Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nửa Tháng Trong Miền Thất Sơn (Nguyễn Văn Hầu)

Cổ nhân nói “Sơn bất tại cao, hữu tiên tất linh” - Núi không cần cao, có tiên thì linh. Có thể nói ngoài địa thế được thiên nhiên ưu đãi thì bóng dáng những “ông đạo” và giai thoại ly kỳ của họ đã làm cho vùng Thất Sơn của Châu Đốc, An Giang trở thành linh địa.

Du ngoạn non Sam

Ngày trước đọc “Nửa tháng trong miền Thất Sơn” của Nguyễn Văn Hầu thấy tả cảnh vào Thất Sơn thật là trần ai, phải lặn lội qua vô số kênh rạch như Cần Thảo, Cây Dương, Vịnh Tre… chằng chịt. Còn bây giờ, đường vào núi Sam nói riêng và cả vùng Thất Sơn huyền bí nói chung đều được khai thông lên tới đỉnh. Từ thị xã Châu Đốc vào đến chân núi Sam chỉ 5km với con đường trải nhựa thẳng băng, đen nhánh, bóng loáng như dải lụa Tân Châu. Hai bên bờ là đồng lúa bát ngát, thi thoảng ẩn hiện vài ngôi chùa theo phái Tiểu thừa.

Núi Sam là ngọn núi gần nhất, có hình một chú sam biển khổng lồ. So với các rặng núi hùng vĩ ở miền Trung, miền Bắc, núi Sam chỉ đáng gọi là một ngọn đồi vì chỉ cao khoảng trên dưới 240m (có chỗ nói 228m hoặc 310m…). Nhưng “ngọn đồi” này mang cả một di sản với nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng cấp quốc gia như miếu Bà Chúa Xứ, Tây An cổ tự, Sơn lăng Thoại Ngọc Hầu, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Hang cùng bao thắng cảnh khác.

Núi Sam có tên chữ là Vĩnh Tế Sơn do Vua Minh Mạng ban cho lấy tên của bà Châu Thị Tế - chánh thất của Thoại Ngọc Hầu, khi ông chỉ huy đào xong con kênh nối liền từ Châu Đốc đến tận Hà Tiên từ năm 1819 đến 1824. Trước đó, núi Sam là vùng đất trọng yếu của quân thứ An Giang đạo (tương đương cấp quân khu ngày nay) vì địa thế hiểm trở, giáp biên giới Campuchia, từ trên đỉnh có thể bao quát cả vùng Châu Đốc. Tìm mua: Nửa Tháng Trong Miền Thất Sơn TiKi Lazada Shopee

Trong bia Vĩnh Tế Sơn, Thoại Ngọc Hầu có nói: “Địa giới Châu Đốc xưa kia là khu vực của Phiên man, nhờ triều đình khai thác cõi Nam, mới cho đất ấy nhập vào bản đồ… Phía sau đồn có núi, mà lời tục thường quen gọi núi Sam. Nơi đây chầm ao, rừng rú mênh mông rậm rạp… Đến nay, ánh sáng sớm sương tan, bóng chiều tà ráng rọi, cây rậm rạp khoe xanh, cỏ là đà phô thắm. Bụi sạch trên đường, lên cao ngắm nghía, dòng sông trải lụa, khách đi qua buông chèo nhàn ngoạn, tay trỏ non xanh cùng nói với nhau: Đây là núi Vĩnh Tế, do vua ban tên đó!…”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nửa Tháng Trong Miền Thất Sơn PDF của tác giả Nguyễn Văn Hầu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Yêu Con Là Bản Năng, Dạy Con Là Nghệ Thuật (Peg Dawson)
Giữa Những Điều Bình Dị (Nguyễn Quang Thân)
Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn
Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn “Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui…” Có đôi khi những bộn bề của cuộc sống cuốn ta đi như dòng nước hững hờ cuốn trôi chiếc lá. Cứ thế, ta vội vã làm, vội vã ăn, vội vã ngủ, vội vã yêu và vội vã… để sống! Chắc hẳn đã không ít lần mỗi chúng ta đều thốt lên “giá như…” Không phải nhan sắc hay tiền bạc, mối quan hệ tốt nhất của bạn sẽ đến từ một người yêu sách Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất Buồn Làm Sao Buông Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn, đưa người đọc đến nhiều tầng của cung bậc cảm xúc, đến nhiều không gian tưởng chừng ta không thể quay về. Vừa hoài niệm, sâu sắc, vừa giản dị, chân thành, vừa quá khứ, hiện tại. Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn cứ thế cuốn ta đi một cách nhẹ nhàng và đầy sâu lắng… Với tập hợp 40 truyện ngắn, chắc hẳn đâu đó xung quanh những câu chuyện ấy, ta sẽ vô tình bắt gặp chính ta. Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn là một quyển sách dành cho nhiều người.
Hai Số Phận
Hai Số Phận Hai Số Phận là một câu chuyện kể về hai người có số phận khác nhau. Họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc họ sinh ra vào cùng một thời điểm và có một lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống. Tại đất nước Ba Lan, Wladek mất mẹ khi bà vừa sinh hạ cậu bé. Trong một lần đi săn, người anh trai (thuộc gia đình nhận nuôi cậu sau này) đã phát hiện được cậu trong rừng. Từ nhỏ, Wladek đã bộc lộ những phẩm chất trái ngược với các anh chị em và đặc biệt cậu là đứa trẻ duy nhất trong nhà chỉ có một núm vú. Chẳng mấy khó khăn để Wladek phát hiện ra mình không phải con đẻ. Cậu không được ai thương yêu ngoài người mẹ và người chị gái Florentyna. Florentyna tuy chỉ là nhân vật phụ trong tác phẩm nhưng cô cũng có một số phận riêng, cay đắng và nghiệt ngã. Cùng người em trai chuyển đến sống tại lâu đài của Nam tước Rosnovski là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong thời thơ ấu của hai người. Hai Số Phận – Jeffrey Archer Tuổi thơ những tưởng sẽ đầy ắp ngọt ngào ấy kéo dài không lâu thì bị tàn phá dã man và khốc liệt bởi chiến tranh. Đức quốc xã ập vào toà lâu đài, chị gái Florentyna của Wladek bị bọn chúng cưỡng bức cho đến chết. Đau khổ và tuyệt vọng, ánh mắt Wladek loé ra những tia lửa hận thù đầu tiên. Không lâu sau cái chết của người chị gái Florentyna, Wladek mất đi người bạn và cũng là người anh em cùng cha khác mẹ của mình, Leon. Những mất mát to lớn lần lượt đến với cậu nhưng nhờ ánh sáng còn sót lại duy nhất của cuộc đời mình – Nam tước Rosnovski, cậu đã không gục ngã trước kẻ thù mà luôn ngoan cường chống lại số phận. Cùng cha và rất nhiều gia nhân trong toà lâu đài bị nhốt vào một nơi tối tăm, bẩn thỉu và dường như không thấy ánh sáng mặt trời, cậu vẫn hăng say trau dồi tri thức dưới sự dạy dỗ, dìu dắt của Nam tước Rosnovski, Wladek không ngừng tiến bộ. Sống trong cảnh giam hãm, tù tội nhưng Wladek chưa bao giờ đau khổ đến thế cho tới khi chứng kiến cái chết của cha. Tự tay chôn ông, Nam tước Rosnovski, Wladek phát hiện ra bí mật mà ông hằng giấu kín, trên ngực Ngài Nam Tước cũng chỉ có một núm vú. Trái ngược hoàn toàn với Wladek, William sinh ra trong cảnh giàu sang, phú quý và cũng nhanh chóng bộc lộ được những phẩm chất thiên bẩm của mình trong kinh doanh. Sự giống nhau duy nhất trong tuổi thơ của hai người là William cũng mất cha từ khi còn nhỏ nhưng không vì thế mà cậu thiếu đi tình yêu thương khi người bà, người luôn ở bên chở che và vun đắp cho cậu. Đọc thêm: Rừng Na-uy Tiếng gọi nơi hoang dã Người tù bé nhỏ Sự gặp gỡ định mệnh của hai người bắt đầu khi mà Wladek Rosnovski trốn sang Mỹ và đổi tên thành Albe Rosnovski. Xuyên suốt trong tác phẩm là những tình huống rất thực mà ta bắt gặp trong cuộc đời. Những xung đột giữa hai con người tưởng chừng khác nhau hoàn toàn về điểm xuất phát, liệu có đến cùng một điểm dừng? Cuộc đời của những người thành đạt đi lên từ hai bàn tay trắng và cách họ chèo lái bản thân mình trước những sóng gió cuộc đời, tình yêu và thù hận. Tất cả đem lại cho chúng ta một tác phẩm không thể tuyệt vời hơn.