Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 (Sj. Đỗ Quang Chính)

Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.

L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.

Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.

G.S. NGUYỄN THẾ ANH

Trưởng Ban Sử Học Tìm mua: Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 TiKi Lazada Shopee

Đại Học Văn Khoa Saigon

***

Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.

Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.

Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.

Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972.

ĐỖ QUANG CHÍNH

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 PDF của tác giả Sj. Đỗ Quang Chính nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình (Hoàng Quốc Hải)
Bộ tiểu thuyết “Bão táp triều Trần” là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ nhất mà một nhà văn đương đại của Việt Nam viết ra. Qua hơn sáu nghìn trang tiểu thuyết, Hoàng Quốc Hải đã phục dựng rất sinh động bốn trăm năm tồn tại của hai thời đại hào hùng nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc ta. Hơn cả những bức tranh sinh động, đó là những thước phim hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ các yếu tố làm nên cuộc sống, từ không khí, thời tiết, quang cảnh đến tâm trạng, hoạt động của con người. Đó là cảnh thời bình với không khí của một buổi sáng yên ả của “sóng nắng” và gió gợn mặt hồ, là một cuộc đua thuyền với những tay trải cơ bắp nổi cuồn cuộn, là những đám cưới dân dã, những buổi mạn đàm của các bậc cao niên dưới mái đình làng, là mái tóc trái đào của trẻ nhỏ, cách nhai trầu của người già, vv. Đó là cảnh thời chiến được mô tả chi tiết, từ sự dồn đẩy của những động cơ chiến tranh, không khí chuẩn bị của cả bên ta và địch, các diễn biến khi âm ỉ, lúc hỗn loạn của chiến trường, những mưu mô, chiến lược, kế sách, những vị tướng anh hùng, những người lính dũng mãnh, những kẻ hèn mạt. Được hỏi, “Ông hư cấu lịch sử đến mức nào?”, Hoàng Quốc Hải trả lời: “Đến chân thực”. Quả thật, nhập tâm vào những trang tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải người đọc tưởng như chính tác giả đã sống ở thời ấy, là nhân chứng của những sự kiện lịch sử ấy, đồng thời được trải nghiệm sự cuốn hút mà sự kết hợp giữa văn chương và lịch sử tạo nên. Những con chữ trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải không chỉ có nhiệm vụ phục dựng hình ảnh, không khí, sự kiện của quá khứ mà còn mang một sứ mạng quan trọng hơn. Đó là tôn vinh những tinh hoa của người Việt ta từ bao đời nay. Tinh hoa đó là truyền thống văn hóa, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quật cường trong dựng nước và giữ nước thể hiện qua những việc làm thiết thực, từ những chiếu dụ của một vị vua như chiếu dụ miễn thuế cho dân hai đợt, mỗi đợt ba năm của Lý Thái Tổ, đến những chính sách, những việc làm của bộ máy điều hành nhà nước ở thời Lý giúp hòa hợp được cả ba tôn giáo lớn trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra chiến tranh tôn giáo tàn khốc. Tìm mua: Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình TiKi Lazada Shopee Đó là những lễ hội ở cấp làng xã, cấp quốc gia với áo mũ, cờ, trống, ca vũ, không lai căng, pha tạp mà thuần chất Việt, đặc trưng của người Việt. Đó là những gương mặt anh hùng như Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, các liệt nữ như Huyền Trân Công Chúa, An Tư Công Chúa, những nhà lãnh đạo có trí và tâm soi sáng cả đương thời và hậu thế như Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông… Đó là tinh thần hiếu học, trọng nghĩa, khuyến tài, là truyền thống con kính trọng và hiếu thuận với cha mẹ, dân đồng lòng phò vua, là không khí sục sôi tinh thần quyết tâm giữ nước trước họa xâm lăng. Vì sao Hoàng Quốc Hải lại chọn viết về nhà Trần? Bởi vì đó là một thời đại hưng thịnh vào bậc nhất trong bốn nghìn năm lịch sử của nước ta nhưng cũng là bởi những người dân đất Việt của thời Trần đã ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên, những kẻ xâm lược hùng mạnh và ngang ngược lúc bấy giờ đã chinh phục cả châu Âu, châu Á. Và tại sao sau khi viết bộ tiểu thuyết về thời Trần ông lại viết về thời Lý? Đó là bởi thời Lý là một ví dụ tiêu biểu của sự hưng thịnh, sự thành công trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là thời đại đã để lại những bài học sinh động và sâu sắc về sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sự thu phục lòng dân, dựa vào sức dân, vì dân, những bài học vẫn còn nguyên giá trị lớn lao trong thế sự hiện tại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hoàng Quốc Hải":Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung ĐìnhHuyền Trân Công ChúaBÃO TÁP CUNG ĐÌNHĐuổi Quân Mông ThátHuyết Chiến Bạch ĐằngThiền Sư Dựng NướcVương Triều Sụp ĐổĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình PDF của tác giả Hoàng Quốc Hải nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Được Sống Và Kể Lại (Trần Luân Tín)
Một buổi tối mùa thu, tự dưng nhớ đến Được Sống và Kể Lại, mình nảy ra ý tưởng làm ebook cuốn sách này. Đây là một trong những cuốn hồi ký chiến tranh hay nhất mình từng đọc. Lúc đầu, khi đang làm, mình nghĩ được nhiều ý tưởng hay để viết lời giới thiệu cho cuốn sách, nhưng sau khi làm và đọc lại, những ý tưởng đó biến mất hết, chỉ còn lại trong tâm tư một nỗi buồn mang mác, nỗi buồn của quá khứ, của chiến tranh, của số phận con người, đặc biệt của người lính. Cuộc sống chiến trường dữ dội quá, khắc nghiệt quá, con người như bị nung lên, trui rèn trong lửa đạn. Cảm phục cha ông ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Được Sống Và Kể Lại PDF của tác giả Trần Luân Tín nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.