Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Các Bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ (Paramahansa Yogananda)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả cùng nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn Độ hiện kim. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài thời gian. Độc giả cũng có dịp thưởng thức những câu chuyện đầy thú vị của tu sĩ Yogananda mà tôi có hân hạnh được gặp ở Ấn Độ và Mỹ quốc, và dành cho quyển sách này một sự phán đoán tương xứng với giá trị của nó: vì đó là một trong những tập tài liệu biểu lộ một cách hoàn toàn nhất cái tinh thần của người Ấn Độ và phơi bày những kho tàng tâm linh quý báu của xứ Ấn Độ, một tài liệu chưa từng được công bố ở các nước Tây phương và trên thế giới…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Các Bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ PDF của tác giả Paramahansa Yogananda nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bóng Thời Gian (Diệu Kim)
Những năm gần đây, có một dấu hiệu rất đáng mừng là các tác phẩm Phật học đã xuất hiện ngày càng nhiều và hết sức phong phú, từ những trước tác của các vị đại sư cho đến các bản dịch giáo pháp từ Anh ngữ, Hán ngữ; từ những bài giảng dành cho người sơ cơ đến những tác phẩm nghiên cứu Phật học chuyên sâu; từ các sách giảng luận về Tịnh độ, Thiền tông cho đến Mật tông đều có đủ và thường xuyên gia tăng số lượng. Vì thế, người Phật tử đã không còn phải khó khăn trong việc tìm kiếm và chọn lựa món ăn tinh thần thích hợp với mình. Tuy nhiên, có một thực tế là những tác phẩm văn chương Phật giáo dường như vẫn còn khá ít ỏi. Người ta vẫn phải tìm đọc Thơ văn Lý Trần hay Quy nguyên trực chỉ như những tác phẩm văn học Phật giáo vô cùng hiếm hoi sót lại từ xưa, trong khi những sáng tác văn học Phật giáo gần đây vẫn còn khá hạn chế. Trong bối cảnh đó, tôi rất vui khi nhận được tập bản thảo này từ tác giả với lời đề nghị nhờ đọc lại. Quả thật, với một bút pháp nhẹ nhàng, trong sáng và mang đậm chất giọng Nam bộ, nữ tác giả xuất thân từ miền quê Đồng Tháp này đã chia sẻ với chúng ta rất nhiều những suy tư, trăn trở qua vốn sống thực tế của chị. Vì thế, tôi hy vọng tuyển tập truyện ngắn này sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu học hỏi và tu tập của người Phật tử thông qua sự thưởng lãm văn chương Phật giáo, một nhu cầu chính đáng và đang ngày càng gia tăng đặc biệt trong lớp trẻ hiện nay. Hy vọng tác phẩm này sẽ mang đến cho người đọc không chỉ là những phút giây thư giãn đơn thuần, mà còn là những tư tưởng sâu sắc, những cảm xúc yêu người thương đời được tác giả gửi gắm qua ngòi bút, có thể giúp mỗi người chúng ta luôn nỗ lực vươn lên để sống tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả. Tìm mua: Bóng Thời Gian TiKi Lazada Shopee Nguyễn Minh TiếnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bóng Thời Gian PDF của tác giả Diệu Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản (Đạo Cao Đài)
MỤC LỤC: 03____1. Vì sao con người cần phải có đạo? 03____2. Một tôn giáo như thế nào là phù hợp cho thời đại ngày nay? 04____3. Vì sao có đạo Cao Đài? 04____4. Đạo Cao Đài còn có tên gọi đầy đủ là gì? Giải thích ý nghĩa của tên gọi đó? Tìm mua: Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản TiKi Lazada Shopee 05____5. Mục đích của đạo Cao Đài? 05____6. Tôn chỉ của đạo Cao Đài? 06____7. Cho biết nguyên lai đạo Cao Đài thờ con mắt? 07____8. Ý nghĩa của biểu tượng thờ trong đạo Cao Đài? 08____9. Giáo chủ của đạo Cao Đài là ai? 08____10. Người đầu tiên theo đạo là ai? Kể vài nét về tiểu sử của Người? 09____11. Cho biết sự hình thành đạo Cao Đài như thế nào? 10____12. Đạo Cao Đài công khai ra mắt ngày tháng năm nào và tại đâu? 10____13. Cho biết thêm về những vị đệ tử ban đầu của nền đạo? 11____14. Có rất nhiều tôn giáo để theo vì sao chúng ta chọn đạo Cao Đài? 12____15. Tại sao nên ăn chay? 13____16. Vào đạo Cao Đài phải ăn chay như thế nào? 13____17 Giữ giới là làm những gì? Có lợi ích gì? 14____18. Nói rõ về năm điều giới cấm? 14____19. Luật lệ của đạo Cao Đài có gì mới? Cho biết đại cương? 15____20. Thế luật là gì? Có mấy điều? Tóm tắt những điểm chính? 16____21.Cho biết những điều luật nói về quan hệ người mới nhập đạo? 16____22. Tam cang, Ngũ thường là gì? 16____23. Tam tùng, Tứ đức là gì? 17____24. Những dịp nào trong đời sống người tín đồ Cao Đài cần quan tâm đến nhau? 17____25. Khi nhập đạo vì sao phải có lời thệ nguyện? Cho biết nội dung và ý nghĩa? 18____26. Bắt tay ấn Tý là thế nào? Có ý nghĩa gì? 19____27. Nam mô là gì? Tam quy là gì? 19____28. Câu hồng danh của Thượng Đế có ý nghĩa thế nào? 20____29. Cúng lạy nhằm mục đích gì? 20____30. Lạy Thượng Đế, lạy Phật, Tiên, Thánh, Thần và người chết như thế nào? 21____31. Cho biết cách sắp đặt trên bàn thờ? 22____32. Cho biết cách thắp năm cây hương và ý nghĩa? 22____33. Lễ phẩm dâng cúng gồm những gì? Ý nghĩa? 23____34. Cho biết cách rót rượu cúng trên bàn thờ và ý nghĩa? 23____35. Cho biết cách pha trà cúng trên bàn thờ? Ý nghĩa 23____36. Những giờ cúng và cách dâng lễ phẩm trong mỗi thời như thế nào? 24____37. Tại sao thờ một ngọn đèn dầu chính giữa bàn thờ? Ýnghĩa? 25____38. Một buổi cúng thông thường của tín đồ tại gia gồm những bài kinh nào? 25____39. Cho biết những cách đọc kinh Cao Đài có gì đặc biệt? 25____40. Tổ chức chung của giáo hội Cao Đài như thế nào? 26____41. Vì sao phải lập giáo hội? 26____42. Thánh thất là gì? Họ đạo là gì? Nơi đây có gì đặc biệt với người tín đồ? 27____43. Hình thể của một Thánh thất như thế nào? Cho biết những điểm đặc trưng? 27____44. Người đứng đầu một Họ đạo gọi là gì? Có quyền hạn thế nào? 27____45. Ban Trị sự Xã đạo là gì? 28____46. Cho biết nhiệm vụ của tín đồ? 29____47. Ngày sóc vọng là ngày nào? Người Cao Đài làm gì trong ngày đó? 30____48. Ngày huyền hối là ngày nào? Người Cao Đài làm gì trong ngày đó? 30____49. Cho biết những ngày lễ trọng nhất trong năm của Đạo? 30____50. Đức tin của người Cao Đài như thế nào? 31____51. Tu hành là làm những gì? 31____52. Pháp tu đạo Cao Đài như thế nào? 31____53. Khi nào được thọ bửu pháp? 32____54. Thế nào là Tam Công? 33____55. Thế nào là Tu tánh luyện mạng? 33____56. Thế nào là phước huệ song tu? 34____57. Cho biết về ý nghĩa câu “Thiên nhân hiệp nhất”? 34____58. Cho biết về ý nghĩa câu “Vạn giáo nhất lý”? 35____59. Cho biết về ý nghĩa câu “Thuần chân vô ngã”? 35____60. Tại sao mặc đạo phục màu trắng? 36____61. Ba phái là gì? 36____62. Tam đài là gì? 36____63. Bốn cơ quan là gì? 37____64. Cho biết các cấp trong Cửu trùng đài? 37____65. Tứ đại điều qui là gì? 38____66. Người tín đồ làm thế nào để thực hiện sự hồi hướng trong ngày? 38____67. Sám hối là gì? Khi nào cần phải sám hối? 38____68. Cờ đạo như thế nào cho biết ý nghĩa? 39____69. Cho biết cách làm lễ tại Bửu điện và ý nghĩa? 39____70. Cho biết cách lấy dấu Tam qui, ý nghĩa việc làm này? 39____71. Mỗi gia đình theo Đạo có cần thiết lập bàn thờ Thầy không? 40____72. Học theo đức tính của Thầy điều cốt yếu nhất là gì?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN (Annie Besant)
Năm đề tài sau đây: I.-Tinh Luyện. II.-Tập Luyện Cái Trí. III.-Lập Hạnh. IV.-Tinh Thần Hoá hay là Khoa Luyện Kim Tinh Thần. V.-Trước Thềm Thánh Điện. Bà tiến sĩ Annie Besant thuyết trình vào tháng 8 năm 1875, tại Chi Bộ Thông Thiên Học Blavatsky, một trong những Chi Bộ lớn ở Luân Đôn. Những đề tài liên quan mật thiết với nhau, do đó được in ra thành sách nhan đề: “The Outer Court.” Nhận thấy cuốn sách nầy hữu ích cho tất cả tín đồ các tôn giáo và cho những ai muốn tìm đạo, không phải chỉ riêng cho các hội viên Thông Thiên Học, nên chúng tôi cố gắng dịch ra Việt ngữ không ngoài ý muốn cống hiến cho tất cả các bạn một tác phẩm rất có giá trị của một vị đại đức và là đệ tử của Chơn Sư đã hy sinh tất cả để phụng sự nhân loại và đã từng châu du khắp thế giới để thuyết đạo. Cuốn “Trước Thềm Thánh Điện” nầy đi đôi với cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Phải đọc trước, mới thật hiểu những lời của đức bà Annie Besant giải trong cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Tìm mua: TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.