Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh

Lời tựa

Đập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận

Nếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế.

Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.

Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.

Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.

Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.

Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Thiên Nhiên Tâm (Ajahn Chah)
Và khi trở về với Thiên Nhiên Tâm, Với quy luật tự nhiên của Tâm thì bản chất tự nhiên của Tâm khởi sanh, trí tuệ khởi sanh đó chính là nhất điểm Tâm. Thông quan các quan điểm cơ bản trên tác phẩm đã cung cấp cho độc giả một cách nhìn chân thật hơn về chân dung Ngài Ajahn Chah và pháp hành thiền của Ngài, vận dụng những giá trị quí báu đó làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn và điều quan trọng là hãy tìm cho mình con đường Trung Đạo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiên Nhiên Tâm PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Tĩnh Lặng (Ajahn Chah)
Sách Tâm tĩnh lặng hãy luôn tỉnh thức và để mọi việc diễn tiến tự nhiên. Rồi đầu óc của bạn sẽ trở nên tĩnh lặng trong bất cứ hoàn cảnh nào, giống như hồ nước tĩnh lặng trong rừng vắng. Rồi tất cả những con thú kỳ diệu, quý hiếm sẽ đến uống nước trong hồ và bạn sẽ thấu hiểu bản chất của muôn vật. Bạn sẽ nhận thấy nhiều điều kỳ diệu đến rồi đi, riêng tâm bạn vẫn tĩnh lặng. Đây là niềm hạnh phúc của Đức Từ Bi. Theo truyền thống Bát chánh đạo bao gồm tám nhánh, đó là chánh kiến,chánh ngữ, chánh định...Nhưng Bát chánh đạo thật nằm trong chúng ta, đó là hai mắt, hai tai, hai mũi, một lưỡi và một thân. Tám cửa này là là toàn bộ Con Đường của chúng ta và tâm chúng ta bước đi trên đó. Nhận biết những cửa ngõ này, và quan sát chúng, rồi tất cả mọi vật sẽ đều hiển lộ. Cốt tủy của Đạo rất đơn giản. Khỏi cần phải giải thích dài dòng. Đừng dính mắt vào sự yêu ghét, thản nhiên trước mọi việc. Đó là tất cả sự tu hành của tôi. Tìm mua: Tâm Tĩnh Lặng TiKi Lazada Shopee Đừng cố trở thành một thứ gì. Đừng cố biến mình thành một người nào. Đừng muốn làm một thiền giả. Đừng muốn trở nên khai ngộ. Khi bạn tọa thiền, chỉ việc thiền. Khi bạn đi bộ chỉ việc đi. Không nắm giữ một thứ gì cả. Không kháng cự một điều gì cả Dĩ nhiên, có hàng chục pháp hành thiền để phát triển định lực và nhiều cách thiền quán. Nhưng tất cả đều có một yếu chỉ - hãy để cho mọi việc vận hành tự nhiên. Hãy bước qua đây - chốn anh lành, dịu mát, và vĩnh viễn ra khỏi trận chiến đảo điên. Tại sao không thử xem? Bạn có dám không?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Tĩnh Lặng PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chỉ Là Một Cội Cây (Ajahn Chah)
Việc thực hành của Ajahn Chah chỉ đơn giản là quán sát, theo dõi một cách chánh niệm và tỉnh giác tất cả những gì đang diễn ra bên trong cũng như bên ngoài chính mình. Ajahn Chah thường nói việc hành thiền của Ngài chẳng có gì đặc biệt. Ajahn Chah tự so sánh mình với một cội cây trong rừng. Cội cây chỉ là cội cây và Ajahn Chah cũng chỉ là Ajahn Chah thôi, chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng từ sự không đặc biệt này phát sinh ra một sự hiểu biết sâu xa về chính mình và thế gian. Không thể dùng ngôn từ để diễn đạt giáo pháp. Giáo pháp tự hiển bày trong từng phút giây, nhưng chỉ khi nào tâm tĩnh lặng ta mới có thể thấu hiểu giáo pháp. Ajahn Chah có khả năng kỳ diệu để biến đổi giáp pháo vô ngôn thành những ví dụ tươi mát, lúc khôi hài ý nhị, lúc vần điệu nên thơ, thường là để đánh động vào chỗ linh diệu nhất của con tim. Chúng ta đang chìm đắm trong bể ái dục như thú tham mồi ngon, ruồi say mật ngọt. Đời sống chẳng qua chỉ là những chiếc lá rụng và tâm chẳng khác nào những dòng nước chảy. Ajahn Chah sinh năm 1918 tại một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và thọ giới Tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài hành theo truyền thống Đầu Đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Mỗi ngày, ngoài việc đi khất thực và chuyên tâm hành thiền, Ngài còn đi đó đây truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư lỗi lạc trong đó có ngài Achaan Mun, một vị thiền sư danh tiếng được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của Ngài Achaan Mun. Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng năm 1992 ở Wat Ba Pong, tỉnh Ubon Ratachani, Thái Lan. Ajahn Chah là một vị thiền sư giác ngộ, ngài đã phát tâm từ bi mang niềm an lạc đến cho mọi người một cách trực tiếp qua những bài giảng rất chi tiết và phong phú, rõ ràng về nội dung, cũng như tận tụy chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác. Lời dạy của ngài thật đơn giản, hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc và xõa bỏ tất cả, sự vật thế nào hãy để y như vậy. Tìm mua: Chỉ Là Một Cội Cây TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chỉ Là Một Cội Cây PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chỉ Là Một Cội Cây (Ajahn Chah)
Việc thực hành của Ajahn Chah chỉ đơn giản là quán sát, theo dõi một cách chánh niệm và tỉnh giác tất cả những gì đang diễn ra bên trong cũng như bên ngoài chính mình. Ajahn Chah thường nói việc hành thiền của Ngài chẳng có gì đặc biệt. Ajahn Chah tự so sánh mình với một cội cây trong rừng. Cội cây chỉ là cội cây và Ajahn Chah cũng chỉ là Ajahn Chah thôi, chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng từ sự không đặc biệt này phát sinh ra một sự hiểu biết sâu xa về chính mình và thế gian. Không thể dùng ngôn từ để diễn đạt giáo pháp. Giáo pháp tự hiển bày trong từng phút giây, nhưng chỉ khi nào tâm tĩnh lặng ta mới có thể thấu hiểu giáo pháp. Ajahn Chah có khả năng kỳ diệu để biến đổi giáp pháo vô ngôn thành những ví dụ tươi mát, lúc khôi hài ý nhị, lúc vần điệu nên thơ, thường là để đánh động vào chỗ linh diệu nhất của con tim. Chúng ta đang chìm đắm trong bể ái dục như thú tham mồi ngon, ruồi say mật ngọt. Đời sống chẳng qua chỉ là những chiếc lá rụng và tâm chẳng khác nào những dòng nước chảy. Ajahn Chah sinh năm 1918 tại một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và thọ giới Tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài hành theo truyền thống Đầu Đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Mỗi ngày, ngoài việc đi khất thực và chuyên tâm hành thiền, Ngài còn đi đó đây truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư lỗi lạc trong đó có ngài Achaan Mun, một vị thiền sư danh tiếng được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của Ngài Achaan Mun. Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng năm 1992 ở Wat Ba Pong, tỉnh Ubon Ratachani, Thái Lan. Ajahn Chah là một vị thiền sư giác ngộ, ngài đã phát tâm từ bi mang niềm an lạc đến cho mọi người một cách trực tiếp qua những bài giảng rất chi tiết và phong phú, rõ ràng về nội dung, cũng như tận tụy chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác. Lời dạy của ngài thật đơn giản, hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc và xõa bỏ tất cả, sự vật thế nào hãy để y như vậy. Tìm mua: Chỉ Là Một Cội Cây TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chỉ Là Một Cội Cây PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.