Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự An Ủi Của Triết Học (Ngô Thu Hương)

Mấy năm trước, vào một mùa đông New York lạnh buốt, có một chiều rảnh rỗi trước khi bay đi London, tôi lang thang trong một phòng tranh vắng vẻ nằm ở tầng trên của Bảo tàng Nghệ thuật

Metropolitan. Căn phòng sáng trưng và ngoài tiếng kêu ro ro của hệ thống sưởi dưới sàn thì nó hoàn toàn yên tĩnh. Sau khi đã chán những bức họa trong các bộ sưu tập trường phái Ấn tượng, tôi đi tìm quán cà phê với hy vọng sẽ được uống một cốc sữa sô cô la kiểu Mỹ mà thời đó tôi cực kỳ thích. Đúng lúc ấy, tôi bắt gặp một bức tranh sơn dầu, phần chú thích ghi nó được vẽ tại Paris mùa thu năm 1786 bởi họa sĩ 83 tuổi Jacques-Louis David.

Socrates, sau khi bị dân chúng Athens kết án tử hình, đang chuẩn bị cầm cốc thuốc độc, vây quanh ông là những người bạn đang đau khổ. Mùa xuân năm 399 trước Công nguyên, ba công dân Athens đã khởi kiện dân sự chống lại nhà triết học này. Họ buộc tội ông không tôn thờ các vị thần của thành quốc, truyền bá những tôn giáo mới và làm hư hỏng thanh niên Athens - và với những tội nghiêm trọng như vậy, họ yêu cầu kết án tử hình.

Socrates đáp lại với sự thanh thản đã trở thành huyền thoại. Mặc dù được cho cơ hội để từ bỏ triết lý của mình tại tòa, ông đã kiên định với điều mình tin là đúng hơn những điều mà ông biết là phổ biến.

Theo Plato, Socrates đã ngạo nghễ nói với bồi thẩm đoàn: Tìm mua: Sự An Ủi Của Triết Học TiKi Lazada Shopee

Miễn là tôi còn thở và còn khả năng, tôi sẽ không bao giờ ngừng thực hành triết học, khuyến khích các vị và làm sáng tỏ sự thật cho tất cả những người tôi gặp... Và thưa các quý ông... dù các vị có tuyên bố tôi trắng án hay không thì các vị cũng biết rằng tôi sẽ không thay đổi những gì tôi làm, kể cả khi tôi có phải chết cả trăm lần.

Và như thế, Socrates bị đưa đến một nhà tù của Athens, cái chết của ông đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử triết học.

Một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của nó có lẽ là mức độ thường xuyên mà nó xuất hiện trong hội họa. Năm 1650, họa sĩ Pháp

Charles-Alphonse Dufresnoy vẽ bức Cái chết của Socrates, hiện được trưng bày tại Galleria Palatina ở Florence (phòng tranh này thì không có quán cà phê).

Thế kỷ 18 là thời kỳ đỉnh cao của mối quan tâm đối với cái chết của Socrates, nhất là khi Diderot thu hút sự chú ý đến tiềm năng hội họa của nó trong một đoạn của tác phẩm Luận thuyết về Kịch thơ của mình.

Jacques-Louis David nhận vẽ bức tranh vào mùa xuân năm 1786 theo đặt hàng của Charles-Michel Trudaine de la Sablière, một Nghị viên giàu có và là một học giả Hy Lạp tài năng. Tiền công rất hào phóng, với 6.000 livre tạm ứng và 3.000 livre thanh toán khi giao tranh (Louis XVI trả có 6.000 livre cho bức tranh lớn hơn Lời thề của Horatii). Khi được trưng bày tại cuộc triển lãm tranh thường niên năm 1787, nó lập tức được đánh giá là bức tranh đẹp nhất về cái chết của Socrates. Đức ông Joshua Reynolds cho rằng đó là “tác phẩm nghệ thuật tinh tế và đáng ngưỡng mộ nhất từng xuất hiện kể từ Capella Sistina*, và Stanza của Raphael. Bức tranh này có thể làm rạng danh Athens trong thời đại Pericles.”

Tôi mua năm tấm bưu thiếp có tranh của David trong khu bán đồ lưu niệm của bảo tàng và sau đó, khi máy bay bay ngang qua những cánh đồng đóng băng của Newfoundland (có màu xanh nhạt khi trăng tròn và trời trong), tôi giở một tấm bưu thiếp ra xem trong khi ăn bữa tối nhạt nhẽo mà cô tiếp viên đặt trên bàn khi tưởng tôi đang ngủ. Plato ngồi ở chân giường với chiếc bút và cuộn giấy bên cạnh, một nhân chứng lặng lẽ cho sự bất công của nhà nước. Khi Socrates chết thì Plato mới 29 tuổi nhưng David biến ông thành một ông già với mái tóc bạc và vẻ nghiêm nghị. Trên lối đi, vợ của Socrates là

Xanthippe đang được cai ngục đưa vào phòng giam. Bảy người bạn với những biểu hiện đau khổ khác nhau. Crito, người bạn thân thiết nhất của Socrates, ngồi cạnh ông, ngước nhìn thầy với sự tôn kính và lo lắng. Nhưng nhà triết học với dáng ngồi thẳng, thân thể và cơ bắp của một vận động viên, không biểu hiện bất kỳ sự sợ hãi hay hối tiếc nào. Việc rất nhiều người Athens cho rằng ông là kẻ ngu ngốc không làm lay chuyển niềm tin của Socrates. David định vẽ Socrates đang uống thuốc độc nhưng nhà thơ André Chenier gợi ý rằng bức tranh sẽ kịch tính hơn nhiều nếu Socrates được thể hiện ở động tác đang kết thúc một luận điểm triết học trong khi bình thản đưa tay cầm cốc thuốc độc sẽ kết liễu cuộc đời mình, điều này vừa thể hiện sự tuân thủ của ông đối với luật pháp Athens, vừa thể hiện lòng trung thành với niềm tin của mình. Chúng ta đang chứng kiến những khoảnh khắc đầy tính khai trí cuối cùng của một con người siêu việt.

Tấm bưu thiếp để lại cho tôi ấn tượng mạnh như vậy có lẽ vì cái thái độ mà nó mô tả trái ngược hoàn toàn với tôi. Khi trò chuyện, tôi ưu tiên việc được người khác yêu mến hơn là nói sự thật. Mong muốn làm hài lòng người khác khiến tôi cười trước những câu đùa bình thường giống như các bậc cha mẹ khi xem buổi diễn mở màn vở kịch ở trường học của bọn trẻ. Với người lạ, tôi cư xử theo cách mà nhân viên tiếp tân chào những vị khách giàu có trong khách sạn - sự nhiệt tình đầu môi xuất phát từ mong muốn bừa bãi, bệnh hoạn được yêu mến. Tôi không công khai nghi ngờ những tư tưởng mà số đông tin theo. Tôi muốn được những nhân vật quyền lực chấp nhận, và rất lâu sau khi gặp họ, tôi vẫn lo lắng không biết họ có thấy chấp nhận được tôi hay không. Khi đi qua cửa hải quan hay lái xe bên cạnh xe cảnh sát, tôi có mong muốn kỳ cục là được những nhân viên mặc đồng phục nghĩ tốt về mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự An Ủi Của Triết Học PDF của tác giả Ngô Thu Hương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

7 Loại Hình Thông Minh (Thomas Armstrong)
LỜI GIỚI THIỆU LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1 - THUYẾT TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CHƯƠNG 2 - TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ CHƯƠNG 3 - TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN Tìm mua: 7 Loại Hình Thông Minh TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG 4 - TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC CHƯƠNG 5 - TRÍ THÔNG MINH VẬN ĐỘNG CƠ THỂ CHƯƠNG 6 - TRÍ THÔNG MINH LOGIC CHƯƠNG 7 - TRÍ THÔNG MINH TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN CHƯƠNG 8 - TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM CHƯƠNG 9 - ĐÁNH THỨC NHỮNG TIỀM NĂNG NỞ MUỘN CHƯƠNG 10 - CỦNG CỐ MỐI LIÊN KẾT LỎNG LẺO CHƯƠNG 11 - LÀM VIỆC THÔNG MINH HƠN CHƯƠNG 12 - KHI CÁC LOẠI HÌNH THÔNG MINH XUNG ĐỘT CHƯƠNG 13 - NHỮNG HÌNH THỨC TƯ DUY TRONG TƯƠNG LAI CHƯƠNG 14 - NHỮNG LOẠI HÌNH THÔNG MINH MỚI CHƯƠNG 15 - LIỆU CÒN TỒN TẠI NHỮNG LOẠI HÌNH THÔNG MINH KHÁC?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 7 Loại Hình Thông Minh PDF của tác giả Thomas Armstrong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
7 Bước Đến Thành Công (Nguyễn Hiến Lê)
TỰA CHƯƠNG I - LUYỆN LÒNG TỰ TÍN VÀ RÈN NGHỊ LỰC CHƯƠNG I -(B) LUYỆN LÒNG TỰ TÍN RA SAO? CHƯƠNG II LUYỆN NHÂN CÁCH CHƯƠNG III ĐẮC NHÂN TÂM Tìm mua: 7 Bước Đến Thành Công TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG IV LUYỆN TẬP VÀ GIỮ GÌN THÂN THỂ CHƯƠNG IV (B) LUYỆN TẬP VÀ GIỮ GÌN THÂN THỂ CHƯƠNG V KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT CHƯƠNG V (B) KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT CHƯƠNG V (C) NHỮNG LỖI THÔNG THƯỜNG CHƯƠNG VI LUYỆN TRÍ CHƯƠNG VII CẦU THIỆN GIÁ NHI CÔ TRƯỚC KHI TỪ BIỆT Vài lời thưa trước Trong thời gian lánh cư tại Long Xuyên, cụ Nguyễn Hiến Lê vừa dạy học vừa học thêm và vừa viết sách. Trong Đời viết văn của tôi, cụ bảo: “2="">Trong chương XIII(bộ Hồi Kí)tôi đã nói muốn học một ngoại ngữ thì phải dịch. Tôi muốn nói thêm: học môn nào thì nên viết về môn đó (…) Để học tiếng Anh, tôi tập dịch sách Anh ra tiếng Việt cũng như trước kia để học bạch thoại tôi dịch Hồ Thích”. 2="">Thật may mắn, ông Paulus Hiếu giới thiệu cho tôi hai cuốn How to win friends and influence people và How to stop worrying đều của Dale Carnegie và kiếm cho tôi được cả nguyên bản tiếng Mỹ với bản Pháp dịch. 2="">(…) Tiếng Anh của tôi hồi đó còn non lắm, học trước sau chỉ được sáu tháng tích cực nên nhiều chỗ phải dựa vào bản Pháp dịch, và dịch xong How to win friends tôi đưa ông Hiếu coi lại, sửa chữa. Do đó mà chúng tôi ký tên chung. Tôi đặt cho nhan đề Đắc nhân tâm. 2="">(…) Chủ trương của tôi dịch loạisách Học làm người như cuốn đó thì nên dịch thoát, có thể cắt bớt, tóm tắt, sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác; nhờ vậy mà bản dịch của chúng tôi rất lưu loát, không có dấu vết dịch, độc giả rất thích”. 2="">Dịch xong cuốn How to win friends and influence people, cụ dịch tiếp cuốn How to stop worrying (nhan đề bản Việt dịch là Quẳng gánh lo đi), và sau đó, như lời cụ nói trong Đời viết văn của tôi: “Cũng trong năm 1951 tôi dịch thêm cuốn nữa: Give yourself a chance (The Seven steps to success) của Gordon Byron. Nhan đề tiếng Việt: Bảy bước đến thành công. Cuốn này nhà P. Văn Tươi cũng cho vào loại Học làm người, ích lợi cho thanh niên, gọn, sáng, dễ theo, nhưng không có gì đặc biệt. Có lẽ vì nhan đề hấp dẫn nên cũng được tái bản nhiều lần tuy thua xa hai cuốn trên”. Cụ không cho biết khi dịch cuốn này, cụ có “dựa vào bản Pháp dịch” hay không, nhưng chúng ta thấy trong chương VI, trang 153, cụ chú thích chữ “síp (chiffre)” như sau: “Chúng tôi dùng tiếng “số” để dịch tiếng “nombre”, tiếng “chữ” để dịch tiếng “lettre”, còn “mot”thì dịch là “tiếng”; mà các chữ chiffre, nombre, lettre, mot đều là chữ Pháp. Dịch cuốn này, cụ cũng “2="">sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác”, riêng chương V: Khéo dùng tiếng Việt, cụ cho biết: “Trong nguyên văn ông Gordon Byron chỉ cách khéo léo dùng tiếng Anh vì ông là người Anh. Chúng tôi theo đúng đại ý của ông áp dụng vào tiếng Việt, trừ những đặc điểm của tiếng Anh mà tiếng Việt không có, như về chủ âm thì tôi bỏ đi và thay vào một đoạn về âm hưởng của tiếng Việt”. Có lẽ do chương V đó, mà ta thấy cuốn Bảy bước đến thành công ghi là: “Viết phỏng theo quyển…”[1].Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 7 Bước Đến Thành Công PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
7 Bước Đến Thành Công (Nguyễn Hiến Lê)
TỰA CHƯƠNG I - LUYỆN LÒNG TỰ TÍN VÀ RÈN NGHỊ LỰC CHƯƠNG I -(B) LUYỆN LÒNG TỰ TÍN RA SAO? CHƯƠNG II LUYỆN NHÂN CÁCH CHƯƠNG III ĐẮC NHÂN TÂM Tìm mua: 7 Bước Đến Thành Công TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG IV LUYỆN TẬP VÀ GIỮ GÌN THÂN THỂ CHƯƠNG IV (B) LUYỆN TẬP VÀ GIỮ GÌN THÂN THỂ CHƯƠNG V KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT CHƯƠNG V (B) KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT CHƯƠNG V (C) NHỮNG LỖI THÔNG THƯỜNG CHƯƠNG VI LUYỆN TRÍ CHƯƠNG VII CẦU THIỆN GIÁ NHI CÔ TRƯỚC KHI TỪ BIỆT Vài lời thưa trước Trong thời gian lánh cư tại Long Xuyên, cụ Nguyễn Hiến Lê vừa dạy học vừa học thêm và vừa viết sách. Trong Đời viết văn của tôi, cụ bảo: “2="">Trong chương XIII(bộ Hồi Kí)tôi đã nói muốn học một ngoại ngữ thì phải dịch. Tôi muốn nói thêm: học môn nào thì nên viết về môn đó (…) Để học tiếng Anh, tôi tập dịch sách Anh ra tiếng Việt cũng như trước kia để học bạch thoại tôi dịch Hồ Thích”. 2="">Thật may mắn, ông Paulus Hiếu giới thiệu cho tôi hai cuốn How to win friends and influence people và How to stop worrying đều của Dale Carnegie và kiếm cho tôi được cả nguyên bản tiếng Mỹ với bản Pháp dịch. 2="">(…) Tiếng Anh của tôi hồi đó còn non lắm, học trước sau chỉ được sáu tháng tích cực nên nhiều chỗ phải dựa vào bản Pháp dịch, và dịch xong How to win friends tôi đưa ông Hiếu coi lại, sửa chữa. Do đó mà chúng tôi ký tên chung. Tôi đặt cho nhan đề Đắc nhân tâm. 2="">(…) Chủ trương của tôi dịch loạisách Học làm người như cuốn đó thì nên dịch thoát, có thể cắt bớt, tóm tắt, sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác; nhờ vậy mà bản dịch của chúng tôi rất lưu loát, không có dấu vết dịch, độc giả rất thích”. 2="">Dịch xong cuốn How to win friends and influence people, cụ dịch tiếp cuốn How to stop worrying (nhan đề bản Việt dịch là Quẳng gánh lo đi), và sau đó, như lời cụ nói trong Đời viết văn của tôi: “Cũng trong năm 1951 tôi dịch thêm cuốn nữa: Give yourself a chance (The Seven steps to success) của Gordon Byron. Nhan đề tiếng Việt: Bảy bước đến thành công. Cuốn này nhà P. Văn Tươi cũng cho vào loại Học làm người, ích lợi cho thanh niên, gọn, sáng, dễ theo, nhưng không có gì đặc biệt. Có lẽ vì nhan đề hấp dẫn nên cũng được tái bản nhiều lần tuy thua xa hai cuốn trên”. Cụ không cho biết khi dịch cuốn này, cụ có “dựa vào bản Pháp dịch” hay không, nhưng chúng ta thấy trong chương VI, trang 153, cụ chú thích chữ “síp (chiffre)” như sau: “Chúng tôi dùng tiếng “số” để dịch tiếng “nombre”, tiếng “chữ” để dịch tiếng “lettre”, còn “mot”thì dịch là “tiếng”; mà các chữ chiffre, nombre, lettre, mot đều là chữ Pháp. Dịch cuốn này, cụ cũng “2="">sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác”, riêng chương V: Khéo dùng tiếng Việt, cụ cho biết: “Trong nguyên văn ông Gordon Byron chỉ cách khéo léo dùng tiếng Anh vì ông là người Anh. Chúng tôi theo đúng đại ý của ông áp dụng vào tiếng Việt, trừ những đặc điểm của tiếng Anh mà tiếng Việt không có, như về chủ âm thì tôi bỏ đi và thay vào một đoạn về âm hưởng của tiếng Việt”. Có lẽ do chương V đó, mà ta thấy cuốn Bảy bước đến thành công ghi là: “Viết phỏng theo quyển…”[1].Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 7 Bước Đến Thành Công PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sinh Tồn Nơi Hoang Dã (Phạm Văn Nhân)
LỜI NÓI ĐẦU Trước đây, khi các phương tiện thông tin loan đi sự kiện một cô gái nước ngoài còn sống sót duy nhất sau một tai nạn máy bay ở thung lũng Ô Kha (Nha Trang), chúng tôi vừa khâm phục vừa tiếc rẻ: - Khâm phục vì tinh thần kiên cường và kỹ năng mưu sinh thoát hiểm của cô gái. - Tiếc rẻ là lớp trẻ của chúng ta chưa có một trường nào mở lớp huấn luyện về “Mưu sinh fhoát hiểm (ngoại trừ quân đội) để ứng phó với mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống. Tìm mua: Sinh Tồn Nơi Hoang Dã TiKi Lazada Shopee Từ đó, trong thâm tâm của chúng tôi đã manh nha hình thành một cuốn sách có tính cách đại chúng về “Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã”. Tuy nhiên, vì khả năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm còn rất hạn chế nên cứ chần chừ mãi. Gần đây, được sự động viên và khuyến khích của một số bạn bè thân hữu, các anh chị phụ trách trong các phong trào sinh hoạt thanh thiếu niên, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm một số tài liệu trong cũng như ngoài nước, cộng với một số vốn liếng kinh nghiệm ít ỏi của mình và sự đóng góp ý kiến của bạn bè, thế là cuốn sách đã dần dần hình thành. Dĩ nhiên, những hạn chế và thiếu sót thì không thể nào tránh khỏi. Và cũng xin quý độc giả đừng vội cho là chúng tôi không thực tế khi đưa những chương mục như Sa mạc, Băng tuyết... vào trong sách, vì đất nước ta làm gì có những của hiếm đó. Nhưng kính thưa quý vị, ngày nay, những sự cố bất ngờ trong khi đi du lịch, làm việc nơi xa, hoạt động dã ngoại, thám du mạo hiểm, tai nạn trên không, trên biển, trên bộ... có thể đưa quý vị rơi vào một môi trường, hoàn cảnh xa lạ với cuộc sống thường ngày như đầm lầy, núi cao, rừng sâu biển lớn, sa mạc, băng tuyết... thậm chí đôi khi còn ở dưới lòng đất mà nếu không biết cách xử trí thì cơ hội sống sót của chúng ta rất mong manh. Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi xem xong cuốn sách này, quý vị sẽ có một khái niệm về các phương pháp sinh tồn nơi hoang dã. Tuy nhiên đây chỉ là phần lý thuyết, quý vị cần thực tập nhiều lần trong các cuộc cắm trại, xuất du, thám hiểm, dã ngoại... Như thế chắc quý vị sẽ có nhiều khả năng tồn tại khi bị rơi vào những nơi hoang vu xa lạ. Và đây cũng chính là tâm nguyện của chúng tôi. Xin cảm ơn những ai đã cầm đến cuốn sách này. PHẠM VĂN NHÂNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sinh Tồn Nơi Hoang Dã PDF của tác giả Phạm Văn Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.