang làm cho thế giới này tươi sáng hơn bằng cách tu hành trong tĩnh lặng sẽ không nghĩ rằng những lời của tôi là vô nghĩa. Và tôi muốn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến những ai đã nói rằng họ nhận được sự động viên, an ủi từ những bài viết của tôi. Họ là những người thầy của tôi. Nhờ có họ mà tôi biết đến nỗi đau của người khác, những người làm hai công việc cùng một lúc chỉ kịp ngủ bốn tiếng một ngày, những học sinh u buồn đến mức muốn tự chấm dứt cuộc đời, những thanh niên tuyệt vọng vì mãi trượt tuyển dụng... Tôi muốn dành tặng quyển sách này cho những người thầy ấy. Với những ai đang kiệt sức vì cuộc sống bộn bề, những ai muốn sống bớt lo âu phiền não mà chưa được toại nguyện, những ai đang khổ sở vì khó chịu và ghét bỏ người nào đó, những ai đang mong mỏi một cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, tôi hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành một phần sức mạnh, dù là nhỏ bé, cho họ. Tôi thật lòng cầu mong hạnh phúc sẽ đến với mọi người. Hae MinĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã PDF của tác giả Hae Min nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã (Hae Min)
Mở Đầu ý do tôi bắt đầu sử dụng trang cá nhân Twitter là bởi, khi sống ở Mỹ, phải dùng tiếng Anh, tôi bỗng dưng thấy nhớ tiếng mẹ đẻ. Sau khi kết thúc bài giảng, còn lại một mình trong phòng nghiên cứu trống trải, có khi tôi thèm nói tiếng mẹ đẻ vô cùng, như kẻ bị mắc bệnh nhớ nhà. Mỗi lúc như thế, tôi lại viết những suy nghĩ về cuộc sống thường ngày của mình lên Twitter, và nhờ có những cuộc trò chuyện với những người cùng nói tiếng mẹ đẻ, tôi đã cảm thấy mình được an ủi rất nhiều. Trong khi tôi nghĩ rằng mình đang được an ủi, thì thật không ngờ, mọi người bắt đầu để lại bình luận ở các bài viết của tôi, rằng họ cũng nhận được sự động viên từ chính những bài viết ấy. Họ nói rằng trái tim bị tổn thương của họ như được chữa lành, rằng họ dần hiểu được nỗi lòng của những người mà tưởng như không thể nào tha thứ, rằng họ quyết tâm sẽ yêu chính bản thân mình hơn, rằng họ như được tiếp thêm sức mạnh trên đường về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi... Đến khi ấy tôi mới nhận ra một câu nói của mình cũng có thể trở thành dũng khí và sự động viên cho người khác. Kể từ đó tôi quyết định đăng những bài viết ấm áp có thể vỗ về trái tim của chúng ta. Tôi muốn góp chút sức nhỏ để giúp những ai đọc bài viết của tôi sẽ nhận ra được sự quan trọng của bản thân mình, yêu bản thân mình hơn và có thể bước ra thế giới, yêu thương đùm bọc cả những người khác nữa. Và cuối cùng tôi đã nhận ra. Nhận ra sau khi trò chuyện với nhiều người, có được những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa. Rằng có rất nhiều bạn trẻ đang khổ sở với nỗi lo tiền học phí, nỗi lo thất nghiệp, nỗi lo kiếm việc làm ổn định trong xã hội bị phân cực hóa. Rằng có rất nhiều người đang đau khổ, cô đơn trong các mối quan hệ giữa người với người, thể hiện rõ nhất qua tỉ lệ ly hôn và tự sát cao. Rằng có nhiều người vì quá để ý đến suy nghĩ của người khác mà luôn chìm đắm trong ý nghĩ mình bị bỏ lại, mình thiếu sót và thua kém người khác. Rằng đại đa số mọi người luôn ở trong tâm trạng căng thẳng và lo lắng. Rằng đang có rất nhiều người đau đớn như thế. Có thể vì tôi học hành chưa đủ nhiều, cũng như chưa hiểu hết được bổn phận của người tu hành, nên phải đến lúc ấy tôi mới nhận ra những điều này. Nhưng tôi không thể nào không bắt chuyện với những người đang đau khổ ấy. Tôi bắt đầu trò chuyện với họ thông qua Phật giáo, qua cả những phương tiện trực tuyến như Twitter, Facebook, Blog... Tôi bảo họ cùng dừng lại một chút. Tôi bảo họ tạm gác qua những hối tiếc về quá khứ cùng những tưởng tượng về tương lai đầy bất an sang một bên, dành chút thời gian để có thể thảnh thơi hít thở trong hiện tại. Và tôi bảo họ rằng nếu cứ liên tục bước đi thật nhanh như thế, thì sẽ có lúc họ để vuột mất những thứ thực sự quan trọng với mình. Tôi bảo họ cùng tôi, tạm dừng chân một chút trong hiện tại để ngắm nhìn rõ hơn chính bản thân mình. Tìm mua: Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã TiKi Lazada Shopee Trí tuệ của cuộc sống không nhất thiết phải là thứ mà ta đạt được nhờ cố làm gì đó thật nhiều, mà đôi khi nó lại xuất hiện trong những lúc ta dừng lại và lòng ta thanh tịnh. Tôi muốn truyền đạt chân lý đơn giản này đến thật nhiều người. À không, dù chỉ nói thêm với một người nữa thôi cũng được. Nếu biết được điều này, thì ta có thể nhìn rõ hơn chính bản thân mình cũng như hoàn cảnh hiện tại của mình. Và tự nhiên, ta sẽ biết được mình phải đi về hướng nào, và đi như thế nào. Khi đó, ta cũng sẽ cảm nhận được sự bình yên. Quyển sách này là những ghi chép của tôi về khao khát ấy. Khao khát “dù chỉ thêm một người nữa...” Khao khát này khiến tôi nói được rất nhiều điều. Tôi chỉ mong sao những vị sư đang làm cho thế giới này tươi sáng hơn bằng cách tu hành trong tĩnh lặng sẽ không nghĩ rằng những lời của tôi là vô nghĩa. Và tôi muốn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến những ai đã nói rằng họ nhận được sự động viên, an ủi từ những bài viết của tôi. Họ là những người thầy của tôi. Nhờ có họ mà tôi biết đến nỗi đau của người khác, những người làm hai công việc cùng một lúc chỉ kịp ngủ bốn tiếng một ngày, những học sinh u buồn đến mức muốn tự chấm dứt cuộc đời, những thanh niên tuyệt vọng vì mãi trượt tuyển dụng... Tôi muốn dành tặng quyển sách này cho những người thầy ấy. Với những ai đang kiệt sức vì cuộc sống bộn bề, những ai muốn sống bớt lo âu phiền não mà chưa được toại nguyện, những ai đang khổ sở vì khó chịu và ghét bỏ người nào đó, những ai đang mong mỏi một cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, tôi hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành một phần sức mạnh, dù là nhỏ bé, cho họ. Tôi thật lòng cầu mong hạnh phúc sẽ đến với mọi người. Hae MinĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã PDF của tác giả Hae Min nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.