Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hiến Pháp Mỹ (Nguyễn Cảnh Bình)

Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của Hiến pháp Mỹ, như một lời lý giải cho rất nhiều người có cùng mối băn khoăn.Vậy Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào? Nó được làm ra trong những cuộc tranh luận nảy lửa tưởng như không có lối thoát và những mối bất đồng sâu sắc, bởi những bộ óc vĩ đại có một không hai trong lịch sử, và bằng một tinh thần mà người ta khó có thể tìm một tính từ nào thay thế ngoài cách gọi - “tinh thần Mỹ”. Đó là sự tôn trọng đặc biệt lẫn nhau, thừa nhận những quan điểm hoàn toàn khác biệt, chấp nhận và cùng thỏa hiệp để đi tới lợi ích chung cuối cùng.

Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất hấp dẫn về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham sự Hội nghị lập hiến. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Có thể nói bản Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật.

"Mọi xã hội văn minh tất yếu đều chia thành những tầng lớp khác nhau với lợi ích khác nhau, tất yếu sẽ tạo ra những con nợ và chủ nợ, người giàu và người nghèo, nông dân, nhà buôn hay người thợ sản xuất... Sự bình đẳng có nghĩa là các tầng lớp, phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau đó phải có cơ hội và điều kiện tự bảo vệ mình và để kiểm soát lẫn nhau... Ước nguyện lớn lao nhất của một chính quyền là sự cân bằng đủ để trung lập những xung đột đó, để kiểm soát bộ phận dân chúng này không chiếm dụng quyền và áp bức các bộ phận khác, và tự kiểm soát chính mình khỏi việc ban hành những đạo luật đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội." - James Madison, Người Liên bang, năm 1787***

Với tư cách là một người giảng dạy ngành luật Hiến pháp Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi rất phấn khởi viết lời giới thiệu cuốn sách này của tác giả Nguyễn Cảnh Bình.

Nguyễn Cảnh Bình là một người rất xa lạ với giới Luật học chúng tôi. Anh là một Thạc sĩ khoa học tự nhiên - chuyên ngành hóa học, nhưng rất lạ thay, anh có niềm say mê Hiến pháp - Chính quyền đến lạ lùng, niềm say mê mà ngay cả những người chuyên ngành chúng tôi cũng không thể có được. Dù ở hai lĩnh vực rất khác nhau và có thể nói ở hai thế hệ khác nhau nhưng chúng tôi cùng đến với nhau qua những trang viết về Hiến pháp và những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Hiến pháp - Chính quyền. Nguyễn Cảnh Bình đã đọc những cuốn sách của tôi viết về Hiến pháp, tự viết thư cho tôi thông qua Nhà xuất bản. Và ngược lại, tôi cũng tự đọc bài báo về James Madison và những người từng soạn thảo bản Hiến pháp Mỹ, bản hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, dưới cái tên Nguyễn Cảnh Bình rất xa lạ. Sau đấy ít lâu, chúng tôi đã gặp nhau. Thật là một sự tâm đầu ý hợp. Vượt qua mọi khác biệt, chúng tôi đã có những cuộc trao đổi khoa học rất bổ ích. Tìm mua: Hiến Pháp Mỹ TiKi Lazada Shopee

Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất hấp dẫn về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham dự Hội nghị lập hiến. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Qua những tranh luận đó, dù tán thành hay phản đối thì những lập luận này cũng rất chân thành và đều chung một mong ước thiết lập một quốc gia thịnh vượng và bền vững. Có thể nói bản Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật. Với cách tiếp cận như thế, tác giả sẽ có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về Hiến pháp Hoa Kỳ ở nước ta.

Đây là tác phẩm thứ hai của anh Nguyễn Cảnh Bình về Hiến pháp Hoa Kỳ, sau cuốn sách rất lý thú về Alexander Hamilton, một trong những tác giả rất xuất sắc của tác phẩm Những bài báo Người liên bang (Federalist Papers).

Mặc dù không phải là người được đào tạo cơ bản về kiến thức luật học ở nhà trường, nhưng niềm đam mê và sự ham hiểu biết đã giúp anh vượt qua tất cả. Các tác phẩm của anh về lĩnh vực này rất có giá trị cho việc nghiên cứu về hiến pháp của giới chuyên môn cũng như những người muốn tìm hiểu khác.

Tôi xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hiến Pháp Mỹ PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Bình nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979
Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 – Bùi Minh Triết Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt – Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Các Triều Đại Việt Nam Nam Việt Lược Sử Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa. Đã đến lúc, người dân được biết công khai diễn biến về cuộc chiến tranh thảm khốc này. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979. Hãy giúp chia sẻ cuốn sách này đến thật nhiều người và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
10 Người Đàn Bà Làm Chấn Động Thế Giới
10 Người Đàn Bà Làm Chấn Động Thế Giới 10 Người Đàn Bà Làm Chấn Động Thế Giới 10 Người Đàn Bà Làm Chấn Động Thế Giới giới thiệu cuộc đời của 10 người phụ nữ đã đi vào lịch sử của nhân loại, hẳn những người phụ nữ nổi tiếng này bạn và tôi đều biết, và quyển sách này sẽ giúp bạn hiểu thêm về họ. 10 Người Đàn Bà Làm Chấn Động Thế Giới đều là những phụ nữ thông minh, xinh đẹp, tài năng. Sức ảnh hưởng của họ đã lan ra toàn thế giới, làm thay đổi cuộc sống của cả nhân loại. Từ thời phong kiến, phụ nữ luôn bị khinh thường, phải ở nhà làm việc nội trợ hoặc làm kẻ hầu người hạ. Thế nhưng, khi thế giới hiện đại phát triển, nhận thức về con người đã trở nên bình đẳng. Đây là tiền đề giúp phái yếu tự tin thể hiện tài năng của mình. Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng 8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Phụ Nữ Đàn Ông Đến Từ Sao Hỏa, Đàn Bà Đến Từ Sao Kim Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách 10 Người Đàn Bà Làm Chấn Động Thế Giới. Đừng quên chia sẻ cuốn sách này cho bạn bè và đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Bên Lề Chính Sử
Bên Lề Chính Sử Bên Lề Chính Sử Bên Lề Chính Sử là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩ đã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương. Nam Việt Lược Sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng… đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Bên Lề Chính Sử. Hãy gieo mầm tri thức bằng việc chia sẻ cuốn sách này đến bạn bè và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte Bộ sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte nói về cuộc đời và sự nghiệp của vị hoàng đế lừng danh thế giới Napoleon Bonaparte. Napoléon Bonaparte – Nã Phá Luân là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp sau cuộc cách mạng Pháp. Ông là người lập ra triều đại Bonaparte. Ông là một chính khách và nhà lãnh đạo quân sự người Pháp, người lãnh đạo nhiều chiến dịch thành công trong cuộc Cách mạng Pháp và Chiến tranh Cách mạng Pháp. Napoleon sinh ra ở đảo Corsica trong một gia đình Ý có dòng dõi quý tộc. Ông phục vụ như một lính pháo binh trong quân đội Pháp khi Cách mạng Pháp nổ ra năm 1789. Ông nhanh chóng thăng tiến qua các cấp bậc của quân đội, nắm bắt những cơ hội do Cách mạng Pháp tạo ra và trở thành một vị tướng lĩnh cấp cao ở tuổi 24. Hội đồng đốc chính Pháp cuối cùng đã cho phép Napoleon lãnh đạo một đội quân Pháp tấn công Ý sau khi ông đã dẹp tan quân đội nổi dậy phe Bảo hoàng trong trận 13 Vendémiaire chống lại Chính phủ. Ông trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoléon I. Với những cải cách về pháp luật, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn đến nền chính trị trên toàn thế giới. Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hồi Ký Lý Quang Diệu Ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh chống Pháp được dẫn đầu bởi hàng loạt liên minh, cuộc chiến tranh Napoléon, ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng cách mạng của mình. Những di sản của Napoléon đối với thế giới hiện đại là thực hiện những cải cách tự do tại nhiều vùng lãnh thổ mà ông đã chinh phục và kiểm soát, chẳng hạn như Hà Lan, Thụy Sĩ và một phần lớn của nước Ý và Đức hiện nay. Ông đã thực hiện các chính sách tự do cơ bản ở Pháp và khắp Tây Âu. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte. Hãy gieo mầm tri thức bằng việc chia sẻ cuốn sách này và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.