Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lược Sử Kinh Tế Học (Niall Kishtainy)

Bạn chỉ còn đúng năm phút để tới kịp lễ khai mạc buổi hội thảo vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp của mình trong khi vẫn đang loay hoay tìm chỗ đậu xe, và bạn chỉ có hai lựa chọn: chấp nhận bị phạt hành chính vì đỗ xe sai nơi quy định để tới hội thảo đúng giờ hay tiếp tục tìm kiếm bãi đỗ xe và đến muộn.

Đây chỉ là một ví dụ trong vô số bài toán kinh tế mà mỗi chúng ta phải giải hằng ngày. Như vậy, kinh tế học hóa ra không chỉ là một lĩnh vực tri thức cao siêu, xa vời dành riêng cho những nhà kinh tế học, chính khách hay doanh nhân, nó hiện diện trong mọi quyết định lớn nhỏ của đời sống. Nhận thức được tầm quan trọng của những hiểu biết kinh tế học căn bản đối với con người trong xã hội đương đại nhiều biến động khó lường, Niall Kishtainy đã trang bị cho độc giả đại chúng một “công cụ” sắc bén, hữu ích mà lại rất dễ dàng tiếp cận.

Lược sử kinh tế học chọn lọc và trình bày theo trật tự biên niên những hình thái, học thuyết, vấn đề và quy luật kinh tế then chốt trong các xã hội phương Tây suốt mấy ngàn năm qua với một góc nhìn khách quan, cách diễn giải cuốn hút và những ví dụ minh họa rất sinh động, gần gũi. Có lẽ, không ít độc giả, sau khi gấp cuốn sách này lại, sẽ không còn muốn chuyển kênh khi chương trình ti vi tường thuật một buổi tọa đàm của các chuyên gia kinh tế.***

Cuốn sách thích hợp cho những người hứng thú với kinh tế học, nhưng lại cảm thấy lạc lối giữa những cuốn giáo trình kinh tế dài cả hàng nghìn trang hay đau đầu bởi những thuyết kinh tế “khô khan”. Chỉ với độ dày hơn 300 trang, “Lược sử kinh tế học” đã trình bày hầu như đầy đủ những cột mốc quan trọng trong quá trình nền kinh tế hình thành và vận hành; đề cập và giải thích những lí thuyết kinh điển, cũng như những hiện tượng kinh tế phát sinh trong đời sống hàng ngày.

Kinh tế đã gắn liền với con người ngay từ khi những nền văn minh nhân loại đầu tiên được hình thành. Kinh tế cũng chính là nguyên nhân và động lực thúc đẩy các mối quan hệ xã hội phát triển. Vì thế, việc hiểu về kinh tế sẽ là lợi thế cho một cá nhân trong cuộc sống đầy biến động ngày nay. Và Niall Kishtany sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về kinh tế thông qua quyển sách này. Chỉ vọn vẹn 40 chương sách nhưng ông đã bao quát được toàn cảnh nền kinh tế, từ lúc nền kinh tế đơn giản khởi nguồn là vấn đề “khan hiếm”-con người chỉ lo tìm đủ thức ăn, đến khi sản xuất dư thừa và rồi vấn đề kinh tế trở nên phức tạp hơn: xuất hiện sản lượng thặng dư dẫn đến các hoạt động trao đổi mua bán. Cả một quá trình xuyên suốt lịch sử và song song với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, kinh tế học ngày nay không chỉ xoay quanh việc xem xét cách chúng ta sử dụng nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn các nhu cầu, mà theo Niall Kishtany, kinh tế học còn “đề cập đến việc làm thế nào để giúp mọi người sống sót, khỏe mạnh và được giáo dục”. Tìm mua: Lược Sử Kinh Tế Học TiKi Lazada Shopee

Những con thiên nga bay lên: các nhà kinh tế học đầu tiên là ai?

Có lẽ khi nhắc đến kinh tế học, bạn sẽ nghĩ ngay đến Adam Smith-cha đẻ của kinh tế học cổ điển và nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ “Sự giàu có của các Quốc gia”. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi, kinh tế học xuất hiện từ khi nào và ai là những nhà kinh tế học đầu tiên? Ắt hẳn bạn sẽ gặp khó khăn khi cố gắng tìm kiếm lời giải đáp trong những quyển sách kinh tế khác, bởi hầu hết các quyển sách kinh tế ấy đều sẽ tập trung vào một số lí thuyết kinh điển hoặc các hiện tượng kinh tế xung quanh ta.

Review Lược sử kinh tế học

Nhưng chương 2 của “Lược sử kinh tế học” sẽ mang đến cho bạn câu trả lời hết sức bất ngờ: những nhà kinh tế học đầu tiên là các triết gia Hy Lạp. Các triết gia Hy Lạp như Plato, Aristotle đã được ví von như “những con thiên nga bay lên” với những tư tưởng lỗi lạc, là khởi nguồn nguyên sơ của các ý tưởng về của cải, tiền, trao đổi và mua bán. Ở đâu có con người, ở đó nền kinh tế hình thành: các kiểu nền kinh tế phức tạp đầu tiên đã xuất hiện ở La Mã và Hy lạp, sau đó là vùng Lưỡng Hà trù phú.

Những lí thuyết kinh điển tưởng chừng khô khan nhưng lại cuốn hút không tưởng

Đến với “Lược sử kinh tế học”, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các tư tưởng và thuyết kinh tế học kinh điển! Tác giả Niall Kishtany đã kế thừa truyền thống và giá trị cốt lõi của kinh tế học thông qua việc đề cập đến cách thức hoạt động của các đối tượng trong thị trường tự do, cùng với lí thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith; thuyết “Thế tiến thoái lưỡng nan của tù nhân”,…Tuy không khó để bắt gặp các thuyết này trong những quyển sách cùng thể loại, nhưng những trải nghiệm mà quyển sách này mang lại vô cùng mới mẻ, không hề “bình mới rượu cũ”. Bằng văn phong mượt mà, câu chữ gọn gàng đơn giản, tác giả đã trình bài, phân tích và giải thích rất rõ ràng xúc tích các vấn đề ấy. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến ứng dụng của các lí thuyết ấy trong đời sống hàng ngày để độc giả có thể tư duy sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn bản chất thay vì tiếp thu thụ động, gò ép. Chẳng hạn: việc bạn chọn lựa giữ tiết kiệm tiền bên mình, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hoặc đi đầu tư sẽ ảnh lưởng như thế nào đến lợi ích của bản thân bạn và nền kinh tế xã hội? Bạn chọn Coca hay Pepsi? Và còn rất nhiều những tình huống thực tế khác đang chờ đợi bạn khám phá. Vì thế, cuốn sách sẽ là một lựa chọn hữu ích cho những ai đang có ý định tìm hiểu về kinh tế học hoặc cả những người đã có hiểu biết về nó.

Tại sao bạn nên trở thành một nhà kinh tế học?

Đây chính là tiêu đề chương cuối cùng của quyển sách - chương 40 và cũng là câu hỏi của Niall Kishtany. Tác giả đã nêu ra một số thực trạng khá ảm đạm của nền kinh tế học: tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,…Chính vì thế mà một số người nghi ngờ và chỉ trích vai trò của ngành khoa học kinh tế học nói chung và các nhà kinh tế học nói riêng. Nhưng khi đã đọc 39 chương trước, bạn sẽ hiểu, nền kinh tế không chỉ xoay quanh các vấn đề về thương mại, sản xuất, tiêu dùng mà nó còn ảnh hưởng đến khía cạnh đời sống xã hội, vấn đề đạo đức và môi trường. Sự nóng lên toàn cầu nguyên nhân một phần là do hoạt động sản xuất; tỉ lệ thất nghiệp gia tang do những cải tiến trong kĩ thuật công nghệ, những phúc lợi xã hội có thể bù đắp vào những tổn thất mà các doanh nghiệp gây ra cho môi trường,…Đó là những câu hỏi cấp thiết đặt ra cho chúng ta-những con người tham gia vào nền kinh tế. Và những nhà kinh tế học hiện nay đang nỗ lực tìm ra giải pháp cho sự cân bằng: làm thế nào để nên kinh tế mang lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn đảm bảo không gây ra các ngoại lai tiêu cực. Nếu bạn say mê kinh tế học và có những ý tưởng kinh tế tuyệt vời, biết đâu được trong tương lai, bạn sẽ trở thành một nhà kinh tế.

Quyển sách kinh tế này được chia thành 40 chương với những chủ đề tuy riêng biệt nhưng lại xuyên suốt cùng nhau. Điều này giúp cho độc giả có thể thoải mái đọc theo sở thích của mình. Bạn có thể tra mục lục và tìm đọc chương mình thích, ngược lại, nếu cảm thấy chương đang đọc thật nhàm chán, bạn có thể bỏ qua nó. Một điều thú vị của quyển sách này chính là cách đặt tên từng chương rất đặc biệt. Khi đọc mục lục của sách, chắc chắn bạn sẽ phải tò mò bởi tên chương! Nó gợi cho bạn niềm hưng phấn muốn lật giở ngay từng trang sách và ngấu nghiến để xem nội dung của chương là gì. Một số tên chương rất mĩ miều như “Cái đầu lạnh và trái tim nóng”, “Tắt nắng”,” Sự phá hủy để sáng tạo”, ”Sự hòa hợp ngọt ngào”. Đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ không khỏi kinh ngạc và khó tin: làm sao tôi có thể liên tưởng được chúng có liên quan gì đến kinh tế học chứ? Hãy tìm đọc quyển sách này, để có thể giải đáp thắc mắc ấy của bạn nhé, bạn sẽ không thất vọng đâu!

***

Kinh tế học không phải là chủ đề quá xa lạ với những ai đã kinh qua môi trường Đại học. Nhưng những học thuyết đồ sộ cùng cách tiếp cận có phần khô cứng và thụ động trong môi trường giáo dục (của mình) có thể đã không mang lại hiệu quả như kì vọng. Việc tìm đến những nguồn tài liệu khác, phổ quát và đại chúng hơn là nhu cầu thiết yếu đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về kinh tế. “Lược sử kinh tế học” của Niall Kishtainy đã làm khá tốt vai trò này.

Thứ nhất, tác giả đã làm rất tốt việc diễn giải những học thuyết và tư tưởng kinh tế một cách đơn giản và dễ hiểu nhưng vẫn giữ vẹn nguyên được những điều cốt lõi. Cách kết hợp yếu tố lịch sử để nêu ra các quan điểm và tư tưởng theo từng thời kì, từng bối cảnh xã hội giúp người đọc dễ hình dung và có cái nhìn khách quan về từng học thuyết.

Thứ hai, tác giả không bao giờ chỉ đưa ra các học thuyết đơn thuần mà không gắn nó với những ví dụ thực tiễn. Tất cả những khái niệm đều có thể lấy ví dụ dễ dàng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bạn có thể sẽ bắt gặp mình đang tư duy như một nhà kinh tế học khi đối diện với một vài vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ khi mình nói chuyện với một người bạn về tình yêu, mình đã nghĩ đến khái niệm hiệu suất cận biên giảm dần:)))

Thứ ba, cách tác giả đưa thêm những giai thoại lịch sử về các nhà tư tưởng khiến cuốn sách giữ được nhịp độ vừa phải và khơi gợi trí tò mò của người đọc. Đặc biệt, tác giả luôn biết cách giải thích, đánh giá các tư tưởng và tính liên hệ thực tế với bối cảnh hiện đại và đặt ra những câu hỏi thách thức với nhiều vấn đề còn tồn đọng trên thế giới.

Tuy nhiên, việc một đôi chỗ tối nghĩa, diễn giải chưa thoát ý (có thể một phần do dịch thuật), khiến trải nghiệm đọc sách của mình chưa được trọn vẹn. Khối lượng 40 chương tương ứng với gần 40 học thuyết cũng khá đồ sộ, nếu trải nghiệm đọc liên tục sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa các học thuyết và khó nắm bắt hệ thống.

Nhìn chung, đây vẫn là một cuốn sách mà mình sẽ giới thiệu với bất kì ai mới bắt đầu tìm hiểu về kinh tế. Kinh tế học là nhàm chán, có thể. Nhưng nghiên cứu về kinh tế trên phương diện kiến thức phổ quát cũng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những mối tương quan của con người trong xã hội. Vai trò của các nhà kinh tế học cũng rất quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt những bước tiến tiếp theo của xã hôi loài người. Nếu bạn đang cần những những kiến thức về kinh tế học, một cách đầy đủ mà đơn giản nhất, cuốn sách này là dành cho bạn.

Mời các bạn đón đọc Lược Sử Kinh Tế Học của tác giả Niall Kishtainy & Tạ Ngọc Thạch (dịch) & Nguyễn Trọng Tuấn (dịch).

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Sử Kinh Tế Học PDF của tác giả Niall Kishtainy nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn (Mark H. Mccormack)
Những điều trường Harvard không dạy bạn Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao người khác thành công vượt bậc và liệu mình có thể thành công như họ hay không? Bạn có muốn biết trong mỗi hoàn cảnh nhất định có bao nhiêu cách hành xử, và có cách tư duy nào giúp cho việc ứng xử trong những hoàn cảnh đó đem lại tiềm năng thành công lớn hơn hay không? Rất nhiều người trong chúng ta tin rằng thành công của mình sẽ đến nếu chúng ta có được hành trang kiến thức tương đối đầy đủ, và sức mạnh ý chí theo đuổi mục tiêu đến cùng nhờ. Điều đó đúng, nhưng theo bạn đã đủ chưa? Bạn nhìn nhận thế nào về mối quan hệ giữa may mắn và thành công, giữa trực giác và kinh nghiệm: Con người có thể tạo ra may mắn cho chính bản thân mình thay vì chờ đợi nó xuất hiện?, Con người có thể đủ bản lĩnh và sự tỉnh táo để biết rằng mình đang ra quyết định đúng đắn dựa trên trực giác, hay đang đưa ra quyết định an toàn nhưng không đột phá do phụ thuộc quá nhiều vào các dữ liệu thông tin? Bạn có biết rằng “sợ thất bại” là động lực lớn nhất và tích cực nhất trong kinh doanh? Những điều trường Harvard không dạy bạn sẽ cho bạn rất nhiều câu trả lời cho những điều mình luôn tự hỏi như vậy. Đi xa hơn nữa, đây thực sự là một cuốn cẩm nang đưa lại cho bạn đọc những lời khuyên rất thực tế trong việc hoàn thiện các kỹ năng của bản thân (yếu tố gốc quyết định mọi hành vi của con người), phát triển các kỹ năng đàm phán (kỹ năng nền tảng trong giao tiếp xã hội), và cuối cùng là các ứng dụng thiết thực trong việc quản lý một doanh nghiệp (một xã hội thu nhỏ phụ thuộc vào tài năng và kỹ năng của bản thân người lãnh đạo). Đó cũng là ba phần cơ bản của cuốn sách này. Những điều trường Harvard không dạy bạn là một cuốn sách được trình bày một cách dung dị những trải nghiệm của Mark H. McCormack, một doanh nhân thành đạt, được đào tạo về luật nhưng khởi nghiệp trong một lĩnh vực rất mới mẻ cách đây nửa thế kỷ, lĩnh vực quản lý và tiếp thị thể thao. Trong quá trình lập nghiệp và quản trị công ty của mình, ông rất trăn trở với câu hỏi: liệu những kiến thức thu nhận được trong nhà trường đã đúng và đủ chưa cho một nhà lãnh đạo doanh nghiệp - cũng như với những nhân viên mà mình tuyển dụng? Kinh nghiệm 20 năm chèo lái công ty đã cho ông rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn để có thể chia sẻ với người khác, vượt lên trên những điều tưởng như họ đã biết trong kiến thức trang bị từ nhà trường hay trong kinh nghiệm thực tế vật lộn với thương trường. Đây là những kinh nghiệm quý giá mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy mình ở đó, dường như là những điều mình đã biết nhưng giật mình chợt nhận ra tại sao trong những hoàn cảnh tương tự, ta đã không hành xử được như vậy, và do đó đã không đạt được đến những hiệu quả tối ưu của sự thành công. Ở đây, bạn sẽ hiểu ra mình đã thực sự biết quan sát tích cực hay mới chỉ là quan sát? Tìm mua: Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn TiKi Lazada Shopee Bạn đã biết sử dụng sự im lặng chủ động, hay đã biết sử dụng một câu nói nhạy cảm “tôi không biết” đúng chỗ hay chưa? Có cách nào vượt qua sự từ chối trong đàm phán và chuyển biến nguy cơ thành cơ hội bằng sự nhạy cảm bản năng? Cuốn sách chỉ ra rất nhiều những ảo tưởng sai lầm mà một cá nhân hay một nhà quản lý mắc phải mà không nhận ra, như ảo tưởng hội họp hiệu quả (quy luật hiệu quả của một cuộc họp tỷ lệ nghịch với số người tham gia), ảo tưởng triết lý quản lý hiệu quả (chỉ có một triết lý quản lý hiệu quả là nhìn nhận được rằng không có một triết lý nào thực sự hiệu quả: hãy biết linh hoạt), hay ảo tưởng can thiệp hiệu quả (các nhà quản lý thường tự coi mình là các nhà chuyên môn để can thiệp quá sâu vào công việc phía dưới mà không hiểu rằng công việc thực sự của mình phải là người quản lý các nhà chuyên môn). Những điều trường Harvard không dạy bạn cho ta phần còn thiếu của những gì ta đã và đang thu nhận được từ thực tế cuộc sống, kinh nghiệm bằng vàng và cả những trả giá bằng vàng mà tác giả đã đi qua và chia sẻ lại với bạn đọc. Những điều Mark H. Mccormack đã trân trọng tổng kết và chia sẻ với chúng ta cũng sẽ là những điều các bạn sẽ trân trọng và chia sẻ cùng người khác. Xin giới thiệu đến các bạn cuốn cẩm nang rất nhẹ nhàng và hữu ích này. Hà Nội, tháng 7 năm 2009 NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG Giám đốc Phát triển Kinh doanh và Công nghệ Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures VietnamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn PDF của tác giả Mark H. Mccormack nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn (Mark H. Mccormack)
Những điều trường Harvard không dạy bạn Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao người khác thành công vượt bậc và liệu mình có thể thành công như họ hay không? Bạn có muốn biết trong mỗi hoàn cảnh nhất định có bao nhiêu cách hành xử, và có cách tư duy nào giúp cho việc ứng xử trong những hoàn cảnh đó đem lại tiềm năng thành công lớn hơn hay không? Rất nhiều người trong chúng ta tin rằng thành công của mình sẽ đến nếu chúng ta có được hành trang kiến thức tương đối đầy đủ, và sức mạnh ý chí theo đuổi mục tiêu đến cùng nhờ. Điều đó đúng, nhưng theo bạn đã đủ chưa? Bạn nhìn nhận thế nào về mối quan hệ giữa may mắn và thành công, giữa trực giác và kinh nghiệm: Con người có thể tạo ra may mắn cho chính bản thân mình thay vì chờ đợi nó xuất hiện?, Con người có thể đủ bản lĩnh và sự tỉnh táo để biết rằng mình đang ra quyết định đúng đắn dựa trên trực giác, hay đang đưa ra quyết định an toàn nhưng không đột phá do phụ thuộc quá nhiều vào các dữ liệu thông tin? Bạn có biết rằng “sợ thất bại” là động lực lớn nhất và tích cực nhất trong kinh doanh? Những điều trường Harvard không dạy bạn sẽ cho bạn rất nhiều câu trả lời cho những điều mình luôn tự hỏi như vậy. Đi xa hơn nữa, đây thực sự là một cuốn cẩm nang đưa lại cho bạn đọc những lời khuyên rất thực tế trong việc hoàn thiện các kỹ năng của bản thân (yếu tố gốc quyết định mọi hành vi của con người), phát triển các kỹ năng đàm phán (kỹ năng nền tảng trong giao tiếp xã hội), và cuối cùng là các ứng dụng thiết thực trong việc quản lý một doanh nghiệp (một xã hội thu nhỏ phụ thuộc vào tài năng và kỹ năng của bản thân người lãnh đạo). Đó cũng là ba phần cơ bản của cuốn sách này. Những điều trường Harvard không dạy bạn là một cuốn sách được trình bày một cách dung dị những trải nghiệm của Mark H. McCormack, một doanh nhân thành đạt, được đào tạo về luật nhưng khởi nghiệp trong một lĩnh vực rất mới mẻ cách đây nửa thế kỷ, lĩnh vực quản lý và tiếp thị thể thao. Trong quá trình lập nghiệp và quản trị công ty của mình, ông rất trăn trở với câu hỏi: liệu những kiến thức thu nhận được trong nhà trường đã đúng và đủ chưa cho một nhà lãnh đạo doanh nghiệp - cũng như với những nhân viên mà mình tuyển dụng? Kinh nghiệm 20 năm chèo lái công ty đã cho ông rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn để có thể chia sẻ với người khác, vượt lên trên những điều tưởng như họ đã biết trong kiến thức trang bị từ nhà trường hay trong kinh nghiệm thực tế vật lộn với thương trường. Đây là những kinh nghiệm quý giá mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy mình ở đó, dường như là những điều mình đã biết nhưng giật mình chợt nhận ra tại sao trong những hoàn cảnh tương tự, ta đã không hành xử được như vậy, và do đó đã không đạt được đến những hiệu quả tối ưu của sự thành công. Ở đây, bạn sẽ hiểu ra mình đã thực sự biết quan sát tích cực hay mới chỉ là quan sát? Tìm mua: Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn TiKi Lazada Shopee Bạn đã biết sử dụng sự im lặng chủ động, hay đã biết sử dụng một câu nói nhạy cảm “tôi không biết” đúng chỗ hay chưa? Có cách nào vượt qua sự từ chối trong đàm phán và chuyển biến nguy cơ thành cơ hội bằng sự nhạy cảm bản năng? Cuốn sách chỉ ra rất nhiều những ảo tưởng sai lầm mà một cá nhân hay một nhà quản lý mắc phải mà không nhận ra, như ảo tưởng hội họp hiệu quả (quy luật hiệu quả của một cuộc họp tỷ lệ nghịch với số người tham gia), ảo tưởng triết lý quản lý hiệu quả (chỉ có một triết lý quản lý hiệu quả là nhìn nhận được rằng không có một triết lý nào thực sự hiệu quả: hãy biết linh hoạt), hay ảo tưởng can thiệp hiệu quả (các nhà quản lý thường tự coi mình là các nhà chuyên môn để can thiệp quá sâu vào công việc phía dưới mà không hiểu rằng công việc thực sự của mình phải là người quản lý các nhà chuyên môn). Những điều trường Harvard không dạy bạn cho ta phần còn thiếu của những gì ta đã và đang thu nhận được từ thực tế cuộc sống, kinh nghiệm bằng vàng và cả những trả giá bằng vàng mà tác giả đã đi qua và chia sẻ lại với bạn đọc. Những điều Mark H. Mccormack đã trân trọng tổng kết và chia sẻ với chúng ta cũng sẽ là những điều các bạn sẽ trân trọng và chia sẻ cùng người khác. Xin giới thiệu đến các bạn cuốn cẩm nang rất nhẹ nhàng và hữu ích này. Hà Nội, tháng 7 năm 2009 NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG Giám đốc Phát triển Kinh doanh và Công nghệ Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures VietnamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn PDF của tác giả Mark H. Mccormack nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi (50 Cent)
LỜI MỞ ĐẦU Tôi gặp 50 Cent lần đầu tiên vào mùa đông năm 2006. Anh rất thích cuốn sách 48 nguyên tắc quyền lực của tôi, và cũng rất hứng thú với việc hợp tác trong một dự án sách mới. Trong buổi gặp gỡ đó, chúng tôi trò chuyện về chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, và công việc kinh doanh âm nhạc. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là chúng tôi có cách nhìn nhận rất giống nhau về thế giới, một cách nghĩ chung vượt qua những khác biệt lớn lao về nguồn gốc xuất thân của chúng tôi. Chẳng hạn, khi trò chuyện về những trò chơi quyền lực mà anh đang tự mình trải nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc, cả hai chúng tôi đều gạt sang bên những lời giải thích nhẹ nhàng hiền lành của người đời về cách ứng xử của họ và cố gắng xác định xem thực ra họ đang muốn hướng tới cái gì. Anh đã tạo lập cho mình lối suy nghĩ này trên những con phố đầy rẫy hiểm nguy của khu Southside Queens, nơi nó thực sự là một kỹ năng sinh tồn; còn tôi đến với lối suy nghĩ này sau khi đã đọc không ít về lịch sử và quan sát những mánh lới xảo quyệt của nhiều loại người tại Hollywood, nơi tôi từng làm việc nhiều năm. Dù thế nào đi nữa, bức phối cảnh tổng thể vẫn chẳng có gì khác biệt. Chúng tôi kết thúc cuộc gặp gỡ hôm đó bằng một ý tưởng mở về một dự án trong tương lai. Trong khi tôi ngẫm nghĩ trong những tháng tiếp theo để tìm một đề tài triển vọng cho cuốn sách này, càng ngày tôi càng bị cuốn hút bởi ý tưởng đưa hai thế giới của chúng tôi gần lại nhau. Điều khiến tôi thích thú nhất về nước Mỹ là xã hội linh hoạt không ngừng biến đổi của nó, liên tục có những người từ dưới đáy vươn lên tới đỉnh cao và làm thay đổi nền văn hóa trong quá trình đi lên của họ. Thế nhưng ở một cấp độ khác, đây vẫn là một quốc gia sống với những cộng đồng xã hội khép kín. Những người nổi tiếng thường tụ tập lại quanh những người nổi tiếng khác; các nhà học giả, trí thức khép kín bản thân trong thế giới riêng của họ; người ta thích liên hệ với những người giống như mình. Nếu như chúng ta rời bỏ những thế giới chật hẹp này, cuộc hành trình đó thường sẽ giống như quan sát hay du lịch vào một khía cạnh khác của đời sống. Vậy nên một đề xuất có vẻ rất thú vị ở đây là hãy cố quên đi càng nhiều càng tốt sự khác biệt bề ngoài của chúng ta và hợp tác dựa trên các ý tưởng - tức là soi sáng một vài sự thật về bản chất con người vượt qua tất cả khác biệt về đẳng cấp hay sắc tộc. Với một cái nhìn mở và mong muốn xác định xem cuốn sách này cần nói về điều gì, tôi đã trao đổi với 50 Cent trong gần hết năm 2007. Tôi gần như được phép thâm nhập hoàn toàn vào thế giới của anh. Tôi đi cùng anh tới nhiều cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các nhân vật quyền thế, lặng lẽ ngồi xuống ở một góc và quan sát anh hành động. Có một hôm tôi tận mắt chứng kiến một bàn so nắm đấm ngay trong văn phòng của anh giữa hai nhân viên dưới quyền, dữ dội đến mức 50 Cent đã phải đích thân can thiệp để chấm dứt. Tôi đã quan sát một cơn khủng hoảng giả tạo mà anh đã dàn dựng nên cho giới báo chí nhằm mục đích quảng cáo cho mình. Tôi đã đi theo anh trong khi anh gặp gỡ những ngôi sao khác, những người bạn thuở thiếu thời, các nhân vật hoàng gia ở châu Âu, hay các khuôn mặt trong chính giới. Tôi từng tới thăm ngôi nhà thời thơ ấu của anh ở khu Southside Queens, trò chuyện cùng những người bạn của anh từ thời còn lang thang trên đường phố, và cảm nhận được lớn lên trong thế giới đó là như thế nào. Và càng được chứng kiến anh hành động trong tất cả những bối cảnh này nhiều hơn, tôi càng cảm thấy 50 Cent chính là một ví dụ sống động của những nhân vật lịch sử mà tôi đã đề cập trong ba cuốn sách của mình. Anh chính là một tay chơi thượng thặng trong trò chơi quyền lực, một Napoleon Bonaparte của kỷ nguyên hip-hop. Khi viết về những nhân vật quyền uy khác nhau trong lịch sử, tôi đã xây dựng một lý thuyết cho rằng nguồn gốc thành công của họ gần như luôn luôn có thể tìm thấy ở một kỹ năng duy nhất, một phẩm chất độc nhất vô nhị nào đó khiến họ trở nên khác biệt so với những người khác. Với Napoleon đó là khả năng đáng nể của ông trong việc hấp thu một khối lượng khổng lồ các chi tiết và tổ chức, sắp xếp chúng lại trong đầu. Điều này đã cho phép ông hầu như luôn biết rõ hơn các tướng lĩnh đối phương về những gì đang diễn ra. Sau khi đã quan sát 50 Cent và trò chuyện về quá khứ của anh, tôi khẳng định rằng nguồn gốc sức mạnh của anh chính là hoàn toàn không hề biết sợ. Tìm mua: Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi TiKi Lazada Shopee Phẩm chất này không thể hiện công khai qua những màn gào thét hay những chiến thuật hăm dọa một cách quá lộ liễu. Bất cứ khi nào 50 Cent làm như vậy trước công chúng đều chỉ là diễn xuất đơn thuần. Phía sau cánh gà, anh là một người lạnh lùng đầy toan tính. Sự không biết sợ của anh được thể hiện qua cả thái độ lẫn hành động. Anh đã chứng kiến và sống sót qua quá nhiều cuộc chạm trán nguy hiểm trên đường phố nên không còn cảm thấy lúng túng, dù chỉ là một chút thoáng qua, trong thế giới có tổ chức. Nếu anh không thích một thỏa thuận nào đó, anh sẽ lập tức bỏ đi ngay không buồn quan tâm đến. Nếu anh cần phải chơi rắn với một đối thủ, anh lập tức thực hiện không do dự. Anh luôn cảm thấy hoàn toàn tự tin vào chính mình. Sống trong một thế giới nơi phần lớn mọi người nói chung đều rụt rè và bảo thủ, anh luôn có lợi thế ở quyết tâm muốn làm nhiều hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và hành sự bất chấp quy tắc. Xuất thân từ một môi trường nơi anh chưa bao giờ trông đợi có thể sống quá hai mươi lăm tuổi, anh cảm thấy mình chẳng có gì để mất, và điều đó mang đến cho anh sức mạnh lớn lao. Càng nghĩ nhiều về sức mạnh độc đáo này của anh, dường như tôi càng thấy nó đem đến cho tôi nhiều cảm hứng và ý tưởng. Tôi có thể thấy chính bản thân mình được hưởng lợi từ tấm gương của anh và vượt qua được nỗi sợ hãi của chính tôi. Tôi đi tới quyết định rằng không sợ hãi, dưới mọi hình thức đa dạng của nó, sẽ là chủ đề của cuốn sách. Quá trình viết Nguyên tắc 50 rất đơn giản. Trong khi quan sát và trò chuyện với 50 Cent, tôi ghi nhận một số hình thái xử thế và chủ đề mà cuối cùng trở thành mười chương của cuốn sách này. Sau khi đã xác định các chủ đề, tôi thảo luận về chúng với 50 Cent, và chúng tôi cùng nhau gọt giũa, định hình chúng cụ thể hơn nữa. Chúng tôi nói về việc vượt qua nỗi sợ cái chết, về khả năng đón nhận sự hỗn loạn và thay đổi, về sự biến đổi kỳ diệu trong tâm tưởng bạn có thể tạo ra bằng cách xem bất cứ nghịch cảnh nào như một cơ hội để nắm lấy sức mạnh. Chúng tôi liên hệ những ý tưởng này với trải nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với thế giới nói chung. Sau đó tôi phát triển những cuộc thảo luận này bằng những nghiên cứu của chính mình, kết hợp giữa ví dụ của 50 Cent với những câu chuyện về những người khác cũng từng thể hiện phẩm chất can đảm như vậy trong suốt chiều dài lịch sử. Cuối cùng, đây là một cuốn sách về một triết lý sống cụ thể có thể được tóm lược lại như sau: những nỗi sợ hãi của bạn là một thứ nhà tù giam hãm bạn trong một ranh giới hành động chật hẹp. Càng ít sợ, bạn càng có nhiều sức mạnh hơn, và sống trọn vẹn hơn. Chúng tôi hy vọng rằng Nguyên tắc 50 sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn khám phá ra sức mạnh này cho chính mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi PDF của tác giả 50 Cent nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi (50 Cent)
LỜI MỞ ĐẦU Tôi gặp 50 Cent lần đầu tiên vào mùa đông năm 2006. Anh rất thích cuốn sách 48 nguyên tắc quyền lực của tôi, và cũng rất hứng thú với việc hợp tác trong một dự án sách mới. Trong buổi gặp gỡ đó, chúng tôi trò chuyện về chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, và công việc kinh doanh âm nhạc. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là chúng tôi có cách nhìn nhận rất giống nhau về thế giới, một cách nghĩ chung vượt qua những khác biệt lớn lao về nguồn gốc xuất thân của chúng tôi. Chẳng hạn, khi trò chuyện về những trò chơi quyền lực mà anh đang tự mình trải nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc, cả hai chúng tôi đều gạt sang bên những lời giải thích nhẹ nhàng hiền lành của người đời về cách ứng xử của họ và cố gắng xác định xem thực ra họ đang muốn hướng tới cái gì. Anh đã tạo lập cho mình lối suy nghĩ này trên những con phố đầy rẫy hiểm nguy của khu Southside Queens, nơi nó thực sự là một kỹ năng sinh tồn; còn tôi đến với lối suy nghĩ này sau khi đã đọc không ít về lịch sử và quan sát những mánh lới xảo quyệt của nhiều loại người tại Hollywood, nơi tôi từng làm việc nhiều năm. Dù thế nào đi nữa, bức phối cảnh tổng thể vẫn chẳng có gì khác biệt. Chúng tôi kết thúc cuộc gặp gỡ hôm đó bằng một ý tưởng mở về một dự án trong tương lai. Trong khi tôi ngẫm nghĩ trong những tháng tiếp theo để tìm một đề tài triển vọng cho cuốn sách này, càng ngày tôi càng bị cuốn hút bởi ý tưởng đưa hai thế giới của chúng tôi gần lại nhau. Điều khiến tôi thích thú nhất về nước Mỹ là xã hội linh hoạt không ngừng biến đổi của nó, liên tục có những người từ dưới đáy vươn lên tới đỉnh cao và làm thay đổi nền văn hóa trong quá trình đi lên của họ. Thế nhưng ở một cấp độ khác, đây vẫn là một quốc gia sống với những cộng đồng xã hội khép kín. Những người nổi tiếng thường tụ tập lại quanh những người nổi tiếng khác; các nhà học giả, trí thức khép kín bản thân trong thế giới riêng của họ; người ta thích liên hệ với những người giống như mình. Nếu như chúng ta rời bỏ những thế giới chật hẹp này, cuộc hành trình đó thường sẽ giống như quan sát hay du lịch vào một khía cạnh khác của đời sống. Vậy nên một đề xuất có vẻ rất thú vị ở đây là hãy cố quên đi càng nhiều càng tốt sự khác biệt bề ngoài của chúng ta và hợp tác dựa trên các ý tưởng - tức là soi sáng một vài sự thật về bản chất con người vượt qua tất cả khác biệt về đẳng cấp hay sắc tộc. Với một cái nhìn mở và mong muốn xác định xem cuốn sách này cần nói về điều gì, tôi đã trao đổi với 50 Cent trong gần hết năm 2007. Tôi gần như được phép thâm nhập hoàn toàn vào thế giới của anh. Tôi đi cùng anh tới nhiều cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các nhân vật quyền thế, lặng lẽ ngồi xuống ở một góc và quan sát anh hành động. Có một hôm tôi tận mắt chứng kiến một bàn so nắm đấm ngay trong văn phòng của anh giữa hai nhân viên dưới quyền, dữ dội đến mức 50 Cent đã phải đích thân can thiệp để chấm dứt. Tôi đã quan sát một cơn khủng hoảng giả tạo mà anh đã dàn dựng nên cho giới báo chí nhằm mục đích quảng cáo cho mình. Tôi đã đi theo anh trong khi anh gặp gỡ những ngôi sao khác, những người bạn thuở thiếu thời, các nhân vật hoàng gia ở châu Âu, hay các khuôn mặt trong chính giới. Tôi từng tới thăm ngôi nhà thời thơ ấu của anh ở khu Southside Queens, trò chuyện cùng những người bạn của anh từ thời còn lang thang trên đường phố, và cảm nhận được lớn lên trong thế giới đó là như thế nào. Và càng được chứng kiến anh hành động trong tất cả những bối cảnh này nhiều hơn, tôi càng cảm thấy 50 Cent chính là một ví dụ sống động của những nhân vật lịch sử mà tôi đã đề cập trong ba cuốn sách của mình. Anh chính là một tay chơi thượng thặng trong trò chơi quyền lực, một Napoleon Bonaparte của kỷ nguyên hip-hop. Khi viết về những nhân vật quyền uy khác nhau trong lịch sử, tôi đã xây dựng một lý thuyết cho rằng nguồn gốc thành công của họ gần như luôn luôn có thể tìm thấy ở một kỹ năng duy nhất, một phẩm chất độc nhất vô nhị nào đó khiến họ trở nên khác biệt so với những người khác. Với Napoleon đó là khả năng đáng nể của ông trong việc hấp thu một khối lượng khổng lồ các chi tiết và tổ chức, sắp xếp chúng lại trong đầu. Điều này đã cho phép ông hầu như luôn biết rõ hơn các tướng lĩnh đối phương về những gì đang diễn ra. Sau khi đã quan sát 50 Cent và trò chuyện về quá khứ của anh, tôi khẳng định rằng nguồn gốc sức mạnh của anh chính là hoàn toàn không hề biết sợ. Tìm mua: Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi TiKi Lazada Shopee Phẩm chất này không thể hiện công khai qua những màn gào thét hay những chiến thuật hăm dọa một cách quá lộ liễu. Bất cứ khi nào 50 Cent làm như vậy trước công chúng đều chỉ là diễn xuất đơn thuần. Phía sau cánh gà, anh là một người lạnh lùng đầy toan tính. Sự không biết sợ của anh được thể hiện qua cả thái độ lẫn hành động. Anh đã chứng kiến và sống sót qua quá nhiều cuộc chạm trán nguy hiểm trên đường phố nên không còn cảm thấy lúng túng, dù chỉ là một chút thoáng qua, trong thế giới có tổ chức. Nếu anh không thích một thỏa thuận nào đó, anh sẽ lập tức bỏ đi ngay không buồn quan tâm đến. Nếu anh cần phải chơi rắn với một đối thủ, anh lập tức thực hiện không do dự. Anh luôn cảm thấy hoàn toàn tự tin vào chính mình. Sống trong một thế giới nơi phần lớn mọi người nói chung đều rụt rè và bảo thủ, anh luôn có lợi thế ở quyết tâm muốn làm nhiều hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và hành sự bất chấp quy tắc. Xuất thân từ một môi trường nơi anh chưa bao giờ trông đợi có thể sống quá hai mươi lăm tuổi, anh cảm thấy mình chẳng có gì để mất, và điều đó mang đến cho anh sức mạnh lớn lao. Càng nghĩ nhiều về sức mạnh độc đáo này của anh, dường như tôi càng thấy nó đem đến cho tôi nhiều cảm hứng và ý tưởng. Tôi có thể thấy chính bản thân mình được hưởng lợi từ tấm gương của anh và vượt qua được nỗi sợ hãi của chính tôi. Tôi đi tới quyết định rằng không sợ hãi, dưới mọi hình thức đa dạng của nó, sẽ là chủ đề của cuốn sách. Quá trình viết Nguyên tắc 50 rất đơn giản. Trong khi quan sát và trò chuyện với 50 Cent, tôi ghi nhận một số hình thái xử thế và chủ đề mà cuối cùng trở thành mười chương của cuốn sách này. Sau khi đã xác định các chủ đề, tôi thảo luận về chúng với 50 Cent, và chúng tôi cùng nhau gọt giũa, định hình chúng cụ thể hơn nữa. Chúng tôi nói về việc vượt qua nỗi sợ cái chết, về khả năng đón nhận sự hỗn loạn và thay đổi, về sự biến đổi kỳ diệu trong tâm tưởng bạn có thể tạo ra bằng cách xem bất cứ nghịch cảnh nào như một cơ hội để nắm lấy sức mạnh. Chúng tôi liên hệ những ý tưởng này với trải nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với thế giới nói chung. Sau đó tôi phát triển những cuộc thảo luận này bằng những nghiên cứu của chính mình, kết hợp giữa ví dụ của 50 Cent với những câu chuyện về những người khác cũng từng thể hiện phẩm chất can đảm như vậy trong suốt chiều dài lịch sử. Cuối cùng, đây là một cuốn sách về một triết lý sống cụ thể có thể được tóm lược lại như sau: những nỗi sợ hãi của bạn là một thứ nhà tù giam hãm bạn trong một ranh giới hành động chật hẹp. Càng ít sợ, bạn càng có nhiều sức mạnh hơn, và sống trọn vẹn hơn. Chúng tôi hy vọng rằng Nguyên tắc 50 sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn khám phá ra sức mạnh này cho chính mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi PDF của tác giả 50 Cent nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.