Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đừng Hành Xử Như Người Bán ,Hãy Suy Nghĩ Tựa Người Mua

Đừng Hành Xử Như Người Bán, Hãy Suy Nghĩ Tựa Người Mua

Độc giả có thể tìm thấy cách tiếp cận độc đáo về nghệ thuật bán hàng – nghệ thuật khiến người bán hàng trở thành người giúp đỡ người mua mua được hàng theo ý muốn của họ, chứ không phải là bán được hàng theo ý muốn của mình.

Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách nhận được nhiều lời khen tặng của các giám đốc, học giả ngay sau khi nó được xuất bản và được thừa nhận như một cuốn sách được coi là dành riêng cho những ai thật sự muốn thành công trong bán hàng, bởi nó chỉ cho họ chính xác từng bước, từng bước một để đi đến thành công.

Jerry Acuff và Wally Wood không đưa ra hàng lô những lời khuyên làm thế nào để khắc phục mối ác cảm của khách hàng, và lái các khách hàng tiềm năng vào việc mua hàng cũng như dịch vụ của bạn. Thay vào việc đưa ra một mô hình bán hàng khác, cuốn sách đã đề cập một mô hình mua hàng. Các tác giả cho rằng, người ta nói chung thích mua hàng, thích có những sản phẩm tốt, những món hời, tuy vậy, ai cũng có cảm giác mình đang bị nài ép, hay bị lừa vào một thương vụ, ngay cả khi họ đang rất muốn món hàng mà bạn đang bán cho họ. Đó là lí do vì sao bán hàng lại khó đến thế, và vì sao bạn phải thay đổi cách làm việc nếu muốn bán được nhiều hơn và giữ được chân khách hàng. *** Nền kinh tế Hoa Kỳ đạt giá trị 10.000 tỷ đô-la chính là nhờ người dân thích mua sắm. Thế nhưng, càng thích mua sắm bao nhiêu, người ta lại càng không thích bị dụ mua bấy nhiêu. Về vấn đề này, sâu sắc hơn ai hết, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực bán hàng, Jeffrey Gitomer, đã viết trong cuốn sách, Little Red Book of Selling (Cuốn sách đỏ nhỏ về bán hàng)(1) của mình như sau: “Con người ghét bị dụ mua, nhưng lại thích mua.” Khi bạn mua một chiếc xe hơi, một cái tivi, hay một cái máy tính, bạn thường không kể với đồng nghiệp, bạn bè hay người thân rằng, “Xem người ta đã bán cho tôi cái gì này!” mà bạn thường khoe rằng, “Xem tôi đã mua được cái gì này!” Như hầu hết mọi người, chúng ta đều thích mua sắm. Chúng ta thích đi siêu thị, thích mua xe mới, thích mua nhà mới, hay tivi mới. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi mua được thứ mình muốn.

Tuy nhiên, trong khi mọi người thích mua sắm, thì mua hàng từ một người bán hàng thường là một tình huống có tính chất đối kháng, và ít khi vui vẻ. Thêm nữa, nhiều nhân viên bán hàng đã xử sự như những người bán hàng đơn thuần hơn là đặt mình vào tư thế của một người đi mua. Khách hàng muốn mua thứ này, người bán hàng muốn bán thứ khác. Khách hàng muốn kiểu xe hơi này, nhưng nhân viên bán hàng lại mong bán được kiểu xe mà đại lý đang cần bán trong tháng đó. Khách hàng muốn mua một chiếc tivi 28 inch vừa túi tiền, nhân viên bán hàng lại muốn bán một chiếc tivi 45 inch màn hình phẳng, bởi vì nó có mức hoa hồng cao hơn. Thái độ này không giúp cho khách hàng mua hàng, cũng không phải là một thái độ xem khách hàng là trung tâm – và đó là lý do vì sao hầu hết chúng ta đều ghét bị dụ mua.

Cho dù một số người bán hàng có thể ý thức được, ở một mức độ nào đó, các kỹ năng để bán hàng thành công, nhưng hầu hết họ không bao giờ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng, bởi vì họ không bán hàng theo cách có thể làm cho khách hàng cảm thấy phấn chấn. Trừ phi có được một cách suy nghĩ và kỹ năng xây dựng quan hệ từ một quy trình bán hàng đúng đắn, còn không bạn sẽ gần như chẳng bao giờ có thể đạt đến nghệ thuật trong lĩnh vực bán hàng, và đấy chính là những gì cuốn sách này muốn đề cập – làm thế nào để đạt đến được nghệ thuật bán hàng giỏi.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Marketing Cho Startup
Marketing Cho StartupĐừng ngạc nhiên nếu Marketing cho Startup của Simona Covel sẽ “thổi bay” những quan niệm cũ của bạn về marketing trong kinh doanh ở thời đại mới. Hãy để cuốn sách đồng hành cùng thành công của công ty khởi nghiệp của bạn.Để đưa một công ty khởi nghiệp lên bệ phóng, không có gì hữu hiệu hơn là một chiến lược marketing tuyệt vời. Cho dù ý tưởng ban đầu của bạn có tham vọng đến cỡ nào nhưng công ty sẽ rơi vào đình trệ nếu không có các chiến dịch quảng bá, tạo đà và thúc đẩy doanh số. Nhưng thực tế có bao nhiêu nhà khởi nghiệp làm marketing xuất sắc? Chắc hẳn, con số này không nhiều.Nếu bạn chỉ tập trung vào việc xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thật tốt, lơ là khâu marketing và tự tin rằng như thế là đủ thì chính bạn đang dẫn dắt công ty khởi nghiệp của mình tiến gần hơn tới thất bại. Một lãnh đạo sáng suốt sẽ không quản lý công ty theo cách như vậy.Giờ đây, Marketing cho Startup chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn và những chiến lược nổi bật để kích thích sự phát triển, bao gồm cách thức: Dollar Shave Club làm chủ video lan truyền rẻ tiền nhưng mang lại thành công rực rỡ Casper kết hợp tiếp thị nội dung, xây dựng thương hiệu sáng tạo và quảng cáo tàu điện ngầm kiểu cũ để thuyết phục người tiêu dùng mua nệm theo cách hoàn toàn mới. Sự ám ảnh nhất quán của SoulCycl đối với thương hiệu của họ đã thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của thương hiệu.Thông qua những hiểu biết sâu sắc từ những người sáng lập và hướng dẫn cách làm cụ thể, bạn sẽ học cách xác định thương hiệu, vị trí thị trường, và khách hàng. Sau đó kết hợp linh hoạt mà đúng đắn các chiến thuật với nhau thông qua các kênh phù hợp: phương tiện truyền thông xã hội, email và thư trực tiếp, tiếp thị nội dung, SEO, quảng cáo truyền thông, sự kiện, tiếp thị du kích, người có tầm ảnh hưởng, marketing, và nhiều hơn nữa. Cho dù bạn đang lo lắng về nguồn ngân sách “eo hẹp” hay bạn đang tự mình vươn lên dẫn đầu, Marketing cho Startup vẫn sẵn sàng cung cấp cho bạn các công cụ để khởi động một đế chế.“Dù cho bạn đang ở giai đoạn sơ khai của khởi nghiệp thì cũng nên hiểu rằng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu marketing. Nếu bạn còn lo lắng ai đó có thể đánh cắp ý tưởng kinh doanh của mình, thì nên quên nó đi và nghĩ đến những thứ đáng để quan tâm hơn kìa. Theo Dharmesh Shah, người đồng sáng lập Hubspot, chuyên gia tư vấn marketing cho doanh nghiệp nhỏ khuyên rằng: Bạn nên lo lắng về việc làm thế nào để kiếm được khách hàng, lo lắng về năng lực nhân viên, cả về nguồn tài trợ tài chính. Tất cả những vấn đề đó thực sự khó khăn – đặc biệt khi bạn còn không muốn nói về ý tưởng của mình.”“Marketing là một thứ khá khó có thể định nghĩa. Nó liên quan một chút tới nghiên cứu, một phần về thiết kế và một góc của kinh doanh, nhưng cốt lõi, marketing là bất kỳ hoạt động nào khiến cho việc bán hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn.”
Quy Trình Bán Hàng Chuyên Nghiệp
Quy Trình Bán Hàng Chuyên NghiệpQuy trình bán hàng là huyết mạch của một doanh nghiệp, và dù cho tổ chức hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, công cuộc tổ chức và phát triển lực lượng bán hàng luôn là trọng tâm được đề cao.Trong cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp” của tác giả Cory Bray và Hilmon Sorey cung cấp phương hướng để những người có trách nhiệm lập được kế hoạch rõ ràng trong việc huấn luyện đội ngũ kinh doanh, xây dựng văn hóa bán hàng trong toàn tổ chức, gia tăng hiệu quả làm việc và không ngừng cải thiện doanh số.Tại doanh nghiệp, nhân viên bán hàng luôn gắn kết với nhiều đối tượng liên quan khác nhau, đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng bán hàng không chỉ dừng lại ở phòng ban phụ trách kinh doanh, mà còn là nhiệm vụ của cả tập thể. Cuốn sách trên tay bạn hướng tới mục tiêu tổ chức lực lượng bán hàng chuyên nghiệp ở cấp độ cao hơn, để tất cả các phòng ban trong một tổ chức đều phát triển tư duy lấy khách hàng làm trung tâm. Chỉ khi một nền văn hóa hướng tới khách hàng được thiết lập xuyên suốt, quy trình bán hàng mới được vận hành hiệu quả.Toàn bộ tổ chức là một hệ sinh thái xoay quanh công việc bán hàng. Để tận dụng tốt nhất cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp”, những người đọc đảm trách vị trí điều hành viên nên chia sẻ những thông tin trong sách với đồng nghiệp để mở ra cơ hội hợp tác, nhằm đạt được mục tiêu bán hàng. CEO có thể dùng cuốn sách để định chuẩn những giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, đồng thời củng cố hệ sinh thái và nền văn hóa tổ chức lực lượng bán hàng. Giám đốc kinh doanh có thể sử dụng những chiến lược có trong sách để đảm bảo nhóm bán hàng của mình được trang bị đầy đủ, làm việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm và có kỹ năng. Các giám đốc ở các phòng ban khác nhau có thể tìm ra những cách thức để phòng ban của họ hỗ trợ tìm kiếm, giữ chân và phát triển khách hàng.Trong cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp” được chia thành nhiều chương sách ngắn gọn để tạo ra lộ trình rõ ràng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ bán hàng.
22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu
22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương HiệuNgắn gọn, dễ hiểu và có tính thực tiễn cao, cuốn 22 Quy luật bất biến trong Xây dựng thương hiệu đem đến cho người đọc những câu trả lời dứt khoát về quá trình xây dựng thương hiệu với những ví dụ minh họa về các thương hiệu thành công nhất trên thế giới như Rolex, Volvo và Heineken.Cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc cơ hội để tiếp cận kinh nghiệm và bí quyết xây dựng thương hiệu của những chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới như Al và Laura Ries. “Cách duy nhất để vượt trội trong thương trường ngày nay là phải xây dựng sản phẩm hay dịch vụ của mình thành một thương hiệu – một thương hiệu thực sự”.Cuốn sách này sẽ cung cấp cho độc giả những hướng dẫn chi tiết từng bước để làm việc đó.
Cuộc Chiến SmartPhone
Cuộc Chiến SmartPhoneNăm 2007, Apple đã tái định nghĩa danh từ “smartphone” một cách đúng đắn nhất bằng việc cho trình làng có chiếc Iphoen đầu tiên, một chiếc điện thoại có tính năng siêu việt, tương tác thông minh với người dùng. Cơn cuồng phong IPhone đã đốn gục gã khổng lồ đầy tự mãn Nokia, đồng thời lại khiến kẻ theo đuổi là Samsung thức tỉnh. Cũng từ đây, một cuộc chiến smartphone đã được khơi ngòi.Thông qua Cuộc chiến smartphone, cuốn sách được viết bởi người có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong công ty điện tử Samsung, chúng ta sẽ biết được cjo tiết các cuộc đua khốc liệt giữa các doanh nghiệp và sáng tạo trong ngành điện thoại di động, đặc biệt là giữa Apple và Samsung, để tạo ra được những chiếc smartphone siêu việt nắm giữ vị thế dẫn đầu thị trường thế giới. Và trên hết, chúng ta sẽ thấu hiểu được cách thức và nguyên do khiến Samsung, từ một kẻ theo sau hoàn toàn thiếu đi sự sáng tạo đã trở thành một doanh nghiệp sáng tạo hàng đầu thế giới, chống chọi với cơn cuồng phong iPhone đồng thời vượt lên trên cả Apple và Nokia trong thị trường smartphone. không chỉ dừng lại ở đó, Samsung còn tạo ra một khái niệm mới – Phablet (máy tính bảng lai). Một khái niệm đánh dấu bước ngoặt thay đổi lối sống của nhân loại đương thời.