Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình (Kim Cương)

Tôi là ai? Không phải bây giờ là một Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người yêu mến, ở giai đoạn cuối đời không còn đứng trên sân khấu tôi mới tự hỏi mình như vậy, mà từ ngày còn thơ bé, vừa đủ trí khôn, tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi. Câu hỏi không có lời đáp, nhưng nó đã theo tôi suốt tháng năm dài, luôn dằn vặt tâm trí tôi, lục vấn từ cõi lòng tôi một cách sâu thẳm. Tôi lờ mờ hiểu được rằng tôi là một người bình thường sinh ra trong cõi thế gian này với một số phận đã định sẵn, số phận ấy tôi không biết trước được nó sẽ đưa tôi về đâu, đi tới đâu. Một con đường thênh thang trước mặt hay là những khúc quanh nghiệt ngã của đời mình? Tôi sẽ lớn lên, học hành như bao cô gái khác, có người yêu ở lứa tuổi đẹp nhất một đời người. Rồi lập gia đình với người đàn ông mà mình yêu thương, sinh con đẻ cái, hưởng hạnh phúc hay gánh chịu những đau khổ đời thường? Tất cả những điều này đối với tôi là một khoảng không trắng xóa, không lời giải đáp, nó giống như màn ảnh rộng để chiếu một bộ phim trắng đen của ngày xưa cũ, phim dứt, trả lại cho khung vải trắng treo trên tường một bóng hình vô tận giống như ánh chớp bay qua bầu trời rồi mất tăm.

“ Không ai chọn cửa để sinh ra ”. Cuộc sống vốn vô thường và câu nói này đã bắt đầu cho sự vô thường của đời người. Tôi là một đứa bé có gien nghệ sĩ trong máu và điều này không phải do tôi chọn, nhưng tôi đã từ bên trong cánh cửa này bước ra trước cuộc đời nhọc nhằn và cũng đầy mộng ảo. Nhọc nhằn với những cuộc chạy đua trên sông nước, những bến bờ ghé lại rồi đi. Nhọc nhằn với những chuyến xe bão táp, chở đầy ánh trăng thơ mộng của vinh quang hay ám ảnh hãi hùng. Tôi là ai? Cái tên Kim Cương không phải ngẫu nhiên mà cha mẹ tôi đặt ra để gọi cho đứa con gái đầu lòng vốn có cá tánh của đứa con trai từ khi chập chững biết đi, biết bi bô những tiếng nói đầu đời.

Tôi đã may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống sân khấu, từ bà nội tôi là cô Ba Ngoạn, chủ rạp Palikao, đến ba tôi là ông bầu Phước Cương, rồi má tôi, nghệ sĩ Bảy Nam, dì tôi là nghệ sĩ Năm Phỉ, người mà nghệ sĩ Ba Vân đã gọi là một thiên tài của sân khấu cải lương Việt Nam. Ba má tôi là đôi nghệ sĩ tài danh trên sân khấu, là đôi vợ chồng rất mực yêu thương nhau trong cuộc đời, nhất là khi cuộc đời đó trải qua những biến động thăng trầm của nghệ thuật cải lương thời kỳ khai mở và trôi theo dòng lịch sử của hai cuộc chiến tranh. “ Sân khấu cũng như cuộc đời ”, ai đã nói câu này tôi không biết nhưng khi sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, lại là nghệ sĩ tài danh mà theo như cụ Nguyễn Du đã nói cho thân phận Thúy Kiều: “ Chữ tài liền với chữ tai một vần ” thì tôi hiểu hơn ai hết sân khấu không chỉ giống như cuộc đời mà nhiều khi còn cay đắng hơn cả cuộc đời.

Khi nói về gia đình tôi, nghệ sĩ Năm Châu bảo: “ Đối với gia đình lớn của Kim Cương thì Hát không phải là cái Nghề mà là một cái Đạo. ” Suốt đời, tôi đã đi theo cái Đạo ấy. Từ lúc còn trong bụng mẹ, má tôi đã mang tôi lên sân khấu. Khi tôi chào đời được mười tám ngày thì đúng vào lúc đoàn hát của ba tôi về Huế hát chầu nhân ngày sinh nhật nội tổ vua Bảo Đại. Đứa hài nhi mười tám ngày tuổi tên Kim Cương ấy đã làm con của Thị Mầu trong vở Quan Âm Thị Kính trên sân khấu Duyệt Thị Đường trong thành nội. Nên tôi viết hồi ký này cũng là để nhớ ơn những bậc tiền bối trong sân khấu, những người đã yêu thương đùm bọc, dẫn dắt tôi, đưa tôi vào nghề. Đó là các nghệ sĩ Năm Phỉ, Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há, Duy Lân, và ba tôi - ông Nguyễn Ngọc Cương, má tôi - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Những người đã chấp nhận bao chông gai trên con đường đến với nghệ thuật để giờ này thế hệ của chúng tôi được đi tới với nghệ thuật trên con đường đầy hoa thơm cỏ lạ, hưởng đầy sự thương yêu quý trọng của mọi người.

Khi bọn bắt cóc bắt đứa con trai lên năm tuổi của tôi, chúng kêu điện thoại đến hăm dọa đủ điều nhưng có một câu nói làm tôi suy nghĩ: “ Bà Kim Cương à, tôi với bà là hai con ốc trong hai bộ máy khác nhau. Cả hai chúng ta đều phải quay theo, không thể ngừng lại được. ” Như vậy, bộ máy của chúng là gì? Còn tôi, tôi là con ốc trong bộ máy nào vậy? Tìm mua: Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình TiKi Lazada Shopee

Hồi mới giải phóng, người ta đồn tôi là “Thượng tá Việt Cộng”. Một dân biểu ra trước Quốc Hội tố rằng: Cộng Sản đã bỏ ra 200 triệu để Kim Cương làm Lá Sầu Riêng, cũng như sau ngày giải phóng chồng tôi đi học tập và đã bị gán cho là người của CIA gài lại. Rồi cũng có người lại cho rằng tôi sống rất buông thả, từng quan hệ tình cảm với nhiều tướng tá chế độ cũ. Những chuyện đó hư thực thế nào không thể nói vài lời mà hết được. Cuộc đời của một con người nào phải đơn giản như thế. Chính vì vậy mà hôm nay tôi muốn thưa chuyện cùng các bạn, có lẽ hơi dài dòng nhưng tôi tin ở tình cảm mà từ lâu nay các bạn đã dành cho tôi, cho những nhân vật tôi đã thể hiện trên sân khấu cũng như cho đoàn kịch nói Kim Cương từng tồn tại trong quá khứ. Tình cảm ấy rất lớn, rất đẹp và cao quý, nó khuyến khích tôi viết hồi ký này. Vì lòng tôi cũng thiết tha yêu mến các bạn, những khán giả của tôi nên tôi muốn đem cả tâm tình của mình, đem chuyện của cả cuộc đời mình ra tâm sự cùng các bạn như một lời tri ân với tất cả những gì tôi đã được hưởng trong suốt cuộc đời.

Tôi được sống một đời nổi trôi từ nhỏ, đã từng nếm đủ vinh quang lẫn nhục nhã, nghèo đói lẫn giàu sang, hạnh phúc và bẽ bàng trong đời thường cũng như trong tình yêu. Tôi cũng may mắn (hay là rủi ro đây) sinh ra và lớn lên trong một đất nước Việt Nam đầy bom đạn lửa khói, từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, chứng kiến những tao loạn từ lúc còn là đứa bé con cho đến ngày thống nhất đất nước. Vì lẽ đó, cuốn hồi ký này có thể xem như một nhân chứng khiêm nhường bên dòng lịch sử vĩ đại của dân tộc, cho dẫu tôi có một chỗ đứng khép nép nào đó trong dòng chảy lớn của cuộc đời.

Cuối cùng, trong khuôn khổ hạn chế của một cuốn hồi ký, dẫu viết nhiều đến đâu cũng không thể nào nói hết tường tận cuộc đời của một con người, nhất là người nghệ sĩ đầy phức tạp như tôi. Vì vậy tôi chỉ hy vọng nhận được sự cảm thông của quý vị.

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn, người em đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi ghi chép lại thành quyển hồi ký đang có trong tay các bạn. Đó là anh Đào Hiếu, mà tôi rất biết ơn và quý trọng. Đó là những người em hết sức dễ thương đã thu xếp thời gian bận rộn của mình để lắng nghe những câu chuyện lòng của cuộc đời tôi: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nhà văn Võ Diệu Thanh, nhà thơ Ngô Hạnh, em Tạ Nguyễn Tấn Trương, em Thu Thủy, em Trần Thị Nhiễu. Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam, nhất là hai em Phan Thị Lệ và Phạm Uyên Nguyên đã hết lòng khuyến khích, động viên tôi hoàn thành quyển hồi ký này. Và đặc biệt sau cùng, tôi không thể nào diễn đạt sự biết ơn từ tận đáy lòng đến những khán giả mọi thế hệ, mọi tầng lớp, từ vùng quê đến thành thị, đã luôn tiếp cho tôi ngọn lửa đam mê nghệ thuật từ tình yêu vô cùng tận của các bạn đối với Kim Cương, cho dù tôi đang ở trong hoàn cảnh nào của dòng chảy lịch sử gần 80 năm trôi qua đời tôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình PDF của tác giả Kim Cương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Món Lạ Miền Nam (Vũ Bằng)
Suốt những năm tháng ròng rã vật lộn mưu sinh tại miền Nam, của ngon vật hiếm nơi đất khách đã giúp Vũ Bằng vơi đi nỗi buồn hoang hoải hướng về cố hương. Món lạ miền Nam đã ra đời như vậy, cuốn tùy bút độc đáo của Vũ Bằng về những trải nghiệm hương vị ẩm thực mà mới nghe tên thôi người ta đã cảm thấy thích thú. Công bằng mà nói, món ngon hay không là do khẩu vị mỗi người. Mỗi miếng ngon có thể sẽ thay đổi, biến chuyển theo từng giai đoạn để vừa lòng ông thần khẩu. Nhưng đồ ăn miền Nam thì không đổi thay. Thứ hương vị làm người xa quê cảm thấy ngon lành, khang khác, nhận thức được lòng thương yêu của cõi nhân sinh ở chung quanh vì thế mà tự nhiên rõ rệt đậm đà.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Lạ Miền Nam PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bốn Mươi Năm Nói Láo (Vũ Bằng)
Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố. Cùng với thời gian độc giả trực tiếp đọc tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp văn và ngày càng chú ý hơn đến Vũ Bằng như một đời cầm bút sống động, thú vị còn không ít điều cần khám phá. Vũ Bằng dấn thân vào nghiệp báo với nỗi đam mê song trong lĩnh vực văn học, ông cũng có không ít những cống hiến đặc biệt là ở thể loại hồi ký. Trong đó Bốn mươi năm nói láo (1969) là một thiên hồi ký với những nét đặc sắc tiêu biểu. Qua ngòi bút tinh tế, đầy tài năng của Vũ Bằng tác phẩm được xem vừa là một cuốn vừa biên khảo về lịch sử báo chí, vừa là một cuốn tạp chí về cảnh sinh hoạt báo chí của nước ta với những trải nghiệm, sự thức tỉnh trong nhận thức của nhà văn về sự nghiệp làm báo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bốn Mươi Năm Nói Láo PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ánh Viên: From Zero To Hero (Đinh Hiệp)
Ánh Viên là một trong sáu vận động viên bơi lội xuất sắc nhất trong lịch sử SEA GAMES. Với thành tích đạt 8 huy chương vàng cá nhân cùng 8 lần phá kỷ lục SEA GAMES chỉ trong một kì đại hội 2015, Anh Viên đã đi vào lịch sử bơi lội.***Khi thực hiện xong cuốn sách này, chúng tôi ngồi lại để lựa chọn một tấm hình làm bìa sách. Cuốn sách về Nguyễn Thị Ánh Viên thì tất nhiên phải là hình Nguyễn Thị Ánh Viên rồi, không có gì để bàn cãi. Nhưng chọn tấm hình nào đây giữa rất nhiều tấm hình ấn tượng được các đồng nghiệp phóng viên thể thao và những người hâm mộ yêu mến Ánh Viên gửi đến? Tấm hình Ánh Viên hạnh phúc khi cô mang về vinh quang cho Tổ quốc? Tấm hình của những giọt nước mắt thất vọng vì thất bại hay nỗi thống khổ về thể xác mà cô phải trải qua? Hay tấm hình cô gái tuổi đôi mươi trẻ trung, tràn đầy sức sống? Cuối cùng, chúng tôi quyết định chọn tấm hình Ánh Viên đang bơi bướm. Cuộc đời của Ánh Viên, kể từ năm 10 tuổi trở đi sẽ vĩnh viễn gắn liền với bơi, chúng tôi tin như vậy. Vinh quang, thất bại, nhọc nhằn, thống khổ, những cung bậc cảm xúc, hay trạng thái lý trí nào khác của Ánh Viên đều khó có thể tách rời với làn nước. Ánh Viên sinh ra để bơi, như chúng tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta được sinh ra để làm một điều gì đó. Tìm mua: Ánh Viên: From Zero To Hero TiKi Lazada Shopee Giữa đôi cánh tay Ánh Viên vung lên đầy dũng mãnh kéo cơ thể về phía trước là một khuôn mặt rất bình thản. Cho dù đôi mắt Ánh Viên bị che phủ bởi cặp kính bơi, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được phía sau cặp kính đó cũng là một đôi mắt rất bình thản. Nhìn tấm hình, chúng tôi cảm nhận được một niềm vui sướng bình dị toát ra từ sâu thẳm bên trong Ánh Viên. Đó là niềm vui mà cho dù giàu có, danh tiếng hay được hưởng nhiều đặc ân đến đâu, cô vẫn khó đem đi đánh đổi. Cô vẫn luôn yêu bơi lội, yêu làn nước, yêu những cú đập tay của mình. Với một vận động viên, đích đến hay mục tiêu luôn là điều quan trọng, nhưng những thứ đó chỉ tồn tại ở tương lai hay quá khứ. Điều quan trọng nhất là hiện tại, thứ mà ta có thể nghe được, thấy được, ngửi được, sờ vào được. Hiện tại là tập luyện, là thi đấu, là khoảnh khắc vận động. Một vận động viên bậc thầy là người biết cách hút tất cả những mệt nhọc, sức ép, thất vọng vào mình, sống hòa hợp với chúng, biến chúng trở thành niềm vui, rồi đem niềm vui này lan tỏa sang người khác. Điều này Ánh Viên đã làm được. Để có được Ánh Viên của ngày hôm nay, trước nhất là sự bền bỉ tự thân của cô và song hành đó là bao người thầy thầm lặng. Đặc biệt là huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn, người đã “nằm gai nếm mật” với Ánh Viên trong hầu hết hành trình vươn đến vinh quang của cô, mà chúng tôi kể sau đây. Có thể nói, nếu không có sự tận tâm của ông Tuấn, khó có Ánh Viên như bây giờ. Vì vậy, cuốn sách bạn cầm trên tay không phải là tự truyện của Ánh Viên, không phải là cuốn sách viết riêng về Ánh Viên, mà là cuốn sách về hành trình lên đỉnh cao của Ánh Viên, và trong hành trình đó, có mặt của nhiều người. Cuốn sách cũng sơ lược về bơi lội, vốn là môn thể thao cô đơn nhất thế giới, cũng là môn thể thao đòi hỏi khắt khe nhất thế giới. Đồng thời, sơ lược về phong trào bơi lội Việt Nam - đất nước có hơn 3.000 km bờ biển cùng hàng ngàn sông suối và hằng năm vẫn đau đáu với những mất mát thương tâm vì sông nước. Trong quá trình thực hiện cuốn sách, chúng tôi có được sự giúp đỡ của nhân vật chính Nguyễn Thị Ánh Viên và huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự chia sẻ từ các nhà quản lý trong ngành thể thao: Phạm Viết Muôn, Nguyễn Xuân Gụ, Đinh Việt Hùng, Nguyễn Thành Lâm, Bùi Hữu Nghi. Đồng thời cũng nhận được sự góp ý của các cựu vận động viên đang là huấn luyện viên như: Đỗ Trọng Thịnh, Nguyễn Kiều Oanh, Chung Tấn Phong, Võ Thanh Bình. Và cả sự chia sẻ của gia đình Ánh Viên. Hầu hết những bức ảnh trong cuốn sách này do huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên cung cấp, ngoài ra tôi còn sử dụng một số hình ảnh từ các tác giả Hải An, Tấn Phúc, Tùng Lê. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến họ. Và giờ là lúc chúng ta đến với câu chuyện dậy sóng của làn nước mát lạnh...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Viên: From Zero To Hero PDF của tác giả Đinh Hiệp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Để Kể Lại (Gabriel Garcia Marquez)
Gabriel Garcia Márquez (sinh năm 1927) tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Columbia, ông là nhà văn nổi tiếng người Colombia. Ngoài viết văn ông còn là một nhà báo và một nhà hoạt động chính trị.Ông được biết đến với các tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả, Mùa thu của vị trưởng lão, Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, Trăm năm cô đơn... Gabriel Garcia Márquez sinh ra và lớn lên tại một gia đình trung lưu gồm 11 người con và ông là anh cả. Những năm đầu tiên học tại đại học Quốc gia Colombia Márquez đã bắt đầu tham gia viết báo và bắt đầu những tác phẩm văn học đầu tiên gồm 10 truyện ngắn nổi tiếng.Sau khi học được năm kỳ, ông quyết định bỏ học rồi chuyển về Barranquilla thực sự bước vào nghề báo và viết tiểu quyết đầu tay La hojarasca (Bão lá). Trong năm 1955, ông tới Thụy Sỹ làm đặc phái viên của tờ El Espectador. Sau đó qua Ý học tại Trung tâm thực nghiệm điện ảnh rồi sang Paris sinh sống trong điều kiện vật chất vô cùng khó khăn. Trong thời gian này ông viết cuốn tiểu thuyết La mala hora (giờ xấu), đồng thời tách từ cuốn này viết nên El coronel no tiene quien le escriba (Ngài đại tá chờ thư). Năm 1982 ông nhận giải Nobel văn học cho những cống hiến của mình. Sau đó ông vẫn tiếp tục sáng tác và có nhiều tác phẩm giá trị, ngày càng khẳng định được tên tuổi trên văn đàn thế giới. Tìm mua: Sống Để Kể Lại TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Để Kể Lại PDF của tác giả Gabriel Garcia Marquez nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.