Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh

Lời tựa

Đập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận

Nếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế.

Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.

Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.

Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.

Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.

Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh (Samuel Huntington)
Chính trị thế giới đang bước vào một thời kỳ mới, và các học giả vội vã dội vào chúng ta những kiến giải về diện mạo tương lai của nó: sự cáo chung của lịch sử, sự phục hồi những cuộc cạnh tranh truyền thống giữa các nhà nước dân tộc, sự sa sút của nhà nước dân tộc trước sức ép của các khuynh hướng khác của chủ nghĩa phân lập bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu… Mỗi cách kiến giải này đều nắm bắt những khía cạnh riêng biệt của hiện thực đang hình thành. Nhưng tất cả chúng đều bó qua một khía cạnh cơ bản cốt yếu nhất của vấn đề. Tôi cho rằng nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa. Nhà nước dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ là giai đoạn diễn biến cuối cùng của các xung đột toàn cầu trên thế giới hiện đại. Trong một thế kỷ rưỡi sau sự ra đời của hệ thống quốc tế hiện đại với Hòa ước giữa các ông vua: các hoàng đế, quốc vương, các nhà quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến, những người ra sức mở rộng bộ máy quan liêu; tăng cường quân đội, củng cố sức mạnh kinh tế của mình, mà Cái chính là liên kết các vùng đất mới vào lãnh thổ của mình. Quá trình này đẻ ra các nhà nước dân tộc, và bắt đầu từ cuộc Ðại Cách mạng Pháp, các tuyến xung đột cơ bản kéo ra không hẳn là giữa những người cầm quyền, mà đúng hơn là giữa các dân tộc. Như R.R. Palmer đã nói năm 1793: „Những cuộc chiến tranh giữa các ông vua đã chấm dứt, và những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc đã bắt đầu.“ Cái mô hình này kéo dài suốt thế kỷ Tìm mua: Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh TiKi Lazada Shopee 19 cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Rồi do kết quả của cuộc cách mạng Nga và phản ứng chống lại nó, xung đột giữa các dân tộc nhường chỗ cho xung đột giữa các hệ tư tưởng. Các bên xung đột lúc đầu là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc xã và chế độ dân chủ tự do, rồi sau đó là chủ nghĩa cộng sản và chế độ dân chủ tự do. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, xung đột này thể hiện qua cuộc đọ sức giữa hai siêu cường, mà cả hai đều không phải là nhà nước dân tộc theo nghĩa cổ điển của Châu Âu. Mỗi siêu cường đều tự xác định mình bằng các phạm trù hệ tư tưởng. Xung đột giữa các ông hoàng, các nhà nước dân tộc và các hệ tư tưởng chủ yếu là xung đột trong nền văn minh phương Tây. William Lind gọi đó là „những cuộc nội chiến Phương Tây“. Ðây là bản chất của Chiến tranh lạnh cũng như của các cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh hồi thế kỷ 17, 18 và 19. Với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, giai đoạn Phương Tây của sự phát triển của chính trị quốc tế cũng kết thúc. Trọng tâm xung đột chuyển thành tác động qua lại giữa Phương Tây và các nền văn minh phi Phương Tây. Trong giai đoạn mới này, các dân tộc và các chính phủ của các nền văn minh Phi Phương Tây không còn đóng vai trò như là các đối tượng của lịch sử mục tiêu của chính sách thực dân Phương Tây nữa, mà cùng với Phương Tây, chúng bắt dầu khởi động và sáng tạo ra lịch sửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh PDF của tác giả Samuel Huntington nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh (Samuel Huntington)
Chính trị thế giới đang bước vào một thời kỳ mới, và các học giả vội vã dội vào chúng ta những kiến giải về diện mạo tương lai của nó: sự cáo chung của lịch sử, sự phục hồi những cuộc cạnh tranh truyền thống giữa các nhà nước dân tộc, sự sa sút của nhà nước dân tộc trước sức ép của các khuynh hướng khác của chủ nghĩa phân lập bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu… Mỗi cách kiến giải này đều nắm bắt những khía cạnh riêng biệt của hiện thực đang hình thành. Nhưng tất cả chúng đều bó qua một khía cạnh cơ bản cốt yếu nhất của vấn đề. Tôi cho rằng nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa. Nhà nước dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ là giai đoạn diễn biến cuối cùng của các xung đột toàn cầu trên thế giới hiện đại. Trong một thế kỷ rưỡi sau sự ra đời của hệ thống quốc tế hiện đại với Hòa ước giữa các ông vua: các hoàng đế, quốc vương, các nhà quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến, những người ra sức mở rộng bộ máy quan liêu; tăng cường quân đội, củng cố sức mạnh kinh tế của mình, mà Cái chính là liên kết các vùng đất mới vào lãnh thổ của mình. Quá trình này đẻ ra các nhà nước dân tộc, và bắt đầu từ cuộc Ðại Cách mạng Pháp, các tuyến xung đột cơ bản kéo ra không hẳn là giữa những người cầm quyền, mà đúng hơn là giữa các dân tộc. Như R.R. Palmer đã nói năm 1793: „Những cuộc chiến tranh giữa các ông vua đã chấm dứt, và những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc đã bắt đầu.“ Cái mô hình này kéo dài suốt thế kỷ Tìm mua: Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh TiKi Lazada Shopee 19 cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Rồi do kết quả của cuộc cách mạng Nga và phản ứng chống lại nó, xung đột giữa các dân tộc nhường chỗ cho xung đột giữa các hệ tư tưởng. Các bên xung đột lúc đầu là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc xã và chế độ dân chủ tự do, rồi sau đó là chủ nghĩa cộng sản và chế độ dân chủ tự do. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, xung đột này thể hiện qua cuộc đọ sức giữa hai siêu cường, mà cả hai đều không phải là nhà nước dân tộc theo nghĩa cổ điển của Châu Âu. Mỗi siêu cường đều tự xác định mình bằng các phạm trù hệ tư tưởng. Xung đột giữa các ông hoàng, các nhà nước dân tộc và các hệ tư tưởng chủ yếu là xung đột trong nền văn minh phương Tây. William Lind gọi đó là „những cuộc nội chiến Phương Tây“. Ðây là bản chất của Chiến tranh lạnh cũng như của các cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh hồi thế kỷ 17, 18 và 19. Với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, giai đoạn Phương Tây của sự phát triển của chính trị quốc tế cũng kết thúc. Trọng tâm xung đột chuyển thành tác động qua lại giữa Phương Tây và các nền văn minh phi Phương Tây. Trong giai đoạn mới này, các dân tộc và các chính phủ của các nền văn minh Phi Phương Tây không còn đóng vai trò như là các đối tượng của lịch sử mục tiêu của chính sách thực dân Phương Tây nữa, mà cùng với Phương Tây, chúng bắt dầu khởi động và sáng tạo ra lịch sửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh PDF của tác giả Samuel Huntington nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Đã Dạy Những Gì (Walpola Rahula)
Mục lục BẢNG VIẾT TẮT (các kinh Pàli được trích dẫn) ÐỨC PHẬT Chương Một: THÁI ÐỘ TINH THẦN PHẬT GIÁO Chương Hai: TỨ DIỆU ÐẾ Chân lý thứ nhất: DUKKHA (Khổ) Tìm mua: Đức Phật Đã Dạy Những Gì TiKi Lazada Shopee Chương Ba: DIỆU ÐẾ THỨ HAI: TẬP (Samudaya): Nguyên nhân của khổ Chương Bốn: DIỆU ÐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha) Sự chấm dứt khổ Chương Năm: DIỆU ÐẾ THỨ TƯ: ÐẠO (Magga): Con Ðường Chương Sáu: VÔ NGÃ (ANATTA) Chương Bảy: QUÁN TƯỞNG Sự đào luyện tâm ý: Bhàvanà Chương Tám: PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY Phụ lục: KINH NIỆM XỨ Satipatthànasutta Lời giới thiệu Ðại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Ðại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Ðại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Ðại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Ðại đức qua Ðại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Ðại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Ðại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Ðại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản. Nói một cách khác, không có Đại thừa hay Tiểu thừa, không có Nam tông hay Bắc tông. Sở dĩ có phân chia tông phái là vì sự diễn biến của lịch sử và sự truyền bá của đạo Phật qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, quốc độ khác nhau và tông phái nào cũng chấp thuận một số giáo lý căn bản chung cho tất cả truyền thống. Quyển sách này là một sự cố gắng của tác giả để giới thiệu những giáo lý căn bản ấy và những ai muốn tìm hiểu đạo Phật cũng cần phải hiểu biết ít nhất số giáo lý căn bản ấy. Riêng đối với Phật tử Việt Nam một số lớn được học ngay vào kinh điển Ðại thừa, lại cần phải hiểu giáo lý căn bản này để soi sáng lại sự hiểu biết của mình và để tìm lại sự liên tục của quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo. Riêng đối với sinh viên Ðại học Vạn Hạnh, tài liệu của tập sách này cần được xem là tài liệu căn bản và tối thiểu để xây dựng nền tảng Phật học của mình. Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu Mỹ, một giới trí thức có một bối cảnh khoa học và văn minh Cơ đốc giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển này phần lớn nhờ ở điểm này. Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển PÀli để chứng minh cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và bắt chước. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biết của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, và vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của đức Phật bị bóp méo, rạn nứt rất nhiều. Ðể bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính đức Phật để xác chứng quan điểm của mình trong khi trình bày, một thái độ mà tác giả tập sách này đã theo rất trung thành. Dịch giả quyển sách này là cô Trí Hải, một tên quá quen thuộc với giới học giả với tài dịch thuật và sự hiểu biết giáo lý căn bản của cô để cần phải giới thiệu dài dòng về cô. Tên của cô cũng đủ bảo đảm cho giá trị dịch thuật của tập sách này rồi. Saigon, ngày 9-1-1966 Tỳ-kheo Thích Minh Châu Viện trưởng Viện Ðại Học Vạn HạnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Đã Dạy Những Gì PDF của tác giả Walpola Rahula nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Đã Dạy Những Gì (Walpola Rahula)
Mục lục BẢNG VIẾT TẮT (các kinh Pàli được trích dẫn) ÐỨC PHẬT Chương Một: THÁI ÐỘ TINH THẦN PHẬT GIÁO Chương Hai: TỨ DIỆU ÐẾ Chân lý thứ nhất: DUKKHA (Khổ) Tìm mua: Đức Phật Đã Dạy Những Gì TiKi Lazada Shopee Chương Ba: DIỆU ÐẾ THỨ HAI: TẬP (Samudaya): Nguyên nhân của khổ Chương Bốn: DIỆU ÐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha) Sự chấm dứt khổ Chương Năm: DIỆU ÐẾ THỨ TƯ: ÐẠO (Magga): Con Ðường Chương Sáu: VÔ NGÃ (ANATTA) Chương Bảy: QUÁN TƯỞNG Sự đào luyện tâm ý: Bhàvanà Chương Tám: PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY Phụ lục: KINH NIỆM XỨ Satipatthànasutta Lời giới thiệu Ðại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Ðại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Ðại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Ðại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Ðại đức qua Ðại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Ðại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Ðại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Ðại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản. Nói một cách khác, không có Đại thừa hay Tiểu thừa, không có Nam tông hay Bắc tông. Sở dĩ có phân chia tông phái là vì sự diễn biến của lịch sử và sự truyền bá của đạo Phật qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, quốc độ khác nhau và tông phái nào cũng chấp thuận một số giáo lý căn bản chung cho tất cả truyền thống. Quyển sách này là một sự cố gắng của tác giả để giới thiệu những giáo lý căn bản ấy và những ai muốn tìm hiểu đạo Phật cũng cần phải hiểu biết ít nhất số giáo lý căn bản ấy. Riêng đối với Phật tử Việt Nam một số lớn được học ngay vào kinh điển Ðại thừa, lại cần phải hiểu giáo lý căn bản này để soi sáng lại sự hiểu biết của mình và để tìm lại sự liên tục của quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo. Riêng đối với sinh viên Ðại học Vạn Hạnh, tài liệu của tập sách này cần được xem là tài liệu căn bản và tối thiểu để xây dựng nền tảng Phật học của mình. Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu Mỹ, một giới trí thức có một bối cảnh khoa học và văn minh Cơ đốc giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển này phần lớn nhờ ở điểm này. Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển PÀli để chứng minh cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và bắt chước. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biết của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, và vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của đức Phật bị bóp méo, rạn nứt rất nhiều. Ðể bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính đức Phật để xác chứng quan điểm của mình trong khi trình bày, một thái độ mà tác giả tập sách này đã theo rất trung thành. Dịch giả quyển sách này là cô Trí Hải, một tên quá quen thuộc với giới học giả với tài dịch thuật và sự hiểu biết giáo lý căn bản của cô để cần phải giới thiệu dài dòng về cô. Tên của cô cũng đủ bảo đảm cho giá trị dịch thuật của tập sách này rồi. Saigon, ngày 9-1-1966 Tỳ-kheo Thích Minh Châu Viện trưởng Viện Ðại Học Vạn HạnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Đã Dạy Những Gì PDF của tác giả Walpola Rahula nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.