Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

THANG ÂM NGŨ CUNG TRONG ÂM NHẠC HUẾ

Âm nhạc Huế từ lâu vốn rất phong phú bởi nó được sản sinh từ một vùng đất trước đây là của Chiêm Thành (Chăm) được người Việt miền ngoài tiếp nhận. Người Việt vào đây mang theo âm nhạc từ bao đời của họ, đến vùng đất mới họ nghe được âm nhạc của người bản địa (vẫn là cư dân đa số), từ đó có sự giao lưu, hòa nhập, tiếp thu và có sự tiếp biến trong cảm quan âm nhạc của người Huế.

Thật ra âm nhạc Chiêm Thành bước đầu hòa nhập vào suối nguồn nhạc Đại Việt từ thời Lý khi vua Lý Thái Tông cho múa hát khúc Tây Thiên và vua Lý Cao Tông cho soạn khúc Chiêm Thành âm. Có thể đây chưa hẳn là bằng chứng về ảnh hưởng của nhạc Chiêm Thành trên nhạc Đại Việt nhưng điều đó có thể khẳng định từ thời điểm này chúng ta đã nghe và biết đến nhạc Chiêm Thành. Sau này khi hai châu Ô, châu Rí đã thuộc về Đại Việt, một phần âm nhạc Chiêm Thành đã ở lại với vùng đất này. Từ đó sự giao lưu trong sinh hoạt với phần âm nhạc bản địa đã để lại dấu ấn là điệu Nam hơi ai trong âm nhạc Huế.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Đinh Lưu Tú diễn ca (tuồng hát bội)
Ấn phẩm “Đinh Lưu Tú Diễn Ca” do dịch giả Đỗ Nhật Tân phiên âm và chú giải nằm trong Tủ sách Cổ văn của Ủy Ban Dịch Thuật được Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1971. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách có nguyên văn chữ Hán phía sau phục vụ cho việc nghiên cứu văn bản gốc. Vở tuồng Đinh Lưu Tú này cũng này cũng như bao nhiêu vở tuồng khác, theo điệu hát với những vai trò vua quan, anh hùng, liệt sĩ...Khi diễn ra những vai tuồng ấy, phải có những lời nói oai hùng, lỗi lạc và hoa mỹ, hát lên cho oanh liệt cùng với nhịp âm nhạc, bản văn gồm nửa phần chữ nửa phần nôm giúp cho ý nghĩa được đầy đủ, trong khi ca đi xướng lại chỉ mất câu đơn giản, đã ngụ hết bản ý của một vai trò. Tự trung cũng chỉ nêu gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa hầu mong cảm hoá lòng người khi thưởng nhạc mua vui. Đó cũng là một phương tiện truyền giáo, có ảnh hưởng ít nhiều trong đám quần chúng. Vở tuồng Đinh Lưu Tú này, về sự tích với văn chương cũng vào bậc khá hay! Nhưng bản in phần chữ với phần nôm lắm chữ viết ra chỉ đúng với phần âm, không đúng với chữ và nghĩa khiến phiên âm tức là chủ chuyển chữ nôm ra quốc ngữ, chẳng đáng khó khăn mà cũng ấmt những công phu, vì chữ nôm đã không tự điển, lại mỗi người viết theo một ý riêng khi nghĩ tới. Đây là sự bảo tồn văn học của Quốc gia, lưu lại cho biết đời xưa tinh thần dân tộc trong đạo học đến nhường nào, theo câu thầy mạnh nói: “Văn kỳ nhạc tri kỳ đức”....
Làm thế nào để giết một Tổng thống (Tập 1)
Tác giả Lương Khải Minh là trùm mật thám khét tiếng chế độ VNCH, từng là cấp trên, là người bạn, người chỉ dẫn Phạm Xuân Ẩn khi Phạm Xuân Ẩn nằm vùng tại Sài Gòn. Trong cuốn nhật ký mới xuất bản X6 Điệp viên hoàn hảo của Phạm Xuân Ẩn, có nhắc đến chi tiết ông Ẩn đã can thiệp để đưa vị tác giả này lên trực thăng rời VN, khi Sài Gòn hỗn loạn vào cuối tháng 4/1975.
Làm thế nào để giết một Tổng thống (Tập 2)
➥ TẢI VỀ (Download)
Nhật ký sợ vợ (Hùm cái đời nay)
Sách Hùm cái đời nay. "Nhật-ký sợ vợ!..." này là một tập tiểu-thuyết hoạt-kê Tàu, tả tình-cảnh bại-hoại một gia đình vì người vợ nhiễm phải những thỏi văn minh dởm, tự-do xằng. Truyện là truyện hoạt-kê, lại là truyện bên Tàu, tưởng muốn đọc cho vui thì đọc, chứ đổi với ta không có cái ý-nghĩa gì đáng nên suy-nghĩ. Những gái gởm-ghê như gái họ Vạn, trai khốn-nạn như chàng Long-Khâu, tưởng trong xã-lội ta hãy còn chưa có.