Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiền Của Bạn - Bạn tiêu như thế nào và tại sao?

Tiền Của Bạn – Bạn tiêu như thế nào và tại sao?

Tiền là gì?

Câu trả lời đơn giản nhất là: tiền là lũ xu teng đang xủng xoảng trong túi hay ví bạn, cũng như những tờ giấy bạc dường như chỉ chực đợi bạn cầm vào là bốc hơi. Nhưng nếu là xu và tiền giấy nước khác, không mua nổi cho bạn dù chỉ một chiếc vé xe buýt ở nhà, bạn vẫn gọi đó là tiền chứ? Rồi còn tiền nhựa – chẳng hạn như thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng – thì sao?

TIỀN HỨA Tất nhiên lúc nào bạn cũng thích nhất là có tiền xu và tiền giấy. Tiền giấy chỉ là những mảnh giấy hứa hẹn sẽ “đóng vai tiền”, nhưng đến nay vẫn là hình thức tiền phổ biến nhất. Ngoài ra còn có thẻ tín dụng và vàng – đó cũng là tiền phải không nhỉ? Thậm chí còn có một loại tiền mà ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào – tiền điện tử. Tất cả những thứ này có thật là tiền không?

TIỀN QUAY VÒNG Không khó nhận ra tiền vẫn đang thay đổi dạng thức. Ngoài ra, không phải ở đâu tiền cũng được dùng theo cách như nhau. Chủ yếu là vì tiền không phải chỉ là tiền tệ – tiền xu và tiền giấy, và cả thẻ tín dụng. Tiền còn liên quan đến ngân hàng và tiết kiệm, đến dòng tiền lưu hành trên thế giới.

6.000 NĂM LỊCH SỬ! Khi tìm hiểu những gì được và không được coi là tiền ngày nay, chúng ta sẽ khám phá ra rằng có đủ mọi loại tiền kỳ quặc đã góp mặt trong quá khứ – hổ phách, hột vòng, vỏ ốc, trống, trứng, lông vũ – đấy là mới kể sơ sơ vài loại thôi.

Trên thực tế, bạn có thể dùng bất cứ cái gì để làm tiền – một vài con cừu cũng được – miễn là tất cả mọi người đều đồng ý về giá trị của nó.

Tiền đã tồn tại dưới dạng này hay dạng khác tận 6.000 năm cơ đấy! Thực tế là tiền không chỉ được phát minh ra ở một nơi. Nó phát triển theo đủ mọi kiểu và ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Nhưng dù ta dùng thứ gì để làm tiền, nó luôn luôn có 4 tính chất thế này:

Mọi người đều đồng ý sử dụng nó.

Mọi người đều đồng ý rằng nó có thể được dùng theo những cách khác nhau.

Mọi người đều đồng ý rằng nó có một giá trị, có thể thay đổi, nhưng ai nấy cũng đều chấp nhận.

Mọi người đều đồng ý tôn trọng những gì nó đại diện.

VẬY HÃY CÙNG TÌM HIỂU CÁCH TIỀN HOẠT ĐỘNG NHÉ.

Tiền Là Gì? gồm có: Tiền Của Bạn Tiền Của Gia Đình Tiền Của Quốc Gia Tiền Của Thế Giới

Phải có tiền

Bạn có tiền chứ? Hôm nay bạn có tiền rủng rỉnh trong túi không? Có chiếc ví chật ních tiền xu và tiền giấy? Hay là chú lợn đất nhét đầy tiền lẻ? Hay thậm chí là sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng của riêng mình?

BẠN CÓ TIỀN! Nếu có một trong những thứ kể trên là bạn có tiền đó! Và hẳn là bạn sẽ có càng nhiều tiền hơn nữa sau vài tháng rồi vài năm.

ĐẾN RỒI ĐI

Tiền như là nước vậy – nó tự do chảy vào chảy ra khỏi túi mọi người. Cả cuộc đời bạn tiền sẽ chảy vào chảy ra như thế, nhưng liệu nó có chảy ra nhanh hơn chảy vào?

Nếu tiền chảy vào túi thì bạn đang kiếm được tiền đó. Bạn có thể phải làm việc mới có tiền, hoặc là được cho tiền tiêu vặt, tiền mừng hay tiền thưởng. Nếu nó chảy ra nghĩa là bạn đang tiêu tiền. Bạn đang mua sắm đồ và trả tiền cho chúng. Nếu tiền chảy vào túi nhiều hơn chảy ra thì tới một lúc nào đó bạn sẽ giàu. Còn không, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề đó.

TIỀN CŨNG MANG LẠI NHIỀU NIỀM VUI Kiếm tiền cũng vui mà tiêu tiền thì càng vui hơn nữa! Nhưng bạn có thể làm được nhiều hơn thế. Bạn có thể khiến tiền “sinh sôi”, hay còn gọi là dùng tiền để đầu tư. Cái đó mới thật là khó!

Và bạn cũng có thể tiêu tiền theo những cách đặc biệt. Bạn có thể tiêu tiền đi đồng thời thu tiền về. Điều đó lại càng khó hơn nữa.

Hoặc bạn có thể chia sẻ tiền. Bạn có thể chia cho những người thật sự cần đến tiền. Hãy tưởng tượng được giúp đỡ người khác như vậy xem!

Chúng ta nghĩ về tiền và nói về tiền.

Chúng ta muốn có tiền và không mua được gì nhiều nếu không có tiền.

Chúng ta cần tiền cho những thứ thiết yếu như đồ ăn và chỗ ở.

Chúng ta tiêu tiền vào những cái mình yêu thích.

Nên tiền là một thứ buộc phải có. Bạn không thể chạy trốn khỏi đồng tiền, nhưng không có nghĩa tiền là xấu. Ngược lại – nó là một thứ bạn có thể điều khiển, vui chơi cùng, khiến cho sinh sôi, sử dụng và giúp người khác.

VÀ BẮT ĐẦU KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM!

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Đầu Tư Bất Động Sản - Donald J.Trump
Đầu Tư Bất Động Sản – Donald J.TrumpCuốn sách Đầu tư bất động sản- Cách Thức Khởi Nghiệp Và Thu Lợi Nhuận Lớn sẽ là cẩm nang hoàn hảo cho tất cả những ai muốn thăng tiến trong sự nghiệp kinh doanh bất động sản bởi nó mang đến những lời khuyên kinh doanh thực tế dựa trên những điều mà độc giả không thể tìm thấy trong bất cứ trường kinh doanh nào – đó chính là kinh nghiệm.
Kiếm tiền bằng cách đầu tư chứng khoán - Wiliam O’Neil
Kiếm tiền bằng cách đầu tư chứng khoánKiếm Tiền Bằng Cách Đầu Tư Chứng Khoán của Wiliam O’Neil với phương pháp CANSLIM: Giúp bạn tạo dựng một hệ thống đầu tư chứng khoán để bạn vượt qua mọi khó khăn và thực hiện việc đầu tư hiệu quả.Từ năm 1998, mặc dù thị trường chứng khoán biến động không ngừng nhưng quyển sách này vẫn hữu ích và giúp nhiều nhà đầu tư thành công. Bởi lẽ tác giả đã giành nhiều công sức để xây dựng một hệ thống đầu tư cổ phiếu đúc kết kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp từ năm 1953 cho đến nay. Hệ thống này bao gồm 7 bước đầu tư chắc chắn, ít mạo hiểm và cũng ít gặp rủi ro. Đồng thời nội dung sách cũng hướng dẫn các bạn cách phát hiện những cổ phiếu có gía trị, đáng đầu tư. Cụ thể là:* Mở rộng chỉ số trung bình Nasdaq và phát triển ngân quỹ đầu tư.* Các kỹ thuật phân tích sơ đồ, theo dõi biến động và nhiều thao tác khác.* Xây dựng chiến lược khôn khéo để phòng tránh 19 lỗi sai phạm thường thấy ở các nhà đầu tư.
Tâm Lý Thị Trường Chứng Khoán
Tâm Lý Thị Trường Chứng KhoánNhà đầu tư vĩ đại thế kỷ XX, Ben Graham từng nhận xét rằng: “Đầu cơ cổ phiếu chủ yếu là câu chuyện xoay quanh việc anh A cố gắng nghĩ xem anh B, C và D đang nghĩ gì – trong khi B, C và D cũng cố làm y như thế. ”Để tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi trên, các chuyên gia chứng khoán đã không ngừng đưa ra những lý thuyết và các phương pháp luận tân tiến để áp dụng vào thị trường chứng khoán. Các trào lưu đầu tư liên tục quay vòng, song các nhà đầu tư vẫn không tránh khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của nạn đầu cơ cùng các thảm họa tài chính khác.Được xuất bản năm 1912, đã trải qua hơn 100 năm nhưng Psychology of Stock Market với phiên bản tiếng Việt mang tên Tâm lý thị trường chứng khoán vẫn giữ nguyên được giá trị của nó cho đến hôm nay.Bên cạnh những lời khuyên bổ ích cùng những kiến thức vô giá về kinh doanh chứng khoán, Tâm lý thị trường chứng khoán cũng giúp người đọc thay đổi một số cách nhìn truyền thống về tâm lý đám đông trên thị trường. Như chính G.C. Selden đã nói, khi bạn nhận thức được về tâm lý đám đông theo cách này, cũng là lúc bạn có thể bước vào thị trường chứng khoán và khám phá những điều thú vị cùng những bí mật ẩn giấu phía sau trò chơi kinh doanh vĩ đại nhất mọi thời đại.
80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ
80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻCuốn sách “80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ” là những bài học quý giá mà các nhà đầu tư nên trang bị cho mình trước khi quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán.Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi. Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.Không có phương pháp đầu tư (đầu cơ) rõ ràng Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản: cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao. Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 – 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 – 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy: không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của Warren Buffet: “Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư”.Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của Warren Buffet thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà Warren Buffet đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của Warren Buffet phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà Warren Buffet nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra