Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ngọc Trong Đá (Nguyễn Đông Thức)

Ngày 28 tháng Ba mười năm về trước, tại Thành phố Hồ Chí Minh vang lên tiếng kèn xung trận thúc giục thanh niên đi vào một phong trào hành động cách mạng mới: Phong trào Thanh niên xung phong. Một trận tuyến đầy cam go mở ra, nhằm giành lại sự sống cho những vùng đất bị hoang hóa nhiều năm dưới bom đạn Mỹ. Từ những ngày đầu thành lập, lực lượng Thanh niên xung phong đã đi đến các huyện ngoại thành và các tỉnh phía Nam, phục vụ tại nhiều công nông trường, khai hoang phục hóa đất đai, làm thủy lợi, xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đồng bào từ Thành phố lên định cư tại các vùng kinh tế mới…

NGỌC TRONG ĐÁ là tập truyện dài đầu tay của Nguyễn Đông Thức, một cây bút trẻ của Thành phố xuất thân từ Thanh niên xung phong.

Tác phẩm phản ánh khí thế và hoạt động Thanh niên xung phong qua chặng đường mười năm, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động và trong chiến đấu, khẳng định sức bật của tuổi trẻ, khẳng định điều kiện trưởng thành và đổi đời của những con người trong xã hội cũ thực sự muốn vươn lên xây dựng cuộc sống mới, trong môi trường lý tưởng ấy. Mỗi nhân vật trong truyện đến với cách mạng, với tập thể Thanh niên xung phong từ một hoàn cảnh riêng. Đó là những con người khác nhau về thành phần xã hội, có lý lịch, tuổi tác, trình độ học vấn, sức khỏe, tâm tư… không giống nhau, và có thể động cơ tham gia cũng có những nét riêng biệt. Từ trong thử thách, khó khăn riêng, từ trong lầm lỡ của ngày hôm qua, họ đã nỗ lực vươn lên tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa chân chính cho đời mình, một hạnh phúc chắt chiu như đãi cát tìm vàng, như chuốt ngọc từ trong đá.

Tập truyện đã được hãng phim Trẻ dựng thành phim nhựa cùng tên vào năm 1991.

Trích dẫn: Tìm mua: Ngọc Trong Đá TiKi Lazada Shopee

Tự dưng Hương thấy gương mặt mẹ mình nhoè hẳn. Hương chớp mắt mấy cái, nhìn cảnh vật rõ lại, nhưng hai má đã thấy âm ấm những giọt lệ mới trào ra. Nếu là những ngày trước, thấy Hương ứa nước mắt, chắc chắn mẹ Hương đã cười và nói: “Con nhỏ mít ướt này lại đòi gì phải không?” Nhưng bây giờ, bà chỉ ngồi im lặng thẫn thờ, chưa chắc đã thấy Hương khóc.

Ông Cung, ba Hương, thì nãy giờ cứ thở dài từng hơi, theo thói quen của ông, mỗi khi có sự suy nghĩ, buồn bực. Chốc chốc ông lại đứng lên, bước qua mấy chiếc va-li ngổn ngang giữa nhà, đến cửa sổ ngóng nhìn ra cổng, rồi lại trở vào, vật mình xuống ghế.

Phước, em trai Hương, thì ngồi bó gối buồn hiu ở một góc đi-văng gần đó. Mới mấy hôm thôi, mà trông nó đã như một ông già, với mái tóc rối, cái miệng móm và cặp kính cận xề xệ trên sống mũi, không buồn đẩy lên cho ngay ngắn.

Cả gia đình Hương cùng đang chờ đợi phút ra đi. Tình trạng bồn chồn hiện nay không phải do họ còn do dự, mà chỉ vì tất cả cùng đang mong mỏi một cách tuyệt vọng, trong những phút cuối cùng, sự trở về của Thành, anh Hương.

Nha Trang đã bị mất từ ngày mồng hai. Những người lính ở đó, nếu không chạy thoát bằng đường biển thì cũng đã về tới Sài Gòn, bằng cách nầy hay cách khác. Nhưng Thành vẫn bặt tăm. Mấy hôm nay, ông Cung đã chạy đôn chạy đáo nhiều nơi tìm hỏi tin Thành, nhưng vẫn chưa có một câu trả lời nào rõ ràng.

Từ những ngày 18, tháng trước, lúc Kontum và Pleiku bị mất, và qua báo chí được biết những tin kinh khủng về hỗn loạn trên đường rút lui. Ông Cung đã vội đánh điện cho Thành với nội dung: “Ba mất, con về ngay!”. Đây là nội dung trầm trọng nhất so với những bức điện trước, mỗi khi ông muốn gọi Thành về, nhưng đến giờ vẫn chưa được tin gì của anh.

Trong khi ông Cung chạy hỏi tin, thì bà Cung ngày nào cũng bắt Hương chở đi coi bói. Hầu như mọi vị thầy nổi tiếng ở Sài Gòn, dù tận hang cùng ngõ hẻm nào, bà cũng đều tới. Từ ông Minh Triết, chuyên bói bài Tarô ở đường Minh Mạng, ông thầy áo đen Hakim, bói lửa thiêng ở Tân Định, ông thầy Ấn Độ Sađakim, bói quả cầu ở đường Hai Bà Trưng, cho đến ông thầy Kim ở Phú Nhuận, chuyên coi tử vi và bói dịch, ông Ba La, mù mắt, vua bấm độn ở đường Nguyễn Phi Khanh, cô Sáu bói bài ở Hàng Xanh, và cả ông thiếu tá hải quân Kim Hoàng Sơn gì đó, chuyên coi bói bằng quả lắc… Toàn là những thầy bói “thứ thiệt” của Sài Gòn, và không câu trả lời của ai giống ai, vậy mà bà Cung đều tin cả. Chỉ tiếc là không ai làm cho bà an tâm được.

Chiều hôm qua, vì Hương đã đổi chiếc Yamaha lấy ba chỉ vàng để đem theo, bà Cung đành đi xích lô lên ông thầy Tàu nào đó ở Chợ Lớn, biết năm thứ tiếng và đã từng hành nghề khắp Đông Nam Á, chuyên coi cho những người tai to, mặt lớn, và lần nầy chỉ ghé Việt Nam có ba tháng để làm phước, theo như quảng cáo trên báo. Ông ta cũng chỉ nói được bằng tiếng Việt rất rành, là bà cứ yên tâm, chỉ trong vòng một tháng nữa, chắc chắn bà sẽ nhận được tin con.

Tới giờ thì mọi cố gắng của ông bà Cung đều vô ích. Hôm nay đã là ngày 29, Long Khánh đã bị mất từ tuần trước, “họ” đã tới Biên Hoà và chiều hôm qua còn dám cho máy bay A.37 chiếm được ở Đà Nẵng, vào thả bom phi trường Tân Sơn Nhứt… Giờ phút này, gia đình ông Cung đang chờ xe tới rước đến một địa điểm di tản của người Mỹ. Mọi sự chuẩn bị đã xong, giờ chỉ còn chờ đợi, một nỗi chờ đợi mệt nhoài, khủng khiếp.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Đông Thức":Ngôi Sao Cô ĐơnNhư Núi Như MâyVĩnh Biệt FacebookVĩnh Biệt Mùa HèNgọc Trong Đá

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngọc Trong Đá PDF của tác giả Nguyễn Đông Thức nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chuyến Phiêu Lưu Kỳ Diệu Của Edward Tulane (Kate Dicamillo)
Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane do nhà văn Mỹ Kate DiCamilo - người "săn" giải thưởng sách thiếu nhi - viết được đánh giá là "quyển sách tuyệt vời được viết bằng văn phong giản dị nhưng đầy sức lay chuyển". Ngày xửa ngày xưa, trong ngôi nhà trên phố Ai Cập, có một chú thỏ bằng sứ tên là Edward Tulane. Chú được làm ra bởi một người chế tác đồ chơi bậc thầy, được mặc trên người những bộ quần áo tuyệt hảo đặt may riêng. Chú tự yêu và đề cao bản thân, không màng tới cô chủ Abilene đang vô cùng nâng niu chú. Thế nhưng, trên chuyến đi lênh đênh vượt đại dương, một thằng bé bất kham đã vô tình quăng chú khỏi mạn tàu. Và từ đó hành trình lưu lạc, cũng là hành trình học nói tiếng Yêu Thương của Edward Tulane bắt đầu. Chú phải trải qua qua những ngày dài dưới lòng đại dương khi trên người chẳng có được một bộ cánh bảnh bao nào. Sau một cơn bão, chú được ông lão đánh cá Lawrence kéo lên và mang về nhà và được đổi tên thành một cô thỏ Nellie. Phút chốc chú trở thành nguồn vui của đôi vợ chồng già. Nhưng sau cái nhìn của Lolly - con gái của vợ chồng Lawrence - chú lại bị vùi dập trong mớ rác hỗn độn dưới bàn tay tàn nhẫn của cô. Edward lại tiếp tục chịu đựng những ngày dài nơi bãi rác, nhưng đó lại là điểm khởi đầu cho những tháng ngày thong dong suốt bảy năm sau lưng gã nhà nghèo Bull và được đặt một cái tên mới: Malone. Tìm mua: Chuyến Phiêu Lưu Kỳ Diệu Của Edward Tulane TiKi Lazada Shopee Một chú thỏ bằng sứ còn có thể đi tới những đâu? Một chú thỏi bằng sứ có thể sống và yêu như thế nào? Tình yêu mang vị gì? Nếu là vị đau, chú có nên tiếp tục thương yêu và được thương yêu? Tất cả được trả lời với bút pháp đầy chất thơ trong Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Eward Tulane. Có thể nói rằng, với câu chuyện viết cho thiếu nhi nhưng không chỉ dành riêng cho thiếu nhi này, tác giả Kate Di Camillo cũng đã vượt qua một hành trình phi thường để giành trọn say mê và mở rộng trái tim cho độc giả. Bên cạnh đó, nét vẽ minh họa tinh tế của Bagram Ibatoullines góp phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyến Phiêu Lưu Kỳ Diệu Của Edward Tulane PDF của tác giả Kate Dicamillo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Làng Nhô (Phạm Ngọc Tiến)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Làng Nhô PDF của tác giả Phạm Ngọc Tiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Giải Buồn - Quyển 1 (Paulus Của)
Huỳnh Tịnh Paulus Của hay Huỳnh Tịnh Của người tỉnh Bà Rịa, ông thông thạo Hán và Pháp Văn. Năm 1881, được bổ ngạch Đốc phủ sứ, phụ trách công việc phiên dịch các văn án cho nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam. Ông cũng là nhà văn quốc ngữ tiền phong cộng tác với Gia Định báo. Tác phẩm quan trọng trong văn nghiệp của ông rất có giá trị, đó là quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, in thành 2 tập, tập I in năm 1895 từ mẫu tự A đến L, tập II in năm 1896 từ M đến X, cả hai quyển đều in tại Sàigòn do nhà in Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Rues Catinat & d"Ormay. Năm 1983, nhà sách Khai Trí có in lại 2 tập của quyển tự vị nầy. Chuyện Giải Buồn Quyển 1 gồm có:1. CHÍ KHÍ CAO 2. CẦU TIẾNG CHƯỞI CHO RỤNG LÔNG VỊT 3. ĐỊA NGỤC Ở MIỀN DƯƠNG GIAN Tìm mua: Chuyện Giải Buồn - Quyển 1 TiKi Lazada Shopee 4. ĂN MÀY XIN VÀNG NÉN 5. ĐẦU THAI BA KIẾP 6. KIỆN MẤT NÀNG DÂU 7. PHẬT ĐỔ MỒ HÔI 8. MƠ TƯỞNG VIỆC KHÔNG CÓ 9. NÓI MỊ 10.CHUYỆN MÌNH THÌ QUÁNG 11.ANH EM RUỘT GIÀNH GIA TÀI 12. VẼ HÌNH VAY BẠC 13.CHUYỆN VƯƠNG-THẬP 14. TÍCH CỌP LẠY 15. CHUYỆN CẢNH THẬP BÁT 16.CỌP CÓ NGHĨA 17.ĐUỔI YÊU QUÁI 18.RỦ NHAU CHẾT MỘT LƯỢT 19. BỐN MƯƠI NGÀN 20. BỢM BẢI 21.MẮC LỪA 22. CHỒN ĐẤT THƠ THỦY 23. CHUYỆN ÔNG TẤN SĨ LƯNG MỌC LÔNG DÊ 24.LẬP TỰ CHO CHÁU 25.NỢ KHÔNG TRÔNG TRẢ 26. CHUỘT CÓ NGHĨA 27. CHUYỆN NGƯỜI ĐINH TIỀN KHÊ 28. CHUYỆN THÂY MA LÀM DỮ 29.CHUYỆN HỌ THÂN 30.CHUYỆN ÔNG XA KÍNH 31.CHUYỆN ÔNG LƯU BÁ ÔN 32.CÓ PHƯỚC LÀM QUAN 33. CHUYỆN NHẬM TÚ 34. TRƯƠNG THÀNH 35. SỰ TÍCH CON BÀN BÀO 36.CHUYỆN MỘT VÌ TƯỚNG QUÂN 37.BÀN CHIÊM BAO 38. TRỒNG LÊ 39.ĐẠO BẠCH LIÊN 40. THẦY ĐẠO SĨ Ở NÚI LAO SƠN 41.PHÉP MA 42. SỰ TÍCH CŨ 43. HUÌNH SANH 44. ĐÔNG PHƯƠNG SÓC 45. CÔNG GIÃ TRƯỜNG 46. THI THÀNH HOÀNG 47. HAI ANH EM HỌ THƯƠNG 48. LỘC ĐỜI 49. NHÍP CHÁNH 50. NGƯU THÀNH CHƯƠNG 51.LIỂU SANH 52.CHUYỆN HƯỚNG-KlỂU 53. CHỊU ÁN OAN 54. CHUYỆN CON THẢO 55. CHUYỆN NGƯỜI BÁN VẢI 56.CÙ DỤC 57. DIÊM LA 58. CHUYỆN THƯƠNG TAM QUAN 59.CHUYỆN ÔNG TẾ VÕ KHI CÒN NHỎ 60.CHUYỆN NGƯỜI CAO LỚN 61. LIỂU TÚ TÀI 62. CHUYỆN LƯU HỖ 63. CON RƯỢU 64. CHÓ KHÔN 65.THẦN NÚI 66. CHUYỆN THẦY THUỐC 67.TỐNG QUỐC ANH 68. CHÓ BIẾT CỨU CHỦĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Giải Buồn - Quyển 1 PDF của tác giả Paulus Của nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Giải Buồn - Quyển 2 (Paulus Của)
Chùa Thiện-tân có chim séo làm ổ trên chỉ vỉ, tiếng tục kêu là thu kì; trên ván bửng có một con rắng lớn, mỗi khi chim vừa đủ lông ra ràng, thì bò ra nuốt hết; chim mẹ buồn kêu ít ngày rồi bay đi mất. Ai nấy không dè nó trở lại nữa, té ra năm thứ ba nó lại tới mà làm ổ như trước. Con nó vừa lớn lên, nó liền bay đi, ba bữa mới trở về, vào ổ kêu còn mà cho ăn. Con rắn lớn ấy cứ việc bò ra, vừa động ổ, hai con séo thất kinh kêu la thảm thiết, bay bổng lên trên mây xanh. Một hồi nghe tiếng ào ào, trời đất tối tăm, ai nấy sợ hãi, ra coi thì thấy một con chim lớn, kiến sè che mất mặt trời, ở đâu trên không ùn ùn liện xuống như dòng, đánh một bấu con rắn đứt đầu, phá gia thu tan nát rồi chớp kiến bay đi, hai con séo bay theo sau đường như làm lễ đưa. Phá ổ rồi, hai con séo con té xuống, một con sống một con chết, thầy chùa bắt con sống để nuôi trên lầu chuông; giây lâu hai con séo lớn trở về cho ăn như cũ, đến khi con nó bay được, liền đem nhau đi mất. Sách dị sử bàn rằng: năm sau còn tới là chẳng dè có họa nữa; năm thứ ba cứ việc làm ổ chỗ cũ, thì kế báo thù đã sắp rồi; ba ngày không trở về, thì chắc là đi khóc bên Tần đình.[8] Chim lớn ấy thì là tiên gươm, thình lình bay tới, đánh một cái rồi lại bay đi, diệu thủ không không (tay phép không không) có gì hơn nữa.***Huỳnh Tịnh Của hay Huình Tịnh Của (1830-1908) hay còn gọi là Paulus Của ("Paulus" ở đây đọc là "Phao-lô"), hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ. Thời trẻ, Huỳnh Tịnh Của đi du học tại một trường công giáo ở Penang, Malaysia. Sớm tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây, ông tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn. Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, tuyệt đại đa số các tác phẩm của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, vào thời bấy giờ vẫn chưa được coi trọng và bị đánh giá thấp hơn so với chữ Hán hay chữ Pháp. Huỳnh Tịnh Của từng đề nghị dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức, yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng, nhưng không được chấp nhận. Tìm mua: Chuyện Giải Buồn - Quyển 2 TiKi Lazada Shopee Tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương Tây, Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hóa phương Đông cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập. Ông là một trong số ít người "Tây học" đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hóa phương Đông cổ truyền. Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là người có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những bước đầu, nhất là ở Nam Kỳ. Ông mất năm Đinh Mùi (1907), thọ 73 tuổi, an táng tại Bà Rịa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Giải Buồn - Quyển 2 PDF của tác giả Paulus Của nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.