Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bổn Phận Của Chúng Ta Đối Với Thú Vật (C. W. Leadbeater)
Trong khi quí vị cố gắng hết sức giúp đỡ các người xung quanh, quí vị đừng quên bổn phận đối với các sắc tướng của sự sống thấp hơn sự sống của nhơn loại. Để chuẩn bị thi hành phận sự nầy, quí vị phải tìm hiểu bản tánh của các em nhỏ chúng ta là cầm thú như quí vị tìm hiểu trẻ con, chúng cũng là em nhỏ nhưng ở mức độ cao hơn. Khi giúp đỡ một trẻ con, quí vị tìm cách ở vào địa vị của nó, đối với cầm thú, quí vị cũng tự đặt mình vào địa vị của chúng. Trong mọi trường hợp và đối với mọi sinh vật, bổn phận của chúng ta là thương yêu và giúp đỡ hầu cùng tiến mau đến thời hoàng kim, trong đó chúng ta sẽ hiểu biết nhau hơn và hợp tác chặt chẻ hơn trong Đại cuộc. Không có một lý do nào mà các con thú nhà không được luyện tập để giúp người trong các công việc không quá sức chúng. Nhưng sự huấn luyện nầy cũng phải hữu ích cho chúng. Chúng ta luôn luôn phải nhớ rằng sự tiến hóa của cầm thú là một trong những mục đích thiêng liêng. Bởi thế, trong lúc ta cố gắng mở mang trí khôn chúng nó, chúng ta còn phải lưu ý chỉ tập chúng nó những tánh tốt mà thôi. Nhiều thú vật nguồn gốc là thú rừng được giao phó cho ta như chó, mèo, ngựa v.v… để chúng ta thương yêu và dìu dắt hầu độ chúng ra khỏi trạng thái hung dữ, và đánh thức ở chúng trí khôn, tình thương và lòng tận tụy. Trong công việc dạy dỗ nầy, chúng ta đừng ngăn chận sự tiến hóa của chúng bằng cách tăng cường những bản năng hung tợn. Ví dụ, khi chúng ta tập con chó đi săn để giết các con thú khác tuy chúng ta giúp chúng nó mở mang trí khôn, nhưng chúng lại trở nên hèn hạ như thế, chúng nó thoái thay vì tiến, và chúng ta giúp cho nó ít mà hại chúng nó nhiều. Việc nầy cũng xảy ra khi chúng ta tập một tánh hung tợn cho một con chó để giữ gìn nhà cửa hay đồn điền. Ngoài ra, khi đối xử nghiêm khắc và tồi tệ với thú vật, ta có thể phát triển trí khôn của chúng vì chúng cần vận dụng trí khôn để khỏi bị đánh đập. Như vậy, chúng cũng tiến hóa nhưng những tánh xấu lại phát sanh ở chúng như sự sợ hãi và sự giận dữ. Do đó, khi chúng đầu thai làm người thì nhơn loại nầy khởi hành với tánh sợ hãi và oán hận bẩm sinh, một gánh nặng mà nó phải mang lâu trên đường tiến hóa. Vì vậy nhơn loại không được thanh cao, tận tụy, thương yêu và dịu dàng, nghĩa là thiếu những đức tánh mà nhơn loại phải có một cách đương nhiên nếu con người biết làm tròn phận sự mình đối với loài cầm thú. Tìm mua: Bổn Phận Của Chúng Ta Đối Với Thú Vật TiKi Lazada Shopee Chúng ta cần có những phận sự khác đối với các sắc tướng thấp hơn sắc tướng cầm thú: Tôi muốn nói loài tinh chất đang sinh sống xung quanh chúng ta. Chúng nó tiến hóa nhờ tác động của tư tưởng, cảm xúc, dục vọng và tình cảm của chúng ta. Thật ra, chúng ta không phải cố gắng nhiều là vì nếu chúng ta trung thành với lý tưởng cao thượng thì chúng ta làm tròn phận sự của chúng ta rồi. Trong mọi cuộc tiến hóa, Thiên ý đã định rằng sinh vật tiến cao phải trợ giúp những loài thấp kém, và giúp cho loài cầm thú được cá thể hóa [1] không phải là phận sự duy nhứt của nhơn loại đối với chúng. Ở Châu Atlantide [2] nhơn loại còn được giao phó một phần lớn công việc đào tạo các loài thú, và vì họ không làm tròn phận sự của mình mà sự việc đã xảy ra hơi khác con đường đã dự trù. Họ phải chịu trách nhiệm, bởi những lỗi lầm của họ, về tánh hung dữ của loài thú ăn thịt, hằng ngày chỉ biết tàn sát những sinh vật khác. Họ không chịu trách nhiệm về tất cả các loài thú ăn thịt vì nhiều loài đã có trong loài bò sát khổng lồ từ thời lémurien rất xa xăm và con người không liên hệ gì đến thời nầy. Nhưng khi các thú bò sát nầy tiến thành loài có vú, ta có một trách nhiệm quan trọng vì loài nầy hiện nay giữ một vai trò chánh yếu. Đây là một cơ hội để ta tinh luyện các loài thú và diệt trừ những tánh hung bạo ở chúng. Vì loài người không làm tròn bổn phận đối với loài thú cầm nên họ phải chịu một phần trách nhiệm về những việc không hay đã xảy ra trên thế giới từ trước đến nay. Nếu họ tận tụy với phận sự có lẽ ngày nay không có loài thú có vú ăn thịt.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "C. W. Leadbeater":Đời Sống Sau Khi ChếtBổn Phận Của Chúng Ta Đối Với Thú VậtChân Sư Và Thánh ĐạoCõi Trời Chân PhúcNhãn ThôngNhững Vị Cứu Trợ Vô HìnhCõi Trung GiớiGiảng Lý Ánh Sáng Trên Đường ĐạoThông Thiên Học Khái LượcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bổn Phận Của Chúng Ta Đối Với Thú Vật PDF của tác giả C. W. Leadbeater nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ánh Sáng Của Linh Hồn (Trần Ngọc Lợi)
“Trước khi linh hồn có thể thấy được, phải có sự hài hòa trong nội tâm, và mắt phàm phải không còn thấy mọi ảo tưởng nữa. Trước khi linh hồn có thể nghe được, thì hình bóng (phàm nhơn) phải không còn nghe thấy tiếng gầm thét, cũng như tiếng thì thào, tiếng rống của con voi, cũng như tiếng vo vo trong như bạc của con đom đóm màu hoàng kim. Trước khi linh hồn có thể hiểu được và nhớ được, thì nó phải hợp nhất với người phát ngôn im lặng, chẳng khác nào hình hài mà đất sét được nặn ra trước hết phải hợp nhất với thể trí của người thợ làm đồ gốm. Đó là vì bấy giờ linh hồn sẽ nghe được và nhớ được. Và bấy giờ, tiếng nói vô thinh mới ngỏ lời với nội nhĩ (inner ear)”. (From THE VOICE OF THE SILENCE) Tìm mua: Ánh Sáng Của Linh Hồn TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Sáng Của Linh Hồn PDF của tác giả Trần Ngọc Lợi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế Gian (Alice Bailey)
Sách của tác giả Alice A. Bailey −−−−−****−−−−− Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái dương hệ Tham thiền Huyền Môn Tâm thức của Nguyên Tử Tìm mua: Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế Gian TiKi Lazada Shopee Luận về Lửa Vũ Trụ Ánh sáng của Linh Hồn Linh hồn và các Thể Từ Trí tuệ đến Trực giác Luận về Huyền Linh Thuật Từ Bethlehem đến Calvary Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới − Tập I Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới − Tập II Những Vấn Đề của Nhân Loại Sự Tái Lâm của Đức Christ Vận mệnh các Quốc Gia Ảo cảm: Một Vấn Đề Thế Giới Thần giao cách cảm và thể dĩ thái Tự truyện chưa hoàn tất Giáo dục trong Kỷ Nguyên Mới Sự hiển lộ của Thánh Đoàn Luận về Bảy Cung: Tập I - Tâm Lý học Nội môn Tập II - Tâm Lý học Nội môn Tập III - Chiêm Tinh học Nội môn Tập IV - Khoa Trị liệu Nội môn Tập V - Các Cung và Các Cuộc Điểm Đạo Trích Phát Biểu của Chân Sư Tây Tạng. −−−***−−− Bảo rằng tôi là một đệ tử Tây Tạng ở một trình độ nào đó, thì điều này không giúp cho bạn biết gì nhiều, vì lẽ mọi người đều là đệ tử, từ người tìm đạo thấp thỏi nhất trở đi và lên trên chính Đức Christ nữa. Tôi sinh hoạt trong một thể xác (còn mang xác phàm) giống như bao người khác, trên các biên giới Tây Tạng, và đôi khi (theo quan điểm ngoại môn) điều khiển một nhóm lớn các Lạt Ma Tây Tạng khi ít vướng bận vào các nhiệm vụ. Chính sự việc này khiến người ta đồn đãi rằng tôi là Tu Viện trưởng của Lạt Ma Viện đặc biệt này. Những ai có hợp tác với tôi trong công việc của Thánh Đoàn (tất cả các đệ tử đích thực đều hợp tác trong công việc này) còn biết tôi bằng một danh xưng và chức vị khác. A.A.B. biết rõ tôi là ai và nhận ra tôi theo hai danh xưng của tôi. Tôi là một huynh đệ của các bạn, kẻ đã bước trên Thánh Đạo xa hơn là đạo sinh bậc trung một ít và do đó đã gánh vác các trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi là kẻ đã đấu tranh và mở đường tiến vào một phạm vi ánh sáng rộng lớn hơn là người tìm đạo, tức là kẻ sẽ đọc được đoạn này, và do đó, tôi phải hành động như là kẻ truyền đạt ánh sáng, dù với giá nào. Tôi không phải là kẻ luống tuổi theo số tuổi thường thấy nơi số các huấn sư, tuy nhiên tôi không non trẻ hay thiếu kinh nghiệm. Công việc của tôi là giảng dạy và truyền bá tri thức của Minh Triết Muôn Thuở nơi nào mà tôi có thể tìm được sự đáp ứng, tôi đã đang làm việc này từ nhiều năm qua. Tôi cũng đã tìm cách để giúp Chân Sư M. và Chân Sư K.H. khi có cơ hội, vì từ lâu, tôi đã liên kết với các Ngài và với công việc của các Ngài. Qua các điều nêu trên, tôi đã nói với bạn nhiều điều, 6 tuy nhiên, đồng thời tôi không nói với bạn điều gì cả, để có thể đưa bạn đến chỗ nghe theo tôi một cách mù quáng và tôn sùng cuồng nhiệt mà người tìm đạo giàu tình cảm bày tỏ với vị Gu ru và Chân Sư, Đấng mà cho đến nay, y chưa có thể giao tiếp được. Người tìm đạo cũng sẽ không tạo được sự tiếp xúc theo mong ước cho đến khi nào y chuyển lòng tôn sùng do tình cảm thành việc phụng sự không ích kỷ cho nhân loại - chớ không phải cho Đức Thầy. Các sách do tôi viết, được đưa ra mà không đòi hỏi được chấp nhận. Chúng có thể đúng hoặc không đúng - hữu ích hoặc không hữu ích. Chính bạn mới có thể xác nhận sự chính xác của chúng do thực hành đúng và do luyện được trực giác. Cả tôi lẫn A.A.B. đều không quan tâm bao nhiêu đến việc xem các sách đó như là các tác phẩm tạo ra do linh hứng, hoặc được người nào đó nói đến chúng (một cách háo hức) như là công trình của một trong các Đức Thầy. Nếu các sách này trình bày chân lý theo cách nào mà chân lý đó lại theo đúng trình tự đã được đưa ra trong các giáo lý trên thế giới, nếu điều trình bày trong các sách đó nâng cao được đạo tâm và ý chí phụng sự từ cõi tình cảm lên cõi trí (là cõi mà các Chân Sư có thể hoạt động) thì bấy giờ chúng đã đạt được mục tiêu. Nếu giáo huấn này tạo được sự đáp ứng nơi các thể trí giác ngộ của kẻ hành đạo trên thế gian và giúp cho trực giác của y lóe sáng, thì bấy giờ hãy chấp nhận giáo lý đó. Bằng không thì thôi. Nếu các phát biểu này đáp ứng với bằng chứng sau rốt hay là được cho rằng đúng dưới sự thử thách của Định Luật Tương Ứng, bấy giờ chúng mới có giá trị. Nhưng nếu không được như thế thì đạo sinh đừng chấp nhận những gì đã được đưa ra. THÁNG 8 - 1934Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alice Bailey":Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế GianSự Hiển Lộ Của Thánh ĐoànChiêm Tinh Học Nội MônCung Và Điểm ĐạoLuận Về Huyền Linh ThuậtLuận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 2Sáu Giai Đoạn Trên Đường ĐạoSự Tái Lâm Của Đức ChristTâm Lý Học Nội MônTâm Thức Của Nguyên TửTham Thiền Huyền LinhTrị Liệu Huyền MônViễn Cảm Và Thể Dĩ TháiTừ Trí Tuệ Tới Trực GiácTự Truyện Chưa Hoàn ThànhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế Gian PDF của tác giả Alice Bailey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vũ Trụ Và Con Người (Neverland)
Vũ Trụ và Con Người. Ebook được tổng hợp từ 11 tập sách của dịch giả BẠCH LIÊN mang tên: “Những chỗ khó khăn trong khoa minh triết gọi là thông thiên học”.Bộ sách bao gồm các chủ đề sau: Tập 1: VŨ TRỤ VÀ THƯỢNG ĐẾ Tập 2: THÁI DƯƠNG HỆ CỦA CHÚNG TA Tập 3: DÃY ĐỊA CẦU CỦA CHÚNG TA Tìm mua: Vũ Trụ Và Con Người TiKi Lazada Shopee Tập 4: NGUYÊN TỬ CĂN BẢN HỒNG TRẦN VÀ KIM QUANG TUYẾN Tập 5: HỒN KHÓM KIM THẠCH, THẢO MỘC, CẦM THÚ Tập 6: SỰ SANH HÓA CÁC GIỐNG DÂN TRÊN DÃY ĐỊA CẦU Tập 7: TẠI SAO SỰ TIẾN HÓA CỦA DÂN CHÚNG TRÊN ĐỊA CẦU KHÔNG ĐỒNG BỰC VỚI NHAU? Tập 8: QUẦN TIÊN HỘI VÀ SỰ CAI TRỊ THẾ GIAN Tập 9: VÀI SỰ NHẬN XÉT về HỎA TINH - THỦY TINH Tập 10: HỎA HẦU KHÁI LUẬN Tập 12: VÀI ĐIỂM CHÍNH TRONG TÂM THỨC HỌCDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Neverland":Các Con Đường Tiến HóaNgọn Lửa Tím Để Chuyển Hóa Thể Xác Tâm Trí Tâm HồnQuy Luật Tâm ThứcThông Điệp Từ Những Người Anh Em Trong Lòng ĐấtThông Điệp Từ Thế Giới Thượng ThiênTrái Đất RỗngVũ Trụ Và Con NgườiMở Rộng Tình YêuCâu Chuyện Của Sanat KumaraĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Trụ Và Con Người PDF của tác giả Neverland nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.