Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Họa Hương Hồn (Nguyễn Mỹ Hạnh)

Dân gian đồn rằng đêm mười lăm tháng bảy tốt nhất không ra khỏi đường kẻo gặp tai vạ, bởi không biết được thứ mà mình gặp là người hay ma. Ngày này cửa âm phủ mở ra nối liền hai cõi âm dương vì vậy âm khí đặc biệt thịnh, mới chập tối người dân trong thôn đã không dám ló mặt ra khỏi nhà, ai nấy đều đóng cửa kín mít, ấy vậy mà lúc này lại có đám rước dâu.

Nghe thấy tiếng kèn trống náo nhiệt cả một vùng, người trong thôn đều tò mò mở hé cửa nhìn trộm thì thấy một cái kiệu hoa lớn, đi xung quanh là đám gia nô thổi kèn, kỳ quái là tất cả đều mặc đồ tang màu trắng. Con đường trong thôn toàn sỏi đá gập ghềnh ấy vậy mà đám người này lại đi nhanh như bay, bóng dáng thì mờ mờ ảo ảo.

Ngay lúc đám rước vừa đi tới ngôi nhà nhỏ cuối thôn, liền có tiếng hét lên:

- Người đâu, mau tới cứu tiểu thư nhà ta, người đâu….

Cô dâu đang ngồi ngay ngắn trong kiệu đột nhiên lăn đùng ra. Người hầu thấy tiểu thư nhà mình vừa uống xong chén trà cô ta rót thì hộc máu ngã xuống liền lấy làm hốt hoảng lắm, vội vàng hô hào người tới cứu. Cô ta vội đặt chén trà xuống, đưa tay lên mũi tiểu thư nhà mình thì thấy tiểu thư đã tắt thở… Tìm mua: Họa Hương Hồn TiKi Lazada Shopee

- Xin các người, mau mau gọi thầy lang tới cứu tiểu thư…. Tiểu thư không thể có chuyện được…

Cô ta nước mắt dàn dụa vừa lay tiểu thư lại vừa kêu cứu mà không biết chén trà làm bằng men sứ xanh ngọc bên cạnh đang tỏa ra làn khói nghi ngút, nước bên trong ly trà lạnh toát, có nhìn thế nào cũng không thấy đáy. Người có mắt nhìn ắt sẽ biết chén trà này đã bị hạ ngải!

Đám gia nô khiêng kiệu mặt ai nấy đều lạnh tanh vô cảm, cô dâu sống hay chết có quan trọng chi đâu, bởi lẽ cậu chủ nhà bọn họ cũng là người chết kia mà! Trời lúc này đã chập choạng tối, đám chim lợn nháo nhác bay loạn trên nóc nhà, kêu lên những tiếng thê lương như đang tiếc thương một cô gái mới độ xuân thì đã bạc mệnh….

Tiếng chim lợn kêu nhức óc khiến người đàn ông trong nhà không nhịn nổi, chạy vào gác bếp lấy con dao bầu, hừng hực định chạy ra ngoài đuổi đám chim lợn mang điềm xui này đi thì bị bà vợ ngăn lại, bà ta kéo tay áo chồng mình lại, la toáng lên:

- Ông định làm gì vậy, bộ muốn hại chết cả cái nhà này hay không!

- Bà yên tâm, tôi chỉ ra đuổi đám quạ đi thôi, chứ không ra cái đám rước kia đâu…

- Ông ở yên trong nhà cho tôi! Hôm nay người trong thôn đều kháo nhau ở yên trong nhà đó! Đám rước kia tôi thấy cứ tà ma thế nào ý, biết đâu họ để mấy khứa chim lợn kia dụ ta ra ngoài, hại chúng ta thì sao? Ông không nghe thấy vừa có vị tiểu thư nào chết hả?

- Có con dao bầu ở đây, kẻ nào dám đụng tới cái nhà này, tôi cho nó vài nhát, mẹ nó cứ ở yên trong nhà, tôi ra xem thế nào!

Ngay lúc người đàn ông định bước chân ra khỏi cửa thì bát hương đặt trên bàn thờ gia tiên bốc cháy dữ dội, người vợ vội nói:

- Các cụ hiển linh rồi đó ông thấy chưa?

Người đàn ông lúc này mới nghe lời vợ, vất con dao bầu xuống, rồi vội đi lấy nước dập lửa trên ban thờ.

Lại nói lúc này ở bên ngoài có một bà lão đi tới, mái tóc bà ta bạc trắng, đôi mắt tinh ranh híp lại nhìn về phía kiệu hoa rồi dừng mắt lại ở tách trà sứ xanh kia. Đây là bà đồng được nhà họ Hà mời về để làm tang sự riêng cho cậu Luân nhà họ, trông thấy bà ta thì đám gia nô có chút cung kính, không cố tình rải giấy tiền nữa mà ngừng tay lại, đứng dạt sang hai bên tạo thành lối đi cho bà ta.

- Ngươi cho phu nhân uống thứ này?

Bà đồng chỉ tay vào chén trà hỏi, người hầu của vị tiểu thư thấy đôi mắt tam bạch toàn là lòng trắng của bà ta liếc thì sợ hãi quỳ xuống đáp:

- Dạ phải, là.. là tiểu thư dọc đường khát nước nên đòi uống bằng được.

- Cô ta bị hạ ngải!

- Dạ… gì cơ? Sao… sao có thể, xin bà xem xét, tôi, tôi không hại tiểu thư, không phải tôi…

Bà đồng không đáp lời, lấy từ cái bị chỗ thắt lưng một cây kim bạc, sau đó cầm lấy bàn tay của vị tiểu thư, chọc mũi kim vào mười đầu ngón tay của cô ấy. Rất nhanh đã có máu rỉ ra, không đỏ tươi như người bình thường mà có màu đỏ thẫm, còn có vị tanh tưởi như xác chết. Xong việc bà ta đặt tiểu thư nằm xuống, lại lấy ra một cái chuông đồng, lại chấm lên trán tiểu thư một vết chu sa đỏ.

Bà ta lắc lắc cái chuông, hô lớn, hô đúng bảy lần rồi dừng.

- Thần linh phù hộ, xin cho ba hồn bảy vía của vị tiểu thư này quay về!

Thông thường khi gọi hồn vía quay lại thân xác của mình thì cần đọc cả họ tên, ngày tháng năm sinh của họ, vậy mà bà đồng chẳng thèm đọc tên vị tiểu thư kia lấy một lần, làm cho người khác cảm giác bà ta làm cho có lệ. Mọi người còn tưởng bà ta lừa bịp thì vị tiểu thư kia đã sống lại rồi…

Họa Hương đầu đau như búa bổ, bên tai cô là tiếng chuông đồng leng keng nghe chói vô cùng, cô chậm rãi mở mắt ra thì thấy mình đang ngồi trên một cái kiệu màu trắng, mành kiệu làm bằng lụa tơ tằm, gió thổi vào bay phất phới, mà trên người cô cô cũng mặc y phục cưới màu trắng, bên trên có thêu hình long phượng, cô còn chưa hiểu có chuyện gì thì cổ họng truyền tới cảm giác buồn nôn kinh khủng. Cô vội cúi người xuống đất nôn ói một trận mới thấy dễ chịu, xong xuôi nhìn xuống dưới đất là một đám dòi trắng đục béo tròn như con sâu đang ngo ngoe thì cô cảm thấy thật kinh tởm, lại nôn tháo thêm trận nữa.

Đến khi cô lấy lại tinh thần, ngẩng đầu nhìn lên thì thấy vây xung quanh cô là đám người kỳ lạ mặc đồ tang trắng, ai nấy đều đeo thêm chiếc mặt nạ trắng, nếu không phải trông thấy có một bà lão và một cô gái trẻ, cô còn tưởng mình đã xuống âm phủ rồi cơ.

- Bà… bà là ai, các người là ai….

Người hầu tưởng tiểu thư nhà mình kinh sợ, cũng lo tiểu thư sẽ hỏi tội cô ta về chén trà kia, liền vội trấn an:

- Tiểu thư đừng sợ, đã ổn rồi…

Thấy Họa Hương còn đang ngơ ngác, bà đồng liền vỗ mạnh vào vai cô một phát:

- Vị tiểu thư này, không giờ phải gọi cô là phu nhân mới phải, cô còn ngây người ra đó làm gì, mày, mau sửa soạn cho cô ta đi, chút nữa còn làm nghi lễ vợ chồng với cậu chủ.

Bà ta chỉ tay thẳng mặt một cô gái trẻ, trông y phục mặc trên người thì có vẻ là người hầu của cô, còn khá trẻ, chỉ chừng mười lăm mười sáu tuổi. Con nhỏ bị bà đồng dọa nạt liền sợ hãi, run rẩy nói:

- Tiểu thư… À phu nhân, để em chải chuốt lại cho người.

- Lẹ cái tay lên cho ta, sắp trễ giờ tốt rồi kia. Cậu Luân mà tức giận, tụi bây có trăm cái mạng cũng không cứu được đâu! À thôi, vừa đi vừa trang điểm cũng được, khởi kiệu đi tiếp!

Thế là đám rước lại tiếp tục lên đường. Trong nhà đôi vợ chồng kia chứng kiến hết thảy, càng kinh sợ hơn là đám rước đó lại đi về hướng nghĩa địa của thôn….

Trong lúc người hầu trang điểm, Họa Hương nhắm mắt suy nghĩ, tại sao cô lại ở trong thân thể này chứ? Không phải sau khi bị cướp mất xác, hồn cô đã bị đánh văng ra ngoài, bây giờ sao lại nhập vào thân xác một cô gái xa lạ chứ! Có thể chủ nhân của thân thể này đã chết, vô tình hồn cô lại được bà đồng kia chiêu vào.

Họa Hương nghĩ tới những việc mình đã trải qua thì phẫn hận mà nắm chặt bàn tay lại, móng tay sắc nhọn vì thế mà đâm qua da thịt, khiến bàn tay cô chảy máu.

- Phu nhân, người… vẫn ổn chứ?

Họa Hương cố nén cơn giận trong lòng, hiện giờ cô còn chưa biết tình hình, thân thế của cơ thể này, ngộ nhỡ bị người phát hiện ra chuyện mượn xác sống lại, nhất định sẽ cho cô là quỷ nhập tràng, đem đi thiêu sống thì rắc rối to, vì vậy cô không dám nói nhiều, chỉ ậm ờ cho qua chuyện.

- Ta không sao.

Những việc này đối với một cô gái trẻ mới mười tám tuổi như cô thì việc này kinh sợ và hoang đường đến chừng nào cơ chứ! Hiện giờ cô chỉ muốn được quay về nhà của mình, nhận lại người thân và đòi lại vị hôn phu của mình thôi, vì cớ gì cô đang sống yên ổn, sắp gả cho người mình yêu lại bị một vong hồn không tên không tuổi cướp đi thân xác của mình kia chứ! Cô càng nghĩ càng uất ức, những giọt nước mắt đã lăn trên gò má hồng xinh đẹp lúc nào không hay.

Họa Hương cứ ngẩn ngơ mãi, mà đám rước dâu cũng đi tới khi trời tối mịt mới tới nơi. Người hầu đã trang điểm xong cho cô từ lúc nào, Họa Hương cũng tò mò dung nhan của thân thể này, liền bảo cô ta đem gương đồng đến cho mình nhìn thử. Trong gương phản chiếu hình ảnh một cô gái xinh đẹp, mày ngài, đôi mắt trong veo như làn nước mùa thu lại mang chút gì đó đượm buồn. Dù đã trang điểm nhưng sắc mặt cô vẫn không tốt lắm, nhìn qua có chút thiếu sức sống, cộng thêm y phục cưới màu trắng trên người, khiến cho người khác cảm thấy tang thương vô cùng.

Họa Hương được người đỡ xuống kiệu, cô ngẩng đầu nhìn phủ đệ trước mắt, lầu son gác tía, cổng cao chục thước, trên cổng treo biển hiệu bằng vàng lấp lánh “Hà Phủ”, nơi đây chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh, cô thật tò mò không biết đây là vùng nào, lại có phú hộ giàu có đến vậy! Kỳ lạ là nhà chồng không có ai ra rước cô, chỉ có bà đồng nắm tay cô kéo vào phủ đệ nhà họ, nghi thức thật sơ sài, chứng tỏ ở đây địa vị của cô không được coi trọng cho lắm.

Cô mím chặt môi, bước chân cao qua bậc cửa, dân gian đồn rằng xây bậc cao như này để những thứ như ma quỷ hay cương thi không vào được nhà, cũng rạch ròi địa phận của gia chủ để thổ công, thổ địa dễ bề trông coi.

Quả nhiên phủ đệ này rất rộng, bà đồng dẫn cô đi qua một đoạn hành lang dài ngoằn ngoèo, trước mặt cứ có lớp sương mù phủ kín. Bà ta đi trước, cô đi sau, bà ta cứ đi bảy bước lại rải một xấp tiền vàng, miệng lẩm bẩm:

- Trăm quỷ tránh đường, mở đường tới…âm ti…

Hai chữ cuối bà đồng cố tình đọc không thành tiếng, khiến Họa Hương không nghe được. Cô đang định hỏi chuyện thì thấy hai bên hành lang dày đặc là những con ma đói, cùng với đó là những tiếng oan thán, khóc than cổ quái vô cùng, thậm chí có con còn vươn cái bàn tay có móng sắc nhọn túm lại cổ chân của cô kéo lại. Bà đồng lập tức thấy không ổn, liền quay lại ném xấp tiền âm phủ vào nó, mở miệng quát:

- Mau cút cho ta, đây là chỗ các ngươi náo nháo à, hôm nay là ngày mừng của cậu Luân, tụi bây mà phá hỏng chuyện, coi chừng tao đánh tụi bây hồn phi phách tán!

Con ma đói kia nghe vậy liền lập tức rụt tay lại, cả bọn xúm lại vồ lấy đống tiền kia. Họa Hương nuốt nước miếng, khẽ giọng hỏi bà đồng:

- Ta nghe nói mỗi nhà đều có thổ địa trông coi, vả lại nơi người ở dương khí mạnh, sao lại lắm ma quỷ thế?

Bà đồng đột nhiên quay người lại, nhìn thẳng vào mắt cô, cái nhìn sắc lẹm khiến cô nổi hết da gà:

- Ai nói với cô nơi này cho người ở?

Không cho người ở, vậy thì cho ma quỷ sao?

Truyện này được coi là siêu phẩm của tác giả Mỹ Hạnh. Quý bạn đọc đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng đọc và theo dõi nhé.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Họa Hương Hồn PDF của tác giả Nguyễn Mỹ Hạnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sao Anh Lại Lấy Chồng Em (Hoàng Hải Lâm)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sao Anh Lại Lấy Chồng Em PDF của tác giả Hoàng Hải Lâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sấm Truyền Bí Ẩn (Rick Riordan)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sấm Truyền Bí Ẩn PDF của tác giả Rick Riordan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sắc, Giới (Trương Ái Linh)
…Sắc, giới là một câu chuyện đam mê dữ dội của tình yêu và gián điệp, trong bối cảnh Thượng Hải thời thế chiến II. Giữa lúc quân Nhật chiếm đóng Trung Quốc và Hồng Kông, hai sinh mệnh quyện chặt vào nhau: Vương Giai Chi, một nữ sinh viên hoạt động cho quân kháng chiến, và ngài Dị, một chính khách uy quyền làm việc cho chính quyền thân Nhật. Trong khi chơi trò chơi bí mật ngoại tình bên những bữa tiệc trà quý tộc Thượng Hải và công việc can dự vào chính trị đầy bất trắc với ý thức hệ của riêng mình, họ không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nhau, như thể đó là hai mặt của định mệnh. Được viết bằng giọng văn gợi cảm, tinh tế và đẫm không khí chính trị ngột thở, Sắc, giới vẽ nên một Thượng Hải thời những năm 1940 đầy ma mị làm nền cho một cuộc tình nhục cảm mang cái kết ngoài dự đoán.*** Những nhận xét về quyển sách: “Một nhà văn viết hư cấu đặc biệt và gây sững sờ.”- New York Times Book Review “Một bậc thầy về truyện ngắn… Thế giới của Trương Ái Linh là một nơi chốn khắc nghiệt và u uẩn nơi con người đấu tranh để tìm thấy lối trong tình yêu nhưng thường thất bại dưới áp lực gia đình, truyền thống và tập tục.”- The New Yorker Tìm mua: Sắc, Giới TiKi Lazada Shopee “Trương Ái Linh, một tiểu thuyết gia và cây bút truyện ngắn nổi tiếng - người đã mài sắc những nghiên cứu tâm lý đầy tinh tế và ngôn từ chuẩn xác - đã được ca ngợi như một bậc kỳ tài của văn học Trung Quốc hiện đại.”- New York Times *** Trương Ái Linh (Eileen Chang) sinh ngày 30 tháng Chín năm 1920 tại Thượng Hải trong một gia đình dòng dõi quan lại nhà Thanh, tên thật là Trương Anh. Gia đình Ái Linh chuyển đến Thiên Tân năm 1922, nơi Ái Linh đi học vào năm lên bốn. Khi Ái Linh năm tuổi, mẹ cô bỏ đi Anh sau khi cha cô cưới một cô vợ lẽ. Sau đó ông lâm vào cảnh nghiện thuốc phiện. Gia đình Ái Linh quay lại Thượng Hải năm 1928. Cô bắt đầu đọc Hồng Lâu Mộng khi mới tám tuổi. Hai năm sau, Trương lấy tên là Ái Linh và vào trường dòng nữ học. Ngay sau đó, mẹ cô trở về và và ly dị. Tuổi thơ bất hạnh của Ái Linh trong gia đình tan vỡ chắc chắn đã là nguyên nhân khiến cho các tác phẩm sau này có tâm thế bi quan. Năm 1932, cô viết cuốn truyện vừa đầu tay. Ngay từ khi học trung học phổ thông cơ sở, Ái Linh đã thể hiện năng khiếu văn chương qua những tác phẩm được đăng trên tạp chí trường học. Năm 1938, sau một trận cãi nhau với mẹ kế và cha, cô bỏ nhà đến ở với mẹ. Năm sau, Ái Linh nhận được học bổng học tại Đại học London, nhưng cơ hội này bị bỏ lỡ do chiến tranh ở Trung Quốc. Vì vậy, cô theo học văn chương ở Đại học Hồng Kông. Chỉ một học kỳ sau, ngày 25 tháng Chạp năm 1941, Hồng Kông rơi vào tay Nhật Bản cho đến tận năm 1945. Trương Ái Linh quay về Thượng Hải. Dự định ban đầu của cô là hoàn thành bằng đại học ở trường Đại học Saint John ở đây, nhưng việc học chỉ kéo dài được hai tháng. Thiếu tiền là một nguyên nhân khiến cô phải bỏ trường. Cô từ chối công việc dạy học hoặc làm biên tập viên, để tập trung vào việc cô làm tốt nhất - viết văn. Mùa xuân năm 1943, Ái Linh có một cuộc gặp định mệnh với biên tập viên và trở thành nhà văn được độc giả chú ý nhất ở Thượng Hải năm 1943-1944, mặc dù tuổi đời còn rất trẻ. Hai tập sách gây tiếng vang là Truyện lãng mạn (1944) và Viết trong làn nước(1945). *** Mặc dù trời vẫn trời còn sáng, ngọn đèn nóng hực chiếu xuống bàn mạt chược. Nhẫn kim cương lóe lấp lánh trên các bàn tay xoa lách cách những quân bài. Chiếc khăn trải, cột chặt ở bốn chân bàn, kéo thành một mảnh vải trắng xóa. Ánh đèn nhân tạo tôn lên đường cong đầy đặn của bộ ngực Chia-chih, và làm rõ gương mặt trái xoan thanh tú của nàng, mấy lọn tóc ơ thờ rơi trên vầng trán hẹp lại tăng thêm phần kiều diễm. Nàng có lối trang điểm kín đáo, nhẹ nhàng ngoại trừ vành môi cong tô đỏ bóng. Mái tóc nàng được vén hững hờ ra sau gáy, rồi buông lơi xuống bờ vai. Chiếc áo xường sám của nàng bằng hàng satin moiré xanh lam dàí tới gối, cổ áo chỉ cao vài phân, theo kiểu tây phương. Chiếc ghim cài cổ áo hòa hợp với đôi hoa tai ngọc bích cẩn kim cương. Hai người đàn bà -- tai-tai -- ngồi bên trái và phải nàng đều mặc áo choàng len đen không tay, thân áo giữ hờ ở cồ nhờ một sợi dây chuyền vàng dầy nặng thò ra dưới bâu áo. Cách ly với thế giới vì bị quân Nhật chiềm đóng, Thượng Hải đã tự tạo ra vài kiểu thời trang. Trong những vùng bị chiếm đóng, giá vàng cao vọt nên các sợi dây chuyền dầy như thế rất đắc tiền. Tuy nhiên, nếu dùng thay thế cho nút áo cổ, chúng không có vẻ phô trương thô tục, do đó người mang chúng có cớ để trình diễn sự giàu sang của họ khi đi đây đó trong thành phố. Vì những lý do tuyệt diệu đó, áo choàng và dây chuyền vàng trở thành đồng phục ưa thích của các bà vợ các viên chức chính phủ bù nhìn Wang Ching-wei. Cũng có thể họ bắt chước Chungking, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, nơi đó áo choàng đen rất đuợc giới phụ nữ đài các phe chính khách thượng lưu ưa chuộng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sắc, Giới PDF của tác giả Trương Ái Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sa Đọa (Albert Camus)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sa Đọa PDF của tác giả Albert Camus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.