Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hitler Và Các Danh Tướng Đức Quốc Xã (Raymond Carter)

Adolf Hitler (20 tháng 4 năm 1889 - 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.

Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).

Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.

Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một năm thì Hitler được phóng thích.

Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức.*** Tìm mua: Hitler Và Các Danh Tướng Đức Quốc Xã TiKi Lazada Shopee

Những tài liệu đầu tiên cho biết về nhân cách con người của Adolf Hitler là chồng hồ sơ vụ án Nuremberg.

Cho tới năm 1945, thế giới đã biết về Hitler chẳng bao nhiêu và còn sai lạc nữa. Những chứng liệu về ông ta do những tay bội phản như Hermann Rauschnigg chỉ có thể được sử dụng một cách dè dặt. Đã có lệnh cấm các nhà xuất bản ấn hành những cuốn tiểu sử của nhà "Lãnh Tụ". Một vài nhà báo ngoại quốc có dịp may hãn hữu đến gần ông, và đều là những công cụ, vô tình hay cố ý, của một thủ đoạn chính trị, thực ra đã chẳng bao giờ được thấy con người thực của ông ta. Những bà con, thân thích đều được lệnh thủ khâu như bình.

Những yếu tố quan trọng duy nhứt để hiểu biết về ông là những gì thấy được trong cuốn Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi nghĩa là con người của Hitler do chính Hitler nhận xét.

Trái với nhà độc tài Ý Mussolini, ông này, không để điều gì về mình chẳng được biết tới, Hitler đã không nói về mình, ông bao bọc quanh ông bằng những bí nhiệm. Khi người ta nói đến buổi thiếu thời cực khổ của ông, đến bốn năm chiến đấu như một tên lính trơn, đến cách ăn uống thanh đạm kiêng khem của ông, đến sự ghê tởm thuốc lá, đến những đêm thao thức mất ngủ, những cơn giận dữ và đến mãnh lực của cái nhìn của ông, người ta có thể kể mãi.

Nhưng muốn hiểu rõ những biến cố xảy ra trên thế giới trong vòng 15 năm, thì một điều khẩn thiết nhứt là phải hiểu về con người Hitler vì ông là tâm điểm của tấn kịch... Hầu tất cả mọi sự, được giải thích bởi ông.

Vụ án Nuremberg đã xé tấm màn che. Lời chứng đầy đủ nhứt về Hitler là lời của Keitel, người cầm đầu Bộ tham mưu riêng của ông. Suốt trong thời gian chiến tranh, Keitel đã sống bên cạnh Hitler. Keitel đã biết rõ về Hitler như người bồi phòng biết rõ ông chủ của mình. Keitel đã thấy ông ta làm việc, ăn, ngủ, la hét, giận dữ... Keitel đã không nói hết vì người ta đã không hỏi hết - thật đáng tiếc. Tuy nhiên văn khố thẩm cứu có ghi một cuộc thẩm vấn hoàn toàn về Hiller. Sau đây là tóm tắt những điều cốt yếu;

Keitel cho biết: Sự bình dị của Hiller là có thực. Sự ăn uống thanh đạm, kiêng ăn thịt, cữ uống rượu, cũng như cách ăn mặc giản dị của ông ta cũng không phải là giả dối. Ông ta không phải một nhà tu hành mà chỉ là một người ít nhu cầu.

Ông ta vẫn giữ căn nhà mà ông ta đã mướn ở Munich khi mới bước chân vào cuộc đời khuấy động. Căn nhà gồm có ba phòng chật hẹp và thấp lè tè ở tầng lầu thứ ba tận góc đường Prihz-Regenstrasse. Hitler coi căn nhà đó như nơi cư ngụ riêng của ông. Thỉnh thoảng ông lại về ở cùng với mấy người bạn cũ chuyện trò cả buổi tối. Một người cảnh binh bách bộ ngoài hè phố và một người nữa đứng gác ở cầu thang. Ngoài ra không có sự canh gác nào rõ rệt khác.

Ngôi nhà thật là bình dị. Những người ở trong đó phần đông là công nhân hay những viên chức nhỏ. Trong số này có những kẻ ở đó đã từ nhiều năm và trong khi đó người láng giềng của họ đã trở thành chúa tể của Đức Quốc Xã và tai ách của thế giới

Một bữa nọ, một người tên Martin Borman mua căn nhà và tặng cho Hitler.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hitler Và Các Danh Tướng Đức Quốc Xã PDF của tác giả Raymond Carter nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam (Sơn Nam)
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam là tập sách biên khảo về quá trình chinh phục thiên nhiên, thuần hoá đất đai, lập làng dựng nghiệp đầy khó khăn, thử thách của các cư dân Việt trên vùng đất mới. Vùng đất mà mỗi khi nhắc đến người ta vẫn thường liên tưởng tới hai câu thơ: "Đến đây xứ sở lạ lùng. Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.", hay "Chèo ghe sợ sấu cắn chưn. Xuống sông sợ đỉa, lên rừng cọp um". Bằng kinh nghiệm sống, ưu thế tìm tòi, chắt lọc từ trong vốn tư liệu quý của dân tộc nhà văn Sơn Nam đã tìm ra lối dẫn đưa chúng ta về với cội nguồn, quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trong suốt ba thế kỷ qua. Đồng thời mở ra hướng tiếp cận về con đường mở nước và dựng nước của dân tộc ta ở vùng đất mới Nam Bộ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam (Sơn Nam)
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam là tập sách biên khảo về quá trình chinh phục thiên nhiên, thuần hoá đất đai, lập làng dựng nghiệp đầy khó khăn, thử thách của các cư dân Việt trên vùng đất mới. Vùng đất mà mỗi khi nhắc đến người ta vẫn thường liên tưởng tới hai câu thơ: "Đến đây xứ sở lạ lùng. Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.", hay "Chèo ghe sợ sấu cắn chưn. Xuống sông sợ đỉa, lên rừng cọp um". Bằng kinh nghiệm sống, ưu thế tìm tòi, chắt lọc từ trong vốn tư liệu quý của dân tộc nhà văn Sơn Nam đã tìm ra lối dẫn đưa chúng ta về với cội nguồn, quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trong suốt ba thế kỷ qua. Đồng thời mở ra hướng tiếp cận về con đường mở nước và dựng nước của dân tộc ta ở vùng đất mới Nam Bộ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Đế Cuối Cùng (Phổ Nghi)
Sau 32 năm, vì nhiều lý do, đến nay tôi mới thực hiện được câu nói với ông Phổ Nghi: sẽ dịch cuốn hồi ký của ông ra tiếng Việt. Cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi” của Phổ Nghi dày 590 trang (bản Trung văn) gồm hơn ba mươi vạn chữ, bằng lối viết theo chương, tiết, bằng văn phong bạch thoại pha cổ văn đã thuật lại cuộc đời của Phổ Nghi từ khi được Từ Hy thái hậu đưa vào Tử Cấm Thành làm vua Tuyên Thống nhà Thanh lúc mới 3 tuổi cho đến khi trở thành công dân của nước Trung Hoa mới. Phổ Nghi tên chính là Ái Tân Giác La Phổ Nghi, sinh năm 1906, mất năm 1967, lên ngôi năm 1909 niên hiệu Tuyên Thống là hoàng đế thứ 12 của nhà Thanh, thoái vị sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) thành lập Trung Hoa Dân quốc, nhưng vẫn sống trong Tử Cấm Thành cùng với hoàng tộc với một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Năm 1924, khi quân phiệt Phùng Ngọc Tường tấn công Tử Cấm Thành, ông chạy vào trốn tránh ở sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh. Sau một thời gian chuyển xuống Thiên Tân để mưu đồ khôi phục nhà Thanh mà không thành công tháng 3 năm 1934, ông được người Nhật đưa lên làm vua “Nước Mãn Châu” ở Đông Bắc Trunq Quốc, kéo dài cuộc sống bù nhìn suốt thời kỳ phát xít Nhật tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô tấn công tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và đưa về Liên Xô. Năm 1949, Chính phủ Liên Xô trao trả Phổ Nghi cùng với một số tội phạm chiến tranh khác cho Chính phủ CHND Trung Hoa. Tìm mua: Hoàng Đế Cuối Cùng TiKi Lazada Shopee Năm 1959, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh đặc xá một số tội phạm chiến tranh đã thực sự tiếp thu cải tạo và hối cải. Phổ Nghi cùng nhiều người khác đã được ân xá và hưởng quyền công dân. Ông được trở về Bắc Kinh làm nhân viên Vườn thực vật Bắc Kinh và sau đó làm nhân viên Viện Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Qua màn ảnh nhỏ của Đài truyền hình chúng ta đã được xem bộ phim hai tập do nhà đạo diễn Italia dàn dựng mang tên “Hoàng đế cuối cùng” và bộ phim cùng tên rất đồ sộ nhiều tập do các nhà đạo diễn Trung Quốc dàn dựng. Tôi dịch cuốn hồi ký này ra tiếng Việt với hi vọng giúp bạn đọc hiểu thêm về nhân vật lịch sử này cùng với những chuyện đen tối trong cung đình nhà Thanh và những hành động thâm hiểm, tàn bạo của bọn phát xít Nhật ở Trung Quốc. Do khuôn khổ xuất bản, tôi đã lược bỏ một số tiết và câu, đoạn của cuốn hồi kí nếu có gì thiế sót mong bạn đọc lượng thứ. Người dịchLÊ TƯ VINHĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoàng Đế Cuối Cùng PDF của tác giả Phổ Nghi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện (Nguyễn Cảnh Thị)
Hoan Châu ký (viết tắt HCK) từ vòng tay nâng niu gìn giữ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An suốt mấy trăm năm giờ đây lần đầu tiên đến cùng chúng ta với những đặc điểm nổi bật làm nên giá trị lâu dài của nó: một bộ tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất, một tập sử tư nhân viết về thời kỳ Lê trung hưng, một cuốn phổ ký mang nhiều nét khác lạ... Nhưng HCK đồng thời cũng chứa đựng những phức tạp về mặt văn bản. Để mở đường cho việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị HCK, trước hết hãy làm rõ một số vấn đề có tính chất văn bản học. *** Năm biên soạn sách HCK không ghi rõ năm biên soạn xong sách, tuy nhiên qua tác phẩm, ta có thể đoán định khoảng thời gian HCK được biên soạn. Lời bạt có đoạn viết: "Chuyện kể ra đây khởi đầu từ năm Bính Tuất triều Nhuận Hồ, đến năm Bính Ngọ thuộc niên hiệu Vĩnh Trị của bản triều cộng cả thảy 273 năm sự tích". Năm Bính Ngọ niên hiệu Vĩnh Trị là năm 1678, thuộc thời Lê Hy Tông, như vậy sách không thể viết xong trước niên điểm này. Từ hai chữ "bản triều" cũng có thể khẳng định sách được viết ra vào triều Lê chứ không phải là vào các triều đại sau đó. Tìm mua: Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện TiKi Lazada Shopee Có thể xác định năm biên soạn sách một cách cụ thể hơn không? Trong Lời bạt, tác giả viết: "Ngu tôi hồi còn bé từng lùng sục nơi bạn hữu được cuốn Thường quốc nam chinh ký và cuốn Phan Thị trường biên, mỗi cuốn chỉ còn vài mươi tờ, độ một phần ba tác phẩm. Giấy thì mọt ăn, chữ thì rơi rụng. Đến mùa đông năm Bính Tí sưu tầm thêm được cuốn Hoan Châu Nguyễn Cảnh ký còn lưu giữ tại Đô Lương thì lời văn vụng về, chữ nghĩa sai lạc, tam sao thất bản, không thể nói là không đáng tiếc. Vậy là nhân lúc rỗi rãi, tôi đem ba tập trên hợp lại thành một tập". Năm “Bính Tí” mà Lời bạt nhắc tới ở đây có thể là năm 1696 cũng có thể là năm 1756, muộn hơn năm Bính Tí trên một hoa giáp nữa. Lời bạt cho biết lý do ra đời của tác phẩm, một là nhằm bổ sung sự tích các công thần thời Lê trung hưng mà “quốc sử” hoặc bỏ sót hoặc ghi chép còn sơ lược; hai là nhằm đính chính lại một số sự kiện “quốc sử” ghi chưa thật chính xác. “Quốc sử” mà Lời bạt nói ở đây và trong chính văn HCK thỉnh thoảng cũng có nhắc tới trước hết là Đại việt sử ký toàn thư (viết tắt ĐVSKTT) phần Bản kỷ tục biên (BKTB) được thực hiện dưới các triều Lê Huyền Tông (1663-1671), (viết từ Trang Tông Dụ hoàng đế đến Thần Tông Uyên hoàng đế) và Lê Hy Tông (1676-1705), (viết từ Huyền Tông Mục hoàng đế đến Gia Tông Mỹ hoàng đế). Thứ đến là Trung hưng thực lục (viết tắt THTL), do Hồ Sĩ Dương cùng một số người khác biên soạn theo sắc lệnh nhà nước. Trong cả hai bộ sử, hình ảnh các công thần thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh hoặc chỉ được ghi chép một cách hết sức mờ nhạt như ở BKTB, hoặc thậm chí không được đả động gì tới như ở THTL. Nếu quả thật đây là lý do đã khiến người trong dòng họ Nguyễn Cảnh viết HCK, thì năm biên soạn cụ thể của tác phẩm phải tiếp cận với năm biên soạn hai bộ sử nói trên. THTL ấn hành năm 1676. BKTB cùng các phần khác trong ĐVSKTT ấn hành năm 1697. Vậy HCK rất có thể đã được viết ít lâu sau năm Bính Tí thứ nhất 1696, sát cận với năm công bố THTL và ĐVSKTT mà chẳng phải chờ đến năm Bính Tí thứ hai 1756, khi nỗi “bất bình” của dòng họ Nguyễn Cảnh đối với “quốc sử” đã lùi sâu vào dĩ vãng. Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Thị nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.