Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng Giải (Tuyên Hóa)

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia, vì nghĩ rằng trước sau gì cũng phải học, học trước thì thôi sau, nên thuộc lòng trước khi xuất gia.

Chú Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhất, nhưng tụng thì nghe hay nhất. Trước kia không hiểu nghĩa Chú Lăng Nghiêm, chỉ học và tụng thôi. Vì đa số hầu hết các Chùa đều tụng khoá lễ sáng không thể nào thiếu Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và thập Chú, rồi Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng… Bây giờ nhờ sự giảng giải của cố Hoà Thượng Tuyên Hoá, mới hiểu được tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm. Đây cũng là nhân duyên lớn, tôi được gặp Hoà Thượng tại nước Pháp, nhân chuyến Ngài sang hoằng pháp ở Âu châu vào năm 1990 và tôi có xin Ngài sang Vạn Phật Thành tu học, tu học được khoảng 5 năm thì Ngài viên tịch (1995), tôi trở về lại Pháp và có xin đem những Kinh giảng giải của Ngài bằng Hán văn, mang về Pháp để dịch ra tiếng Việt, truyền bá cho người Việt mình. Không màng tài hèn đức mọn, xin dịch ra để cống hiến cho tất cả mọi người đọc, nếu có gì sơ sót, mong các bậc cao Tăng chỉ dạy thêm.

Thiết nghĩ, gặp được Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Vì như lời cố Hoà Thượng Tuyên Hoá nói, thì sẽ không có người thứ hai giảng giải Chú Lăng Nghiêm. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm.

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.

Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Nhưng rất tiếc là bản Hán văn chỉ thấy đệ Nhất và đệ Nhị thôi, cò ba đệ cuối thì không thấy, nên không thể dịch ra tiếng Việt. Nhưng trong hai đệ nầy, cố Hoà Thượng Tuyên Hoá cũng đã nói rõ tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh. Tìm mua: Chú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng Giải TiKi Lazada Shopee

Điều quan trọng là hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều không thể nghĩ bàn được. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.

Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Nói chung người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm. Như chúng ta đều biết, Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Thủ Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì làm sao mà thành tựu đạo Nghiệp! Như thế mới biết, trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả.

Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh.

Nam Mô Thủ Lăng Nghiêm hội thượng Phật Bồ Tát

Dịch giả

Tỳ Kheo Thích Minh Định - Hằng LýDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng Giải PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đối Thoại Giữa Đức Phật Và Gã Chăn Cừu (Trịnh Nguyên Phước)
Mục lục THIỀN VÀ MỘT VÀI CÂU CHUYỆN Đối thoại trong im lặng Tắt đèn Những tiếng meo Tìm mua: Đối Thoại Giữa Đức Phật Và Gã Chăn Cừu TiKi Lazada Shopee Người cha già Ba câu chuyện, một bài ca Thơ Thiền Vô Môn Quan TẢN MẠN VỀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu Phiếm luận về thời gian Siêu việt thiện-ác Tâm là gì? TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC Đạo Phật và khoa học Đạo Phật trước những vấn đề sinh đạo đức (bioéthique) Đạo Phật trước vấn đề trợ tử (euthanasie) GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT Phật tại tâm: Chìa khóa mở vào cửa Phật Trí tuệ trong đạo Phật Đức tin trong đạo Phật Nghiệp là gì? Hiểu đạo Phật một cách giản dị bằng Kinh Pháp Cú (Dhammapada)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đối Thoại Giữa Đức Phật Và Gã Chăn Cừu PDF của tác giả Trịnh Nguyên Phước nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cốt Tủy Của Đạo Phật (Daisetz Teitaro Suzuki)
Vâng Thánh Chỉ của Thiên Hoàng, tác giả có thuyết trình hai bài giảng Cốt tủy của đạo Phật tại Hoàng Cung trong hai ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1946. Bài giảng liền sau đó được dịch ra tiếng Anh; và ông Christmas Humphreys, Hội Trưởng Hội Phật Học Luân Đôn đem bản thảo về Luân Đôn, và cho ấn hành đầu năm nay Tuy nhiên, tác giả vẫn không vừa ý lắm với bản dịch đầu, nên sang xuân nầy đem ra duyệt lại. Trong khi làm công việc ấy, một ý nghĩ đến với tác giả: tại sao không mở rộng nội dung ra để bạn đọc Tây phương có thể hiểu được nhiều hơn? Nghĩ sao tác giả làm vậy. Phần chánh yếu trình bày trong hai bài giảng đầu được giữ nguyên ở đây, nhưng có vài văn liệu mới được thêm vào, nhất là bản dịch một bài luận giải ngắn về giáo lý Hoa Nghiêm nhan đề Con Sư Tử Vàng; ngoài ra, phần luận về giáo lý sai biệt và vô sai biệt hoặc trí phân biệt và vô phân biệt cũng cần được trình bày lại tường tận hơn lần đầu. Đó là một trong những điểm chủ yếu của pháp Phật nhưng hơi khó hiểu cho bạn đọc Tây phương chưa quen lối tư tưởng Đại Thừa như người Đông phương chúng tôi. Tác giả trân trọng ghi ơn sâu xa hai ông Lewis Bush và giáo sư R.H. Blyth đã ưu ái soát kĩ lại bản thảo. Tác giả cũng xin đặc biệt cảm tạ giáo sư Blyth đã giúp cho những lời phê bình và khuyên nhủ hữu ích. Tìm mua: Cốt Tủy Của Đạo Phật TiKi Lazada Shopee Daiseiz Teitaro Suzuki (Linh-Mộc-Đế Thái-Lan) Kamakura, Nhật Bản Tháng 4, 1947Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cốt Tủy Của Đạo Phật PDF của tác giả Daisetz Teitaro Suzuki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cốt Tủy Của Đạo Phật (Daisetz Teitaro Suzuki)
Vâng Thánh Chỉ của Thiên Hoàng, tác giả có thuyết trình hai bài giảng Cốt tủy của đạo Phật tại Hoàng Cung trong hai ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1946. Bài giảng liền sau đó được dịch ra tiếng Anh; và ông Christmas Humphreys, Hội Trưởng Hội Phật Học Luân Đôn đem bản thảo về Luân Đôn, và cho ấn hành đầu năm nay Tuy nhiên, tác giả vẫn không vừa ý lắm với bản dịch đầu, nên sang xuân nầy đem ra duyệt lại. Trong khi làm công việc ấy, một ý nghĩ đến với tác giả: tại sao không mở rộng nội dung ra để bạn đọc Tây phương có thể hiểu được nhiều hơn? Nghĩ sao tác giả làm vậy. Phần chánh yếu trình bày trong hai bài giảng đầu được giữ nguyên ở đây, nhưng có vài văn liệu mới được thêm vào, nhất là bản dịch một bài luận giải ngắn về giáo lý Hoa Nghiêm nhan đề Con Sư Tử Vàng; ngoài ra, phần luận về giáo lý sai biệt và vô sai biệt hoặc trí phân biệt và vô phân biệt cũng cần được trình bày lại tường tận hơn lần đầu. Đó là một trong những điểm chủ yếu của pháp Phật nhưng hơi khó hiểu cho bạn đọc Tây phương chưa quen lối tư tưởng Đại Thừa như người Đông phương chúng tôi. Tác giả trân trọng ghi ơn sâu xa hai ông Lewis Bush và giáo sư R.H. Blyth đã ưu ái soát kĩ lại bản thảo. Tác giả cũng xin đặc biệt cảm tạ giáo sư Blyth đã giúp cho những lời phê bình và khuyên nhủ hữu ích. Tìm mua: Cốt Tủy Của Đạo Phật TiKi Lazada Shopee Daiseiz Teitaro Suzuki (Linh-Mộc-Đế Thái-Lan) Kamakura, Nhật Bản Tháng 4, 1947Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cốt Tủy Của Đạo Phật PDF của tác giả Daisetz Teitaro Suzuki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyện Kể Đêm Giáng Sinh (Phương Đình Toại)
Mục lục Đôi Nét Về Tác Giả Lời Ngỏ Dẫn Nhập Phút Suy Tư cầu Nguyện Với Những Hình Ảnh Và Biểu Tượng Của Tìm mua: Truyện Kể Đêm Giáng Sinh TiKi Lazada Shopee Mùa Giáng Sinh Vương Miện Bằng Lá Đèn và Nến Cây Thông Giáng Sinh Hang Đá - Máng Cỏ Thiên Thần Ngôi Sao Bài Hát Hay Nhất Trong Đêm Giáng Sinh Ông Lão Có Nhiều Quà Giáng Sinh Ước Mơ Của Ba Cây Thông Con Cừu Màu Đen Ước Muốn Của Chú Lừa Chú Bò Và Chú Lừa Đuổi Ruồi Cho Chúa! Sự Tích Dây Kim Tuyến Trên Cây Thông Giáng Sinh Ổ Bánh Mì Đặc Biệt Người Chăn Chiên xấu Tính Ba Nhà Đạo Sĩ Đến Viếng Chúa Vị Đạo Sĩ Thứ Tư LỜI KẾT TRÍCH DẪNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Kể Đêm Giáng Sinh PDF của tác giả Phương Đình Toại nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.